Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ Văn hoá

Chương i

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

I. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp 1

II. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 1

 2.1. Khái niệm và nội dung của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1

 2.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 1

 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 2

 2.2. Khái niệm và nội dung của chi phí giá thành sản phẩm 3

 2.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm 3

 2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 4

III. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4

 3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 4

 3.1.1. Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 4

 3.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 5

 3.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 5

 3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 6

 3.3.1. Tài khoản sử dụng 6

 3.3.2. Phương pháp kế toán 6

 3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở 8

 3.4.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán 9

 3.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương

 đương 9

 3.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán 9

 3.5. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 10

 3.5.1. Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tính giá thành 10

 3.5.2. Kỳ tính giá thành 10

 3.5.3. Phương pháp tính giá thành 10

 3.5.4. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản

 phẩm xây lắp hoàn thành 11

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ Văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.575 3.222.469 130,4 2 Doanh thu thuần 10.587.935 13.818.780 3.230.845 130,5 3 Giá vốn hàng bán 9.824.913 12.935.744 3.110.831 131,6 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 559.026 601.442 42.416 107,5 5 Lợi nhuận trước thuế 203.996 281.594 77.598 138 6 Lợi nhuận sau thuế 138.717 191.483 52.766 138 7 Tổng quỹ lương 1.203.117 1.564.304 361.187 130,0 8 Thu nhập BQ 1người/1 tháng 0.759 0.827 0.068 108,9 Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, trong 2 năm gần đây Công ty tình hình sản xuất kinh doanh đều có lãi. Năm 2002 doanh thu tiêu thụ đạt 10.598.106.000đ, trong đó doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm 82% còn lại là từ hoạt động tư vấn, khảo sát, thiết kế… Sang đến năm 2003, doanh thu đã tăng lên đáng kể đạt 13.820.575.000đ bằng 133,5% so với năm 2002. Do năm 2003 Công ty đã thực hiện tốt các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất nên tuy chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng lên nhưng lợi nhuận trước thuế của năm 2003 tăng lên đáng kể so với năm 2002, từ 203.996.000đ lên 281.594.000đ với mức tỷ lệ tăng là 138%. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng được cải thiện, tăng từ 759.000đ lên 827.000đ. Bên cạnh đó cũng phải kể đến chỉ tiêu Tổng quỹ lương, 1.203.117.000đ vào năm 2002 thì đến năm 2003 đã tăng lên 1.564.304.000đ. Đạt được kết quả tốt như vậy là nhờ những biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đã được Công ty đưa ra và thực hiện có hiệu quả. Công ty cũng đã đóng góp được cho Ngân sách Nhà nước một khoản tiền lớn. Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tiến triển tốt, lợi nhuận tăng đều mỗi năm. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì mục tiêu chính chính là lợi nhuận. Vì vậy đây chính là một dấu hiệu tốt khi mà Công ty đang có kế hoạch cổ phần hoá. Một vấn đề mà hiện nay đang được Nhà nước chủ trương, khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước tiến tới cổ phần hoá. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Theo Quyết định số 792/QĐ/VHTT và giấy phép đăng ký kinh doanh số 108759 do Trọng tài kinh tế nhà nước cấp ngày 13/8/1993, Quyết định 25/QĐVHTT/2000 của Bộ Văn hoá thông tin bổ sung ngành nghề, Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá có chức năng nhiệm vụ sau: Tư vấn đầu tư kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Thi công xây dựng, lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất và trang thiết bị kỹ thuật cho các công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí, công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế mỹ thuật và tổng dự toán các dự án và công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí, công trình dân dụng và công nghiệp. Nghiên cứu khảo sát: Khảo sát địa chất, khảo sát kỹ thuật công trình và điều kiện môi trường bên ngoài, bên trong của công trình. Trang trí nội ngoại thất và mỹ thuật hoành tráng cho các công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí, công trình dân dụng và công nghiệp. Kinh doanh các loại vật tư thiết bị phục vụ cho việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và các loại hình dịch vụ theo chuyên ngành. Tổ chức liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty: + Đối với sản phẩm thiết kế: Sản phẩm