Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển kỹ thuật xây dựng

Qua thực tế chứng minh hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vị trí tích cực trong việc quản lý, diều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, Kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp.

 Trong đó, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xây lắp. Hạch toán dúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm là cơ sở xác định đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí là điều kiện để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng quy mô phát triển xản xuất, từ đó mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh, tăng tích luỹ đảm bảo nâng cao đời sống của người lao động.

Chính vì vậy, trong quá trình học trên ghế nhà trường và qua thời gian thực tập tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, nhận được sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng Tài chính - Kế toán và sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Phùng Thị Lan Hương, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề của mình với đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng "cả về mặt lý luận và thực tiễn.

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển kỹ thuật xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm dở dang cuối kỳ . Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán . Sơ đồ 1.10-Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ) K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí máy thi công K/C chi phí sản xuất trực tiếp K/C chi phí NC trực tiếp TK627 TK623 TK622 TK621 TK631 TK632 K/C giá thành SPXL TK154 K/C CPSXKD dở dang đầu kỳ K/C CPSXKD dở dang Cuối kỳ V/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán gọn Khoán gọn là một hình thức quản lý mới trong các doanh nghiệp ở nước ta. Các đơn vị nhận khoán (xí nghiệp, đội, tổ … ) có thể nhận khoán gọn khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình giá nhận khoán gọn bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ thi công, chi phí chung. Phương thức khoản sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ, đợt thi công là phương thức quản lý thích hợp với cơ chế thị trường. Nó gắn với lợi ích vật chất của người lao động,tổ , đội với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình. Đồng thời mở rộng quyền tự chủ hạch toán kinh doanh, lựa chọn phương thức tổ chức lao động tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng của đội, tổ … Trong các doanh nghiệp áp dụng phương thức khoán gọn công trình hạng mục công trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành như sau: 1. Chứng từ kế toán . Ngoài các chứng từ về chi phí phát sinh được xác định theo chế dộ kế toán đã quy định, cần phải lập hợp đồng giao khoán, bên giao khoán và bên nhận khoán phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi hoàn thành công trình nhận khoán bàn giao, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng. 2. Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh quan hệ giữa các đơn vị nhận khoán về ứng tiền, vật tư, thanh toán các khoản phải thu, phải nộp, kế toán sử dụng tài khoản 136 - phải thu nội bộ, tài khoản 336 - phải trả nội bộ (các đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng) hoặc tài khoản 141-tạm ứng (với đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng). Ngoài ra trên cơ sở xác định chi phí giao khoán và chi phí ở đơn vị nhận khoán, kế toán ở từng đơn vị xác định tài khoản để tập hợp chi phí. 3. Phương pháp kế toán tại đơn vị giao khoán: 3.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ chức bộ máy kế toán riêng. Đơn vị giao khoán sử dụng tài khoản :141- tạm ứng (được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán) để phản ánh quan hệ nội bộ với đơn vị nhận khoán, đồng thời phải mở sổ theo giõi khối lượng xay lắp, giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình trong đó phản ánh theo cả giá thầu và giá giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, sử dụng máy, SXC) còn đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán, cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí. Trong đó CPNCTT cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán . Sơ đồ 1.11-Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại đơn vị giao khoán . TK152,153 111,112,3388 TK141 TK621,622 ,623,627 TK141 TK621,622 ,623,627 TK1331 TK111,112, 1388 Tạm ứng vật tư, vốn và bổ sung thiếu cho đv nhận khoán Quyết toán tạm ứng về GTKLXL ht bàn giao Thuế GTGT được khấu trừ Thu hồi số đã tạm ứng lớn hơn giá trị gk 3.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính. Kế toán tại đơn vị giao khoán sử dụng TK136 (2362 - phải thu về giá trị khối lượng giao khoán nội bộ) để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư , tiền , khấu hao TSCĐ….Cho các đơn vị nhận khoán nội bộ ,chi tiết theo từng đơn vị .