Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 77 - Bộ Quốc Phòng

LỜI NÓI ĐẦU 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4

Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 4

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4

Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4

Giá thành sản phẩm và phân loại sản phẩm 8

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10

Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 12

Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12

Yêu cầu nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13

Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 14

Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14

Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 16

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 16

Phương pháp tính giá thành sản phẩm 17

Phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 20

Các phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 23

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 23

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 33

Đánh giá sản phẩm dở dang 37

Hình thức ghi sổ kế toán 39

Hình thức kế toán nhật ký chung 40

Hình thức kế toán nhật ký sổ cái 40

Hình thức chứng từ ghi sổ 40

Hình thức kế toán nhật ký chứng từ 40

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 77 - BỘ QUỐC PHÒNG 44

Đặc điểm chung của Công ty 77 - BQP có ảnh hưởng tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 44

Quá trình hình thành và phát triển Công ty 77 - BQP 44

Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất xi măng Công ty 77 - BQP 46

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 77 48

Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 77 - BQP 51

Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại Công ty 51

Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 77 53

Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 77 54

Đánh giá sản phẩm dở dang 65

Trình tự và phương pháp tính giá thành 67

Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp 72

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 77 - BQP 76

Đánh giá chung về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 77 - BQP 76

Những kết quả đạt được trong tổ chức công tác kế toán ở Công ty 76

Những tồn tại chủ yếu trong quản lý và tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 78

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 77 79

Nguyên tắc chung của việc hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 79

Các biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 77 - BQP 80

Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán 80

Ý kiến thứ nhất: Cần sử dụng các sổ nhật ký chuyên dùng 80

Ý kiến thứ hai: cần sử dụng các tài khoản chi tiết có liên quan 80

Ý kiến thứ ba: bổ sung và sửa đổi một số tài khoản theo chuẩn mực kế toán mới 81

Hoàn thiện công tác kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 82

Cần đầu tư và áp dụng hơn nữa công nghệ tin học vào công tác hạch toán kế toán 84

