LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 2
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2
1. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thàn sản phẩm 2
1.1 - Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 2
1.2 - Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm 4
1.3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 6
2- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
2.1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 7
2.2- Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 7
2.3- Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: 8
3- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 8
3.1- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8
3.2 - Phương pháp đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang 9
3.3 - Phương pháp tính giá thành sản phẩm 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CAVICO VIỆT NAM THƯƠNG MẠI 15
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CAVICO VIỆT NAM 15
THƯƠNG MẠI 15
1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty CAVICO Việt Nam Thương Mại. 15
2. Phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. 17
2.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh: 17
2.2. Tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 17
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán: 18
2.4. Đặc điểm chế độ kế toán áp dụng tại công ty. 19
II- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CAVICO VIỆT NAM THƯƠNG MẠI 20
1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 20
2- Nội dung chi phí và phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 20
2.1: Kế toán chi phí NVLTT: 22
2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 25
2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy: 28
2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung: 29
3. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty Cavico việt nam thương mại 31
4- Tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cavico Việt nam thương mại 32
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAVICO VIỆT NAM THƯƠNG MẠI 34
1. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. 34
1.1. Những ưu điểm : 34
1.2. Những mặt tồn tại : 36
2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. 37
2.1. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 37
2.2. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp 39
2.3. Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 39
2.4. Về hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 41
KẾT LUẬN
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cavico Việt Nam Thơng Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo các khoản mục sau:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Chi phí NCTT thuê ngoài và NCTT trong danh sách
+ Chi phí sử dụng máy thi công gồm:
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí đi thuê TSCĐ để hoạt động.
+ Chi phí sản xuất chung gồm:
- Lương gián tiếp
- Bảo hiểm xã hội
- Lãi vay
- Chi phí khác
* Phương pháp tập hợp:
- Để chi tạm ứng hoặc chi một khoản vay cho các đội công trình phòng TCKT công ty sử dụng TK 141 "Tạm ứng". Công ty Cavico sử dụng TK621 " chi phí NVLTT" TK 622 "chi phí NCTT" TK 627" chi phí sản xuất chung" để tập hợp toàn bộ các chi phí và sử dụng TK 154 "sản xuất kinh doanh dở dang" để tính giá thành các công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Công ty có trách nhiệm lo vốn để khi công trình bắt đầu thi công sẽ cho các đội vay, cuối mỗi kỳ công ty có trách nhiệm kiểm tra hoá đơn mua hàng, bảng thanh toán lương hợp đồng khoán, hợp đồng thuê ngoài máy móc thiết bị, tính hợp pháp, hợp lý, hợp lẽ để tiến hành thanh toán.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty: Hàng tháng căn cứ vào chi phí phát sinh có liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình thì tập hợp chi phí cho công trình, hạng mục công trình đó (số liệu đã được các nhân viên kinh tế ở đội sản xuất tập hợp theo phương pháp trực tiếp, cuối mỗi quý số liệu về công ty lên phòng TCKT theo dõi).
Cuối mỗi quý, dựa trên các bảng kê chi tiết đã có chữ ký của đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình (có kèm theo các chứng từ gốc có liên quan) ở dưới hoá đơn gửi lên kế toán kiểm tra và thanh toán tạm ứng sau đó vào nhật ký chung, sổ cái TK, sổ chi tiết TK đồng thời tổng hợp số liệu và lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quý làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong quý cụ thể:
+ Công ty không dùng TK 152, 153 để hạch toán nhập NVL dùng cho sản xuất, chỉ căn cứ vào sổ vật tư đội công trình báo lên để hạch toán vì vật liệu nhập về không qua kho mà xuống thẳng công trình thi công.
+ Không dùng TK 334, 338 để hạch toán các khoản phải trả lương.
+ Không dùng TK 331 để thanh toán với người bán.
- Trình tự kế toán cụ thể như sau:
+ Nếu công ty ứng tiền mặt cho các đội công trình theo hợp đồng dự toán căn cứ vào phiếu tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK 141 (chi tiết công trình)
Có TK 111
+ Nếu các đội công trình yêu cầu công ty chuyển tiền mua vật tư bằng TK tiền gửi, TK tiền vay để trả tiền cho người bán thì công công ty cũng chỉ căn cứ vào giấy đề nghi tạm vay có kèm theo giấy báo đã trả tiền cho đơn vị bán, kế toán định khoản.
