Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương

1.1. Sự cần thiết của đề tài 0

1.2 Mục đích nghiên cứu. 0

1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1

1.4 Phạm vi nghiên cứu. 1

Phần II 2

CƠ Sở Lý LUậN CHUNG Về Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM TRONG DOANH NGHIệP SảN XUấT 2

2.1. Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2

2.1.1. Chi phí sản xuất. 2

2.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. 2

2.1.1.2. Phân loại về chi phí. 2

2.1.2. Giá thành sản phẩm. 5

2.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 5

2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 6

2.1.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7

2.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 8

2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 8

2.3.1.1. Tài khoản sử dụng 10

2.3.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 11

2.3.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 11

2.3.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 12

2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 12

2.3.2.1. Tài khoản sử dụng: 12

2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất. 13

2.4.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 13

2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương 13

2.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức. 14

2.5. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 14

2.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14

2.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 15

2.6. Hệ thống sổ sách kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 19

Phần III 20

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 20

3.1. Đặc điểm chung của công ty 20

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương. 20

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 21

3.1.3. Đặc điểm về bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty. 21

3.1.3.1. Đặc điểm bộ máy quản lý. 21

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 22

3.1.3.2. Đặc điểm bộ máy kế toán 24

3.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, sổ và báo cáo kế toán tại công ty. 25

