PHẦN I 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3
1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3
1.1- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 3
1.2- Phân loại chi phí sản xuất. 3
1.3- Phân biệt chi phí sản xuất với chi phí: 5
2. Giá thành sản phẩm. 6
2.1 Giá thành. 6
2.2- Phân loại giá thành sản phẩm: 6
II. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 7
III. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 8
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 8
3. Cơ sở để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 8
3.1 Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất giản đơn 8
3.2 Nếu là sản phẩm có qui trình sản xuất phức tạp 8
3.3 Căn cứ vào loại hình sản xuất có thể là sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn ta có 2 cách xác định khác nhau: 9
IV. NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 9
1. Trình tự chung về tập hợp chi phí 9
2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 9
3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 10
3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 11
3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 11
4. Kế toán chi phí theo phương pháp kiểm kê định kì : 13
4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiêp: 13
4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 14
4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 14
5. Kế toán chi phí trả trước : 15
7. Tập hợp chi phí sản xuất: 17
7.1. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên: 17
7.2.Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: 19
8. Đánh giá sản phẩm dở dang: 20
8.1-Phương pháp 1: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 21
8.2- Phương pháp 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành ước tính tương đương 21
8.3- Phương pháp 3: Xác định giá trị của sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 22
8.4- Phương pháp 4: 22
8.5- Phương pháp 5: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức chi phí 22
V. NỘI DUNG KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 22
1- Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp: 23
2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng : 23
3- Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số: 24
4- Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ chi phí: 24
5- Tính giá thành theo phương pháp loại trừ: 25
6- Phương pháp tính giá thành phân bước: 26
6.1-Phương pháp tính giá thành phân bước có tính gía bán thành phẩm: 26
6.2-Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá bán thành phẩm 27
8- Tính giá thành của sản phẩm lao vụ, dịch vụ của sản xuất phụ: 28
VI.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO CÁC HÌNH THỨC: 28
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP 26.1-CÔNG TY 26- BỘ QUỐC PHÒNG 32
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 33
1. Quá trình hình thành xí nghiệp 26.1-Công ty 26- Bộ quốc phòng 33
2. Quá trình phát triển của xí nghiệp 26.1 34
3. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ Quốc Phòng 35
3.1-Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 26.1 35
3.2-Đặc điểm kinh doanh: 36
4.Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 26.1 - Công ty 26- BQP 40
4.1- Tổ chức bộ máy quản lý: 40
4.2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Xí nghiệp 26.1 41
5. Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp 26.1- Công ty 26- BQP 43
5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán trong xí nghiệp 26.1 44
5.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong ban tài chính 44
5.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại xí nghiệp 45
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP 26.1 48
1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 48
2.Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 50
2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 50
2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 50
2.3 Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất 50
3. Trình tự hạch toán giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ Quốc Phòng 76
3.1. Đối tượng tính giá thành: 76
3.2. Kỳ tính giá thành: 76
3.3. Phương pháp tính gía thành; 77
PHẦN III 82
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH 82
1.Đánh giá tình hình tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại xí nghiệp 26.1 82
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành tại xí nghiệp 26.1 84
KẾT LUẬN 87
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1 công ty 26 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng từng bước được nâng cao
Năm 2001 áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đối với cơ quan công ty và xí nghiêp 26.1
2002-2005
Tình hình kinh tế ổn định và phát triển nhanh
Ngoài sản xuất hàng quốc phòng còn sản xuát hàng kinh tế
Bước đầu bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ trẻ, hoàn thiện được tổ chức tương đối hoàn thiện và ổn định.
Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên công ty nói chung ngày càng ổn định và nâng cao
3. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ Quốc Phòng
3.1-Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 26.1
Chức năng:
Xí nghiệp 26.1 sản xuất các mặt hàng quân nhu phục vụ cho toàn quân như mũ cứng cuốn viền, mũ kê bi, phù cấp hiệu, ba lô nhà bạt, dép nhựa, lồng bàn, ghế nhựa, võng,…và một số sản phẩm khác theo đơn đặt hàng của các đơn vị cá nhân trong và ngoàiquân đội
Xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng công ty được phép sản xuất
Nhịêm vụ:
Nghiên cứu, xây dựng, quy hoạch đầu tư, chiến lược phát triển, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty về ngành nghề, sản phẩm thị trường, thiết bị công nghệ sản xuất, kế hoạch tổ chức kinh doanh dàihạn, ngắn hạn, chuyển trạng tháisẵn sàng chiến đấu, kế hoạch động viên quốc phòng, kế hoạch đảm bảo đơn vị an toàn về mọi mặt…phù hợp với định hướng quy hoạch của tổ chức hành chính, Bộ quốc phòng và pháp luật Nhà nước. Đồng thời phù hợp với quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2-Đặc điểm kinh doanh:
Đặc điểm về nguồn vốn:
Nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp bao gồm vốn lưu động và nguồn vốn cố định. Trong đó nguồn vốn cố định dùng để trang trải cho tài sản cố định như mua sắm tàisản cố định, còn nguồn vốn lưu động chủ yếu là dùng để đảm bảo cho tài sản lưu động như: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá…Do là một doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp được hình thành chủ yếu từ vốn ngân sách Nhà nước cấp và một phần là do nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung
Mặt hàng kinh doanh của Xí nghiệp:
- Hàng quốc phòng:
Mũ cứng
Mũ kêpi các loại
Dép nhựa
Dây lưng các loại
Lồng bàn
Ghế nhựa
Bát nhựa con
Túi lót ba lô
Nền phù hiệu các loại
áo mưa NVL các loại
- Hàng kinh tế
Mũ cứng kinh tế
áo phao các loại
Dép nhựa kinh tế
áo, bộ phần áo mưa các loại
Bộ quần áo gia công xuất khẩu
Thị trường của Xí nghiệp:
Trực thuộc Công ty 26 Bộ quốc phòng, Xí nghiệp 26.1 luôn luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Công ty và Bộ quốc phòng phân công. Đó là sản xuất và ngày càng nâng cao chất lượng các mặt hàng phục vụ cho công tác huấn luyện và phát triển lực lượng vũ trang của ta.
Các sản phẩm của Xí nghiệp được sản xuất ra chủ yếu để thực hiện đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng và các đơn vị quân đội. Vì thế thị trường chính của Xí nghiệp là các đơn vị quốc phòng, đơn vị quân đội trong cả nước.
Ngoài ra, để tận dụng hiệu suất của máy móc, công ty đã cho ra thị trường các sản phẩm kinh tế như: mũ cứng, dép nhựa kinh tế và đặc biệt là các sản phẩm may của xí nghiệp ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng như bộ quần áo bảo hộ lao động với chất lượng và giá cả hợp lý. Đồng thời Xí nghiệp cũng nhận gia công quần áo cho một số công ty nước ngoài. Tuy gia công chỉ là chiến lược ngắn hạn của Xí nghiệp nhưng về trước mắt sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao doanh thu và lợi nhuận, tạo tiền đề phát triển cho Xí nghiệp trong tương lai.
Môi trường cạnh tranh:
Trong những sản phẩm được tung ra thị trường, mũ cứng và bộ quần áo bảo hộ lao động của xí nghiệp là những sản phẩm kinh tế được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Trong thời gian gần đây trên thị trường mũ cứng không chỉ có các sản phẩm của một số đơn vị kinh tế hộ gia đình mà còn có các sản phẩm của công ty 32 và Trung Quốc…Tuy nhiên, sản phẩm mũ cứng và mũ cuốn vành của Xí nghiệp chiếm thị phần rất lớn so với công ty 32 và các đơn vị sản xuất khác. Sản phẩm này hiện nay của Xí nghiệp chiếm tới 75% sản phẩm cung ứng trên thị trường.