Nợ TK 141 (chi tiết cho từng công trình)
Có TK 112, 311
+ Phần thanh toán: Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán đã được duyệt chi căn cứ vào bảng kê chi tiết từng khoản mục (kèm theo chứng từ gốc như hoá đơn mua hàng, phiếu nhập, phiếu xuât, bảng lương hợp đồng thuê máy móc thiết bị) kế toán thanh toán công ty sẽ kiểm tra tính hợp lý hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và định khoản ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 622 (chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 623 (chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 627 (chi tiết cho từng công trình)
CóTK 141 (chi tiết cho từng công trình)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí thực tế công trình hoàn thành bàn giao, kế toán công ty ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết cho từng công trình)
Có TK 621 (chi tiết cho từng công trình)
Có TK 622 (chi tiết cho từng công trình)
Có TK 623 (chi tiết cho từng công trình)
Có TK627 (chi tiết cho từng công trình)
-Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành ở Công Ty CAVICO Việt Nam Thương Mại (Phụ lục 7)
2.1: Kế toán chi phí NVLTT:
ở Công ty chi phí vật liệu chiếm khoảng 60-80% trong giá thành sản phẩm, do vậy việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức quan trọng và rất cần thiết trong công tác quản lý nhằm hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác nếu xác định đúng lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất, thi công thì sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác trong giá thành công trình xây dựng.
Nguyên vật liệu bao gồm:
+ Giá trị của vật liệu xây dựng như: Gạch, xi măng, sắt thép, vôi cát.
+ Giá trị cấu kiện trang trí nội thất: Gỗ, thiết bị kèm theo, vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, máy điều hoà.
Toàn bộ công cụ như đà giáo ván khuôn do thời gian thi công một công trình một hạng mục công trình đến khi hoàn thành đến một điểm dừng kỹ thuật hợp lý là rất dài nên công ty hướng dẫn các đội thực hiện phân bổ theo khối lượng (sản lượng) sản phẩm: Phân bổ theo khối lượng bê tông hoặc m2 xây dựng, m2 sản phẩm xây dựng hoàn thành phân bổ tiêu hao theo định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc từng hạng mục sản phẩm vữa bê tông, phân bổ theo số lần hoặc thời gian sử dụng.
* Theo dõi việc nhập xuất vật liệu
Vật liệu để sản xuất cho sản phẩm, hạng mục công trình nào thì phải tính cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và theo số lượng thực tế vật liệu xuất dùng. Do cơ chế khoán gọn đến từng công trình, đội trưởng căn cứ vào dự toán và lập kế hoạch tiến độ thi công từng công trình để lập kế hoạch cung ứng vật tư.
Công ty thi công các công trình ở cả nội thành, ngoại thành và các tỉnh trong cả nước, để đảm bảo tiết kiệm chi phí thu mua, sử dụng vật liệu tại chỗ tránh hao hụt, mất mát khi vận chuyển như gỗ, cốt pha, đa, cát vàng. Đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình cử cán bộ vật tư ở đội đi thu mua cung ứng đến tận chân công trình.
Khi vật tư về nhập kho, thủ kho công trình cùng người giao vật liệu kiểm tra cân đong đo đếm số lượng vật liệu nhập kho để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, 1 liên thì thủ kho công trình giữ để theo dõi trên sổ riêng của mình, 1 liên gửi về phòng kế toán kèm theo hoá đơn của người bán. Cuối mỗi quý nhân viên kinh tế ở đội công trình tập hợp các chứng từ có liên quan khác gửi về phòng tài vụ công ty để thanh toán. Đối với công trình mà công ty giao khoán cho các đội sản xuất thì kế toán đội sản xuất thường sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để xác định giá trị hàng xuất (giá ở đây bao gồm cả giá mua và chi phí thực tế thu mua) nhập bao nhiêu xuất bao nhiêu.
