LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
I. Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.3
1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất.3
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất.3
1.2. Phân loại chi phí sản xuất.3
2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm.5
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.5
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.5
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.6
II. Đối tượng, phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1. Đối tượng, phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.6
1.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.6
1.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất.7
2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm.9
2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.9
2.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm.9
2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.9
2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.10
Chương II: Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May Thăng Long.
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần May Thăng Long.13
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long.13
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.15
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.16
II. Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May Thăng Long.
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần May Thăng Long.17
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.17
1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.17
1.3. Chứng từ kế toán liện quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.18
1.4. Hệ thống tài khoản vận dụng để tập hợp chi phí sản xuất.18
1.5. Đặc điểm các khoản mục chi phí sản xuất.18
1.5.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVLTT.19
1.5.2. kế toán tập hợp chi phí NCTT.21
1.5.3. kế toán tập hợp chi phí SXC.24
1.6. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty.26
1.7. Đánh giá sản phẩm làm dở.26
2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May Thăng Long.27
2.1. Đối tượng tính giá thành.27
2.2. Kỳ tính giá thành.27
2.3 Phương pháp tính giá thành.27
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long.
1. Nhận xét chung.28
2. Những ưu điểm cơ bản.28
3. Những hạn chế cần hoàn thiện.30
4. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May Thăng Long.31
KẾT LUẬN
59 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả trong nước và xuất khẩu để đạt được thành tựu vượt bậc.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt của khách hàng.
Công ty phải đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định luật pháp thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
Xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của mình, trong hơn 45 năm qua, Thaloga luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch trong nước và quốc tế. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được ổn định và nâng cao.
3. Đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty cổ phần May Thăng Long.
3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.
Công ty May Thăng Long tổ chức quản lý theo kiểu chức năng trực tuyến là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc điều hành ra những quyết định đúng đắn có lợi cho công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( Phụ lục số 08)
3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau.
Một quy trình công nghệ được thực hiện như sau:
Nguyên liệu chính là vải, được nhận về từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại mà phòng kỹ thuật chất lượng đã yêu cầu theo từng mã hàng vải được đưa vào nhà cắt, tại nhà cắt vải được trải đặt màu, cắt phá, cắt gọt, đánh số và cắt thành bán thành phẩm. Sau đó thì nhập kho và chuyển cho các bộ phận may trong xí nghiệp.
ở các tổ may được chia thành nhiều công đoạn: May thân, may tay, may cổ… tổ chức thành dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Đối với những sản phẩm cần mài thì may xong sẽ được đưa vào giặt, tẩy mài.
Sản phẩm sau khi qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh chuyển xuống bộ phận là, đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được tóm tắt ở sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ( Phụ lục số 09)
3.3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty.
3.3.1. Đặc điểm về bộ máy của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kế toán, ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác giúp ban lãnh đạo của công ty ra các quyết định đúng đắn.
Mỗi nhân viên kế toán được giao nhiệm vụ thực hiện một phần kế toán khác nhau. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ( Phụ lục số 10)
3.3.2. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán tại công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SXKD của công ty, công tác kế toán giữ vai trò quan trọng thực hiện chức năng kế toán của mình. Công tác kế toán của công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quy trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán.
Hiện nay công ty đang áp dụng:
+ Hình thức tổ chức kế toán: áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
+ Niên độ kế toán: áp dụng hàng năm bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 và kỳ kế toán áp dụng theo tháng.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho công ty áp dụng: Phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Đối với vật liệu xuất kho khi xác định giá trị công ty áp dụng phương pháp đơn giá bình quân.
+ Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ (Phụ lục số 11)
II.tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long.
1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần May Thăng Long.
1.1Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục và tính đa dạng chủng loại, sản phẩm may mặc của công ty lại được thừa nhận theo từng mã hàng nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất hiện nay của công ty là sản phẩm của từng giai đoạn công nghệ sản xuất, từng xí nghiệp chi tiết cho từng nhóm sản phẩm.
1.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Công ty cổ phần May Thăng Long tập hợp sản xuất và tính giá thành sản phẩm phương pháp kê khai thờng xuyên. Phương pháp này theo dõi liên tục tình hình xuất nhập nguyên vật liệu, hàng hoá, sản phẩm dở dang sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ xuất nhập.
