Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DN SẢN XUẤT HIỆN NAY 4

I Chi phí sản xuất 4

 1 Khái niệm 4

 2 Phân loại 4

II Giá thành sản phẩm 5

 1 Khái niệm 5

 2 Phân loại 5

 PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 6

I Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 6

 1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuắt 6

 2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 6

II Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 6

 1 Phương pháp trực tiếp 6

 2 Phương pháp tổng cộng chi phí 6

 3 Phương pháp hệ số 7

 4 Phương pháp tỷ lệ 7

 5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 7

III Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 8

IV Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 8

 1 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 8

 2 Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 9

V Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 9

 1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 9

 2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 11

 3 Hạch toán chi phí trả trước 12

 4 Hạch toán chi phí phải trả 14

 5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 16

 6 Hạch toán chi phí sản xuất chung 18

 7 Tổng hợp chi phí, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19

VI Tổ chức kế toán chi phí và tính Z sản phẩm 22

 1 Chứng từ sử dụng 22

 2 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất trên hệ thống sổ 22

 PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 24

 1 Những ưu nhược điểm 24

 2 Một số nhận xét 24

 Kết luận. 26

 

 

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành sản phẩm được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau và được phân thành: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi đưa vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. PHần II: Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn theo một tiêu chí nhất định để tập hợp chi phí phát sinh theo giới hạn đó. - Tiêu chí để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là địa điểm phát sinh chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí. - Căn cứ để xác định đối tượng hạch toán chi phí: + Dựa vào đặc điểm về quy trình công nghệ. + Dựa vào đặc điểm về loại hình sản xuất: sản xuất hàng loạt và sản xuất đơn chiếc. + Đặc điểm về tổ chức sản xuất: có phân xưởng hoặc không có. + Đặc điểm của từng loại chi phí. + Đặc điểm về tổ chức quản lý chi phí: phụ thuộc công tác định mức và dự toán chi phí. 2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đó là các sản phẩm, bán thành phẩm, những đối tượng này có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng. II. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp trực tiếp. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiêp là từng loại sản phẩm. Giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. 2. Phương pháp tổng cộng chi phí. áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + ......+ Zn. Trong đó: Z1, Z2,.., Zn là chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất, chi tiết sản phẩm... Phương pháp hệ số. Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà được hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, kế toán phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra gí thành sản phẩm gốc và giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm sản phẩm gốc(Zoi) Tổng số sản phẩm gốc quy đổi(Qo) Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm i (Zi) sản phẩm gốc(Zoi) sản phẩm i (Hi) Trong đó: Qo = Và Qi là số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi). Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản sản xuất của = phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở các loại sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Phương pháp tỷ lệ. Trong các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)....Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại: Giá thành thực Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với tế đơn vị sản = định mức đơn vị thực tế x chi phí kế hoạch hoặc định mức phẩm từng loại sản phẩm từng loại của tất cả các loại sản phẩm 5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá thành kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu... Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản thành sản = phẩm chính dở + sản xuất phát - phẩm phụ - phẩm chính dở phẩm chính dang đầu kỳ sinh trong kỳ thu hồi dang cuối kỳ III. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua công thức sau: Tổng giá thành sản = Chi phí dở dang + Chi phí phát sinh - Chi phí sản xuất phẩm hoàn thành đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. Tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất có thể khác nhau nhưng có thể khái quát lại qua các bước sau: Bước 1: Mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm). Sổ được mở riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642. Căn cứ để ghi vào sổ là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc và các bảng phân bổ (tiền lương, BHXH, vật liệu, dụng cụ, khấu hao...), bảng kê chi phí theo dự toán. Sổ có thể mở riêng cho từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng. Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán. Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành. Đồng thời, lập thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá từng loại sản phẩm là các thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng với bảng kê khối lượng sản phẩm, hoàn thành trong kỳ. 2. Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí sản xuất, phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của ngành nghề, từng doanh nghiệp, và trình độ công tác quản lý và hạch toán...Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ, phụ thuộc từng đối tượng sử dụng trên cơ sở lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3 : Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Nội dung, tính chất: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm,...