MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
Lời mở đầu 1
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
3
A . Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong nền kinh tế thị trường
3
I . Ýnghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3
II . Vai trò của kế toán trong việc tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3
B . Cơ sở lý luận của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
4
I . Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 4
1 . Khái niệm chi phí sản xuất ( CPSX ). 4
2 . Phân loại chi phí . 5
2.1 . Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của CPSX.
5
2.2 Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chi phí ( theo khoản mục chi phí ). 5
2.3 . Phân loại CPSX theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa CPSX với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ 7
2.5 . Phân loại CPSX theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. 7
3 . Phân biệt chi phí với chi tiêu. 7
II . Giá thành và phân loại giá thành. 8
1 . Khái niệm giá thành. 8
2 . Phân loại giá thành. 8
2.1 . Căn cứ vào thời điểm tính giá thành và nguồn số liệu để tính giá thành .
8
2.2 . Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí.
9
III . Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm .
9
1 . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . 9
2 . Đối tượng tính giá thành. 10
3 . Sự giống và khác nhau . 11
IV . Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ và mối quan hệ chi phí và giá thành.
11
1 . Yêu cầu quản lý và mối quan hệ giữa chi phí và giá thành.
11
2 . Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.
12
C . Nội dung kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành.
12
I . Kế toán tập hợp CPSX . 12
1 . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). 13
1.1 . Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên .
14
1.2 . Trường hợp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ .
14
2 . Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) . 15
3 . Chi phí sản xuất chung(CPSXC ). 16
4 . Tập hợp chi phí sản xuất. 19
4.1 . Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX .
19
4.2 . Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK .
20
5 . Đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD ). 21
II . Tính giá thành . 24
1 . Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp ).
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp 99, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp sản xuất ( công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản…..) và các đơn vị kinh doanh( vận tải, bưu điện…….).
Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ( KKĐK) thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 631
TK 154 Kết chuyển chi phí sản xuất dở
Kết chuyển chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ dang đầu kỳ
TK611 TK 621 TK611,138
Chi phí nguyên Phế liệu thu hồi, giá trị
liệu trực tiếp SP hỏng bắt bồi thường
tính vào chi phí bất thường
TK 622
Chi phí nhân công TK 632
trực tiếp
Giá thành thực tế sản phẩm
TK 627
hoàn thành sản xuất trong kỳ
Chi phí sản
xuất chung
5. Đánh giá sản phẩm dở dang(SPDD):
Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp thu về được những sản phẩm hoàn thành trong kỳ( thành phẩm) và có thể đến cuối kỳ những khoản chi phí bỏ ra chưa tạo ra thành phẩm.
Bộ phận chi phí này được gọi là chi phí SPDD mỗi kỳ( còn lại là giá trị SPDD). Để tính được giá thành của số thành phẩm hoàn thành trong kỳ thì đến cuối kỳ kế toán phải xác định được giá trị SPDD gọi là đánh giá SPDD cuối kỳ. Việc tính giá thành sản phẩm đúng và khách quan sẽ phụ thuộc một phần lớn vào việc đánh giá SPDD. Do vậy, khi đánh giá SPDD ở từng giai đoạn chế biến phải biết vận dụng các phương pháp đánh giá cho phù hợp.
Có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được các doanh nghiệp áp dụng:
- Phương pháp 1: Đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT
Đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT trong trường hợp chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm và SPDD là không chênh lệch nhiều giữa các kỳ thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để đánh giá SPDD cuối kỳ. Theo phương pháp này thì chi phí SPDD cuối kỳ chỉ tính cho chi phí NVLTT, còn các chi phí khác tính hết cho thành phẩm. Việc tính toán đó
dựa vào chi phí NVLTT dùng cho sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành cùng số lượng sản phẩm làm dở.
Công thức tính:
Chi phí SPDD của sản phẩm
A
=
Chi phí SPDD đầu kỳ của sản phẩm A
+
CP phát sinh trong kỳ của sản phẩm A
x
Số lượng
SPDD cuối kỳ của sản phẩm A
Số thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Số lượng SPDD cuối của sản phẩm A
Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng chế tạo của giai đoạn sau thì trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NVLT; còn ttị giá SPDD ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.