1.3.Chứng từ kế toán liên quan đến kế toán tập hợp CPSX tại công ty.
Chứng từ phản ánh CPNVLTT gồm:
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bảng phân bổ chi phí trả trước.
Chứng từ phản ánh CPNCTT gồm:
Bảng chấm công, bảng thanh toán lương.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chứng từ phản ánh CPSXC gồm:
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí khấu hao TSCĐ như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Hoá đơn mua hàng.
Phiếu chi và các chứng từ liên quan khác.
1.4.Hệ thống TK vận dụng để tập hợp chi phí sản xuất.
Hệ thống TK tổng hợp tại Công ty cổ phần May Thăng Long được kế toán sử dụng khi tập hợp chi phí sản xuất gồm:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 621: Chi phí NVLTT
TK 622: Chi phí NCTT
TK 627: Chi phí SXC
TK 152: Nguyên vật liệu
TK 153: Công cụ dụng cụ
TK 334: Lương công nhân viên
TK 338: Các khoản trích theo lương
Và một số tài khoản khác có liên quan.
1.5.Đặc điểm các khoản mục chi phí sản xuất.
Các khoản mục chi phí sản xuất ở công ty may Thăng Long bao gồm 3 khoản mục chính:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và phế liệu thu hồi.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tiền lương và bảo hiểm xã hội của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
1.5.1.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí giá thành. Trong công ty chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán vào từng đối tượng sử dụng từng loại vải, xốp, bông…và áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 621 và được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
+TK 621.1 – chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
+TK 621.2 – chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp.
a)Đối với nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho kiêm phiếu vận chuyển nội bộ và các báo cáo các xí nghiệp gửi lên như: Báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, báo cáo chế biến, báo cáo hàng hoá ở xí nghiệp. Đồng thời kế toán sử dụng TK 621.1 – chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp có chi tiết cho từng xí nghiệp sau đó lại chi tiết cho từng mã hàng.
Hàng ngày nhân viên thống kê tại xí nghiệp sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để lập các báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu, báo cáo chế biến và báo cáo hàng hoá. Cuối tháng các báo cáo này được gửi lên bộ phận kế toán nguyên vật liệu ở phòng kế toán.
Cuối mỗi quý, kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập báo cáo nguyên liệu của từng xí nghiệp và bảng tổng hợp nguyên liệu.
VD: Với đơn đặt hàng 900 chiếc áo sơ mi hãng J&Y mã hàng SD-04 của xí nghiệp 2. Vậy để sản xuất lô hàng trên cần vải chính 2116(m) giá 26.769đ vậy để phản ánh giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 621 (vải chính) 2116 x 26.769 = 56.643.204đ
Có TK 152 56.643.204đ
Xem phiếu xuất kho (Phụ lục số 12)
b)Đối với vật liệu phụ trực tiếp.
Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may nhưng là vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm. Vật liệu phụ được sử dụng ở công ty khá đa dạng và nhiều chủng loại như: chỉ, cúc, khuy, nhãn mác.
Chi phí vận chuyển vật liệu phụ của hàng gia công được theo dõi chi tiết vật liệu theo từng đơn đặt hàng và được phân bổ căn cứ vào sản lượng quy đổi của sản phẩm hoàn thành nhập kho.
x
Sản lượng hoàn thành quy đổi của mã hàng i
Tổng chi phí vận chuyển của đơn đặt hàng i
Sản lượng đặt hàng quy đổi
=
Chi phí vận chuyển vật liệu của mã hàng i
Để tập hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp phát sinh trong kỳ kế toán công ty sử dụng tài khoản 621.2- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, TK 152.2- Nguyên vật liệu phụ đồng thời mở các sổ chi tiết vật liệu phụ.