3.1.5. Tình hình cơ bản của công ty. 26

3.1.5.1. Tình hình lao động của công ty. 26

3.1.5.2. Tình hình về tài sản của công ty. 26

3.1.5.3. Tình hình về nguồn vốn của công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương 27

3.2. Phương pháp nghiên cứu. 28

3.2.1. Phương pháp chung. 28

3.2.2. Phương pháp chuyên môn. 28

3.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế. 28

3.2.2.2. Phương pháp chuyên môn 28

Phần IV 29

Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương 29

4.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất 29

4.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp 29

4.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 29

4.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí. 29

4.3. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương. 30

4.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 30

4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 35

Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương 38

4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 39

Diễn giải 44

4.4. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 47

4.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm. 47

4.4.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 48

4.4.3. Phương pháp tính giá thành 48

4.5 Những biện pháp phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương 52

4.5.1. Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 52

4.5.1.1. Ưu điểm. 52

4.5.1.2. Những hạn chế còn tồn tại. 54

4.5.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 55

Phần V 64

Kết luận 64

Tổng số lao động 1

A.TSLĐ và ĐTNH 2

B.TSCĐ và ĐTDH 2

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực công tác tổ chức lao động, công tác quản lý lao động, thực hiện việc quản lý hồ sơ nhân sự, sắp xếp, điều động nhân lực, quan hệ đối nội, đối ngoại về hành chính. + Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, mua sắm thiết bị, vật tư để chuẩn bị cho sản xuất, đảm bảo đúng chủng loại và số lượng phù hợp với từng giai đoạn sản xuất của Công ty. + Phòng thị trường tiêu thụ: Xây dựng thị trường tiêu thụ, thâm nhập thị trường, tìm hiểu bà con nông dân có nhu cầu sản phẩm gì để kịp thời đáp ứng nhằm đạt được phương châm sản xuất phải gắn với thị trường. + Phòng tài chính – Kế toán: Giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính - kế toán và thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp. Chức năng kế toán: Thực hiện việc phản ánh ghi chép đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độ, chính sách tài chính kế toán của Nhà nước đối với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Hàng tháng, quý, năm nộp báo cáo kế toán lên cấp trên, tổ chức công tác hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp. Chức năng tài chính: Đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện thu tiền bán sản phẩm để có tiền phục vụ sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. Bổ sung huy động vốn từ các nguồn khác nhau, thực hiện việc phân phối vốn đảm bảo sản xuất có hiệu quả, cân đối thu chi tài chính của doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định. Chức năng thống kê và thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp: Phản ánh và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế trong và ngoài doanh nghiệp. Lập báo cáo thống kê để phục vụ điều hành chung. Tổ chức chỉ đạo hệ thống thống kê ghi chép ban đầu ở các tổ chức sản xuất toàn Công ty để thu thập thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp một cách đầy đủ và nhanh gọn. + Phòng kỹ thuật chất lượng: trên cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn mẫu mã theo tiêu chuẩn chung, xây dựng mẫu mã phù hợp với nhu cầu thực tế, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra, Công ty còn có hai cơ sở trực thuộc đó là: + Cơ sở Lương Mỹ: Sản xuất cám + Cơ sở Thanh Xuân: Sản xuất cám phục vụ cho lĩnh vực gia súc, gia cầm Cuối cùng là các tổ, đội sản xuất, phòng ban chuyên trách theo từng phần việc của Công ty. Riêng nhà máy Ngọc Hồi sản xuất sản phẩm chính của Công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc và các phòng ban. Còn các cơ sở khác trực thuộc Công ty ngoài sự điều hành của Giám đốc và các phòng ban, còn chịu sự điều hành trực tiếp của các phòng ban thuộc cơ sở đó. 3.1.3.2. Đặc điểm bộ máy kế toán Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và trong quản lý nền kinh tế nói chung, Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương rất chú trọng đến khâu tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hợp lý. Trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán và căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, Công ty thực hiện tổ chức bộ máy kế toán tập chung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính kế toán của Công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện hạch toán và quản lý tài chính từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, từ việc thu thập chứng từ, xử lý chứng từ đến việc lập các báo cáo tài chính. Sơ đồ khái