Nguyên vật liệu được mua theo yêu cầu thi công nên việc nhập - xuất đều được thực hiện ở dưới các đội sản xuất do đó việc theo dõi và hạch toán chi tiết chi phí vật liệu thực tế xuất dùng cho công trình, hạng mục công trình, sản phẩm lao vụ, dịch vụ cũng do tổ kế toán dưới các đội hạch toán báo sổ về công ty.
Khi xuất kho vật liệu cho sản phẩm căn cứ vào nhu cầu sản xuất định mức tiêu hao vật tư, đội trưởng hay chủ nhiệm công trình lập bảng kê và yêu cầu kế toán công trình lập phiếu xuất vật tư (xem mẫu 1) (Phụ lục 8).
Phiếu xuất vật tư được lập thành 2 liên, một do kế toán công trình lưu, 1 liên thủ kho giữ, lấy số liệu ghi vào bảng kê chi tiết xuất vật tư (xem mẫu 2) (Phụ lục 8).
Cuối kỳ căn cứ vào phiếu nhập (kèm theo hoá đơn mua hàng) phiếu xuất, bảng kê chi tiết xuất vật tư ở đội, kế toán đội công trình gửi lên PTCKT công ty, kế toán thanh toán kiểm tra đối chiếu và căn cứ số tạm ứng của đội (khi công ty cho tạm ứng các đội công trình kế toán công ty hạch toán.
Nợ TK 141
Có TK 111, 112
Công ty sử dụng TK 621 CPNVLTT để tập hợp chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất, dùng cho quản lý công ty được kết chuyển vào TK 642, dùng cho XDCB được kết chuyển vào TK 241 XDCBDD.
Căn cứ vào bảng kê chi tiết NL, VL trong năm 2005 của các đội sản xuất (theo dõi cho công trình, hạng mục công trình) kế toán lập bảng tổng hợp xuất NLVL.
Căn cứ vào tổng hợp xuất NLVL kế toán công ty sẽ lên nhật ký chung, sổ cái tài khoản và sổ chi tiết chi phí SXKDDD ghi:
Nợ TK 621: 34.893.830.449
(Chi tiết CT: Công trình văn phòng khu B: 964.926.023
CT nhà làm việc ban GPMB HN : 202.684.000
CT cải tạo khu nhà C :758.335.370
CT cửa hàng 13 Hàng Gai : 81.981.600
................................................
Có TK 141 : 34.893.830.449
(Chi tiết CTkhu văn phòng B...)
2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Việc hạch toán đúng, đủ chi phí này góp phần đảm bảo tính hợp lý chính xác giá thành sản phẩm và công bằng cho người lao động nên công ty hết sức chú ý.
Công nhân của công ty chủ yếu là thuê ngoài do tính chất của ngành xây dựng và thực trạng của công ty, công việc làm theo thời vụ.
Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức trả lương:
+ Hình thức trả lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý và điều hành sản xuất, thi công, những công việc không có định mức hao phí nhân công thì công ty trả công nhật.
+ Hình thức trả lương sản phẩm được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành, làm những công việc có định mức hao phí nhân công và được giao khoán các hợp đồng làm khoán.
* Chi phí NCTT của công ty gồm:
- Tiền lương công nhân đội sản xuất của công ty, công trình
- Tiền lương công nhân thuê ngoài.
Đối với lao động trong biên chế: công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho họ và các đội có trách nhiệm mang tiền về nộp cho công ty và phân bổ số đó cho từng công trình theo lượng người tham gia ở công trình đó, một phần trích vào chi phí sản xuất trả hộ người lao động một phần trích từ thu nhập của công nhân viên.
Đối với lao động thuê ngoài: Chứng từ ban đầu để hạch toán CPNCTT là bảng nghiệm thu công việc đã hoàn thành và bảng hạch toán khối lượng thuê ngoài. Khi công ty có nhu cầu thuê công nhân, công ty tiến hành ký hợp đồng thuê công nhân, đội trưởng công trình giao phần việc cho họ khi khối lượng công việc đã hoàn thành chủ nhiệm công trình, kỹ thuật công trình cùng tổ trưởng bàng giao thông qua " biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành" và lập "bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài" và được chủ nhiệm công trình gửi sang bộ phận kế toán công trình để làm cơ sở cho kế toán hạch toán chi phí và tính lương cho công nhân, cuối tháng toàn bộ chứng từ có liên quan được gửi lên phòng kế toán của công ty.