Kết quả kinh doanh:
- Kết qủa tiêu thụ hàng hoá:
Trong những năm qua, từ việc chỉ nhận đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng, Bộ công an và các bạn hàng truyền thống, Xí nghiệp 26.1 đã có nhiều sản phẩm kinh tế trên thị trường và ký được nhiều hợp đồng với các bạn trong nước và nước ngoàI, sản phẩm của Xí nghiệp không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
số lượng sản phẩm sản xuất trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
I.Sản phẩm quốc phòng
1.Mũ cứng cuốn vành
Cái
212.600
160.000
193.170
2.Dép nhựa
Đôi
99.400
181.620
131.560
3.Dây lưng các loại
Cái
181.730
316.790
255.125
4.Túi lót balô
Cái
104.650
59.000
84.760
5.Mũ kêpi
Cái
168.728
49.560
109.917
6.Ghế nhựa
Cái
83.510
71.450
100.100
7.Lồng bàn
Cái
10.000
5.390
5.165
8.Balô các loại
Chiếc
21.104
44.000
17.390
9.Bát nhựa con
Cái
103.500
95.000
……..
10.Mũ mềm
Cái
………
………
10.000
11.Nền cấp hiệu các loại
Cái
258.160
235.290
223.490
12.Nền phù hiệu các loại
Cái
245.650
286.920
271.077
13.áo mưa NVL các loại
Cái
10.800
131.625
181.130
14.áo mưa khác
Cái
………
……..
9.390
II. Sản phẩm kinh tế
1.Mũ cứng cuốn vành
Cái
8.000
13.550
37.500
2.Dép nhựa kinh tế
Đôi
120.743
83.800
72.000
3.áo phao các loại
Cái
6.810
9.994
4.670
4.Bộ quần áo mưa các loại
Cái
………
……..
10.880
5.Quần áo gia công xuất khẩu
Bộ
250.163
135.000
104.000
6.Dây lưng các loại
Cái
………
……..
48.000
7.Quần áo bảo hộ lao động
Bộ
62.868
75.850
40.191
(Theo nguồn Ban tổ chức sản xuất, 2006)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, đối với các sản phẩm quốc phòng, số lượng từng loại sản phẩm thay đổi thao từng năm do đặc điểm của sản phẩm quốc phòng là làm theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng và các đơn vị quân đội. Đối với các hàng kinh tế, số lượng và chủng loại sản phẩm tăng lên trong những năm vừa qua cũng nhằm góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
kết quả kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5=3-2
6=5/2
7=4-3
8=7/3
I.Giá trị sản xuất
32.293
38.340
52.130
5.947
+18,42
13.790
+35,97
1.Hàng quốc phòng
21.890
30.660
37.348
8.770
+40,06
6.680
+21,28
2.Hàng kinh tế
10.400
7.680
14.782
-2.720
-26,15
7.102
+92,47
II.Tổng quỹ lương co bản
2.502
2.973
4.086
471
+18,82
1.113
+37,44
III.Các khoản phải nộp công ty
3.431
6.737
5.304
3.306
+96.36
-1,433
-21,27
1.Khấu hao cơ bản
980
1.285
1.191
305
+31,12
-94
-7,32
2.BHXH, BHYT
565
667
1.016
102
+18,05
349
+52,32
3.Kinh phí công đoàn
99
92
109
-7
-7,1
17
+18,48
4.Thuế VAT
92
420
1.311
328
+365,5
891
+212,1
5.Nộp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
770
3.909
1.676
3.139
+407,7
-2.233
-57,12
IV. Lợi nhuận
520
9.621
12.559
9.101
+1.750,1
2.938
+30,54
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm gần đây cho ta thấy giá trị sản xuất của Xí nghiệp tăng đều đặn trong các năm 1 cách khá ổn định. Chính nhờ đó mà tổng quỹ lương tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt năm 2005. Xí nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và lợi nhuân tăng đáng kể.
Qua nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ta nhận thấy những điểm sau:
Thuận lợi:
Từ khi thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc có năng lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và định hướng đúng đắn của Đảng uỷ đã từng bước đưa Xí nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Từ chỗ chỉ sản xuất theo chỉ tiêu của Công ty giao xuống, nay Xí nghiệp đã mở rộng thị trường kinh doanh, tìm và tạo nhiều nguồn hàng phong phú đảm bảo cho công nhân lao động có đủ việc làm. Bên cạnh đó, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cảI thiện và nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thêm lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của chỉ huy Xí nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp 26.1 có 400 đồng chí.