quát tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán đơn vị trực thuộc Phòng kế toán của Công ty bao gồm 4 người, đều đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc Công ty, nhân viên đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. + Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức chung công tác hạch toán kế toán của Công ty, có trách nhiệm báo cáo với giám đốc về tình hình hạch toán kinh tế toàn công ty, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty cũng như đúc rút kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp kế toán sao cho ngày càng hợp lý, phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty, là người giúp việc đắc lực cho giám đốc công ty về các vấn đề tài chính. + Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp chứng từ và nhập vào chương trình phần mềm kế toán, lập các bảng tổng hợp và báo cáo tài chính đồng thời kiêm kế toán vật tư, TSCĐ, kế toán vốn bằng tiền, kế toán tiêu thụ, tập hợp chi phí và tính giá thành. + Kế toán tiền lương và BHXH: Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động, tính đúng và thanh toán đủ kịp thời tiền lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên. Tính toán và phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. + Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi tiền khi có phiếu thu hoặc phiếu chi, thủ quỹ còn có nhiệm vụ đi nhận hàng gửi hoặc rút tiền khi có lệnh. Thủ quỹ phải lập báo cáo quỹ, phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt tại công ty cũng như việc phát lương cho người lao động. Với hai cơ sở trực thuộc hàng ngày kế toán thực hiện việc ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh, cuối tháng (quý) lập báo cáo lên cho kế toán trưởng để kế toán trưởng xem xét và lập báo cáo chung gửi lên giám đốc. Việc áp dụng kế toán máy giúp ích rất nhiều cho nhân viên kế toán, hiện nay bộ máy kế toán của công ty chỉ có 4 người nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán. 3.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, sổ và báo cáo kế toán tại công ty. ã Hình thức kế toán. Xuất phát từ dặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay, phòng kế toán của công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên phần mềm ACsoft 2000 do trung tâm xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp giữ bản quyền, hình thức nhật ký chung đơn giản và rất phù hợp với việc sử dụng kế toán trên máy. Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, luân chuyển chứng từ, cung cấp thông tin kinh tế của Công ty đều được thực hiện trên máy. + Niên độ quy định từ 1/1 đến31/12 hàng năm + Kỳ kế toán áp dụng theo tháng, quý, năm + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. ã Hệ thống tài khoản sử dụng.. Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam, ban hành theo quyết định 1141- TC/QĐ/CĐ kế toán của bộ tài chính. Nội dung các TK này được trình bày cụ thể ở phần sau. ã Hệ thống sổ, chứng từ. Hệ thống sổ Công ty thường áp dụng: sổ chi tiết các TK, sổ cái các TK. Chứng từ: Công ty sử dụng các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi... theo chế độ quy định. ã Hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính 3.1.5. Tình hình cơ bản của công ty. 3.1.5.1. Tình hình lao động của công ty. Nhìn chung ở bất kỳ xí nghiệp nào thì vấn đề tổ chức lao động luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Sản xuất kinh doanh muốn phát triển thì bên cạnh các yếu tố vật chất, lợi thế thì vấn đề lao động có vị trí cực kỳ quan trọng. Do vậy tổ chức lao động phải hợp lý đúng đắn và kịp thời sáng tạo. Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua biểu 1 (trang bên) Qua biểu 1 ta thấy: Tổng số lao động toàn công ty tăng nhanh trong 3 năm: năm 2001 so với năm 2000 tăng 25 người tương ứng tăng 14,97%, sang năm 2002 là 58 người tương ứng tăng 30,21% so với năm 2001. Như vậy tình hình lao động của công ty có chiều hướng tăng lên, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm 2000- 2002 là 22,59%. Về cơ cấu lao động, lao động trực tiếp có chiều hướng giảm: năm 2000 chiếm 89,82%, năm 2001 chiếm 87,5%, năm 2002 chiếm 86% tổng số lao động. Mặc dù, số lao động trực tiếp qua các năm vẫn tăng lên. Cụ thể: năm 2000 là 150 người, năm 2001 là 168 người, năm 2002 là 215 người. Trong khi đó cơ cấu về lao động gián tiếp lại tăng, năm 2000 chiếm 10,18%, năm 2001 chiếm 12,5%, năm 2002 chiếm 14% tổng số lao động. Trình độ đại học,cao đẳng tăng đáng kể qua 3 năm: năm 2000 có 10 người, năm 2001 có 15 người thì đến năm 2002 có 21 người. Như vậy qua biểu 1 ta thấy tình hình lao động của công ty tăng cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cho quy trình sản xuất được diễn ra liên tục từng bước phát triển đi lên. 3.1.5.2. Tình hình về tài sản của công ty. Tài sản là một yếu tố không thể thiếu được của một quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên hình thái cơ sở vật chất của sản phẩm hàng hoá hay là yếu tố tạo lên các kết quả của các hàng hoá dịch vụ. Giá trị của tài sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quy