Với những công việc không tính ra khối lượng và đơn giá cụ thể thì đội trưởng công trình cũng tiến hành khoán gọn công việc cho từng tổ lao động thuê ngoài thì quá trình nghiệm thu bàn giao thanh toán trả lương và ghi sổ cũng giống như khoán theo khối lượng thuê ngoài. Số liệu này được ghi vào bảng kê chứng từ tiền lương cột công nhân thuê ngoài.
Đối với lao động làm việc trong danh sách chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí NCTT là các bảng chấm công đối với công việc giao khoán các tổ sản xuất theo hợp đồng làm khoán phải ghi rõ tên công trình, nội dung công việc giao khoán, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá, giá tiền, thời gian và chất lượng, khi công việc hoàn thành phải được nghiệm thu về khối lượng do cán bộ kỹ thuật và chủ nhiệm công trình thực hiện.
Tổ trưởng sản xuất tiến hành theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ để chấm công sau đó gửi bảng chấm công và hợp đồng giao khoán sang bộ phận kế toán công trình để tính lương.
Đối với tổng sản xuất các đội làm công nhật, các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân, chủ nhiệm công trình, đến cuối tháng gửi bảng chấm công về bộ phận kế toán công trình, kế toán căn cứ vào số công và đơn giá tiền công để tính lương cho từng người sau đó tổng hợp lại cho từng tổ và cho công trình.
Trong mỗi đội xây dựng trên mỗi công trình lại được chia làm nhiều tổ, mỗi tổ chuyên thực hiện một số bước công việc nhất định nhưng người phụ trách chung vẫn là đội trưởng.
ở Công ty Cavico các công trình và hạng mục công trình khi đã ký hợp đồng kinh tế xong đều được khoán gọn cho các đội sản xuất. Do đó việc tập hợp CPNCTT đều được thực hiện ở các đội sản xuất. Căn cứ vào yêu cầu, tiến độ thi công, khối lượng công việc đội trưởng giao khoán cho các tổ, các nhóm công nhân. Hợp đồng khoán có thể được ký theo từng công việc hay tổ hợp công việc, giai đoạn công việc (xác định theo dự toán) tuỳ theo tính chất công việc, quy mô của công trình nhận khoán mà thời gian thực hiện hợp đồng làm khoán gọn trong một tháng hoặc kéo dài nhiều tháng. Trên hợp đồng làm khoán ghi số lượng, yêu cầu kỹ thuật công việc và số tiền lao động được hưởng của tổ sản xuất hay bộ phận sản xuất xây lắp. Căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng mà tiền lương gắn liền với hợp đồng, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành thực tế, tiền lĩnh lần cuối cùng của hợp đồng phải lấy tổng giá trị hợp đồng trừ đi số tiền các lần đã ứng. Cuối năm căn cứ vào bảng chấm công các hợp đồng làm khoán, bảng xác nhận khối lượng công việc đã được nghiệm thu, quy chế lương khoán cùng các chứng từ liên quan khác được chuyển về phòng TCKT làm cơ sở cho kế toán thanh toán tạm ứng.
Vì ở các công trình công nhân chủ yếu là thuê ngoài vì vậy phòng TCKT công ty không có động tác tổng hợp và phân bổ chi phí tiền lương và thực hiện tính BHXH, BHYT, KPCĐ, việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở các đội ( chỉ tính cho bộ phận quản lý đội sản xuất và công nhân viên biên chế hợp đồng dài hạn) do phòng nhân viên kinh tế các tổ đội tự tổng hợp và nộp bảng tổng hợp lên phòng TCKT
Phòng TCKT báo nợ cho các đội BHXH, BHYT, KPCĐ ghi:
Nợ TK 141
Có TK 3382
Có TK 3383
Có TK 3384
-Trích Bảng Kê CPNCTT( Phụ lục 9)
- Trích Văn Bản thanh toán khối lượng thi công ( Phụ lục 9)
- Hợp Đồng làm khoán ( Phụ lục 9)
- Bảng chấm công và chia lương ( Phụ lục 9)
- Bảng tập hợp CPNCTT ( Phụ lục 9)
Căn cứ vào bảng tổng hợp và số đáp ứng của các công trình (khi đội vay kế toán ghi):
Nợ TK 141
Có TK 111, 112, 311
Cùng các chứng từ CPNCTT kế toán tiến hành thanh toán phần chi cho đội, kế toán ghi vào sổ cái TK622
Nợ TK 622: 7.155.563.599
( Chi tiết CT văn phòng khu B: 59.609.135
CT Nhà làm việc BGPMBHN: 54.670.000
CT Khu nhà C: 678.367.036
CT cửa hàng 13 Hàng Gai: 301.604.586
......................................................