Với VD trên để sản xuất 900 áo sơ mi công ty cần nguyên vật liệu phụ là 50 hộp chỉ giá 25.000đ/hộp và 50 hộp cúc giá 25.000đ/hộp
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 621.2(chỉ)50 hộp x 25.000=1.250.000đ
Có TK 152 1.250.000đ
Nợ TK 621.2(cúc)50 hộp x 25.000=1.250.000đ
Có TK 152 1.250.000đ
Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí NVLTT sang TK 154
Nợ TK 154 59.143.204đ
Có TK 621 59.143.204đ
Như vậy, tổng CPNVLTT của mã sản phẩm SD-04 là: 59.143.204đ và được tập hợp trên Bảng tổng hợp xuất NVL (Phụ lục số13)
1.5.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty cổ phần may Thăng Long bao gồm: Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm ở các xí nghiệp, phân xưởng, tổ đội và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận công nhân này. Ngoài khoản lương chính được hưởng thì mỗi công nhân trong tháng còn có thêm khoản lương phụ như thưởng năng suất, bổ sung, làm thêm giờ, tiền phụ cấp hoạt động công đoàn, tiền độc hại...Công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm. Theo hình thức này, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm đã hoàn thành đạt yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm đó.
Hàng ngày, nhân viên thống kê xí nghiệp theo dõi thời gian lao động và kết quả lao động của từng CNSX để ghi vào phiếu năng xuất lao động cá nhân và bảng chấm công.
Đơn giá tiền lương của từng công đoạn do phòng tổ chức lao động xây dựng dựa trên thiết kế dây chuyền từng mã sản phẩm.
VD: Để sản xuất 900 áo sơ mi sau khi ký hợp đồng, phòng tổ chức lao động xây dựng đơn giá lương cho mã hàng là 9500.
Đơn giá lương và sản lượng kế hoạch
Đơn giá hàng mã SD-04-J&Y
TK
Mã-VT
Tên SP
Sản lượng
đơn giá lương
1541
H007
áo sơ mi
900
9500
Cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp dựa vào bảng chấm công và các biên bản xác nhận hoàn thành công việc để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức sau:
Đơn giá tiền lương sản phẩm
x
Số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
=
Tiền lương CNSX tính theo sản phẩm
VD: Tính lương công nhân XN2
Lương anh Nguyễn Quang Dũng
Số lượng sản phẩm hoàn thành :26
Đơn giá tiền lương sản phẩm :26.500
Tiền lương :689.000đ
Lương chị Hoàng Khánh Vân
Số lượng sản phẩm hoàn thành :30
Đơn giá tiền lương sản phẩm :26.500
Tiền lương :689.000đ
Các khoản lương phụ khác như: Lương nghỉ phép, ốm, lễ, thưởng, được căn cứ vào hệ số lương cấp bậc đã quy định:
Lương cơ bản
Số ngày làm việc theo quy định (26 ngày)
=
Lương cấp bậc tính theo ngày
Lương cơ bản = Lương tối thiểu x Hệ số lương cấp bậc.
Sau khi đã tính lương, kế toán tiến hành trích theo lương các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNSX. Đây là khoản trích trên tiền lương cơ bản và lương thực tế của CNSX. Theo quy định hiện hành, các khoản trích theo lương phải nộp là 25%, trong đó 19% tiền BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào CPSX kinh doanh và 6% do CNV trong DN đóng góp, khấu trừ ngay khi tính lương cho CN viên đó. Trong đó:
BHXH trừ vào lương = Lương cơ bản x 5%
BHYT trừ vào lương = Lương cơ bản x 1%
Toàn bộ tiền lương của CNSX được ghi vào Bảng thanh toán lương của xí nghiệp. Trên cơ sở bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành phân bổ lương cho từng xí nghiệp, chi tiết theo từng mã sản phẩm vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho sản phẩm. Tiền lương và BHXH phân bổ cho từng mã sản phẩm theo lương sản phẩm của từng mã sản phẩm đó.