Ưu , nhược điểm của phương pháp:
. Ưu điểm: tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.
. Nhược điểm: độ chính xác không cao bởi CPSX tính cho trị giá SPDD chỉ có khoản mục chi phí NVLTT.
- Phương pháp 2: Đánh giá SPDD theo sản lượng hoàn thành tương đương:
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có đặc điểm là chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong giá trị thành phẩm, các chi phí khác chiếm tỷ trọng tương đối đồng đều.
Theo phương pháp này, đầu tiên căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn thành của chúng để qui đổi ra khối lượng hoàn thành tương đương, sau đó tiến hành đánh giá số SPDD theo nguyên tắc: Nếu chi phí bỏ ra đầu vào theo tiến độ sản xuất (nhiều lần) thì phân phối theo số thành phẩm và SPDD qui ra sản phẩm hoàn thành tương đương.
Việc tính toán đó áp dụng theo công thức:
SPDD cuối kỳ quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương
=
Khối lượng SPDD đầu kỳ
x
Tỷ lệ hoàn thành theo xác định(%)
Chi phí SPDD cuối kỳ( đối với khoản mục chi phí bỏ 1 lần vào quá trình sản xuất
=
Chi phí SPDD đầu kỳ( khoản mục tương ứng)
+
+
CP phát sinh(khoản mục tương ứng)
x
Số SPDD
cuối kỳ
Số thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Số SPDD cuối kỳ
Chi phí SPDD cuối kỳ( đối với khoản mục chi phí bỏ dần theo tiến độ sản xuất
=
Chi phí SPDDđầu kỳ( khoản mục tương ứng)
+
Chi phí phát sinh trong kỳ ( khoản mục tương ứng)
x
Số SPDD cuối kỳ quy đổi sản phẩm hoàn thành
Số thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Số SPDD cuối kỳ quy đổi theo sản phẩm hoàn thành
Ưu, nhược điểm:
. Ưu điểm: đảm bảo số lượng hợp lý và độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT.
. Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.
- Phương pháp 3: Phân bổ theo khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành:
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ như sửa chữa đồ dùng điện tử, may đo…… Đối với hoạt động này sản phẩm hoàn thành đã tiêu thụ ( gọi là thực hiện) khi đã trao trả sản phẩm cho khách; còn sản phẩm hoàn thành nhưng chưa trao trả được gọi là sản phẩm lao vụ dở dang( chưa thực hiện).
Chi phí sản phẩm, dịch vụ chưa thực hiện ( tiêu thụ trong kỳ)
=
Khối lượng SPDD cuối kỳ
x
Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng chưa tiêu thụ
Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành
ở doanh nghiệp này xác định chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ là xác định đối với những sản phẩm chưa xác định tiêu thụ bởi vì quá trình sản xuất và tiêu thụ ở doanh nghiệp dịch vụ đó gắn liền với nhau.
- Phương pháp 4: Đánh giá SPDD theo chi phí định mức:
Theo phương pháp này cuối kỳ tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dịch vụ dở dang hoặc chưa thực hiện( chưa xác định tiêu thụ đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ). Xác định mức độ hoàn thành và căn cứ vào định mức chi phí của từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể tính được chi phí của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ theo công thức:
Chi phí SPDD cuối kỳ
=
Khối lượng SPDD cuối kỳ
x
Định mức chi phí
Theo từng trường hợp cụ thể có thể xác định tỷ lệ % hoàn thành của từng khối lượng sản phẩm, dịch vụ để xác định chi phí SPDD theo định mức, bởi vì định mức chi phí khác nhau theo từng đối tượng sản phẩm, dịch vụ.
Mỗi phương pháp đánh giá SPDD có ưu điểm và nhược điểm riêng, điều kiện áp dụng khác nhau. Khi tổ chức vận dụng vào doanh nghiệp thì cần xem xét phương pháp nào cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp cũng như trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Ii . tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được của kế toán và các tài liệu liên quan để tính tổng giá thành sản xuất và giá thành của đơn vị sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định.
