LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2
1. Chi phí sản xuất 2
2. Giá thành sản phẩm 2
II. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
1. Phân loại chi phí sản xuất 3
1.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất của chi phí. 3
1.2. Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành (theo mục đích, công duụng của chi phí) 4
1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành 5
1.4. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí. 6
2. Phân loại giá thành 6
2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành 6
2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí. 7
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9
4.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 9
4.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 10
III. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 10
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 10
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 12
4. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12
IV. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 13
1. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 13
1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13
1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 16
1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 18
1.4. Kế toán thiệt hại trong sản xuất 22
2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 24
2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24
2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 25
2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 25
3. Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp 26
3.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với toàn doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 26
3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phưng pháp kiểm kê định kỳ 27
V. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 28
1. Khái niệm 28
2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 29
2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp 29
2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương 30
2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 31
2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc theo kế hoạch 32
VI. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 32
1. Kỳ tính giá thành sản phẩm 32
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 32
2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp). 33
2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 33
2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 35
2.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 36
2.5. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 37
2.6. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp loại trừ 38
2.7. Phương pháp tính giá thành định mức 39
2.8. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp cộng chi phí 39
VII. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 39
1. Hệ thống chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 39
2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH 41
I. KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 41
1. Giới thiệu doanh nghiệp 41
2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty 42
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 42
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 44
2.3.Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công ty 45
3. Một số chỉ tiêu kinh tế trong những năm gần đây 46
3.1. Doanh thu 46
3.2.Doanh thu xuất khẩu 47
3.3.Giá trị tài sản cố định bình quân trong năm 47
3.4.Vốn lưu động bình quân trong năm 47
3.5. Lợi nhuận 48
3.6. Số lao động bình quân trong năm và thu nhập trung bình của người lao động 48
4. Đặc điểm tổ chức kế toán 48
4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 48
4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 50
4.3. Các chế độ và phương pháp kế toán đang áp dụng tại đơn vị 53
II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH 54
1. Đặc điểm tổ chức, quản lý chi phí sản xuất, phân loại và đối tượng chi phí sản xuất 54
1.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất ảnh hưởng đến xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 54
1.2. Phân loại chi phí sản xuất 56
1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 58
2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 61
3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 70
4. Kế toán chi phí sản xuất chung 79
5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ở công ty cổ phần lâm sản Nam Định. 92
6. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 94
7. Tính giá thành sản phẩm hàng hoá 95
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH 101
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 101
1. Những ưu điểm 101
1.1. Về công tác bộ tổ chức máy kế toán 101
1.2. Về tổ chức hệ thống tài khoản và hệ thống sổ kế toán 102
1.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng 103
1.4. Về việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 103
2. Những vấn đề còn tồn tại 104
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH 106
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 106
2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lâm sản Nam Định 107
2.1. Về việc áp dụng phần mềm kế toán máy vi tính trong công tác kế toán 107
2.2. Về việc hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 107
2.3. Về việc hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 108
2.4. Về việc hoàn thiện chi phí sản xuất chung 109
2.5. Về việc hạch toán chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng 111
2.6. Kiến nghị về biện pháp hạ giá thành sản phẩm 111
118 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lâm sản Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong điều lệ công ty.
* Các phó giám đốc:
Là người giúp đỡ giám đốc thực hiện việc quản lý và điều hành các hoạt động của công ty phù hợp với sự phân công uỷ nhiệm của giám đốc công ty.
* Phòng thị trường:
Phòng này trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất như tìm kiếm nguyên, vật liệu, thiết kế mẫu mã, lập dự toán nguyên, vật liệu để thi công sản xuất và trực tiếp xem xét về mặt kỹ thuật của các sản phẩm theo đúng quy cách, chủng loại.
Tìm hiểu thị trường tiêu thụ, quan hệ giao dịch với khách hàng, theo dõi hợp đồng bán hàng hóa.
* Phòng điều hành sản xuất:
Phòng này có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất trong công ty, chịu trách nhiệm trước phó giám đốc điều hành sản xuất về hoạt động sản xuất của các xí nghiệp.