Lương sản phẩm của từng mã sản phẩm tại XN
Tổng lương sản phẩm của XN
Tiền lương (BHXH) phân bổ cho mã sản phẩm
Tổng tiền lương (BHXH) của CNSX tại XN
x
=
VD: T10/04, XN2 sản xuất hàng J&Y mã hàng SD-04. Căn cứ vào bảng thanh toán lương cho sản phẩm:
Tổng lương sản phẩm của XN2 :182.520.723đ
Tổng lương của CNSX tại XN2 :201.390.420đ
Tổng tiền BHXH của CNSX tại XN2 : 19.155.026đ
Tiền lương 8.550.000
phân bổ cho mã = x 201.390.420 = 9.433.932đ
sản phẩm SD-04 182.520.723
BHXH 8.550.000
phân bổ cho mã = x 19.155.026 = 897.298đ
sản phẩm SD-04 182.520.723
Tiền lương và BHXH cũng được tiến hành phân bổ như trên đối với các mã sản phẩm khác. Toàn bộ số liệu tính được thể hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục số 16).
Như vậy để sản xuất 900 áo sơ mi sau khi tính toán ta có chi phí nhân công trực tiếp kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 622 10.331.230đ
Có TK 334 9.433.932đ
Có TK 338 897.298đ
Cuối quý kết chuyển sang TK 154 Kế toán ghi:
Nợ TK 154 10.331.230đ
Có TK 622 10.331.230đ
1.5.3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung ở công ty cổ phần may Thăng Long là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho việc quản lý sản xuất trong phạm vi các xí nghiệp, phân xưởng, tổ đội sản xuất.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp tại phòng kế toán dựa trên các chứng từ gốc ban đầu như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho…và các bảng phân bổ do các bộ phận kế toán chi phí tiền lương, tài sản cố định chuyển sang.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 có mở chi tiết theo các tài khoản cấp 2: TK 627.1, TK 627.2, TK 627.3, TK 627.4, TK 627.7, TK 627.8. Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp các khoản chi phí phát sinh bên nợ TK 627 trừ đi số giảm chi nếu có được tập trung ở bên có tài khoản 154 để tính giá thành. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Phụ lục số 19) được lập vào cuối mỗi quý thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất chung mà công ty đã chi ra trong quí căn cứ vào sổ sách chứng từ liên quan và lập Sổ cái TK 627(Phụ lục số 20).
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ta có các chi phí phát sinh như sau:
Xuất nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất.
Nợ TK 627 12.900.000đ
Có TK 152.3 12.900.000đ
Phụ tùng xuất dùng cho sửa chữa TSCĐ ở xí nghiệp sản xuất.
Nợ TK 627 7.224.211đ
Có TK 152.4 7.224.211đ
Tiền điện thoại của các xí nghiệp sản xuất.
Nợ TK 627 415.000đ
Có TK 112.1 415.000đ
Tiền điện phải trả cho các xí nghiệp.
Nợ TK 627 12.040.000đ
Có TK 331 12.040.000đ
Lương của nhân viên xí nghiệp trong tháng.
Nợ TK 627 40.990.000đ
Có TK 334 40.990.000đ
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nợ TK 627 2.451.000đ
Có TK 338 2.451.000đ
Tiền cơm ca các tổ trong xí nghiệp.
Nợ TK 627 3.125.000đ
Có TK 111 3.125.000đ
Phân bổ dần máy dập cúc, bàn thùng.
Nợ TK 627 5.224.000đ
Có TK 142.2 5.224.000đ
Phân bổ công cụ, dụng cụ cho các xí nghiệp sản xuất.
Nợ TK 627 5.075.000đ
Có TK 153 5.075.000đ
Khấu hao TSCĐ phân bổ cho các xí nghiệp sản xuất.
Nợ TK 627 72.200.129đ
Có TK 214 72.200.129đ
Tiền nước cho xí nghiệp sản xuất.