Có nhiều phương pháp tính giá thành, tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, qui trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp.
1 . Phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp tính trực tiếp):
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau trong kỳ báo cáo, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, ổn định (như doanh nghiệp kinh doanh vận tải, khách sạn……)
Do đó đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau nên dựa vào số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ cùng với chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối kỳ đánh giá được sẽ tính giá thành theo công thức sau:
Tổng giá thành sản xuất thực tế của SP , DV
=
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+
Chi phí sản xuất dở dangđầu kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm , dịch
Vụ
=
Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm , dịch vụ
Tổng số lượng sản phẩm , dịch vụ hoàn thành trong kỳ
2. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước(theo qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục):
Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là từng bước, giai đoạn của quá trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành có thể là kết quả của từng giai đoạn công nghệ trung gian( nửa thành phẩm) hoặc chỉ tính giá thành cho thành phẩm.
Trường hợp tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở khâu cuối cùng. Việc tính toán kết chuyển chi phí các giai đoạn và giá thành của chúng theo trình tự ở sơ đồ sau:
Giai đoạn I:
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Gía thành nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn I
Chi phí SXC phát sinh ở giai đoạn I
+
+
Chi phí nửa thành phẩm giai đoạn I chuyển sang
Chi phí khác phát sinh ở giai đoạn II
Giá thành nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn II
Giai đoạn II:
+ +
Giai đoạn cuối cùng:
Giá thành thành phẩm
Chi phí khác phát sinh ở giai đoạn cuối cùng
Chi phí nửa thành phẩm giai đoạn I trước chuyển sang
+ +
Như vậy:
Giá thành nửa thành phẩm cuối giai đoạn I
=
Chi phí SPDD đầu kỳ giaiđoạn I
+
Chi phí phát sinh trong kỳ giai đoạn I
-
Chi phí SPDD cuối kỳ giai đoạn I
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trung gian{ 2 (n – 1)}
=
Chi phí SPDD đầu kỳ giaiđoạn đó
+
Chi phí phát sinh trong kỳ giai đoạn đó
-
Chi phí SPDD cuối kỳ giai đoạn đó
3 . Phương pháp tính giá thành đối với doanh nghiệp sản xuất theo nhóm sản phẩm:
Trường hợp một quy định sản xuất( quy trình công nghệ) phục vụ cũng tạo ra một tập hợp chi phí là từng bộ phận, phân xưởng hoặc từng hoạt động kinh doanh….. Còn đối tượng tính giá thành là từng cấp loại sản phẩm, từng chủng loại sản phẩm, dịch vụ…. Thì doanh nghiệp vận dụng các phương pháp kỹ thuật tính toán cho phù hợp để tính giá thành sản xuất thực tế theo đối tượng tính giá đã xác định.
3.1. Phương pháp tính giá theo hệ số giá thành:
Phương pháp này áp dụng với các trường hợp cùng quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng các yếu tố hao phí, kết quả thu được có nhiều cấp loại, thứ hạng sản phẩm mà đối tượng tính giá thành là từng cấp loại, thứ hạng sản phẩm.
Theo phương pháp này phải căn cứ vào định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để xác định hệ số giá thành cho từng loại sản phẩm, dịch vụ; trong đó lấy một loại sản phẩm, dịch vụ có hệ số giá thành bằng 1 để tính giá thành cho các cấp loại sản phẩm khác.
Trước mắt căn cứ vào khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành cho từng cấp loại và hệ số giá thành tương đương để quy đổi ra khối lượng sản phẩm tiêu chuẩn( có hệ số giá thành bằng 1).