Khó khăn:
Đội ngũ của Xí nghiệp chưa động đều về trình độ, tính chủ động chưa cao, chưa năng động trong việc tham mưu tìm tạo việc làm cho công nhân lao động. Một số bộ phận công nhân tay nghề còn non yếu dẫn đến thu nhập còn thấp.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, lãnh đạo và chỉ huy Xí nghiệp 26.1 đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn phù hợp với đặc điểm và tính chất nhiệm vụ của cấp trên giao cho và tiềm lực sẵn có của mình từng bước sắp xếp lại lao dộng, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho người lao động….đổi mới quy trình công nghệ nhằm đảm bảo sản xuất và kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
4.Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 26.1 - Công ty 26- BQP
4.1- Tổ chức bộ máy quản lý:
Tổ chức quản lý tốt có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó Công ty 26 đã quan tâm đến công tác tổ chức quản lý, thành lập phòng ban, phân rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng phù hợp với yêu cầu và đặc điểm sản xuất. Là một mô hình doanh nghiệp có các Xí nghiệp thành viên, bao gồm: Ban lãnh đạo, 5 phòng chức năng và 4 Xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp thành viên lại có ban giám đốc và các ban nghiệp vụ riêng.
Xí nghiệp 26.1 là đơn vị trực thuộc của Công ty 26 - Bộ quốc phòng - một doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp 26.1 tổ chức bộ máy quản lý theo cơ chế Đảng lãnh đạo, công đoàn tham gia quản lý, Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp 26.1 được tổ chức theo hình thức " Trực tuyến chức năng" và được thể hiện qua sơ đồ sau:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp 26.1 - BQP
Giám đốc xí nghiệp
PGĐ kinh doanh
PGĐ nôị bộ
Ban tài chính
Ban hành chính
Ban kỹ thuật CĐ
Ban tổ chức sản xuất
Xưởng mũ nhựa
Xưởng may 2
Xưởng may 1
Tổ chuẩn bị sản xuất
Tổ thành phẩm
Tổ 2
Tổ 1
Tổ thành phẩm
Tổ 2
Tổ 1
Tổ 1
Tổ 2
Tổ thành phẩm
Ghi chú:
: Tác động trực tuyến
: Tác động chức năng
: Liên hệ chức năng
4.2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Xí nghiệp 26.1
Phòng ban
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ
Giám đốc Xí nghiệp
-Trong Xí nghiệp Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước Giám đốc Công ty về việc quản lý và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả toàn bộ số vốn và tài sản được giao.
-Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, để thực hiện tốt nhiệm vụ Công ty giao cho, thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và quy định của Công ty.
-Chịu trách nhiệm trước Công ty về việc tổ chức thi tuyển công nhân, thi tuyển nâng bậc, xét khen thưởng, kỷ luật, điều động thuyên chuyển theo đúng chế độ hiện hành của Công ty và của cấp trên.
-Giúp Đảng uỷ xây dựng phương án phát triển, đào tạo cán bộ trong đơn vị, chỉ đạo các bộ phận, giải quyết tốt mối quan hệ với địa phương nơi Xí nghiệp đóng quân.
-Chịu trách nhiệm quản lý đơn vị và thực hiện tốt chế độ báo cáo, giao ban định kỳ trong đơn vị và với Công ty. Đại diện cho Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước TCHC, BQP, Nhà nước và Công ty về mọi hoạt động của Xí nghiệp. Thực hiện các hợp đồng ký kết, tuyển dụng, nâng bậc, thực hiện báo cáo, giao ban định kỳ trong đơn vị với Công ty,
Phó Giám đốc chuyên môn
Phụ trách kinh doanh, phát triển thị trường nội địa, cung ứng nguyên vật liệu, cung ứng vật tư và các điều kiện phụ cho sản xuất. Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, thủ tục xuất nhập khẩu. Thực hiện các công tác tiếp thị, giao dịch và nhận đặt hàng của khách hàng trong nước, giao dịch với khách hàng nước ngoài.