* Phòng vật tư:
Phòng này có nhiệm vụ theo dõi, quản lý tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
* Phòng tổ chức hành chính:
Phòng này có nhiệm vụ quản lý nhân sự trong toàn công ty; tuyển chọn; bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Bồi dưỡng đào tạo cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện công tác xét duyệt khen thưởng, kỷ luật.
- Cung cấp bảo quản tài liệu, công tác văn thư lưu trữ.
* Phòng tài chính kế toán:
Phòng này có nhiệm vụ theo dõi quản lý hoạt động tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và cơ quan chức năng về chế độ kế toán được áp dụng.
- Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty đồng thời lập các báo cáo tài chính theo chế độ quy định.
- Cung cấp thông tin về tài chính và luân chuyển vốn của công ty cho giám đốc, kiến nghị và tham mưu tích cực về những vấn đề tài chính, nguồn vốn của công ty.
* Phòng kinh doanh:
Phòng này có nhiệm vụ khai thác các nguồn gỗ nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, chịu trách nhiệm trước phó giám đốc kinh doanh về hiệu quả kinh doanh đối với từng lô hàng.
* Các xí nghiệp sản xuất:
Có nhiệm vụ sản xuất theo các kế hoạch sản xuất được phân công cho xí nghiệp mình.
2.3.Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công ty
Qua tìm hiểu chức năng của từng bộ phận có thể thấy được sự thông nhất trong quá trình điều hành quản lý sản xuất kinh doanh của công ty từ khâu khảo sát thị trường tìm kiếm đơn đặt hàng của phòng thị trường, căn cứ vào đó phòng điều hành sản xuất sẽ tính toán lượng nguyên vật liệu cần dùng. Phòng kinh doanh sẽ tiến hành thu mua những loại nguyên vật liệu cần dùng và nhập kho nguyên vật liệu. Phòng điều hành sản xuất sẽ chỉ đạo phòng vật tư xuất kho để phục vụ sản xuất. Sau đó, các xưởng sẽ tiến hành sản xuất theo kế hoạch. Phòng kế toán sẽ theo dõi quá trình đó về mặt giá trị từ đó thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và tham mưu cho nhà quản lý. Như vậy quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty là một khâu khép kín có sự tham gia, phối hợp của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả kinh doanh một cách tốt nhất.
3. Một số chỉ tiêu kinh tế trong những năm gần đây
Phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, chủ động đề ra các giải pháp hợp lý để phấn đấu vươn lên để đạt những thành tích sau:
3.1. Doanh thu
Đơn vị: 1000đ
2003
2004
2005
2006
2007
17.537.267
61.276.481
82.453.589
92.375.975
113.796.148
3.2.Doanh thu xuất khẩu
Đơn vị: USD
2003
2004
2005
2006
2007
370.976,69
439.174,35
528.769,55
1.748.528
3.015.862
3.3.Giá trị tài sản cố định bình quân trong năm
Phản ánh theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
-Nguyên giá
- Giá trị còn lại
8.584.601
5.893.580
10.203.806
7.005.213
13.248.876
9.095.744
15.016.125
11.682.071
15.749.520
12.185.569
3.4.Vốn lưu động bình quân trong năm
Đơn vị: 1000đ
2003
2004
2005
2006
2007
19.893.668
23.645.961
30.702.507
39.432.604
41.132.149
3.5. Lợi nhuận
Đơn vị: 1000đ
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
LN trước thuế
843.000
1.002.000
1.301.000
1.671.000
1.743.000
Thuế TNDN
236.040
280.560
364.280
467.880
488.040
LN sau thuế
606.960
721.440
936.720
1.203.120
1.254.960
3.6. Số lao động bình quân trong năm và thu nhập trung bình của người lao động
Năm
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
Số lao động bq
Người
284
339
397
405
442
Thu nhập bình quân
đ/người/tháng
930.000
1.000.000
1.150.000
1.350.000
1.500.000
4. Đặc điểm tổ chức kế toán
4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của công ty nên hiện nay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Điều này thể hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty đều được thực hiện tài phòng tài chính kế toán. Ở các phân xương không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tập trung của công ty để tiến hành ghi chép và lập các báo cáo liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Lâm sản Nam định được mô tả ở sơ đồ sau
SƠ ĐỒ 4.1
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế ton tổng hợp kiêm kế toán công nợ và thuế
Kế toán tiền lương kiêm kế toán TSCĐ
Kế toán NVL, tập hợp chi phí và tính giá thành
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung dưới sự phân công và chịu trách nhiệm của kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Phụ trách toàn bộ công tác kế toán của công ty. Chỉ đạo kiểm tra công tác kế toán của các kế toán viên. Ký duyệt các chứng từ sổ sách. Hàng tháng, quý có trách nhiệm lập báo cáo, duyệt báo cáo đồng thời chịu trách nhiệm với giám đốc và cơ quan nhà nước về thông tin kinh tế do mình cung cấp.