Có TK 141: 7.155.503.599
(Chi tiết Văn phòng khu B: 59.609.135
.......................................)
2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy:
Tài khoản sử dụng 623 " CPSDMTC "
ở Công ty Cavico Việt Nam Thương Mại đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất thi công phấn đấu hạ giá thành sản phẩm phục vụ thi công xây lắp như: máy trộn bê tông, máy đầm dùi ...
Trong quá trình sản xuất các máy thi công trên sẽ được trích khấu hao dần vào chi phí phát sinh trong kỳ. Căn cứ vào bảng kê chi tiết CPSDM cho từng công trình, hạng mục công trình
Kế toán hạch toán các khoản chi phí phát sinh vào tài khoản 623 như sau :
Nợ TK 141
Có TK 214
Ngoài ra đối với TSCĐ có giá trị lớn không đủ tiền mua thì các đội phải đi thuê theo giá thoả thuận ghi trong hợp đồng . Do đó kế toán CPSDM ở công ty gồm:
+ Khấu hao TSCĐ của đội tự mua
+ Tiền thuê TSCĐ thuê hoạt động
Căn cứ vào bảng kê chi tiết CPSDM cho từng công trình, hạng mục công trình mà nhân viên kinh tế ở đội báo lên cùng với chứng từ liên quan đến thuê TSCĐ và kiểm tra số liệu đã tạm vay của công ty, khi công ty ứng cho đội vay, kế toán ghi.
Nợ TK 141(Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK 111, 112, 331
Kế toán tiến hành thanh toán tạm ứng ghi:
Nợ TK 623 (chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK 141 (chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
Căn cứ vào bảng tổng hợp CPSDM (Phụ lục 9) kế toán sẽ lên nhật ký chung, sổ cái TK, sổ chi tiết chi phí SXKD (theo từng công trình, hạng mục) ghi:
Nợ TK 623 : 775.467.537
(Chi tiết Văn phòng khu B : 6.000.000
CT Nhà làm việc BGPMBHN: 9.200.000
CT khu nhà C: 180.622.000
CT cửa hàng 13 Hàng Gai: 21.480.000
Có TK 141: 775.467.537
(chi tiết CTVăn phòng khu B : 6.000.000
.....................................................)
2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:
ở công ty Cavico sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí nhân viên quản lý đội sản xuất là những chi phí về tiền lương chính , lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH phải trả cho nhân viên quản ly đội trưởng, đội phó , nhân viên kế toán thống kê, kỹ thuật, bảo vệ, thủ kho của đội.
Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+Lương gián tiếp
+BHXH
+Lãi vay
+Chi phí khác
- Căn cứ vào bảng kê chi tiết chi phí sản xuất chung (Phụ lục 10) của đội công trình đã được duyệt chi và các chứng từ gốc có liên quan được kế toán đội gửi lên ,kế toán công ty đối chiếu với số tiền mà đội đã ứng vay để thanh toán cho các công trình.
- Căn cứ vào bảng kê chi tiết chi phí sản xuất chung năm 2005 của các đội sản xuất (từng công trình, hạng mục công trình) kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Phụ lục 10)
- Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán sẽ nên nhật ký chung, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết CPSXKD (theo từng công trình, hạng mục công trình).