Phó giám đốc chính trị
Chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, chỉ huy xí nghiệp về công tác Đảng, công tác chính trị. Phổ biến quán triệt đến mọi người lao động những chủ trương, chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, Bộ quốc phòng và xí nghiệp. Phổ biến các yêu cầu của pháp luật và chế định cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp
Ban tổ chức sản xuất
Tham mưu cho giám đốc về công tác lập và bảo vệ kế hoạch công tác xây dựng giá thành, lao động, tiền lương, quản lý thiết bị kĩ thuật
Ban Tài chính
Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp chịu trách nhiệm và cung cấp toàn bộ thông tin về tài chính kế toán cho giám đốc, ban lãnh đạo và phòng tài chính công ty nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, thực hiện thanh quyết toán với công ty.
Thực hiện chức năng giám đốc bằng tiền trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Ban Kĩ thuật
Xây dựng và ban hành hệ thống định mức kinh tế, kĩ thuật cho các bộ phận sản xuất, không ngừng cải tiến quy trình kĩ thuật áp dụng định mức tiên tiến nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm. Nghiên cứu mẫu mã cải tiến kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mẫu mã đa dạng đáp ứng yêu cầu thị trường. Đảm bảo công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và công tác điện nước cho các hoạt động của xí nghiệp. Làm các công tác chuẩn bị, hoạch định về kĩ thuật vào sản xuất.
Ban hành chính quản trị
Tham mưu giúp giám đốc thực hiện công tác hành chính quản trị trong xí nghiệp
Tổ chuẩn bị sản xuất
Thực hiện các công việc nhằm đảm bảo cho việc tiến hành các công việc sản xuất được diễn ra thuận lợi, không gặp phải sự cố.
Là một xí nghiệp thuộc doanh nghiệp Nhà nước nhưng xí nghiệp sắp xếp mô hình tổ chức khá hợp lí, các mối quan hệ ngang và dọc rất hài hoà, cơ cấu gọn nhẹ, không chồng chéo, mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng cụ thể giúp hoạt động điều hành, quản lí, giám sát được thông suốt. Để tiến hành tổ chức và điều hành sản xuất, xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng như trên là rất hợp lí. Đây là kiểu tổ chức bộ máy quản lí phổ biến nhất và có hiệu quả nhất ở tất cả các xí nghiệp công nghiệp hiện nay.
5. Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp 26.1- Công ty 26- BQP
5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán trong xí nghiệp 26.1
Trưởng ban tài chính
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp 26.1
Kế toán lương
Kế toán giá thành, tiêu thụ
Kế toán vật liệu, thành phẩm
5.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong ban tài chính
Đội ngũ cán bộ kế toán của xí nghiệp đều có trình độ nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần trách nhiệm cao
+ Trưởng ban tài chính kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán với khách hàng.
Là người điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của xí nghiệp, chỉ đạo chuyên môn các nhân viên kế toán trong ngay và chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của đơn vị. Ngoài ra kế toán trưởng còn kiêm kế toan tổng hợp, thanh toán với khách hàng và kế toán tài sản cố định nghĩa là người nhân viên ở vị trí này phảI theo dõi tình hình biến động của tài sản tại đơn vị đồng thời phải theo dõi quản lí các nguồn vốn của xí nghiệp và có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán, phân bổ các chỉ tiêu về chi phí, lợi tức theo các tiêu thức mà đơn vị đã quy định và đưa ra các dữ liệu theo yêu cầu của quản lí. Kết thúc phần việc đưa ra được các báo cáo tài chính, báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
+ Kế toán tiền lương, thanh toán nội bộ tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
Tính ra tiền lương, bảo hiểm, phụ cấp… Đối với cán bộ công nhân viên thuộc xí nghiệp, theo dõi và quản lí vốn bằng tiền của đơn vị thanh toan nội bộ
+ Kế toán vật liệu thành phẩm:
Theo dõi tình hình nhập - xuất NVL và công cụ dụng cụ trong kì. Hàng ngày phải ghi vào các chứng từ nhập, xuất kho NVL, thành phẩm… vào sổ chi tiết, tính số vật liệu tồn kho cuối tháng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, thành phẩm
+ Kế toán giá thành sản phẩm, tiêu thụ kiêm thủ quỹ:
Được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt cho xí nghiệp, căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi để chi tiền cho các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, đồng thời đối chiếu và kiểm tra sổ sách với lượng thực tế kịp thời phát hiện sai sót. Ngoài ra nhân viên ở vị trí này có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành, trên cơ sở đó hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm ghi nhận doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
5.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại xí nghiệp
Sự vận dụng chính sách kế toán chung tại xí nghiệp:
Công tác kế toán tại xí nghiệp 26.1 được thực hiện theo đúng pháp luật và các chuẩn mực kế toán hiện hành. Trong đó các chính sách chung được vận dụng cụ thể như sau:
Xí nghiệp dùng đơn vị tiền tệ để hạch toán là tiền VNĐ NVL tồn kho và xuất kho được đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước. Trong đó đối với NVL mua ngoài thì giá nhập kho được tính như sau:
Giá vật liệu mua ngoài nhập kho
=
Giá hoá đơn (không VAT)
+
Thuế nhập khẩu (nếu có)
Đơn vị hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Về phần thực hiện nghĩa vụ với nhà nước : Đơn vị quyết toán thuế một lần vào cuối năm tài chính.