- Kế toán nguyên vật liệu, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi phân loại chi phí sản xuất, tính giá thành các loại sản phẩm do công ty sản xuất. Đồng thời ghi chép phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu, công cụ, dụng cụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo cho kế toán trưởng cũng như giải trình cho giám đốc về tình hình tập hợp chi phí cũng như công tác tính giá thành cho sản phẩm.
- Kế toán tiền lương kiêm kế toán tài sản cố định: Hàng tháng có trách nhiệm tính lương cho toàn bộ các cán bộ công nhân viên và công nhân trong công ty. Cuối quý, tháng tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,… Đồng thời có trách nhiệm tính và phân bổ khấu hao cho các tài sản cố định, tình hình tăng, giảm và thanh lý tài sản cố định của công ty.
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán công nợ và thuế: Chịu trách nhiệm về việc theo dõi toàn bộ công tác kế toán của công ty cùng với kế toán trưởng. Theo dõi tình hình thanh toán, vay, nợ của công ty với khách hàng cũng như của khách hàng với công ty. Đồng thời có trách nhiệm lập các báo cáo về thuế và tình hình nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm tiến hành nhập xuất quỹ căn cứ vào các chứng từ thu chi hợp lệ.
Phòng kế toán có 5 người, mỗi người giữ một chức năng riêng nhưng lại được thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau.
4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp là hình thức Nhật ký chung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh theo thứ tự thời gian vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung , lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ Nhật ký được chuyển vào sổ cái ít nhất hai tài khoản có liên quan.
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải cung cấp các thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời nên sang năm 2006 công ty đã áp dụng tin học vào trong kế toán, đó là phần mềm kế toán MISA-SME Vesion 7.5 R3.
Chứng từ
kế toán
- BCTC
- BC kế toán quản trị
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Phần mềm kế toán máy vi tính
Sổ kế toán
(Sổ tổng hợp, sổ chi tiết)
Theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ghi chép theo hình thức Nhật ký chung khi áp dụng phần mềm kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
1) Căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
2) Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (Cộng sổ) tự động lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
4.3. Các chế độ và phương pháp kế toán đang áp dụng tại đơn vị
* Chế độ kế toán áp dụng:
Ngày 20/03/2006, Bộ Tài Chính đã ban hành QĐ số 15/2006/QĐ-BTC thay thế QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp theo chế độ kế toán 1141 và các thông tư chuẩn mực kế toán khác. Và hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán này.
* Phương pháp tính giá hàng xuất kho:
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Công ty đang áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Phương pháp khấu hao:
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
* Niên độ kế toán:
Áp dụng theo năm trùng với năm dương lịch (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm).
* Phương pháp tính thuế GTGT:
Phương pháp khấu trừ
* Kỳ kế toán:
Áp dụng theo tháng, bên cạnh đó cũng sử dụng kỳ kế toán theo quý (khi phải lập báo cáo theo luật định).
Theo quy định chung, báo cáo tài chính của công ty bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản lý, công ty còn lập báo cáo quỹ, báo cáo công nợ, báo cáo tổng hợp tồn kho, …
* Đơn vị tiền tệ:
Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (VNĐ).