Nợ TK 627 946.000đ
Có TK 111 946.000đ
Cuối tháng trên cơ sở chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng xí nghiệp, sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm theo công thức:
Mức phân bổ CPSXC Tổng CPSXC của xí nghiệp i Tiền lương
từng mã sản phẩm = x CNSX của
ở xí nghiệp i Tổng tiền lương CNSX của xí nghiệp i từng mã hàng
VD: CPSXC của toàn XN 2 phát sinh trong tháng 10-2004 được tập hợp trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung:
Tổng CPSXC của XN 2 là : 162.590.340đ
Tổng tiền lương CNSX của XN 2 là : 201.390.420đ
Tiền lương CNSX áo sơ mi : 9.433.932đ
Mức phân bổ CPSXC 162.590.340
cho mã sản phẩm = * 9.433.923 = 7.616.380đ
SD-04 201.390.420
Cuối quý kế toán kết chuyển TK 627 sang TK 154 kế toán ghi:
Nợ TK 154 7.616.380đ
Có TK 627 7.616.380đ
1.6.Tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty
Sau khi đã tập hợp các khoản mục chi phí (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC) cuối quí toàn bộ được tổng hợp lại để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Tại Công ty cổ phần May Thăng Long, việc tập hợp CPSX kinh doanh toàn công ty không được tập hợp vào nhật ký chứng từ số 7 mà toàn bộ CPSX được thể hiện trên Bảng kê chứng từ tài khoản 154 (Phụ lục số 21) (sổ cái TK 154 phụ lục số 22)
1.7.Đánh giá sản phẩm làm dở
Sản phẩm làm dở ở công ty bao gồm:
Dở dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ)
Dở dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong)
Dở dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là)
Dở dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng hòm)
Công ty áp dụng kỳ tính giá theo quí nên đủ thời gian cho đơn đặt hàng hoàn thành. Mặt khác công ty thực hiện chế độ khoán tiền lương nên đã khuyến khích công nhân nỗ lực sản xuất nhằm tạo ra số sản phẩm lớn nhất hoàn thành toàn bộ. Chính vì vậy sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty thường là không có hoặc có thì rất ít. Vì vậy công ty đã không tổ chức đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
2.Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May Thăng Long
2.1.Đối tượng tính giá thành
Do đặc điểm sản xuất của Công ty cổ phần May Thăng Long, sản phẩm may mặc được sản xuất theo từng mã sản phẩm. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm ở công ty được xác định là từng mã sản phẩm. Đơn vị tính giá được xác định là cái, bộ (quần áo).
2.2.Kỳ tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, chu kỳ sản xuất của sản phẩm nên kỳ tính giá thành sản phẩm của công ty được xác định là hàng tháng.
2.3Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá áp dụng ở công ty là phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Cuối tháng, căn cứ vào CPSX đã tập hợp được và báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau:
Tổng giá thành mã sản phẩm = Tổng CPSX trong kỳ của mã sản phẩm
Giá thành Tổng giá thành mã sản phẩm
đơn vị =
mã sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng mã SP
VD: Như vậy với mã sản phẩm SD-04, trong tháng 10-2004 nhập kho 900 sản phẩm, kế toán tính giá thành mã sản phẩm này như sau:
Nợ TK 154 : 77.090.814đ
Có TK 621 : 59.143.204đ
Có TK 622 : 10.331.230đ
Có TK 627 : 7.616.380đ
Vậy giá thành của 77.090.814
sản phẩm áo sơ mi= = 85.656,46đ
mã SD-04 900
Các mã sản phẩm khác tính tương tự như mã sản phẩm SD-04.Toàn bộ số liệu tính toán được ghi vào Bảng giá thành sản phẩm (Phụ lục số 23)
Chương III
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may Thăng Long.
1.Nhận xét chung
Công ty cổ phần May Thăng Long là một doanh nghiệp may xuất khẩu ra đời khá sớm trực thuộc tổng công ty may Việt Nam. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, mặc dù công ty đã gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn luôn kiên trì tìm mọi hướng phấn đấu đi lên, từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của công ty bộ máy kế toán của công ty cũng ngày càng hoàn thiện phù hợp hơn trong cơ chế thị trường.
Bộ máy kế toán của công ty đã là một công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhờ hệ thống thông tin tài chính được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp cho việc ra quyết định quản lý một cách phù hợp. Tuy nhiên công tác kế toán của công ty không tránh khỏi những tồn tại nhất định.
Qua thời gian thực tập tại công ty, được tiếp cận với thực tế sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, công tác tài chính ở công ty may Thăng Long với mong muốn hoàn thiện thêm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty, em xin mạnh dạn trình bày những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để từ đó đa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán.