Đơn vị tính giá thành sản phẩm theo hai trường hợp : Đối với các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng thì giá thành được tính theo phương pháp trực tiếp . Còn đối với các sản phẩm quốc phòng sản xuất theo chủ trương kế hoạch của cấp trên thì giá thành của thành phẩm được xác định trên cơ sở của '' Hệ thống giá thành khoán chi phí sản xuất các sản phẩm quân nhu'' do cấp trên quy định.
Từ ngày 01/01/1999 Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành ,xi nghiệp đã áp dụng phương pháp tính thuế giá tri gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hàng quý kế toán của đơn vị tiến hành lập các báo cáo tài chính hết năm ,lập báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán thuế.
Chế độ chứng từ , tài khoản , sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính được áp dụng tại đơn vị.
Xí nghiệp đã áp dụng hình thức '' Chứng từ ghi sổ'' và hệ thống tài khoản kế toán thống nhất để phù hợp với điều kiện kế toán của đơn vị và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chứng từ kế toán mà xí nghiệp sử dụng bao gồm các loại chứng từ theo quy định và hướng dẫn của Bộ tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước bao gồm :
+ Các chứng từ bắt buộc : Phiếu nhập kho phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, phiếu thu,
phiếu chi, phiếu chi, phiếu thanh toán tạm ứng ..vv…vv...
+ Các chứng từ hướng dẫn : phiếu xuất vật tư theo hạn mực, biên bản kiểm nghiệm, giấy đề nghị tạm ứng biên bản đánh giá lại tài sản cố định..vv…vv…
Ngoài ra còn một số loại chứng từ vận dụng khác như: Phiếu yêu cầu xuất kho vận dụng khác như : Phiếu yêu cầu xuất kho vật tư ( Hầu hết chứng từ loại nàyđược tập hợp vào sổ yêu cầu xuất vật tư của từng bộ phận )…vv…vv…
Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại đơn vị là hình thức chứng từ ghi sổ thực hiện trên máy vi tính. Hàng ngày căn cứ vào nguồn gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, său đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng khoá sổ tính ra tổng sổ tiền của các nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Tính tổng sổ phát sinh và số dư các tài khoản trên Sổ Cái, từ đó lập bảng cân đối số phát sinh. Đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (Được lập từ các sổ kế toán chi tiết) Để phát hiện, điều chỉnh chênh lệch từ đó lập các báo cáo tài chính.
Hệ thống tài khoản được vân dụng linh hoạt theo đúng quy định của bộ tài chính. Đối với các tài khoản như TK152,TK154,TK155,TK621,TK622,TK627…Kế toán mở chi tiết cho từng đối tượng, đối với các đối tượng được quy định chung thì mở theo đúng quy định.Còn đối với các đối tượng đặc thù chỉ có tại đơn vị thì được dùng hệ thống kí hiệu để mở chi tiết.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối phát sinh
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
số liệu chi tiết
Báo cáo
kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hoạt động tàI chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Xí nghiệp 26.1,báo cáo tàI chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tàI chính và kết quả kinh doanh trong kì của đơn vị. Hệ thống báo cáo tàI chính tại Xí Nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả họat động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính , Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo được Xí nghiệp lập vào thời điểm cuối quý và gửi cho các cơ quan chức năng và Công ty 26.