II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
1. Đặc điểm tổ chức, quản lý chi phí sản xuất, phân loại và đối tượng chi phí sản xuất
1.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất ảnh hưởng đến xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
Công ty có ba xí nghiệp sản xuất: Xí nghiệp chế biến lâm sản Nam Định, Xí nghiệp chế biến gỗ Hòa Xá và Xí nghiệp chế biến gỗ Trình Xuyên. Mỗi xí nghiệp có bốn tổ sản xuất và một tổ phục vụ, các xí nghiệp đều được thống nhất từ trên công ty thực hiện theo nguyên tắc tham mưu, lấy tổ sản xuất làm đơn vị khép kín. Như vậy, công nghệ sản xuất hoàn toàn khép kín, độc lập và giống nhau trong mỗi đơn vị trực thuộc.
Quy trình công nghệ của công ty được bố trí theo dây chuyền chế biến qua các tổ sản xuất từ tổ phục vụ tiếp nhận gỗ nguyên liệu chính qua sơ chế ra quy cách của sản phẩm đưa vào lò sấy, sau đó qua tổ mộc máy tới tổ mộc tay rồi chuyển qua hoàn thiện và cuối cùng là bộ phận cuối kiểm tra chất lượng sản phẩm.
SƠ ĐỒ 1.1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
Tổ
mộc máy
Tổ
mộc tay
Tổ hoàn thiện
K.C.S
sản phẩm
Tổ
phục vụ
Nhập kho
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền: Các công đoạn sản xuất
- Công đoạn 1: Tổ phục vụ tiếp nhận nguyên, vật liệu chính là gỗ tròn (Gỗ rừng trồng 100% bao gồm gỗ keo, gỗ thông) mua từ khách hàng, qua công đoạn xẻ xơ chế bằng máy cưa vòng đẩy sang công đoạn xẻ phôi bằng các máy cưa đĩa sau đó đưa vào lò sấy hơi nước, thời gian sấy từ 7 đến 10 ngày mới đảm bảo đủ độ ẩm cho phép.
- Công đoạn 2: Tổ mộc máy tiếp nhận gỗ đã được sấy lần lượt qua các máy từ pha cắt chi tiết đến bào thảm, cắt mộng, trà nhám hoàn chỉnh các chi tiết sản phẩm.
- Công đoạn 3: Tổ mộc tay (tổ lắp ráp) tiếp nhận các chi tiết sản phẩm đã hoàn chỉnh từ tổ mộc máy để lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
- Công đoạn 4: Tổ hoàn thiện tiếp nhận các sản phẩm đã được lắp ráp hoàn chỉnh, lau chuốt lại lần cuối cùng để đóng vào bao bì bảo quản.
- Công đoạn 5: Bộ phận cuối kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng hàng vào hộp để nhập kho thành phẩm.
Mỗi xí nghiệp của công ty được chuyên môn hoá về mặt hàng sản xuất.
+ Xí nghiệp Nam Định: giá để tạp chí, ván ghép thanh loại A, ván ghép thanh loại B,…
+ Xí nghiệp Hoà Xá: Các loại bàn ghế xuất khẩu sang thị trường Châu Âu như sản phẩm Platta, sản phẩm bàn Applaro lá rơi,….
+ Xí nghiệp Trình Xuyên: Nhóm mặt hàng tiêu thụ trong nước: bàn ghế học sinh,….
Khi doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng, phòng điều hành sản xuất sẽ xác định đơn hàng đó gồm những mặt hàng gì (thông thường đơn hàng công ty kí kết với các khách hàng chỉ chuyên về một mặt hàng nhất định). Sau đó phòng điều hành sản xuất sẽ lên kế hoạch sản xuất giao cho xí nghiệp chuyên sản xuất loại mặt hàng đó chuẩn bị sản xuất.
Theo nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã có những dây chuyền sản xuất mới, hiện đại. Bằng khả năng của mình, nhằm ổn định sản xuất và ngày càng phát triển vững chắc, các sản phẩm của công ty sản xuất là các đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn mẫu mã chính xác. Vì vậy việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của công ty, giúp công ty tính toán chính xác số chi phí tiêu hao trong một giá trị sản phẩm sản xuất.
Với khối lượng nghiệp vụ phát sinh mỗi kỳ hạch toán tương đối ổn định theo từng đơn hàng, bộ phận kế toán của công ty đã sử dụng phương pháp hạch toán chi phí trực tiếp vào sản phẩm.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
* Phân loại theo khoản mục chi phí
Để phục vụ cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất ở công ty được phân loại theo khoản mục chi phí (theo mục đích và công dụng của chi phí).