Theo công thức:
QH = Qi x Hi
Trong đó:
. QH : Tổng khối lượng sản phẩm quy đổi
. Qi : Khối lượng thực tế sản phẩm loại i
. Hi : Hệ số giá thành sản phẩm loại i
Tổng giá thành thực tế được xác định cho từng cấp loại sản phẩm như sau:
C + Dđk - Dck
Zi = x Qi
QH
Giá thành đơn vị thực tế:
Zi
Gi =
Qi
Trong đó:
Zi : Tổng giá thành thực tế sản phẩm loại i
C : Tổng chi phí thực tế trong kỳ của đối tượng tập hợp chi phí.
Dđk , Dck : Chi phí SPDD đầu, cuối kỳ của đối tượng tập hợp chi phí.
Gi : Giá thành đơn vị của sản phẩm i
3.2 . Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ giá thành:
Phương pháp này áp dụng cho từng trường hợp, đối tượng tính giá thành là từng chủng loại sản phẩm. Theo phương pháp này căn cứ vào tổng giá thành thực tế đã tính được và tổng giá thành kế hoạch của tất cả các đối tượng tính giá để tính tỷ lệ giá thành theo công thức:
Tỷ lệ giá thành từng khoản mục
=
Giá thành thực tế(theo khoản mục)
Giá thành kế hoạch (theo khoản mục)
Giá thành thực tế của từng chủng loại sản phẩm được tính như sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm i(từng khoản mục)
=
Giá thành kế hoạch đơn vị SPi(theo khoản mục)
x
Sản lượng sản phẩm i
x
Tỷ lệ giá thành
4. Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này dựa trên định mức tiêu hao của các yếu tố cho quá trình sản xuất và dự toán chi phí quản lý sản xuất và thoát ly định mức. Để xác định giá thành thực tế của đối tượng sản xuất trong kỳ theo công thức sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm dịch vụ
=
Giá thành định mức
+
Chênh lệch do thay đổi định mức
+
Chênh lệch thoát ly định mức
Phương pháp này áp dụng trong điều kiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp ổn định, có định mức kinh tế kỹ thuật tương đối sát thực tế, chế độ quản lý theo định mức tốt.
5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Đối với doanh nghiệp tính giá thành theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kế toán tiến hành tập hợp CPSX theo từng đơn đặt hàng. Tập hợp chi phí cho các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng không kể số lượng của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp. Kế toán phải mở sổ cho đơn đặt hàng một bảng tính giá thành, hàng tháng căn cứ vào sổ chi tiết tập hợp CPSX theo từng đơn đặt hàng của phân xưởng, từng tổ đội sản xuất để ghi vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó.
Trên đây là một số phương pháp tính giá thành chủ yếu, các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình thực tế áp dụng phương pháp tính giá thành sao cho thích hợp.
Phần thứ hai
Thực trạng của tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 99 – công ty hà thành– bộ quốc phòng
I . đặc điểm tình hình chung của xí nghiệp 99
1 . Quá trình hình thành và phát triển:
Trải qua quá trình lịch sử, quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh. Quân đội nhân dân Việt Nam từ dân mà ra, vì tổ quốc mà chiến thắng. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, quân đội đã có nhiều thành tích đi vào lịch sử. Song từ khi hoà bình lập lại, một bộ phận quan trọng của quân đội đã chuyển sang xây dựng kinh tế để hàn gắn vết thương chiến tranh. Và từ đó quân đội luôn luôn đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược và quốc phòng, tham gia xây dựng kinh tế đất nước.
Xí nghiệp 99 thuộc công ty Hà Thành là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Quân khu thủ đô được thành lập từ ngày 25 tháng 3 năm 1998. Xí nghiệp có nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ khách sạn và sản xuất bia phục vụ quân nhân công tác, nghỉ phép…. đồng thời tận dụng số dư thừa để tổ chức sản xuất kinh doanh.