2. Những ưu điểm cơ bản.
Nhìn chung công tác kế toán đã đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất và phát huy được vai trò cung cấp thông tin và kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty, công ty đã bố trí phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán của công ty lại gọn nhẹ, công việc được phân cấp hợp lý, khoa học từ nhân viên tại phòng kế toán đến các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp, tránh được hiện tượng chồng chéo trong công việc, nhờ đó các số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được xử lý kịp thời, đúng đắn tạo điều kiện cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác đầy đủ để lập báo cáo tài chính kịp thời.
Phòng kế toán công ty có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ có trình độ, có năng lực, nhiệt tình và trung thực đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của công ty.
Tại phòng kế toán của công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ và được kết hợp cùng tính toán trên máy tính.
Về hệ thống sổ sách, chứng từ, công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách chứng từ kế toán tương đối đầy đủ theo qui định của chế độ kế toán hiện hành và đảm bảo phù hợp hoạt động của công ty.
Trong quá trình hoạt động, kế toán ở công ty may Thăng Long đã tuân thủ và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những qui định về hạch toán kinh tế do bộ tài chính đã ban hành các chế độ kế toán mới vào điều kiện cụ thể của công ty.
Về công tác tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Công ty đã tập hợp khá đầy đủ các khoản mục chi phí. Công ty đã tập hợp chi phí theo từng mã hàng là rất hợp lý điều đó làm cho công tác tính giá thành được nhanh chóng hơn. Việc phân bổ các chi phí cho các sản phẩm được thực hiện chặt chẽ thông qua tiêu thức phân bổ hợp lý nhờ vậy giúp cho công tác tính giá thành được thuận lợi và chính xác.
Công ty đã xây dựng được một hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết từ bộ phận thống kê, hạch toán ở xí nghiệp cho đến phòng kế toán-tài vụ ở công ty. Nhờ đó, chi phí sản xuất mà đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp một cách chính xác hơn. Công ty đã tổ chức việc quản lý nguyên vật liệu về mặt số lượng theo một định mức xây dựng khá chi tiết từ trước khi sản xuất.
Việc thực hiện chế độ khoán lương theo sản phẩm đã khuyến khích các công nhân sản xuất trong xí nghiệp tăng cường và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động của từng xí nghiệp nói riêng và toàn công ty nói chung, hạn chế đến mức tối đa sản phẩm làm dở. Bán thành phẩm kỳ trước chuyển sang kỳ sau chỉ tính giá trị nguyên vật liệu đã được hạch toán chi tiết đến từng mã hàng, còn phần chi phí chế biến phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
3.Những hạn chế cần hoàn thiện.
Bên cạnh những uư điểm trên, công ty cổ phần may Thăng Long còn có những hạn chế nhất định tồn tại trong công tác kế toán nói chung cũng như trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau đây em xin trình bầy những hạn chế nhất định còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Về xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Hiện nay, đối tượng kế toán tập hợp chi phí của công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.Trong khi, công ty sản xuất nhiều mã hàng cùng một lúc, kế toán đã tiến hành tập hợp được chi phí theo từng xí nghiệp, cho nên xác định đối tượng như vậy thường làm giảm khả năng quản lý chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí.
Về phương pháp kế toán chi phí
Các khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có được theo dõi từng địa điểm phát sinh chi phí nhưng khi tính giá thành lại được tổng cộng trên toàn công ty rồi lại phân bổ cho từng mã hàng làm giảm tác dụng theo dõi chi tiết.
Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính tính vào giá thành, khi hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp bàn cắt thì đầu tấm, đầu nối thường được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp nhưng trong nhiều trường hợp, đầu tấm, đoạn nối, có thể sử dụng để may các chi tiết phụ của mã hàng khác. Nếu công ty hạch toán toàn bộ chi phí vật liệu chính vào sản phẩm đã hoàn thành thì giá thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành thực tế tiêu hao.
Kế toán công ty không tập hợp chi phí sản xuất chung để tính giá thành theo đối tượng từng xí nghiệp thành viên mà tập hợp trong toàn công ty vào cuối mỗi quí để tính giá thành bằng cách phân bổ cho mã hàng theo sản lượng qui đổi. Do vậy công ty không theo dõi được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung của mỗi xí nghiệp, từ đó có thể dẫn tới tình trạng giá thành cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36861.doc