Thực hiện một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 77 - Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết theo tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX . Sau đó sẽ được phân bổ vào tài khoản 631 chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành Nợ TK 631 Có TK 627 III.2.4. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp III.2.4.1.Tổng hợp chi phí sản xuất - Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 “ giá thành sản xuất ”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí ( phân xưởng , bộ phận sản xuất ) và theo loại , nhóm sản phẩm , chi tiết sản phẩm , lao vụ … tương tự như TK 154 Phương pháp kế toán tiến hành như sau: (1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang Nợ TK 631 Chi tết theo từng đối tương Có TK 154 chi tiết theo đối tượng - Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm , lao vụ , dịch vụ… (2) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 621 (3) Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 622 (4) Phân bổ (kết chuyển ) chi phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 627 - Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí ( nếu có ) Nợ TK liên quan 111,112,138 Có TK 631 (5) Đồng thời căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ghi bút toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang Nợ TK 154 chi tiết đối tượng Có TK 631 chi tiết theo đối tượng (6) Căn cứ vào bảng ( phiếu, thẻ tính giá thành ) phản ánh tổng giá thành sản phẩm , lao vụ dịch vụ hoàn thành Nợ TK 632 Có TK 631 Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm theo phương pháp KKĐK (1) TK 621 TK 631 TK 154 (2) (5) TK 622 (3) TK 632,155,157 (6) TK 627 (4) III.3. Đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất, để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất của sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà có thể vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. Để đánh giá sản phẩm dở dang có nhiều phương pháp, trong thực tế có các phương pháp sau đây thường được sử dụng: III.3.1. Xác định giá trị dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu chính còn các chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất nếu chi phí về nguyên vật liệu chính chiếm một tỉ trọng lớn, vì khối lượng tính toán ít mà vẫn đảm bảo được mức độ chính xác khá cao. Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang III.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành .Tiêu thức quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức, để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn chi phí NVL chính phải xác định theo số lượng thực tế đã dùng * Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất (TK 627, 622) DCK = DĐk + C x S’d STP + S’d Ghi chú : -DCK :dở dang cuối kỳ - DĐK :dở dang đầu kỳ -STP : số lượng thành phẩm - S’d : Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành. - C : Chi phí phát sinh trong kỳ * Đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu (NVLTT, NVLC ....) DCK = DĐK + CVL xSd STP + Sd Ghi chú: - Cvl :Chi phí vật liệu chính - Sd: Sản phẩm dở dang cuối kỳ . III.3.3. Xác định gía trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức kế hoạch Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sau đó tập hợp lại Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ = Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Chi phí định mức Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang như: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩn dở dang... IV. Hình thức tổ chức sổ kế toán Hình thức sổ kế toán là hình thức sổ sách để chỉnh lý tổng hợp và ghi chép hệ thống hoá số liệu kế toán từ các chứng từ gốc. Cung cấp những chỉ tiêu cần thiết để lập báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định. Chế độ sổ sách được ban hành theo QĐ 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính quy định rõ hệ thống sổ sách kế toán đối với từng hình thức cụ thể cũng như quy định liên quan đến mở sổ , ghi sổ. Trong doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hình thức sau: - Hình thức kế toán nhật ký chung - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán nhật ký chứng từ IV.1. Hình thức kế toán nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của các hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kế toán tài chính đều được ghi vào nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký chung để ghi và sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. IV.2. - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ , sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. IV.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức này là : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm : Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm và phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. IV.4. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ Nguyên tắc cơ bản: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng qua trình ghi chép Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Các trình tự ghi sổ kế toán của các hình thức ghi sổ như sau : Sơ đồ trình tự hạch toán chi tiết theo hình thức sổ nhật ký chung: Chứng từ gốc Số hạch toán chi tiết Sổ nhật ký chuyên dùng Số nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký – Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ , thẻ kế toán chi tiiết Bảng tổng hợp chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Thẻ , sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú :Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu , kiểm tra Chương II Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 77- Bộ Quốc phòng. I. Đặc điểm chung của Công ty 77 - BQP có ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. I.