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc quân khu thủ đô quản lý, công ty Hà Thành – Bộ quốc phòng được thành lập theo quyết định số 378/ QĐ/ QP của Bộ trưởng Bộ quốc phòng cấp ngày 27 tháng 7 năm 1993. Ngày 13 tháng 7 năm 1993 theo thông báo số 199/TB của văn phòng chính phủ về ý kiến của Thủ Tướng Chính phủ cho phép được thành lập doanh nghiệp nhà nước. Công ty sát nhập với trạm 99 thuộc Bộ quốc phòng thành một công ty, vẫn lấy tên là Công ty Hà Thành – Bộ quốc phòng, đóng tại số 99 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công ty có một số chức năng chủ yếu sau:
- Quản lý vật tư, hàng hoá tiền vốn
- Tổ chức chỉ đạo thu mua
- Khai thác nguồn hàng phát huy vai trò chỉ đạo của thương nghiệp quốc doanh.
Căn cứ vào chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 99; ngày 23 tháng 5 năm 2002 Giám đốc công ty mở rộng ngành nghề theo quyết định số 345/QĐ cho xí nghiệp trực tiếp quản lý và điều hành xưởng bia của công ty từ ngày 1 tháng 6 năm 2002.
Quá trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 99 từ khi thành lập đến nay được chia làm 2 giai đoạn:
- Từ năm 1977 – 1998: Là năm khởi đầu của xí nghiệp. Xí nghiệp nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức bộ máy nhân sự. Hoạt động theo mô hình: ăn uống, thể thao….. đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Từ năm 1999 đến nay: Vào cuối năm 2001 xí nghiệp bàn giao một phần TSCĐ cho Bộ chỉ huy. Cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực đi sâu vào hướng dựa trên nghiên cứu thị trường, nguồn vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật….. Xí nghiệp đã mở rộng ngành nghề và quản lý, điều hành sản xuất xưởng bia.
Từ chỗ việc sản xuất chỉ phục vụ quân nhân công tác khu vực 99; xí nghiệp đã chủ động bảo toàn, phát triển vốn, chủ động vay vốn, tìm hiểu thị trường, tiến hành bán buôn, bán lẻ sản phẩm bia trên thị trường, Trong đó việc bán buôn chiếm tỷ trọng lớn, bán lẻ hàng hoá chỉ mang tính chất giới thiệu sản phẩm. Bia Thăng Long đã có mặt ở nhiều thị trường lân cận như Ninh Bình, Yên Bái, Hải Dương, Hưng Yên………
Trải qua 8 năm xây dựng xí nghiệp cùng với sự nhạy bén và chủ động trong việc lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, sản phẩm bia hơi, bia chai Thăng Long đã có vị trí tốt trên thị trường. Đến nay, xí nghiệp bia 99 đã có cơ sở vật chất ổn định và một đội ngũ quản lý chuyên môn có nghiệp vụ.
Hiện nay, xí nghiệp có 2 bộ phận chính là:
- Bộ phận văn phòng: Đóng tại số 99 đường Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bộ phận sản xuất: Là phân xưởng bia đóng tại Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội.
2 . Đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý ở xí nghiệp 99:
2.1. Đặc điểm sản xuất:
Xí nghiệp 99 – Công ty Hà Thành – Bộ quốc phòng là doanh nghiệp nhà nước có nhiều khả năng kinh doanh dịch vụ khách sạn và sản xuất bia nhưng chủ yếu là sản xuất bia hơi và bia chai Thăng Long.
Phân xưởng sản xuất bia chính tại Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội. Phân xưởng bia bao gồm các tổ:
- Tổ nấu: Có nhiệm vụ thực hiện giai đoạn nấu nguyên liệu.
- Tổ lọc sục: Thực hiện lọc bia theo yêu cầu kỹ thuật thu hồi hoặc bổ sung CO2.
- Tổ máy: Đảm bảo máy lạnh cho quá trình lên men bảo quản bia.
- Tổ thành phẩm: Có nhiệm vụ thanh trùng chai, dán nhãn……
2.2 . Tổ chức quản lý sản xuất:
Xí nghiệp 99 – Công ty Hà Thành – Bộ quốc phòng là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập: Tự lo liệu vốn kinh doanh, tự trang trải các khoản chi phí, chấp hành các qui định của nhà nước và quân đội trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả.
Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quốc phòng nên ngoài các đặc điểm chung của doanh nghiệp, công ty Hà Thành còn có đặc thù riêng do tính chất nghiệp vụ và phân cấp quản lý trong công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 99 như sau:
Giám đốc xí nghiệp
Phó giám đốc
P. Kế toán
P. Kinh doanh
P. Hành chính
Xưởng bia
Dịch vụ nhà hàng
Thành phẩm
Tổ máy
Tổ lọc sục
Tổ nấu
Tổ nấu
Tổ buồng
Tổ lễ tân
Lãnh đạo công ty gồm một Giám đốc và hai phó giám đốc:
- Đứng đầu là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước và cán bộ công nhân viên về mặt tài chính và các mặt khác….. có nhiệm vụ và quyền hạn theo luật pháp nhà nước qui định.
- Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc giải quyết các công việc được phân công và chỉ đạo hoạt động bộ phận do mình quản lý.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác hạch toán trong xí nghiệp theo yêu cầu, thể lệ, tổ chức kinh tế nhà nước; phản ánh giám đốc một cách kịp thời, chính xác, trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp Giám đốc nắm được cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi kỳ của doanh nghiệp.
- Phòng kinh doanh : Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới.
- Phòng hành chính: Chịu sự quản lý hành chính trực tiếp của Giám đốc; còn về chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cơ quan chủ quản cấp trên giữa công ty với các đơn vị trực thuộc theo qui chế, quyết định, nghị quyết của Đảng đề ra.
Trên đây là đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất tại xí nghiệp 99. Với thời gian và điều kiện hạn chế em xin chọn phạm vi nghiên cứu là phân xưởng bia.
2.3 . Quy trình sản xuất:
Bia hơi và bia chai đều có quy trình sản xuất giống nhau, có công nghệ đơn giản khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập vào kho thành phẩm. Thời gian hoàn thành bia hơi là 14 ngày, bia chai là 18 ngày. Nguyên vật liệu chính sản xuất 2 loại sản phẩm này là: Malt, gạo, cao, đường, hoa, emzim, axit, ngoài ra còn có bột lọc CO2.
Quá trình sản xuất bia trải qua các giai đoạn sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia:
Gạo, malt
Xay
Hồ hoá
Dịch hoá
Máy lạnh
Đường hoá
Lọc sơ bộ
Chiết bia hơi
Lọc thành phẩm
Chiết bia chai
Thanh trùng
Dán nhãn
Quy trình công nghệ sản xuất bia có thể tóm tắt như sau:
- Giai đoạn nấu và ủ men: Đưa nguyên liệu malt, gạo và xay nghiền với nước. Gạo xay, nấu cháo nâng nhiệt độ qua các giai đoạn hồ hoá, dịch hoá, đun sôi. Hỗn hợp malt và nước cũng trải qua giai đoạn trên.
Bơm nồi cháo sang nồi malt, thực hiện quá trình đường hoá sau đó lọc dịch. Sản phẩm phụ là bã bia, sau đó quá trình lên men khoảng 12 ngày.
- Giai đoạn lọc và chiết:
Sau quá trình lên men đủ thời gian và tiêu chuẩn quy định sản phẩm của quá trình lên men qua máy lọc để lấy sản phẩm và chiết bia.
Bia chai qua các công đoạn sau: rửa chai, làm khô chai, hoà bia vào chai, thanh trùng, dập nút, dán nhãn, đóng hộp.
Bia hơi: bia trong sau khi lọc được đưa vào tẹc chiết, chiết vào bom, chai nhựa xuất bán cho khách hàng.
3 . Tình hình chung của công tác kế toán:
3.1 . Hình thức Nhật ký – Sổ cái và áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX:
Xí nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái:
Chứng từ gốc
(1) (1) (1)
Sổ , thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
(1)
Sổ quỹ
(2)
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký – Sổ cái
(3) (3)
(4)
Báo cáo kế toán
(4)
(4)
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Kiểm tra, đối chiếu
Giải thích trình tự kế toán:
(1): - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào Nhật ký – Sổ cái.
- Những chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt sau khi ghi vào sổ quỹ tiền mặt được chuyển cho kế toán ghi vào Nhật ký – Sổ cái.