Đồng thời TK này cũng sử dụng để phản ánh giá trị xây lắp hoàn thành nhận bàn giao từ các đơn vị nhận khoán nội bộ có phân cấp quản lý riêng TK này chỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán . Sơ đồ 1.12.Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng. TK111,112 153,331,214 136(1362) TK1541 TK1331 TK111,112, 334… Tạm ứng vật tư, vốn và Bổ sung số thiếu cho đv nhận khoán nội bộ nhận khoán Giá trị GK nội bộ Thuế GTGT được khấu trừ Thu hồi số đã tạm ứng lớn hơn giá trị gk Nhận KL XL GK HT 4. Phương pháp kế toán tại đơn vị nhận khoán Đơn vị nhận khoán nội bộ nếu không tổ chức bộ máy kế toán riêng và không được phân cấp quản lý tài chính thì cần phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì sử dụng TK 336(3362) phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán khối lượng xây lắp nội bộ với đơn vị giao khoán . Kế toán tại đơn vị nhận khoán có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp qua các TK 621, 622, 627 và TK 154 Sơ đồ 1.13-Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơ vị nhận khoán . TK621 TK622 TK623 TK627 TK1541 K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí NC ttrực tiếp K/C chi phí máy thi công K/C chi phí sản xuât chung TK621 K/C giá thành SPXL TK336 TK512 TK3331 TK111,112, 152,153 Giá trị XL nhận khoán nội bộ BG Doanh thu nội bộ Nhận TƯ Thuế GTGT đầu ra VI/ Tổ chức hệ thống sổ sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Để phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, liên tục có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp xây lắp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp xây lắp bắt buộc phải mở đầy đủ các sổ, ghi chép quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của chế độ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp và nhất thiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó. Các doanh nghiệp xây lắp có thể áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán nhật ký chung - Hình thức sổ kế toánnhật ký sổ cái. - Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. - Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. * Hình thức sổ kế toán nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Các loại sổ trong hình thức Nhật ký chung thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.14- Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức nhật ký chung: Sổ chi tiết tài khoản Nhật ký chung Sổ NKĐB Bảng tính giá thành SP Sổ cái các tài khoản Chứng từ gốc Bảng CĐPS Báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Quan hệ đối chiếu: * Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái: Nhật ký sổ cái là sổ kế toán dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế . Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng phân bổ chứng từ gốc Các loại sổ sách sử dụng: Sổ nhật ký sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Trình tự ghi sổ: Sơ đồ 1.15-trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký -sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản Bảng tính giá thành sản phẩm Nhật ký- sổ cái Bảng CĐSP Báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Ghi đối chiếu: * Hình thức sổ chứng từ ghi sổ: Đặc trưng của loại chứng từ này là phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế để ghi sổ. Sổ kế toán áp dụng theo hinh thức ghi sổ gồm: sổ dăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ đăng kýchứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK Bảng tính giá thành SP Sổ cái các TK Bảng CĐPS Báo cáo TC Bảng tổng hợp CTG Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Ghi đối chiếu: * Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ: Nhật ký chứng từ là hình thức ghi sổ theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích các tài khoản đó theo các tài khoản đối ứng. Hình thức Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán: Nhật ký chứng từ số 7, bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 6, sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng kê số 4 Bảng kê số 6 Bảng kê số 5 Sổ chi tiết TK Nhật ký chứng từ Sổ cái các TK Bảng CĐPS Bảng tính GTSP Báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Quan hệ đối chiếu Chương I Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng: Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, được thành lập trên cơ sở sát nhập Trung tâm triển khai kỹ thuật và Trung tâm chuyển giao công nghệ xây dựng. Công ty được thành lập lại theo quyết định số 177N-BXD-TCLĐ ngày 5 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng được công nhận là doanh nghiệp hạng I theo quyết định số 965/QĐ-BXD ngày 14 tháng 7 năm 2000, được cấp đăng ký kinh doanh theo Luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề số 143/BXD-CSXD ngày 16 tháng 4 năm 1997, phạm vi hoạt động trên cả nước. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng. Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng được phép thực hiện các công tác xây dựng sau: - Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp - Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi. - Xây dựng và xử lý các loại nền móng công trình. - Lắp đặt các thiết bị cơ điện -nước công trình. - Sản xuất các cấu kiện bê tông. - Khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình có ứng dụng công nghệ mới. - Xây dựng và chống thấm các công trình ngầm, mái các công nghiệp và dân dụng. Công ty được Tổng công ty xây dựng Hà Nội giao quản lý, sử dụng một phần vốn, nguồn lực và có trách nhiệm phải bảo toàn, phát triển ngoài nguồn vốn được giao, công ty được phép huy động thêm các nguồn vốn khác để sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất. Trong quá trình hoạt động, công ty được quyền tự chủ kinh doanh, được phép dùng con dấu riêng, có nhiệm vụ lập, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xây dựng, hoàn thành các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Nhà nước, cơ quan cấp trên theo luật định của Tổng công ty và Nhà nước. 3. Bộ máy tổ chức quản lý và kế toán của công ty. 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Công ty thực tế lãnh đạo tập trung theo mô hình thủ trưởng. Đứng đầu là Giám đốc: là người đại diện cho công ty trong quan hệ, trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước cơ quan pháp luật. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc: - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật - Phó giám đốc phụ trách sản xuất - Phòng kỹ thuật: Giúp giám đốc trong công tác hồ sơ đấu thầu, chỉ đạo công tác kỹ thuật thi công và an toàn lao động tại các công trình xây dựng. - Phòng kế hoạch: Đầu tư là đầu mối giúp giám đốc trong công tác tiếp thị Marketing, có trách nhiệm đầu tư các nghiệp vụ cho công ty và tổ chức điều độ, đẩy mạnh việc thanh quyết toán bàn giao các công trình kịp thời. - Phòng tổ chức lao động hành chính: Giúp giám đốc về mặt tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính, công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ chính sách về lao động. - Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc về công tác kế toán, thống kê tài chính, hạch toán tài sản, lương, tổ chức hạch toán kế toán, quyết toán báo cáo tìa chính. - Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai nhiệm vụ công ty giao, chấp hành chế độ kiểm tra, kiểm soát của công ty và các tổ chức có liên quan. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý. Giám đốc P.Giám đốc sản xuất P.Kế toán đầu tư P.Kỹ thuật P.Tài chính kế toán P.Tổ chức hành chính XNXD và TCCG XNXL và SXVLXD XNXD và HTCT Trung tâm CGCNXD XN nền móng CT P.Giám đốc kỹ thuật Sơ đồ 4.1: Bộ máy tổ chức quản lý Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng có nhiệm vụ thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, Sản phẩm xây lắp có kết cấu, thời gian thi công và chi phí cho mỗi công trình khác nhau nên để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất mỗi công trình được bố trí các đội, tổ sản xuất phù hợp với với công việc, nhiệm vụ được giảo theo tính chất, quy mô của mỗi công trình và năng lực của từng đội, tổ. Lực lượng sản xuất công ty chia thành đội xây dựng. Mỗi tổ gồm nhiều tổ sản xuất như tổ sắt, tổ nề, tổ mộc, tổ lao động … Mỗi tổ có một tổ trưởng đứng ra chỉ đạo và cùng làm việc với các công nhân trong tổ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện nay công ty áp dụng phương thức quản lý khoán gọn công trình, hạng mục công trình. Công ty giao khoán toàn bộ giá trị công trình hoặc hạng mục công trình (Đối với công trình có giá trị lớn) cho các đội xây dựng thông qua "Hợp đông giao khoán". Các đội xây dựng trực tiếp thi công sẽ tự tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động để tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình theo giá nhận khoán và nộp cho chi nhánh một số khoản theo quy định. Công ty là đơn vị có tư cách pháp nhân dứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, theo dõi tiến độ thi công, thanh quyết toán với chủ đầu tư, nộp thuế. 4. Tổ chức công tác kế toán của công ty: 4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 4.3: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán trung tâm và các xí nghiệp trực thuộc Thủ quỹ Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung. Công tác kế toán được tiến hành tập chung tại công ty. Các xí nghiệp sản xuất không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ ghi chép thu nhập chứng từ, lập bảng kê kiêm chứng từ gốc gửi về công ty. Tại phòng kế toán công ty, các cán bộ kế toán ghi chép nghiệp vụ, hạch toán, lập báo cáo chi tiết về điều hành bộ máy liên quan. - Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động quản lý tài chính, thực