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 77 - BQP. Tên doanh nghiệp: Công ty 77 - BQP. Tên giao dịch : Công ty 77 - BQP. Địa chỉ : Xã Liên Sơn - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam Điện thoại : 0351 - 820055. Công ty 77 - BQP là một doanh nghiệp quốc phòng được thành lập theo quyết định 388 Hội đồng bộ trưởng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất xi măng PC30 (hoặc P400) để phục vụ Quốc phòng và bán trên thị trường. Vào những năm 1970 của thế kỷ trong lúc Đất nước đang chiến tranh chống Mỹ, đại đội 16 Công binh của Đoàn 559 đóng tại Phà Long Đại - Quảng Bình làm nhiệm vụ giữ gìn giao thông để vận chuyển hàng hoá vũ khí chi viện cho mặt trận tiền tuyến để giải phóng Miền Nam. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng thống nhất hai miền Nam Bắc đơn vị được cấp trên giao nhiệm vụ đóng trên địa bàn tỉnh Hà Nam vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế củng cố Quốc phòng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đơn vị được đổi tên thành Xí nghiệp X77 từ ngày 13/05/1977. Xí nghiệp được thành lập ban đầu với lao động thủ công, chủ yếu sản xuất Xi măng PC30 trên lò nung công suất 15.000tấn/năm phục vụ xây dựng các công trình quốc phòng. Ngày 22/12/1978 đã ra mẻ xi măng đầu tiên với chất lượng cao chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Trải qua thời gian hơn 23 năm xây dựng và phát triển Công ty 77 đã được nhà nước trao tặng lao động huân chương hạng 2, hạng 3. Đội ngũ cán bộ công nhân viên quân nhân của nhà máy đã giữ vững nhà máy, xây dựng và phát triển nhà máy ngày một đi lên, công suất tăng không ngừng trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày 27/7/1993 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 463 thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp xi măng 77 thuộc Tổng Công ty xây dựng 11 Tổng cục hậu cần . Đến ngày 17/4/1996 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 463 đổi tên Xí nghiệp xi măng 77 thành Công ty 77 thuộc Tổng Công ty Thành An Tổng cục hậu cần. Ngày 13/10/1997 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định 1368 đổi tên Công ty Ximăng 77 Tổng cục hậu cần thành Công ty 77 giấy phép kinh doanh 111779 ngày 18/11/1997 với ngành nghề kinh doanh sản xuất Ximăng PC30 (P400) với tổng số vốn là 53.097.700.000đ. Trong đó: - Vốn cố định:40.097.700.000đ - Vốn lưu động:13.000.000.000đ Năm 1995 đơn vị được Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Quốc phòng cho phép đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy xi măng lò đứng với công suất là 88.000tấn/năm. Đầu năm 1997 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/1997. Cho tới nay đội ngũ cán bộ kỹ sư và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản tại các trường công nhân kỹ thuật Bộ Quốc phòng và Nhà nước. Nhìn chung tổ chức dây chuyền sản xuất ximăng của nhà máy khá hoàn chỉnh với trang thiết bị máy móc hiện đại, cơ bản sử dụng bán tự động, lao động thủ công đã giảm. Ngày từ những ngày đầu khi nhà nước có chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh rất lớn giữa các nhà máy ximăng, Ban lãnh đạo Công ty đã nắm bắt thời cơ chủ động trong việc tổ chức sắp xếp lại biên chế của Công ty từ 550 người xuống còn 460 người giảm biên chế gián tiếp xuống dưới 10%, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhất là thợ lành nghề chú trọng khâu chủ yếu là nung luyện Clanhke nên đạt được kết quả giữa các năm như sau: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động SXKD của Công ty 77: TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Sản phẩm chủ yếu là ximăng PC30 Tấn 78.000 86.560 90.000 98.501 2 Doanh thu 1000đ 44.800.000 50.467.700 54.100.000 67.371.30 3 Chi phí sản xuất 1000đ 40.382.026 37.565.80 42.285.041 54.785.320 4 Thu nộp ngân sách 1000đ 3.080.081 3.002.364 3.092.034 4.221.760 5 Thu nhập bình quân người/tháng 1000đ 2.540.206 2.976.904 3.423.270 3.696.770 6 Lợi nhuận thực hiện 1000đ 925 1.027 1.064 1.260 Nhận xét: Căn cứ vào các số liệu thực tế tính toán ta thấy các chỉ tiêu của Công ty như: Doanh thu, chi phí, thu nộp ngân sách, lợi nhuận thực hiện đều tăng lên. Đặc biệt là thu nhập bình quân người/tháng tăng lên rất nhanh giúp cho đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty ổn định cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Đây là công lao và thành quả của các nhà quản lý cũng như các nhà lãnh đạo trong Công ty 77 - BQP. I.