mô, năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Việc sử dụng và quản lý tài sản là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả cao. Tình hình tài sản của công ty thể hiện qua biểu 2 Qua biểu 2 ta thấy tổng tài sản của công ty đã tăng 1652,88%, đặc biệt năm 2001 tổng tài sản đã tăng 3.232,8% tương ứng tăng 25.319.749.876 đồng so với năm 2000, năm 2002 tổng tài sản đã tăng 19.045.759.720 đồng tương ứng tăng 72,96%.Như vậy trong 3 năm quy mô của doanh nghiệp đã thực sự được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể: Về tài sản lưu động ta thấy bình quân từ năm 2000 tới năm 2002 đã tăng 921,175%.Trong đó năm 2001 đã tăng 1428,29% tương ứng 2.995.542.636 đồng so với năm 2000, năm 2002 đã tăng 414,06% tương ứng 10.116.006.606 đồng so với năm 2001. Với tốc độ tăng như trên thì công ty nên sử dụng hợp lý đối với các loại tài sản lưu động. Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn ta có thể thấy năm 2000 TSCĐ và ĐTDH chiếm 71,21%, đến năm 2001 chiếm 87,66%, sang năm 2002 tỷ trọng này chiếm 70,46%. Như vậy qua các năm lượng tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng. Cụ thể: năm 2001 so với năm 2000 tăng 103.035.036 đồng, năm 2002 tăng 70.701.039 đồng so với năm 2001. Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô, tạo đà cho sản xuất phát triển. 3.1.5.3. Tình hình về nguồn vốn của công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương Tình hình về nguồn vốn của công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương được thể hiện qua biểu 3. Qua biểu 3 ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động, năm 2001 tăng 3.232,8% tương ứng tăng 25.319.749.876 đồng so với năm 2000, năm 2002 tăng 72,97% tương ứng tăng 19.046.259.720 đồng so với năm 2001. Như vậy qua các năm tổng cộng nguồn vốn của công ty tăng nhanh. Trong đó: - Nợ phải trả của công ty năm 2001 đã tăng 134.239,39% và bằng 24.518.152.536 đồng, năm 2002 cũng tăng 77,35% tương ứng 18.979.073.669 đồng so với năm 2001. Trong đó các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có sự thay đổi, biến động không đều. - Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn, tăng bình quân 54,54% qua 3 năm, năm 2001 tăng 104,79% so với năm 2000, năm 2002 tăng 4,29% so với năm 2001. Việc tăng này chủ yếu do tăng nguồn vốn quỹ. Như vậy tình hình nguồn vốn của công ty rất ổn định, dồi dào. Công ty nên phát huy thế mạnh này để phát triển sản xuất kinh doanh. 3.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Phương pháp chung. Dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. 3.2.2. Phương pháp chuyên môn. 3.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế. Tổ chức thu thập tài liệu theo nguồn tài liệu tham khảo và điều tra thu thập ở công ty. 3.2.2.2. Phương pháp chuyên môn Thông qua các phương pháp chuyên môn: chứng từ, tài khoản và bảng cân đối kế toán.. để tiến hành hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. Phần IV Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương 4.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất được hạch toán theo hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1 /1995 Theo quy định cuả chế độ hiện hành, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm 3 khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Ba khoản mục trên là cơ sơ để xác định giá thành sản phẩm sản xuất. Hai khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản chi phí ngoài sản xuất và được hạch toán để xác định kết quả kinh doanh. Phương thức hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ quy định từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm, kỳ kế toán được áp dụng theo tháng và được tổng hợp theo quý hoặc năm. 4.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp 4.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm quy trình công nghệ thức ăn tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương là quy trình công ngệ sản xuất liên tục, khép kín và qua 4 giai đoạn: Nạp, nghiền, trộn, đóng bao. Trong vòng 2 tiếng đã cho ra sản phẩm hoàn thành nên để xác định các chi phí sản xuất một cách hợp lý nhất Công ty đã thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất theo toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trính công nghệ. 4.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí. Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí, Công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo toàn bộ quy trình công nghệ. 4.3. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương. 4.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì thế việc hạch toán tính đúng, tính đủ chi phí nguyên liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu tài khoản 621. Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu chính (tài khoản 152.1), nguyên vật liệu phụ (TK152.2) xuất dùng trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Bên có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. * Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ mà công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nên hạch toán chính xác, đầy đủ nhằm xác định lượng hao phí vật liệu đã tiêu hao cho quá trình sản xuất. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty căn cứ cho các chứng từ gốc là các phiếu xuất kho. Đối với khoản mục chi phí này Công ty áp dụng phương pháp hạch toán trực tiếp để tổng hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp. Chi phí nguyên liệu phát sinh cho từng đối tượng tập hợp chi phí nào thì được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó theo giá trị phát sinh nguyên liệu đó. Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Ta có: Trị giá nguyên vật liệu xuất kho đầu kỳ = Đơn giá bình quân x Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ Trong đó: Đơn giá bình quân = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính: được phản ánh ở tài khoản 152.1 Chi phí nguyên vật liệu phụ: Được phản ánh ở tài khoản 152.2. Nguyên vật liệu chính bao gồm cám, mì , ngô, sắn, khô đậu tương, bột cá và các chất vi lượng khác. Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Bao bì, nhãn mác sản phẩm, bảo hộ lao động và các vật liệu phụ khác. Để tiến hành quản lý tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp trong niên độ kế toán, công ty nhập nguyên liệu theo giá mua thực tế, xuất kho nguyên liệu dùng theo giá bình quân gia quyền. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết vật liệu tiến hành lập các bảng kê xuất nguyên liệu dùng cho sản xuất trực tiếp. Vì số lượng nguyên vật liệu xuất dùng lớn, chủng loại phong phú, đa dạng, có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nên kế toán không thể lập bảng kê chi tiết cho từng loại vật liệu. Từ số liệu tổng cộng của các bảng kê, kế toán lập các chứng từ ghi sổ với các nội dung tương ứng. Chi phí nguyên vật liệu chính: Được phản ánh trên bảng kê xuất nguyên vật liệu chính. Trích một phiếu xuất kho trong quý IV năm 2002: Biểu 4: Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Phiếu xuất kho Ngày 5 tháng 11 năm 2002 Quyển số: 03 Số: 273 Họ và tên người nhận: Nguyễn Quang Phúc Đơn vị: XN vật tư và dịch vụ Lý do: Sản xuất thức ăn đậm đặc STT Tên mặt hàng Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 Cám mỳ thô Bột cá Pê ru Nitơ 100 ... Cộng C1 BCP 3NT Kg Kg Kg 30.044 534 12,59 30.044 534 12,59 56.592.847 4.289.338 7.650.090 Trích bảng kê xuất nguyên vật liệu chính : Biểu 5: Công ty thức ăn chăn nuôi trung ương Bảng kê xuất nguyên vật liệu chính Quý IV năm 2002 Ghi nợ TK: 621 Có TK: 152.1 Chứng từ Diễn giải Số lượng (Kg) Thành tiền (đồng) Số Ngày 125 145 259 9/10/02 12/10/02 21/12/02 Xuât cám mỳ thô Xuất bột cám PÊRU Xuất 3 NITO 100 ... Xuất Dầu thực vật Xuất LYZIN Xuất CHOLIN ... Xuất ngô hạt ... Tổng cộng 30.044 534 12,59 1137,20 671,11 144,9 74000 56.592.847 4.289.338 7.650.090 8.825.595 25.854.012 1.548.307 134.965.759 972.909.305 Từ số liệu tổng cộng của bảng kê xuất nguyên vật liệu chính, kế toán lập chứng từ ghi sổ để phản ánh tổng số chi phí về nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất. Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Chứng từ ghi sổ Số 25 Quý IV năm 2002 Mẫu số 02 ...Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) Nợ có Xuất nguyên vật liệu chính vào sản xuất 621 152.1 972.909.305 Tổng cộng 972.909.305 Chi phí nguyên vật liệu phụ: Là toàn bộ chi phí về vật liệu phụ dùng cho sản xuất được tập hợp trên bảng kê xuất nguyên vật liệu phụ. Biểu 6: Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương. Bảng kê xuất nguyên vật liệu phụ. Quý IV năm 2002. Ghi nợ TK 621. Có TK 152.2 Chứng từ Diễn giải Số lượng (Kg) Thành tiền (đồng) Số Ngày 125 10/10/02 Xuất bao 5 Kg Xuất bao 25 Kg Tổng cộng 1024 597 1.081.600 1.187.773 2.269.373 Từ số liệu tổng cộng trên bảng kê, kế toán vật liệu tiến hành lập chứng từ ghi sổ để phản ánh tổng số chi phí về vật liệu phụ dùng cho sản xuất. Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Chứng từ ghi sổ Số 26 Quý IV năm 2002 Mẫu số 02 ... Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) Nợ có Xuất nguyên vật liệu phụ vào sản xuất 621 152.2 2.269.373 Tổng cộng 2.269.373 Đến đây kế toán vật liệu đã hoàn thành toàn bộ việc hạch toán của mình về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán vật liệu chuyển toàn bộ các bảng kê và chứng từ ghi sổ sang cho kế toán tổng hợp làm tiếp việc hạch toán. Trên cơ sở bảng kê và các chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra và tính ra tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kì. Từ đó kế toán chuyển sang tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối kỳ kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào sổ các tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung của sổ cái tài khoản 621. Biểu 7: Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Sổ cái. Quý IV năm 2002 Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Số hiệu TK: 621 Chứng từ Diển giải TK đối ứng Số Tiền (đồng) Số ngày Nợ có 25 26 30 Xuất nguyên liệu chính vào sản xuất Xuất vât liệu phụ vào sản xuất Kết chuyển CPNVLTT Tổng cộng 152.1 152.2 154 972.909.305 2.269.373 