- Những chứng từ gốc phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính cần quản lý chi tiết, hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết kế toán có liên quan.
(2): Cuối tháng, căn cứ vào số liệu ở sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh.
(3): Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa bảng chi tiết số phát sinh với số liệu ở tài khoản tương ứng trong Nhật ký – Sổ cái; kiểm tra giữa tài khoản tiền mặt trong Nhật ký – Sổ cái với số liệu ở sổ quỹ tiền mặt.
(4): Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kế toán.
3.2 . Tổ chức bộ máy kế toán:
Chức năng và nhiệm vụ cũng như cơ cấu phòng kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của Xí nghiệp. Phòng kế toán được thành lập nhằm giúp đỡ giám đốc trong việc tổ chức quản lý từ công ty đến các xí nghiệp thành viên, hướng dẫn và kiểm tra chế độ hạch toán kế toán trong toàn xí nghiệp; quản lý và theo dõi tình hình tài sản của công ty. Thực hiện việc ghi sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh các nghiệp vụ tại xí nghiệp, đồng thời tiến hành kiểm tra và tổng hợp số liệu để lập các báo cáo toàn công ty theo đúng pháp lệnh và chế độ kế toán của Nhà nước ban hành. Tiến hành đào tạo bồi dưỡng các nghiệp vụ về chuyên môn cho mỗi đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
Sơ đồ bộ máy kế toán của xí nghiệp
Kế toán trưởng
Kế toán thống kê phân xưởng
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
- Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chế độ báo cáo kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ. Đồng thời theo dõi quản lý phần kế toán tổng hợp và các phần kế toán khác, ký duyệt quyết toán chứng từ về chi phí tài chính, triển khai các chế độ kế toán nhà nước mới ban hành.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm soát các quyết toán của các cơ sở tổng hợp bảng kê khai nhật ký của đơn vị, tiến hành lập các bút toán kết chuyển, định khoản và tính toán kết quả trên các báo cáo bảng biểu; kế toán hàng tháng nộp lên kế toán trưởng.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra thanh toán với khách hàng.
- Kế toán quỹ: Tiến hành viết phiếu thu, phiếu chi và sec cho đơn vị. Kiểm tra theo dõi và hạch toán các quỹ chi tiêu khen thưởng phúc lợi của công ty.
- Kế toán thống kê phân xưởng: Phụ trách theo dõi tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của phân xưởng.
Ii . thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1 . Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp:
1.1. Đối tượng tập hơp chi phí sản xuất:
ở xí nghiệp 99 chỉ có một phân xưởng sản xuất bia chính, sản phẩm là bia hơi và bia chai được sản xuất theo các giai đoạn giống nhau. Việc sản xuất từng loại bia chủ yếu là theo mùa. Do đó, xí nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất bia.
1.2. Đối tượng tính giá thành:
Xí nghiệp 99 chuyên sản xuất bia, sản xuất theo đơn đặt hàng là chính. Do đặc thù riêng của ngành mà công ty chọn đối tượng tính giá thành là từng loại đơn đặt hàng.
. Phân loại CPSX và công tác quản lý CPSX của doanh nghiệp:
Trong công tác quản lý xí nghiệp, CPSX là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, CPSX bia chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của toàn xí nghiệp.
CPSX ở xí nghiệp được phân loại theo mục đích và công dụng, gồm:
- Chi phí NVLTT: Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng, động lực sử dụng cho mục đích sản xuất bia.
Nguyên vật liệu sử dụng trong xí nghiệp gồm nhiều loại, mỗi loại có công dụng khác nhau như: malt, gạo, cao, đường…… Nguyên liệu chủ yếu là do mua ngoài nhập kho khi có lệnh sản xuất sẽ xuất kho theo yêu cầu.
- Chi phí NCTT: Bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí SXC: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
. Tài khoản sử dụng:
Xí nghiệp 99 áp dụng phương pháp KKTX trong kế toán hàng tồn kho để tổ chức khoản kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0418.doc