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Dây chuyền sản xuất xi măng của Công ty 77 chịu sự điều hành trực tiếp của chỉ huy Công ty thông qua các phòng nghiệp vụ tổ chức hạch toán tập trung tại Phòng tài chính Công ty. - Mối quan hệ giữa Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban Công ty. + Giám đốc: Là người điều hành cao nhất trong Công ty chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh và chỉ đạo công tác tài chính, là chủ tài khoản và chịu trách nhiệm cao nhất cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. + Phó giám đốc kỹ thuật: Là người chỉ đạo kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng, chịu trách nhiệm về chất lượng và chỉ đạo Phòng cơ điện, quản lý máy móc và thiết bị toàn Công ty. + Phó giám đốc tiêu thụ: Chỉ đạo 3 chi nhánh tiêu thụ ở các khu vực đã phân công, tránh cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh. + Phó giám đốc chính trị kiêm Bí thư Đảng uỷ: Là người làm công tác chính trị trong Công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng chính trị làm công tác Đảng, công tác tổ chức nhân sự và công tác quần chúng trong Công ty, trực tiếp chỉ đạo Phòng hành chính quản trị đảm bảo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho công nhân viên. - Các phòng ban chức năng Công ty: + Phòng kế hoạch vật tư: Tổ chức sản xuất theo kế hoạch đã được giám đốc giao nhiệm vụ đầu tháng, thực hiện phương án sản xuất theo các chỉ lệnh của Giám đốc điều hành, sắp xếp nhân lực quản lý, theo dõi các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức đơn giá tiền lương ngày công, giờ công, lập các phương án chia lương sản phẩm cho các phòng ban chức năng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Báo cáo thực hiện kế hoạch với chỉ huy và các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý nhập xuất vật tư chính sản xuất ximăng. + Phòng tài chính: Theo dõi giám sát toàn bộ tài sản, vốn của doanh nghiệp, ghi chép các số liệu tính toán, xử lý các số liệu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh báo cáo giám đốc Công ty để có phương hướng điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, cung ứng dự trù vật tư và sử dụng tài sản từng loại. Giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở thực hiện luật pháp và chế độ kế toán hiện hành. Theo dõi tình hình sử dụng vốn, huy động vốn, tài sản. Giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ đối với nhà nước với cấp trên và các đơn vị bạn. Ghi nhận, lượng hoá và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty, phân loại, hệ thống hoá, tập hợp các nghiệp vụ, tổng hợp tính toán các chỉ tiêu phục vụ nhiệm vụ quản lý của Giám đốc Công ty giao cho. Tập hợp và cung cấp số liệu theo yêu cầu đột xuất về định kỳ và hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị, giúp Giám đốc điều hành sản xuất kịp thời có phương án tối ưu để nâng cao hiệu quả sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước. + Phòng Công nghệ cơ điện: Quản lý trực tiếp toàn bộ máy móc thiết bị, nhà xưởng và làm thủ tục quản lý nhập, xuất tồn vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất. Theo dõi tính toán các đơn phối tít, phối liệu để đảm bảo chất lượng xi măng khi xuất xưởng đạt chất lượng cao. + Phòng KCS: Theo dõi chất lượng sản phẩm từng ca và sản phẩm khi xuất xưởng phải đạt chất lượng cao. Nghiệm thu chất lượng toàn bộ vật tư nhập, xuất cho sản xuất. + Chi nhánh I: Trụ sở tại 107 phố Láng Hạ - Hà Nội, quản lý thị trường tiêu thụ tại địa bàn Hà Nội và thị trường trong quân đội, quản lý các đại lý tiêu thụ sản phẩm, đôn đốc đại lý nộp tiền và phát triển thị trường tại khu vực quanh Hà Nội. + Chi nhánh II: Trụ sở tại Thành phố Nam Định, quản lý thị trường các tỉnh trong phạm vi được phân công theo dõi hàng tại các tỉnh Nam Đinh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Nam. Đôn đốc thu tiền phát triển thị trường đại lý tiêu thụ tại các khu vực được phân công. + Chi nhánh III: Trụ sở tại 186 đường Trường Sơn - quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển thị trường tại các tỉnh phía Nam, mở rộng đại lý tiêu thụ, đôn đốc thu tiền và phát triển tại các khu vực được phân công. + Phòng chính trị: Có chức năng làm công tác Đảng, công tác chính trị, công tác quần chúng, công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ đảm bảo công tác cán bộ trong Công ty, động viên thi đua sản xuất an toàn tiết kiệm. + Phòng hành chính quản trị: Chức năng làm công tác đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, phục vụ nấu cơm ca, bảo vệ, công tác quân y, đội xe con phục vụ đưa đón cán bộ đi công tác và làm công tác tiếp khách đến ký hợp đồng mua bán sản phẩm của Công ty. + Các xưởng trực thuộc Quản đốc phân xưởng, Phó quản đốc phân xưởng và 3 ca trực ở mỗi xưởng và có 1 nhân viên kinh tế nằm tại các xưởng theo dõi ghi chép số liệu ban đầu, cung cấp cho các cơ quan chức năng, tập hợp chia lương cho các tổ nhóm và người lao động. Giữa các bộ phận phòng ban của Công ty và giữa phòng ban với phân xưởng là mối quan hệ chặt chẽ chỉ đạo giữa phân xưởng với phân xưởng triển khai nhiệm vụ của người chỉ huy tới từng công nhân trong từng ca ở từng phân xưởng được thực hiện nghiêm túc. Căn cứ vào tính chất dây chuyền công nghệ của sản phẩm xi măng, cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty được bố trí như sau: (Xem biểu số 1 và biểu số 2) I.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 77. Trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp không bao giờ thiếu vắng bộ máy kế toán vì đây là một bộ phận có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng như đối với các doanh nghiệp, bộ máy kế toán của công ty 77-BQP luôn là cánh tay đắc lực của giám đốc, cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty qua các con số kế toán, giúp giám đốc nắm bắt tình hình hoạt động của công ty mình và khả năng của công ty để ra quyết định quản lý phù hợp. Quá trình hạch toán của công ty 77 được tổ chức theo hình thức hạch toán tập trung tại phòng kế toán. Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần hành kế toán cụ thể để quản lý và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác từ kho đến phòng kế toán. Bộ máy tổ chức kế toán của công ty 77- BQP được bố trí như sau: (xem biểu số 3) Biểu số 3 Sơ đồ tổ chức kế toán tại Công ty 77 - Bộ Quốc phòng Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tình giá thành SP Kế toán nguyên vật liệu Kế toán Tài sản cố định Ghi chú: Quan hệ chỉ huy: Quan hệ nghiệp vụ: Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận kế toán: Kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ: - Giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. - Hàng ngày phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, chấp hành chế độ tồn quỹ cuối ngày. - Phản ánh tình hình tăng giảm và số dư TGNH. - Hạch toán kịp thời giúp doanh nghiệp quản lý tốt kế hoạch thu chi tiền tại quỹ và ở tài khoản TGNH. - Cụ thể cuối ngày tiến hành kiểm kê quỹ đúng chế độ. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ. - Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động tính lương và các khoản trích theo lương. Phân bổ chi phí nhân công đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên kinh tế ở các xưởng, phòng ban, ghi chép chứng từ ban đầu về lao động tiền lương theo đúng chế độ và phương pháp. - Lập báo cáo về tiền lương lao động phần việc mình phụ trách. -Phân tích tình hình sử dụng, quản lý thời gian lao động, chi phí nhân công, năng suất lao động, đề xuất các biện pháp khai thác triệt để có hiệu quả mọi tiềm năng lao động sẵn có trong doanh nghiệp. - Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành của sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang. - Ghi chép kế toán quản trị chi phí sản xuất trực tiếp và tính giá thành sản phẩm của từng loại, lập giá thành đơn vị sản phẩm. Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ: - Ghi chép tính toán phản ánh chính xác trung thực kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của vật liệu nhập kho. - Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác số lượng, chất lượng giá trị vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu, nguyên liệu. Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, tính toán phản ánh chính xác số lượng và giá trị vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa, kém phẩm chất để Công ty có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) có nhiệm vụ: - Ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi cũng như trong bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ. - Tính toán phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ theo đúng chế độ quy định. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý nhượng bán TSCĐ. - Hướng dẫn kiểm tra đơn vị và các phân xưởng trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ quy định. - Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn. Tiến hành phân tích tình hình trang bị huy động bảo quản sử dụng TSCĐ tại đơn vị. - Hình thức ghi sổ kế toán như sau: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung, trình tự ghi sổ của Công ty như sau: Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để ghi vào sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết. Hàng tháng căn cứ vào sổ nhật ký chung, để ghi vào sổ cái và lập bảng cân đối số phát sinh. Mặt khác kế toán căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để lập ra bảng tổng hợp chi tiết. II. Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty 77 - BQP. II.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại Công ty. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định. Tại công ty 77-BQP thì chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về NVL, NL, CCDC, về khấu hao TSCĐ, về tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp và nhân công gián tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản chi phí khác phát sinh mà công ty phải bỏ ra trong kỳ hạch toán để phục vụ cho qúa trình sản xuất sản phẩm. Sản phẩm của công ty là những sản phẩm vật liệu xây dựng được sản xuất thường xuyên, liên tục và trong một chu kỳ ngắn. Do vậy công việc chuẩn bị cho tính giá thành sản phẩm thường được thực hiện vào cuối tháng và được thể hiện trên thẻ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí. Ngành sản xuất xi măng thuộc ngành công nghiệp hoá chất nên sự tham gia của các yếu tố nguyên nhiên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất và chủng loại, mác của xi măng. Từ những đặc điểm trên, để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công tác quản lý chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản lý sản xuất tại công ty thì kế toán có thể phân loại toàn bộ chi phí sản xuất theo hai cách: theo các yếu tố chi phí, theo khoản mục chi phí. II.1.1. Phân loại theo yếu tố chi phí Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất mà công ty phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm ở mỗi kỳ kế hoạch đựơc kế toán chia thành các yếu tố sau: Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất: Trong đó: - Nguyên vật liệu chính gồm: Đá vôi, đất sét, quặng sắt, Apatit, phụ gia (chất lượng), than cám. Phụ gia phụ trợ: xỉ lò cao Thái Nguyên, đá Thanh Hoá... b.Vật liệu phụ dùng vào sản xuất: Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn, gạch chịu lửa, bi đạn thép, vỏ bao PP đóng xi măng. c Nhiên liệu dùng vào sản xuất: Dầu diezen, củi mồi lò... d. Động lực dùng vào sản xuất. e. Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và gián tiếp. f. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất. g. Chi phí sử dụng máy móc thiết bị. Trong đó: - Khấu hao tài sản cố định. - Chi phí sửa chữa thường xuyên. h.Chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0127.doc