Nợ TK 627 : 14.651.038.412
Chi tiết CT Văn phòng khu B : 29.025.775
Chi tiết CT Nhà làm việc BGPMBHN: 18.246.000
Chi tiết CT khu C : 252.350.184
Chi tiết CT cửa hàng 13 Hàng Gai : 74.349.746
Có TK 141:14.651.038.412
(Chi tiết công trìnhVăn phòng khu B : 29.025.775 …)
- Trích Sổ Nhật Ký Chung ( Phụ Lục 10)
- Trích Sổ Cái TK 621, 622, 623, 627 ( Phụ Lục 10)
- Bảng Tập Hợp Chi Phí SX ( Phụ Lục 10)
3. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty Cavico việt nam thương mại
Căn cứ vào biên bản kiểm kê đánh giá khối lượng dở dang của từng công trình kế toán tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang năm 2005.
công ty cavico
bảng kê khối lượng sản phẩm dở dang
năm 2005
Số thứ tự
Tên công trình
Số tiền
1
2
Công trình văn phòng khu B
Công trình Nhà làm việc BGPMBHN
............................
0
0
.................
Cộng
0
Cuối mỗi năm đại diện phòng quản lý kỹ thuật với kỹ thuật viên công trình kiểm kê, xác định khối lượng, xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình cụ thể. Sau đó bộ phận thống kê của phòng quản lý kỹ thuật sẽ lắp những đơn giá dự toán phù hợp với từng công trình cụ thể và tính ra những chi phí dự toán của từng công trình xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình tương ứng.
Phòng TCKT sau khi nhận được bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ từ phòng kỹ thuật gửi sang tiến hành xác nhận chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức sau:
CPTT của
KLXL dở dang =
cuối kỳ
CPTT của KLXL
DD đầu kỳ +
Giá trị dự toán của
KLXL hoàn thành
bàn giao cuối kỳ
CPTT của KLXL
TT trong kỳ
x
Giá trị dự toán của
KLXLDD cuối kỳ
Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ
Với số lượng của bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang và các số liệu kế toán khác có liên quan, kế toán tiến hành đánh giá chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của từng công trình. Tổng hợp chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của tất cả các công trình mà công ty thực hiện trong năm kế toán lấy số liệu ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản có liên quan.
- Sổ chi tiết TK154- CPSXKDD ( Phụ lục 11)
- Sổ cái TK 154-CPSXKDD ( Phụ lục 11)
4- Tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cavico Việt nam thương mại
Kỳ tính giá thành ở công ty là vào thời điểm cuối mỗi năm sau khi tính toán xác định được số liệu tông hợp về chi phí sản xuất, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang thì ngay trên sổ cái TK 154 thì cũng có thể xác định được giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của tất cả các công trình theo công thức.
Giá thành thực
tế KTXL hoàn =
thành bàn giao
Chi phí SX
dở dang +
đầu kỳ
Chi phí SX
phát sinh -
trong kỳ
Chi phí SX
dở dang
cuối kỳ
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ gồm tiền lương của cán bộ nhân viên văn phòng công ty và đồ dùng mua sắm phục vụ cho văn phòng. Vào cuối năm PTCKT tiến hành tập hợp chi phí QLDN của công ty, rồi sau đó phân bổ đều cho các công trình xây lắp trong năm đó để tiến hành tính giá thành xây lắp công trình hoàn thành trong năm.
CPQLDN năm 2005 của công ty là: 1.364.449.227
Tổng giá trị xây lắp công trình năm 2005 là: 57.475.899.997
Công thức tính
CPQLDN phân bổ =
cho từng công trinh
CPQLDN tập hợp được trong năm
X
Giá trị công trình XLHT năm
Giá trị từng công trình hoàn thành trong năm
Ví dụ: Đối với công trình Văn phòng khu B cách phân bổ CPQLDN như sau:
1.364.449.22
x 560.560.933 = 13.307.437
57.475.899.997
Tương tự đối với các công trình xây lắp hoàn thành trong năm 2005.