DANH SÁCH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
Mã
Diễn giải
VatLieu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
NhanCong
Chi phí nhân công trực tiếp
Chung
Chi phí sản xuất chung
Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính là các loại gỗ, chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm các loại keo: keo ghép dọc 3396, keo ghép ngang 1980, cứng keo 1993,…; các loại sơn: Sơn lót, sơn màu,…; xăng, dầu, ….. được tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp độc hại, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tai phân xưởng như tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương, chi phí vật tư, chi phí khấu hao tài sản cố định, các khoản chi phí dịch vụ như điện, điện thoại, nước,…..
Các khoản chi phí này chỉ bao gồm chi phí sản xuất
* Phân loại theo yếu tố chi phí
Ngoài ra để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa diểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố.
- Yếu tố nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, nhiên liệu,… mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố lương và các khoản trích theo lương:phản ánh toàn bộ số tiền lương, các khoản phục cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh như khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện, nhà cửa,…
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả về các loại dịch vụ từ bên ngoài: tiền điện, nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các khoản chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Các yếu tố chi phí này bao gồm cả chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Công ty sản xuất nhiều đơn hàng một lúc nên kế toán căn cứ đơn đặt hàng để khai báo theo từng công việc cụ thể trên phần mềm để tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo từng đơn hàng.
Do công ty sản xuất nhiều nhóm sản phẩm mà mỗi nhóm sản phẩm lại có quy trình công nghệ khác nhau. Tuy nhiên phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng nhóm sản phẩm đều giống nhau vì vậy trong nội dung chuyên đề này em xin được trình bày phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành của Đơn đặt hàng Sản phẩm Platta và Đơn đặt hàng Sản phẩm bàn Applaro lá rơi được làm từ gỗ keo xẻ và xuất khẩu theo đơn hàng cho khách hàng Châu Âu được sản xuất tại Xí nghiệp chế biến gỗ Hoà Xá.
Khi nhận được đơn hàng, phòng điều hành sản xuất sẽ tiến hành lập kế hoạch sản xuất căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cho một đơn vị sản phẩm và bảng đơn giá nhân công.
Biểu 1: Kế hoạch sản xuất sản phẩm Platta
KÊ HOẠCH SẢN XUẤT
M: 01
Số 08/02HX
- Tên sản phẩm: Sản phẩm Platta
- Đơn vị sản xuất: XNCB Gỗ Hoà Xá
- Khối lượng sản phẩm:
Kích thước: L450 x B450 x H24,mm = 11.328 Chiếc.
Ngày bắt đầu sản xuất: Ngày 05 tháng 01 năm 2008
Ngày xuất hàng: Ngày 02 tháng 03 năm 2008
I. Yêu cầu kỹ thuật:
- Sản phẩm có độ ẩm < 14%
- Yêu cầu sản xuất theo bản vẽ, mẫu, bảng kê chi tiết, đang lưu tại xí nghiệp
- Chấp hành đúng sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật công ty.