hiện các chế độ tài chính của Nhà nước để chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra toàn bộ hệ thống kế toán tại công ty. - Kế toán tổng hợp: Phân tích đánh giá tình hình tài chính và theo dõi các khoản còn lại nếu đơn vị có nghiệp vụ mới phát sinh, phản ánh tình hình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, ghi chép vào sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo quý năm, phân tích tình hình tài chính của công ty - Kế toán tài sản cố định có trách nhiệm phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. - Kế toán thanh toán: Theo dõi về thanh toán, vay trả, công nợ, thu chi của nội bộ công ty và bên ngoài, kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội. - Kế toán Ngân hàng: Kế toán về thanh toán vay trả với ngân hàng, kế toán thu nộp ngân sách đồng thời kế toán các quỹ công đoàn. - Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tiền mặt, thu chi tiền mặt tại quỹ. - Kế toán các nghiệp vụ theo dõi giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty, tập hợp các chứng từ, lập bảng kê kiêm chứng từ gốc gửi về phòng kế toán công ty. 4.2 Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng có quy mô các ngiệp vụ kế toán phát sinh tương đối nhiều nên công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên, công ty hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chung". Sổ NKĐB Nhật ký chung Sổ chi tiết tài khoản Sổ cái các tài khoản Bảng tính giá thành SP Bảng CĐPS Báo cáo TC Chứng từ gốc Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Ghi đối chiếu: I I. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . 1. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, để tiến hành sản xuất kinh doanh , công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng sử dụng nhiều yếu tố cho quá trình thi công. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây dựng cơ bản nên trước khi thi công một công trình sẽ phải lập dự toán thiết kế, thi công để xem xét và làm hợp đồng kinh tế. Các dự toán được lập cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng khoản mục chi phí. Các chi phí phát sinh bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu ttrực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành, giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi, gạch, cát, thép), vật liệu phụ (cọc tre, cốt pha, dây thép buộc) và một số vật liệu khác, trong đó không tính vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực phục vụ máy thi công. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản tiền lương phải trả cho người lao động. Bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân biên chế và lao động thuê ngoài trực tiếp tham gia vào thi công công trình, lương nhân viên quản lý đội và lương nhân viên lái máy thi công trừ lương nhân viên lái xe tải phục vụ thi công công ttrình của công ty. Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, của nhân viên quản lý đội và công nhân lái máy. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là những khoản liên quan tới việc sử dụng máy thi công nhằm thực hiện khối lượng thi công bằng máy. Bao gồm: lương công nhân lái se tải, chi phí vật liệu (tiền xăng dầu xe ô tô tải), công cụ (sử dụng cho máy thi công), chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy và các khoản chi phí khác liên quan đến máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất mang tính chất chung của quá trình quản lý. Bao gồm tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp, các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp sản xuất, nhân viên lái xe tải, nhân viên quản lý đội và nhân viên quản lý doanh nghiệp, các khoản khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quản lý đội và quản lý doanh nghiệp. 2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . 2.1. Đối tượng tính chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do tính chất đặc điểm của sản phẩm xây lắp, việc tập hợp chi phí phát sinh được thực hiện tên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình đó. Đối với các chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức nhân công trực tiếp. Xuất phát từ đó, đối tượng chi phí sản xuất xây lắp của công ty là các công trình, hạng mục công trình, đơn dặt hàng. Đối với các đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phí liên quan đến thi công xây lắp đều được tập hợp theo đơn dặt hàng. Khi đơn dặt hàng hoàn thành thì số chi phí phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng đó. Đối với phần việc cần tính giá thành thực tế thì đối tượng tập hợp chi phí là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. 2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tai công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp cho đối tượng đó, đối với chi phí không thể tập hợp cho từng đối tượng vì liên quan đến nhiêu dự toán chịu chi phí sẽ được tập riềng, sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho từng đối tượng (Công ty sử dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp). 3. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . Công ty áp dụng phương thức quản lý khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các đội xây dựng, các đội xây dựng nhận khoán phải tự lo nguồn vốn thi công từ đầu cho đến khi bàn giao kết thúc công trình. Tuy nhiên trong quá trình thi công các đội có thể nhận tạm ứng từ công ty (tối đa 70% giá trị công trình.) phương thức quản lý như vậycó ảnh hưởng đến công tác hạch toán của công ty, đặc biệt là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc thù của ngành xây lắp có quy mô rộng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán các khoản mục chi phí được tiến hành như sau: 3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong giá thành sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí. Do đó, việc hạch toán đầy đủ, chính xac khoản mục này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành, là một trong những căn cứ góp phần giảm chi phí, hạ gía thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản trị tại công ty. Do áp dụng phương thức khoán gọn nên vật tư sử dụng cho công trình chủ yếu do đội tự tổ chức mua ngoài, vận chuyển đến tận chân công trình và sử dụng ngay. Khi có công trình, trước hết bộ phận kỹ thuật trước hết căn cứ vào bản vẽ thiết kế, thi công từng công trình, hạng mục công trình, tính được khối lượng xây lắp từng loại công việc (xây, chát , gia công lắp dùng cốt thép, bê tông..). Bộ phận kế hoạch căn cứ vào khối lượng xây lắp theo từng loại công việc để tính định mức chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức dự toán. Bộ phận kỹ thuật thi công các công trình căn cứ vào bản vẽ thi công và khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ, yêu cầu cung cấp vật tư cho tiến độ công trình. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, đội trưởng hoặc nhân viên quản lý tiến hành mua vật tư. Trường hợp tạm ứng để mua vật tư đội trưởng viết giấy đề nghị tạm ứng kèm theo kế hoạch mua vật tư và giấy báo giá. Sau khi được kế toán trưởng và giám đốc duyệt, các chứng từ này được chuyển qua phòng tài vụ để làm thủ tục nhận tiền tại công ty về đội hoặc chuyển thẳng vào Ngân hàng để trả trực tiếp cho đơn vị bán hàng. Các chứng từ trong quá trình thu mua vật tư thường là hoá đơn GTGT, hay hoá đơn lẻ, hoá đơn vận chuyển … Đây là căn cứ để kế toán theo dõi vật tư từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở chi tiết vật tư. *Tình hình thực tế tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Tại công trình Viện khoa học công nghệ xây dựng (CTVKHCNXD), hoá đơn giá trị gia tăng do đội trưởng mua vật tư có mẫu như sau: Trích hóa đơn GTGT Liên 2 Số 029243 Ngày 02 tháng 12 năm 2001 Đơn vị bán hàng: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Thăng Long Mê kông. Địa chỉ: Xuân Đỉnh- Từ Liêm - Hà Nội. TK:73010062- NHĐTPT. Điện thoại: 8362092 MS:0100113543 Họ tên người mua hàng: Trần Cao Phong Đơn vị: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Hình thức thanh toán: CK MS:0800001512- NHDTPTHN. STT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bê tông mác 350 Bán bê tông M3 M3 140 140 463636,36đ 36363,64đ 64909091đ 5090909đ Cộng tiền hàng 70.000.000 Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT:7.000.000 Tổng cộng 77.000.000 Người mua hàng Người bán hàng Số vật tư trên cũng do Công ty TNHH Bê tông Thăng Long Mê kông vận chuyển đến công trình viện khoa học công nghệ xây dựng (VKHCNXD) và ghi chi phí vận chuyển vào hoá đơn khác. Trích hoá đơn (GTGT) Liên 2 Ngày 02 tháng 12 năm 2001 Số 029243 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Bê tông Thăng Long Mê kông. Địa chỉ : Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội TK: 73010062- NHĐTPTHN. Điện thoại: 8362092 MS: 0100113550 Họ tên người mua hàng: Trần Cao Phong Đơn vị: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Hình thức thanh toán: CK Mã số 0800001612-NHĐTPTHN STT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Vận chuyển Bê tông M3 140 28571,43đ 4.000.000 Cộng tiền hàng 4.000.000 Thuế suất 5% Tiền thuế GTGT 200.000 Tổng cộng 4.200.000 Người mua hàng Người bán hàng Vật tư mua về được chuyển thẳng vào kho của đội và được xất dùng trực tiếp thi công công trình, các đội không lập phiếu nhập kho và xuất kho. Giá vật liệu xuất dùng cho công trình được tính theo giá thực tế mua vào không tính chi phí thu mua ( vận chuyển, bốc dỡ...). Cuối tháng đội trưởng tập hợp các chứng từ về vật tư gửi lên phòng tài vụ để ghi vào sổ sách kế toán và làm thủ tục thanh toán giảm nợ. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư sử dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0886.Doc
Tài liệu liên quan