Vậy với số liệu của công trình Văn phòng khu B
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 0
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 58.840.349.224
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 0
Thì giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong năm 2005 của công trình Văn phòng khu B là:
0 + 58.840.349.224 + 0 = 58.840.349.224
- Bảng tính giá thành ( Phụ lục 12)
Phần III :
Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cavico việt nam thương mại
1. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã được tiếp cận với thực tế để củng cố và nghiên cứu thêm những kiến thức đã được học. Mặc dù thời gian thực hiện tại Công ty không dài, những kinh nghiệm thực tế cũng không được hoàn toàn đầy đủ, em vẫn mạnh dạn đưa ra một số nhận xét khái quát về những điểm làm được và những mặt còn hạn chế cần được hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty.
1.1. Những ưu điểm :
Công ty đã chủ động nghiên cứu, từng bước tìm ra mô hình quản lý, hạch toán chi phí và tính giá thành phù hợp với đặc điểm riêng của Công ty. Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng phát triển mạnh cả về quy mô chất lượng sản xuất, tạo được uy tín trên thị trường. Có được những thành công đó, bên cạnh sự quản lý năng động, sáng tạo của bộ máy quản lý Công ty, còn có sự đóng góp không nhỏ của công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Những mặt ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty thể hiện trên các mặt chủ yếu sau :
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, cơ cấu gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm của Công ty. Quy trình làm việc của bộ máy kế toán khoa học, hợp lý, công việc của từng cán bộ kế toán phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Các cán bộ kế toán đều có kinh nghiệm chuyên môn vững vàng về lĩnh vực tài chính kế toán, vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế. Nhờ đó việc hạch toán kế toán được thực hiện một cách hiệu qủa, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán một cách kịp thời cho lãnh đạo Công ty.
Về tổ chức thực hiện công tác kế toán : Các chứng từ ban đầu được tổ chức luân chuyển hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Hệ thống sổ sách kế toán được áp dụng phù hợp với hình thức kế toán Nhật ký chung, có biểu mẫu đơn giản, dễ phân công công việc kế toán, đáp ứng được các quy định của chế độ kế toán, phù hợp với đặc điểm riêng của ngành và yêu cầu quản lý của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ dù khối lượng công việc tương đối lớn.
Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành : Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công tác xây lắp bàn giao là phù hợp với đặc điểm riêng của ngành xây dựng. Mặt khác, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cũng có những vận dụng sáng tạo linh hoạt, đặc biệt là các bảng, các sổ và những tài khoản mở thêm, đảm bảo việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản trị chi phí và giá thành của doanh nghiệp.
Cùng với sự phối hợp của các phòng ban chức năng của Công ty, phòng kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tài chính nói chung và thông tin chi phí và giá thành nói riêng, góp phần cùng Công ty giải quyết tốt mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, với Nhà nước, với khách hàng. Bộ phận kế toán đã thể hiện rõ vai trò then chốt trong quản lý doanh nghiệp.
1.2. Những mặt tồn tại :
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, trong những năm gần đây, do chế độ kế toán có một số thay đổi, công tác hạch toán kế toán của Công ty không tránh khỏi những khó khăn và vấp phải một số tồn tại cần khắc phục, đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Một là, về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do đặc điểm ngành xây dựng là địa bàn hoạt động phân tán, Công ty đã tổ chức một hệ thống các kho tạm tại chân công trình, phần lớn vật tư được sử dụng cho công trình đều được mua ngoài trực tiếp về nhập kho. Việc quản lý vật liệu tại kho được tổ chức tương đối tốt với những chứng từ, bảng biểu theo dõi chặt chẽ, Công ty đã có một hệ thống định mức nguyên vật liệu, nhưng vẫn còn có kẽ hở về chi phí nguyên vật liệu tự đảm nhiệm do đội tự mua. Mặc dù phải được sự chấp nhận của cấp trên, việc tự mua và dùng nguyên vật liệu tại Công ty là rất khó quản lý và có thể làm tăng khoản chi vật liệu lên cao hơn giá trị thực tế. Mà vật liệu chiếm một tỷ trọng đáng kế trong giá thành sản phẩm xây lắp, việc phản ánh thiếu chính xác trị giá thực tế của vật tư sẽ làm tăng giá thành và giảm đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ hai, về chi phí nhân công trực tiếp : Của Công ty được hạch toán cho cả công nhân điều khiển máy thi công. Cách hạc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0689.doc