- Chấp hành đúng quy trình công nghệ về sử dụng nguyên vật liệu và thiết bị
- Sản phẩm cho phép gỗ giác, mốc, mắt chiết < 10mm
- Sản phẩm hoàn thiện nhẵn phẳng, đều màu, mối ráp đinh đế và nan kín khít chắc chắn, không cong vênh, dập nứt các góc cạnh phải vuông, đường vê, vát cạnh phải đều nhau, chám trít phải đều màu nhưng không cho phép trám chít góc cạnh
- Bao bì đóng gói chắc chắn, sạch sẽ đảm bảo theo tiêu chuẩn IKEA
II. Định mức nguyên vật liệu + tiền lương
1. Nguyên vật liệu chính: Gỗ keo xẻ: 68,60 m3
2. Tỷ lệ thu hồi: 2,1
3. Sản phẩm thu hồi: 33,665 m3
4. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất hoàn thiện:
- Nhân công chọn gỗ, tận dụng gỗ:
11.328 chiếc x 200 đ/chiếc = 2.265.600 đồng
- Sản xuất hoàn thiện phần máy:
11.328 chiếc x 2.200 đ/chiếc = 24.921.600 đồng
- Nhân công trà nhám, lau dầu, hoàn thiện:
11.328 chiếc x 600 đ/chiếc = 6.796.800 đồng
III. Thưởng phạt theo quy định
Ngày 02 tháng 01 năm 2008
Người giao KH PGĐPTSX Đơn vị nhận KH Người lập
Biểu 2: Kế hoạch sản xuất sản phẩm Applaro lá rơi
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
M: 01
Số 08/HX12
- Tên sản phẩm: Bàn Applaro lá rơi
- Đơn vị sản xuất: XNCB Gỗ Hoà Xá
- Khối lượng sản phẩm:
Kích thước: L2.600 x B 780 x H 716 mm = 2.800 chiếc
Ngày bắt đầu sản xuất: Ngày 12 tháng 2 năm 2008
Ngày xuất hàng: Ngày 20 tháng 03 năm 2008
I. Yêu cầu kỹ thuật:
- Sản phẩm có độ ẩm < 14%
- Yêu cầu sản xuất theo bản vẽ, mẫu, bảng kê chi tiết, đang lưu tại xí nghiệp
- Chấp hành đúng sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật công ty.
- Chấp hành đúng quy trình công nghệ về sử dụng nguyên vật liệu và thiết bị
- Sản phẩm hoàn thiện nhẵn phẳng, đều màu, mộng mòi kín khít chắc chắn, không cong vênh, dập nứt các góc cạnh phải vuông, đường vê R các cạnh phải đều nhau.
- Bao bì đóng gói chắc chắn, sạch sẽ đảm bảo theo tiêu chuẩn IKEA
II. Định mức nguyên vật liệu + tiền lương
1. Nguyên vật liệu chính: Gỗ keo xẻ: 299,60 m3
2. Tỷ lệ thu hồi: 2,0
3. Sản phẩm thu hồi: 149,80 m3
4. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất:
- Nhân công chọn phôi, sản xuất hoàn thiện phần máy:
2.800 chiếc x 33.000 đ/chiếc = 92.400.000 đồng
- Nhân công lắp ráp phụ kiênh, trà nhám, lau dầu, hoàn thiện, đóng gói:
2.800 chiếc x 17.000 đ/chiếc = 47.600.000 đồng
III. Thưởng phạt theo quy định
Ngày 10 tháng 02 năm 2008
Người giao KH PGĐPTSX Đơn vị nhận KH Người lập
2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: nguyên vật liệu chính là gỗ keo xẻ; nguyên vật liệu phụ bao gồm keo ghép dọc 3396, keo ghép ngang 1980, cứng keo 1993, dầu gỗ 7.2, dầu gỗ 7.3, đinh ghim, đinh bắn.
Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán nên tất cả các loại nguyên vật liệu đều được mã hoá và có danh mục nguyên vật liệu như sau:
DANH MỤC NGUYÊN VẬT LIỆU
Mã NVL
Tên nguyên vật liệu
Số lượng tồn
Đơn vị
Loại
Nhóm
15201
Gỗ lim xẻ
1,086
m3
NVL
NVL chính
…….
15225
Gỗ keo xẻ tận dụng 1.7cm (Platta)
167,611
m3
NVL
NVL chính
15226
Gỗ keo xẻ theo quy cách
302,080
m3
NVL
NVL chính
………….
152.037
Keo SYUTEKO 1980
266,000
kg
NVL
NVL phụ
152.038
Keo SYUTEKO 3396
2.200,000
kg
NVL
NVL phụ
…………..
152.048
Cứng keo 1993
815,000
kg
NVL
NVL phụ
………..
152.051
Dầu gỗ Đan Mạch 7.2
835,000
lít
NVL
NVL phụ
152.052
Dầu gỗ Đan Mạch 7.3
1.125,000
lít
NVL
NVL phụ
……………….
152.204
Đinh bắn J149
677
hộp
NVL
NVL phụ
152.205
Phụ kiện bàn lá rơi
3.664
bộ
NVL
NVL phụ
………………….