975.178.678 975.178.678 975.178.678 4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Lương và các khoản trích theo lương. Hiện nay công ty đang áp dụng trả lương theo hình thức khoán với định mức là 32 đ/1Kg để trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản trích theo lương gồm có: ã BHXH:Công ty thực hiện trích 15% trên tổng số tiền lương trả cho công nhân viên ã Kinh phí công đoàn: Được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên ã Công ty không thực hiện trích bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định.Như vậy giá thành sản phẩm sẽ giảm mà không đúng theo thực tế, hơn nữa công ty không lập được quỹ bảo hiểm y tế và như vậy không đảm bảo được quyền lợi cho người lao động. Vậy tiền lương của một công nhân được lĩnh trong tháng sẽ được xác định bằng (32 x Tổng sản phẩm sản suất trong tháng) – các khoản khấu trừ vào lương. Để quản lý lao động về mặt số lượng, công ty sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng tổ chức lao động lập để nắm tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong công ty. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động trong công ty là: ã Bảng chấm công ã Bảng phân bổ tiền lương ã Bảng hợp đồng khoán ã Bảng tổng hợp khối lượng do bộ phận sản xuất lập sau đó chuyển lên phòng kế hoạch kỹ thuật kiểm tra số lượng sản xuất rồi mới chuyển qua phòng tài chính kế toán. Bảng bình bầu xét duyệt công(Xét duyệt hệ số chia luồng ) biên bản xét duyệt lương. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622’’Chi phí nhân công trực tiếp “. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK 334-Phải trả công nhân viên, trong đó có: TK334.1- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất TK334.2- Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng TK334.3-Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng. TK 334.4-Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý TK 338- Phải trả, phải nộp khác TK 338.2- Kinh phí công đoàn TK338.3- Bảo hiểm xã hội TK338.4- Bảo hiểm y tế Công ty hạch toán tiền lương của nhân viên phân xưởng gộp vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương cũng vậy cho nên bảng phân phối tiền lương của công ty không có dòng ghi nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung. Ta có bảng phân bổ tiền lương và BHXH quý IV năm 2002 như sau: Biểu 8: Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương bảng phân bổ tiền lương và BHXH Quý IV năm 2002 TK ghi Có TK ghi Nợ TK334 TK338 Tổng cộng (đồng) Lương Cộng có 334 338.2 338.3 Cộng Có 338 TK622 TK642 TK641 53.988.437 53.988.437 1.079.768 8.098.265 9.178.033 63.166.470 Cộng 53.988.437 53.988.437 1.076.768 8.098.265 9.178.033 63.166.470 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương (dòng ghi nợ tài khoản 622) kế toán tiền lương lập các chứng từ ghi sổ để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương: BHXH, KPCĐ Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Chứng từ ghi sổ Số 27 Quý IV năm 2002 Mẫu số 02 ... Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) Nợ Có Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất 622 338.2 1.079.768 Tổng cộng 1.079.768 Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Chứng từ ghi sổ Số 28 Quý IV năm 2002 Mẫu số 02 ... Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) Nợ Có Trích BHXH vào chi phí sản xuất 622 338.3 8.098.265 Tổng cộng 8.098.265 Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Chứng từ ghi sổ Số 29 Quý IV năm 2002 Mẫu số 02 ... Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) Nợ có Tiền lương phải trả cho công nhân SX 622 334 53.988.437 Tổng cộng 53.988.437 Sau khi lập xong các chứng từ ghi sổ và bảng phân bổ lương, kế toán tiền lương tính ra được chi phí nhân công trực tiếp và kết chuyển sang TK 154. Trên cơ sở chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán tổng hợp kiểm tra rồi ghi vào sổ cái tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung sổ cái TK 622. Biểu 9: Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương Sổ cái Quý IV năm 2002 Tên TK: Chi phí nhân công trực tiếp. Số hiệu TK: 622 Chứng từ Diển giải TK đối ứng Số Tiền (đồng) Số ngày Nợ Có 27 28 29 30 Trích KPCĐ vào CPSX Trích BHXH vào CPSX Tiền lương cho công nhân sản xuất Kết chuyển chi CPNC trực tiếp Tổng cộng 338.2 338.3 334 154 1.079.768 8.098.265 53.988.437 63.166.470 63.166.470 Ơ 63.166.470 4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc quản lý, phục vụ sản xuất ngoài hai khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng, đội sản xuất như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ, chi phí khấu hao TSCĐ... Chi phí sản xuất chung ở công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng được phản ánh trên TK 627.1 - Chi phí vật liệu chung được phản ánh trên TK 627.2 - Chi phí dụng cụ sản xuất chung được phản ánh trên TK 627.3 - Chi phí KHTSCĐ được phản ánh trên TK 627.4 - Chi phí dịch vụ mua ngoài được phản ánh trên TK 627.7 - Chi phí khác bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37111.doc
Tài liệu liên quan