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm... Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân Tỷ lệ cho từng sản phẩm = bổ của từng sản phẩm x phân (hoặc đối tượng) (hoặc đối tượng) bổ Trong đó: Tỷ lệ (hay hệ số) = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng * Tài khoản sử dụng: TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất...). Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho. - Xử lý chi phí vượt định mức. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. * Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 NVL xuất kho để chế biến sản phẩm NVL không sử dụng hết nhập kho TK 111,112,331… TK 138,632 NVL mua & sử dụng để chế biến sản Xử lý chi phí NVL trực tiếp vượt phẩm không qua kho định mức TK 133 TK 154 K/C chi phí NVL trực tiếp VAT (Phương pháp KKTX) TK 611 TK 631 NVL sử dụng để chế biến sản phẩm K/C chi phí NVL trực tiếp (Phương pháp KKĐK) (Phương pháp KKĐK) 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. * Nội dung, tính chất: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. * TK sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621. Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bên có: - Xử lý chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. * Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 138,632 Tiền lương của công nhân Xử lý chi phí NC trực tiếp vượt sản xuất định mức TK 154 K/C chi phí nhân công trực tiếp TK 335,338 (Phương pháp KKTX) Các khoản trích theo lương của TK 631 công nhân sản xuất K/C chi phí nhân công trực tiếp (Phương pháp KKĐK) 3.Hạch toán chi phí trả trước. * Nội dung, tính chất: Chi phí trả trước (còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh trong một kỳ hạch toán nhưng phát huy tác dụng trong nhiều kỳ hạch toán, vì vậy chúng được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán sau thời điểm phát sinh khoản chi. Thuộc chi phí trả trước có thể gồm các khoản sau: Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dụng thuộc loại phân bổ nhiều lần (từ 2 lần trở lên). Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch. Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh... trả trước cho nhiều kỳ hạch toán. Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng. Dịch vụ mua ngoài trả trước (điện, điện thoại, nước...). Lãi tiền vay trả trước. Lỗ về tỷ giá hối đoái trong giai đoạn xây dựng cơ bản (thời kỳ trước hoạt động của doanh nghiệp). Lãi về mua trả góp tài sản cố định. Lãi thuê tài chính tài sản cố định *Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh chỉ liên quan đến một năm tài chính cần phân bổ dần. Tài khoản 142 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2. + Tài khoản 1421 “chi phí trả trước ngắn hạn”. + Tài khoản 1422 “Chi phí chờ kết chuyển”. - Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”. Chi phí trả trước dài hạn là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của từ 2 niên độ kế toán trở lên, do vậy, cần phân bổ cho các niên độ có liên quan. Nội dung phản ánh của các tài khoản này như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản thu hồi. - Chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ này. Dư nợ: Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa phân bổ. Về nguyên tắc, các khoản chi phí trả trước phải phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trong các năm tài chính có liên quan. Bởi vậy, việc tính và phân bổ chi phí trả trước đã phát sinh vào các kỳ hạch toán phải được kế hoạch hoá chặt chẽ trên cơ sở các dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí. Trong một năm tài chính, kế toán có thể phân bổ đều cho các tháng nếu xét thấy cần thiết. * Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 3: Hạch toán chi phí trả trước dài hạn TK 111,112, TK 242 TK 138,152,153 153,331,241… DĐK *** Khoản thu hồi Ghi nhận các yếu tố chi phí TK 627 phát sinh thuộc chi phí trả trước dài hạn. Phân bổ vào chi phí sản xuất chung TK 133 TK 635 VAT Phân bổ vào chi phí tài chính TK 641, 642 Phân bổ vào chi phí ngoài sản xuất Sơ đồ 4: Hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn TK 1421 TK 138,152,153 TK 111,112,331,153,241 Khoản thu hồi TK 627 Ghi nhận các yếu tố chi phí phát sinh thuộc chi phí trả trước ngắn hạn Phân bổ vào chi phí sản xuất chung TK 635 TK 133 Phân bổ vào chi phí tài chính VAT TK 641,642 Phân bổ vào chi phí ngoài sản xuất 4. Hạch toán chi phí phải trả. * Nội dung, tính chất: Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Xu hướng của các nhà kế toán những khoản chi phí phải trả nếu chỉ liên quan đến một niên độ kế toán thì không phải trích trước. Ngược lại, những khoản chi phí phải trả có liên quan đến từ hai niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước. Thuộc chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm: - Tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp Chi phí sửa chữa tài sản cố định, bảo hành sản phẩm theo kế hoạch. Chi phí trong thời gian ngừng sản xuất trong kế hoạch. Lãi tiền vay chưa đến hạn trả. Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ, công cụ... chưa trả. Các dịch vụ mua ngoài được cung cấp theo hợp đồng. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. * Tài khoản sử dụng: TK 335 “Chi phí phải trả”. Bên nợ: Tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh. Bên có: Trích trước chi phí phải trả tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Dư có: Các khoản chi phí phải trả đã trích trước nhưng chưa sử dụng. * Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 5: Hạch toán chi phí phải trả TK 241 TK 335 TK 622 K/C chi phí sửa chữa lớn có kế Trích trước lương của công nhân hoạch sản xuất TK 111,112,331 TK 627 Thanh toán các khoản thuộc chi Trích trước tính vào chi phí sản phí phải trả xuất chung TK 133 TK 635 VAT Trích trước tính vào chi phí tài chính TK 711 TK 641,642 Hoàn nhập chi phí phải trả Trích trước tính vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. 4. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 4.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm của kĩ thuật sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và không thể sửa chữa được. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm trong định mức và ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp sẽ dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Khác với sản phẩm trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân chủ quan (do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân) hoặc khách quan (máy hỏng, hoả hoạn bất chợp..). Thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là phí tổn đầu kì, phải trừ vào thu nhập (sau khi trừ các khoản thu hồi, bồi thường của người phạm lỗi - nếu có). Vì thế, cần thiết phải hạch toán riêng, giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức, và xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên tài khoản 1381 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Cách hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức được thể hiện qua sơ đồ 4.6 Sơ đồ 5: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 152,153,334 338,241..... TK1381(SPHNĐM) TK632,415.... Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại thực về hỏng có thể sửa chữa được SP hỏng ngoài định mức TK 154,155,157,632 TK 1388,152... Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị phế liệu thu hồi không sửa chữa được và các khoản bồi thường 4.2 Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất. Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan (thiên tai, dịch hoạ, thiếu nguyên, vật liệu.), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao tải sản cố định, chi phí bảo dưỡng. Những khoản chi phí ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335 - chí phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 1381 (chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất) tương tự như hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức nói trên. Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi phí khác hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Cách hạch toán có thể phản ánh qua sơ đồ 4.7. Sơ đồ 6: Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK334,338,152,214 TK1381(THNSX) TK632,415 Tập hợp chi phí chi ra trong Thiệt hại thực về ngừng thời gian ngừng sản xuất sản xuất ngoài kế hoạch TK1388,111... Giá trị bồi thường của tập thể cá nhân gây ra ngừng sản xuất 6. Hạch toán chi phí sản xuất chung. * Nội dung, tính chất: Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, các tổ đội sản xuất như: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu có tính chất gián tiếp. - Chi phí về công cụ, dụng cụ cho sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho phân xưởng sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất chung vừa có tính chất biến phí vừa có tính chất định phí. * Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Bên nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung. Bên có: - Xử lý chi phí sản xuất chung vượt định mức hoặc không phân bổ . - Kết chuyển chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 cuối kì không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm. *Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 7: Hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 111,112,152... Chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung TK152,153 TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ hoặc kết chuyển TK 242,335 chi phí sản xuất chung Chi phí theo dự toán cho các đối tượng tính giá TK 2 TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 632 TK 331,111,112... Kết chuyển CPSXC cố định Các chi phí sản xuất khác (không phân bổ) vào giá vốn mua ngoài phải trả hay đã trả TK1331 Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ (nếu có) TTT 7. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 7.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Các phần trên đã hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất (chi phí sản phẩm). Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên Nợ TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm của từng bộ phận sản xuất kinh doanh, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến). Nội dung phản ánh của tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” như sau: Bên nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm. - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm đã hoàn thành. Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. Sơ đồ 8: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp KKTX TK 154 TK621 DĐK *** TK 152,111... Các khoản ghi giảm chi phí Chi phí NVL trực tiếp TK 155, 152 Nhập kho TK 622 TK 157 Chi phí nhân công trực tiếp Giá thành Gửi bán thực tế TK 627 TK 632 Chi phí sản xuất chung Tiêu thụ 6.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm vật liệu chính. Số lượng sản phẩm Giá trị vật liệu dở dang trong kỳ Toàn bộ giá trị chính nằm trong = x vật liệu chính sản phẩm dở dang Số lượng + Số lượng SP xuất dùng thành phẩm dở dang + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng tính tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dưa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Số lượng sản phẩm dở dang Giá trị vật liệu cuối kỳ (không quy đổi) Toàn bộ giá trị chính nằm trong = x vật liệu chính sản phẩm Số lượng Số lượng sản xuất dùng dở dang thành + phẩm dở dang phẩm không quy đổi Số lượng SP dở dang cuối kỳ Chi phí chế biến quyđổi ra thành phẩm Tổng chi phí nằm trong sản = x chế biến phẩm dở dang Số lượng Số lượng sản phẩm các loại (theo từng loại) thành + dở dang quy đổi phẩm ra thành phẩm + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1212.doc
Tài liệu liên quan