Chi phí nguyên vật liệu được theo dõi song song giữa kế toán vật tư với kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.
Kế toán nguyên vật liệu tiến hành ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn kho các loại nguyên vật liệu và lập báo cao tổng hợp hàng tồn kho vào cuối tháng.
* Thủ tục chứng từ:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp dựa tên các chứng từ gốc: Kế hoạch sản xuất, Kế hoạch cấp vật tư, Giấy đề nghị cấp vật tư, Phiếu xuất kho.
Doanh nghiệp áp dụng định mức nguyên vật liệu được xuất kho cho sản xuất. Khi nhận được kế hoạch sản xuất của đơn hàng, căn cứ định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất, phòng điều hành sản xuất sẽ tính toán số lượng nguyên vật cần sử dụng cho đơn đặt hàng và lên kế hoạch cấp vật tư. Phòng vật tư sẽ tiến hành thu mua nếu số lượng nguyên vật liệu tồn kho không đủ để xuất dùng cho sản xuất đơn hàng. Trên nhu cầu thực tế nhân viên thống kê tại Xí nghiệp viết giấy đề nghị cấp vật tư là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Cụ thể như sau:
Biểu 3: Kế hoạch cấp vật tư sản phẩm Platta
KẾ HOẠCH CẤP VẬT TƯ
Số 08/02HX
- Tên sản phẩm: Sản phẩm Platta
- Đơn vị sản xuất: XNCB Gỗ Hoà Xá
- Khối lượng sản phẩm:
Kích thước: L450 x B450 x H24,mm = 11.328 Chiếc.
Ngày bắt đầu sản xuất: Ngày 05 tháng 01 năm 2008
Ngày xuất hàng: Ngày 02 tháng 03 năm 2008
TT
Nội dung
ĐVT
ĐM - KH
Số lượng
Tổngcộng
1
Gỗ keo xẻ
m3
2,1
33,665
68,60
2
Keo ghép 3396
Kg
0,0086
11.328 cái
97
3
Dầu lau
lít
0.053
11.328 cái
600
4
Đinh ghim
Hộp
108 cái/sp
11.328 cái
247
5
Tem mã vạch
Chiếc
11.328
6
Tem Vàng
Chiếc
48
7
Màng chít, dây đai, khoá nhựa,… cấp thực tế
Ngày 02 tháng 01 năm 2008
Người giao KH PGĐ PTSX Đơn vị nhận KH Người lập
Biểu 4: Kế hoạch cấp vật tư sản phẩm bàn Applaro lá rơi
KẾ HOẠCH CẤP VẬT TƯ
Số 08/12HX
- Tên sản phẩm: Sản phẩm bàn Applaro lá rơi
- Đơn vị sản xuất: XN CB Gỗ Hoà Xá
- Khối lượng sản phẩm
Kích thước: L2.600 x B 780 x H 716 mm = 2.800 chiếc
Ngày bắt đầu sản xuất: Ngày 12 tháng 02 năm 2008
Ngày xuất hàng: Ngày 20 tháng 03 năm 2008
TT
Nội dung
ĐVT
ĐM - KH
Số lượng
Tổng cộng
1
Gỗ keo xẻ
m3
2,0
149,80
299,60
2
Keo ghép 3396
kg
0.07
2.800 cái
196
3
Keo ghép 1984
kg
0,0213
2.800 cái
60
4
Cứng keo 1993
kg
14%
8
5
Dầu lau
kg
0,2386kg/cái
2.800 cái
668
6
Phụ kiện
Bộ
2.800
7
Tem mã vạch
Chiếc
2.800
8
Bao bì
Bộ
2.800
9
Pallet
Chiếc
220
10
Màng chít, dây đai, khoá nhựa, băng keo,… cấp thực tế.
Ngày 10 tháng 02 năm 2008
Người giao KH PGĐ PTSX Đơn vị nhận KH Người lập
* Tài khoản sử dụng
- Để tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp".
- Tài khoản này được mở chi tiết theo xí nghiệp sản xuất. TK 6212 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp XN Hoà Xá".
- Kết cấu tài khoản 621:
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
Bên Có: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
Kết chuyển CPNVLTT sang tài khoản "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tính giá thành sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36726.doc