Bảng cân đối kế toán được trình bày theo hình thức cân đối theo hai phần liên tiếp. Phần một là Phần tài sản và phần hai tiếp theo dưới phần một là Phần nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày theo ba phần liên tiếp. Phần một : Báo cáo lãi, lỗ; phần hai phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước; phần ba chi tiết về Thuế Giá trị gia tăng.
Do đặc thù là một đơn vị Nhà Nước không tham gia các hoạt động đầu tư và tàI chính nên các luồng tiền vào và ra được phản ánh trong Báo cáo này đều là các luồng tiền vận động trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị về cơ bản đã phản ánh được tình hình tài chính tại đơn vị.
II. Thực trạng Tổ chức công tác Kế Toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.1
1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất trong Xí nghiệp được tập hợp theo ba khoản mục:
Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp:
Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm của Xí nghiệp.
Chi phí vật liệu trong Xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp . Là một xí nghiệp thành viên của công ty 26, nên đối với những loại sản phẩm do công ty đặt kế hoạch sản xuất, thì lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm do công ty cung ứng. Đối với những mặt hàng kinh tế do xí nghiệp tự khai thác nguồn hàng và nơi tiêu thụ, thì xí nghiệp phải tự mua bán vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Nguyên vật liệu do xí nghiệp khai thác chủ yếu là những mặt hàng sau:
- Các loại vải.
- Cao su khô loại I và cao su dạng nước
- Gỗ các loại,
- Một số loại vật tư phải nhập từ nước ngoài: Bột nhựa Melamin, vải Vinilon tráng PU.
- Hoá chất các loại…
Số lượng vật tư đều được tính toán đảm bảo cho từng đơn đặt hàng tuỳ thuộc vào tính chất, đặc thù của từng loại sản phẩm để bộ phận cung tiêu mua và dự trữ, đáp ứng cho sản xuất thường xuyên, liên tục, đồng bộ.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản: Lương chính, phụ cấp, tiền trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn… Căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm, công ty có giao kế hoạch tuyển dụng lao động cho từng xí nghiệp. Đối với lao động hợp đồng thời hạn ( 6 tháng, 1 năm, 2 năm …) thì sau khi hết hạn hợp đồng căn cứ vào tay nghề nguyện vọng của người lao động cũng như nhu cầu của xí nghiệp mà người lao động có thể kí lại hợp đồng tiếp tục làm việc . Công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên cũng được xí nghiệp đặc biệt quan tâm bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm hướng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ để kế cận lớp người đi trước, phục vụ và xây dựng công ty lâu dài.
Hình thức trả lương theo đơn giá sản phẩm được áp dụng cho khối công nhân lao động trực tiếp sản xuất
Hình thức trả lương theo thời gian được trả cho nhân viên phòng ban, căn cứ vào 9 bậc lương do công ty qui định trên cơ sở khối lượng công việc và cấp bậc của từng vị trí để trả lương khoản cho người lao động. Theo hình thức này, kết quả thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công tác sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập
Với cách trả lương như trên, xí nghiệp đã thúc đẩu cán bộ công nhân viên toàn công ty không ngừng củng cố và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vấn đề tiền thưởng: xí nghiệp áp dụng trả thẳng vào lương.
Chi phí sản xuất chung:
Là những khoản chi phí cho quản lý phục vụ phân xưởng sản xuất và những khoản chi phí khác ngoài 2 khoản mục chi phí trên phát sinh ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại:
-Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ
-Chi phí khấu hao TSCĐ
-Chi phí tiền lương nhân viên quản lý, BHXH, BHYT, KPCĐ..
- Chi phí bằng tiền khác
Cuối tháng, chi phí sản xuất đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Do một phân xưởng của xí nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm được phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung.
Ba khoản mục chi phí trên được dùng để tập hợp và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp.
2.Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Do tính chất phức tạp của nhiều loại sản phẩm qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều loại nguyên vật liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0671.doc