của ngành thiết kế chính là các bản vẽ thiết kế các công trình để xây dựng, các công trình có thể là công trình văn hoá, có thể là công trình dân dụng, cũng có thể là công trình công nghiệp. Chính vì thế mà các bản vẽ thiết kế ra đời đòi hỏi người làm công tác thiết kế phải có đầu óc sáng tạo, thẩm mỹ cao và luôn tiếp xúc với những cái mới tân tiến và hiện đại, đồng thời phải biết bảo tồn bản sắc văn hoá vốn có của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nói chung đặc điểm sản xuất của ngành thiết kế chính là chất xám trong mỗi con người kiến trúc sư. Nhưng để biến những ý tưởng đó thành những sản phẩm hiện thực của mình đòi hỏi người sản xuất phải có những công cụ hỗ trợ. + Đối với sản phẩm xây dựng: Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựngthiếu tỉnh ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trường này sang công trường khác, còn sản phẩm xây dựng( tức là công trình xây dựng ) thì hình thành đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án mặt xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thay đổi theo từng địa điểm và giai doạn xây dựng. đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất. đặc điểm này cũng đòi hỏi các Công ty phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định cho sản xuất, lựa chọn các hình thức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ, liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của Công ty: Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư (bên A), các phòng chức năng, đội thi công và ban chỉ huy công trình được chỉ định phải lập kế hoạch cụ thể về tiến độ, các phương án đảm bảo cung cấp vật tư, máy móc thiết bị thi công, lên thiết kế tổ chức thi công cho hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất lượng như hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư. - Về vật tư: Công ty chủ yếu giao cho phòng kinh tế kỹ thuật và các đội tự mua ngoài theo yêu cầu thi công. Về máy thi công: máy thi công của Công ty chủng loại khá phong phú, đáp ứng tốt yêu cầu tiến độ thi công mặc dù hệ số hao mòn còn lớn. Hầu như toàn bộ số máy thi công của Công ty được giao cho Phòng Vật tư xe, máy bảo quản, sử dụng, phục vụ và ậch toán cho các xí nghiệp và các đội xây dựng. Một số trường hợp Công ty phải thuê máy thi công từ bên ngoài. Về nhân công: chủ yếu là Công ty thuê ngoài theo hợp đồng (đội xây dựng) còn một phần nhỏ là công nhân thuộc biên chế Nhà nước. Hiện nay tổng số CBCNV của Công ty gồm 117 người. Trong đó nhân viên quản lý là 16 người. Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty như sau: Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ, quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật từng công trình. Sử dụng các yếu tố chi phí: - Vật tư - Nhân công - Chi phí sản xuất chung để tiến hành tổ chức thi công xây Sản phẩm xây lắp: - Công trình - Hạng mục công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Phụ lục 06. + Giám đốc Công ty. Giám đốc Công ty là người được Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin bổ nhiệm, thay mặt nhà nước quản lý Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm trước nhà nước và Bộ trưởng về mọi mặt hoạt động và kết quả công tác của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm chung quản lý toàn diện và trực tiếp các khâu thông qua các phòng ban, các Xí nghiệp, các đội sản xuất trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao. + Các Phó giám đốc. Công ty có 3 phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc : Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật thiết kế thi công các công trình, Phó Giám đốc kỹ thuật vật tư xe máy. Các Phó giám đốc là người giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Bộ về phần việc mà mình được giao. Trong khi thực hiện nhiệm vụ các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức trách, chế độ, thể lệ của nhà nước giao, đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau. Mặt khác các Phó giám đốc giúp Giám đốc lựa chọn, đề bạt cán bộ, tham gia xét duyệt, nâng cấp, nâng bậc cho CBCNV trong Công ty. Công ty có 4 phòng ban nghiệp vụ + Phòng Hành chính - tổ chức : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý, thực hiện công tác về hành chính, văn thư, lưu trữ của Công ty. Tham mưu, quản lý về công tác tổ chức của Công ty. Là đầu mối giao dịch, đối ngoại và hợp tác quốc tế của Công ty Quản lý cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho bộ phận HC Công ty. + Phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án. Là trung tâm điều hành, quản lý và đảm bảo phục vụ cho mội hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong điều kiện thị trường hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án là việc thực hiện nắm bắt & khai thác thị trường, lập dự án dự toán, đấu thầu các công trình. Kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật và đưa ra những giải pháp kỹ thuật cụ thể cho từng công trình khảo sát, thiết kế, thi công. Ngoài ra phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án còn theo dõi và lập kế hoạch sản xuất, thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên. + Phòng Kế toán - Tài chính. Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý về mặt kế toán tài chính để Công ty, các Xí nghiệp, Văn phòng, các đội sản xuất thực hiện đầy đủ chế độ chính sách tài chính kễ toán của nhà nước. Đồng thời đảm bảo thực hiện việc quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả và kinh doanh có lãi. + Phòng Vật tư, xe, máy. Có nhiệm vụ quản lý điều động vật tư, lập kế hoạch mua sắm, giám sát tình hình sử dụng, dự trữ trang thiết bị. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc mua sắm nguyên vật liệu xây dựng rất dễ dàng, thuận tiện xong phòng Vật tư xe, máy phải đưa ra các định mức hao phí vật tư phù hợp cũng như việc chấp hành những định mức đó để đảm bảo sản xuất kinh doanh của đơn vị. Một nhiệm vụ quan trọng khác của phòng là theo dõi, sửa chữa, bảo quản máy móc trang thiết bị để đảm bảo năng lực khảo sát, thiết kế, thi công. Ngoài ra, Công ty còn có bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn giúp Giám đốc hoạch định, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; bảo vệ quyền lợi cán bộ công nhân viên. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty Bộ máy kế toán Phụ lục 07. Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính, kế toán thống kê của Công ty, đồng thời là người quản lý hoạt động tài chính các đơn vị trực thuộc theo hệ thống dọc. Và là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước Ban Giám đốc Công ty, chỉ đạo chung toàn bộ công việc kế toán của phòng kế toán. Kế toán tổng hợp: thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định kết quả và lập các báo biểu kế toán. Kế toán thanh toán – Tiền lương: Thanh toán các khoản thu chi và thanh toán nội bộ, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày, liên tục. Và có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình dư Nợ, Có tài khoản tiền lương phải trả công nhân trong Công ty, thanh toán các khoản tạm ứng của công nhân viên. Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đầy đủ công suất của TSCĐ, theo dõi biến động TSCĐ theo phương pháp kê khai thường xuyên, đặt ra trong công tác hạch toán TSCĐ, kiểm tra và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, tính đúng chi phí sửa chữa và giá trị trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật đổi mới TSCĐ và tính đúng nguyên giá TSCĐ. Kế toán thuế: Đảm nhiệm các nghiệp vụ về thuế. Thủ quỹ – Kế toán ngân hàng: Tiến hành các hoạt động nhập xuất căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giao dich với Ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi và tiền vay. Tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua Ngân hàng. Hình thức ghi sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán sử dụng Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung. Phụ lục 08. Hệ thống sổ kế toán sử dụng: - Sổ Nhật ký chung. Sổ Cái. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Phương pháp kế toán hàng tồn kho Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. II. Tình hình thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá. Đối tượng và tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là công trình, hạng mục công trình. Vì vậy đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán. Chẳng hạn như công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên (BT VHDT TN), Nhà hát cải lương Việt Nam (NHCL VN), Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu (TT HNVH LC),…. Phương pháp tập hợp chi phí tại Công ty Tư vấn và Thiết kế công trình văn hoá là phương pháp trực tiếp. Hịên nay, chi phí sản xuất trong Công ty được tập hợp theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621). - Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622). - Chi phí sản xuất chung (TK 627): + Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 627.3). + Chi phí bằng tiền khác (TK 627.8). Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phòng kế toán các xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc có trách nhiệm theo dõi tập hợp tất cả mọi chi phí, tổng hợp tất cả các số liệu và tổ chức công việc kế toán xử lý chứng từ ban đầu đến việc lập báo cáo kế toán gửi lên phòng tài chính kế toán Công ty. Các đội xây dựng không tổ chức bộ máy kế toán, phòng tài chính kế toán Công ty đảm nhiệm mọi công việc kế toán các chứng từ ban đầu đến việc lập báo cáo kế toán. Phòng tài chính kế toán Công ty có trách nhiệm tổng hợp phân loại số liệu phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí thuộc các công trình do các đội xây dựng thi công. Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được kế toán Công ty tiến hành tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành toàn bộ. Đồng thời phòng tài chính kế toán Công ty còn có trách nhiệm tổng hợp các xí nghiệp và chi nhánh gửi lên kết hợp với các số liệu của tổ đội và các số liệu khác lập báo cáo kế toán chung toàn Công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) Hiện nay tại Công ty chi phí vật liệu thường chiếm từ khoảng 65% - 78% tổng giá trị công trình. Theo hợp đồng ký kết, Phòng Kế hoạch, kỹ thuật dự án sẽ lên các dự toán chi phí cho từng công trình. Do Công ty áp dụng phương thức khoán xuống các Xí nghiệp nên vật tư dùng cho thi công Công ty cũng khoán cho các Xí nghiệp, đội thi công. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, các cá nhân hoặc đơn vị sẽ viết giấy tạm ứng đề nghị Giám đốc ký duyệt. Khi xin tạm ứng phải ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung cần tạm ứng. Căn cứ vào kế hoạch thu mua vật tư, phiếu báo giá vật tư và giấy đề nghị tạm ứng do các đội gửi lên, ban lãnh đạo Công ty ký duyệt tạm ứng cho các đội. Trên cơ sở Giấy đề nghị tạm ứng - Phụ lục 09, kế toán lập phiếu chi. Khi phiếu chi có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị, Thủ quỹ sẽ xuất tiền theo phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên: liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền và ghi váo sổ quỹ. Sau khi nhận tiền tạm ứng, đội trưởng hoặc nhân viên quản lý chủ động mua vật liệu ngoài và chuyển tới tận chân công trình hoặc lưu kho. Khi công trình có nhu cầu sử dụng vật liệu ở trong kho, thủ kho tiến hành viết phiếu xuất kho – Phụ lục 10 và xuất vật liệu. Chi phí NVLTT được tập hợp vào từng công trình, hạng mục công trình theo giá đích danh bao gồm cả chi phí vận chuyển đã thoả thuận trong giá của từng loại vật liệu trên cơ sở chứng từ gốc (bao gồm cả hoá đơn GTGT). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc về phiếu nhập, xuất vật tư, hoá đơn đòi tiền của khách hàng, bảng thanh toán... kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung. Cụ thể: Trong tháng 11 năm 2003 Phòng Tài chính - kế toán Công ty nhận được chứng từ liên quan đến chi phí vật liệu của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên: Chứng từ số 07CNTN ngày 04/11/2003 nợ tiền mua sắt, thép của Cty VLXD Tiến Đạt - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền 170.599.750đ, thuế 5%. Kế toán ghi: Nợ TK 621 162.476.000 Nợ TK 133 8.123.750 Có TK 331 170.599.750 Dựa trên các chứng từ này, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung – (Biểu 01), đồng thời ghi vào sổ Cái tài khoản 621- (Biểu 02) công trình BT VHDT TN. Cuối tháng kế toán tập hợp các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng rồi kết chuyển từ TK 621 sang TK 154.1. Số liệu chi phí vật liệu 162.476.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ở Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá, chi phí nhân công đối với sản phẩm xây dựng chiếm khoảng trên, dưới 10% trong giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty có số lao động trong biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là để thực hiện những công việc quản lý kỹ thuật, đốc công... Còn lại đa số là lao động hợp đồng và Công ty tiến hành khoán gọn trong từng phần việc. Đội trưởng và chủ nhiệm công trình là căn cứ vào tiến độ thi công và công việc thực tế để tiến hành giao khoán cho các tổ sản xuất. Khoản mục nhân công ở Công ty bao gồm các bộ phận: - Tiền lương các tổ sản xuất của công ty. - Tiền lương công nhân thuê ngoài. Việc hạch toán thời gian lao động được tiến hành theo từng loại công nhân viên chức, theo từng công việc được giao và theo từng hạng mục công trình, từng đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành. Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục nhân công là các Bảng chấm công-Phụ lục 11 và các Bảng thanh toán tiền lương – Phụ lục 12 đối với những công việc tính lương theo thời gian (như quản lý kỹ thuật, đốc công). Bảng chấm công cho biết rõ ngày làm việc thực tế, số ngày ngừng, vắng của từng người. Căn cứ này sau khi được kiểm tra, xác nhận ở tổ, đội sản xuất, các ban, phòng được chuyển về phòng kế toán ghi chép, theo dõi, làm cơ cấu tính lương và phân bổ chi phí tiền lương vào các khoản chi phí có liên quan. Còn đối với việc hạch toán khối lượng công việc giao khoán và tiền lương thì chứng từ ban đầu để hạch toán khối lượng công việc giao khoán là sử dụng Hợp đồng làm khoán - Phụ lục 13. Trình tự hạch toán khoản mục kế toán nhân công trực tiếp được thực hiện như sau: Cuối tháng, chấm công vào bảng chấm công, hợp đồng làm khoán... do chủ nhiệm công trình (hoặc đội trưởng) gửi lên. Kế toán Thanh toán – tiền lương phân loại, tổng hợp theo từng công trình, hạng mục công trình và ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu 01) đồng thời ghi vào sổ Cái tài khoản 622 (Biểu 03). Đến cuối tháng tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công TK 622 vào TK 154.1 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Cụ thể trong tháng 11 năm 2003, Phòng Kế toán công ty nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí nhân công của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên (BT VHDT TN): Chứng từ số 22TLTN ngày 29/11/2003 trả lương công nhân công trình - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền: 10.856.000đ. Kế toán ghi: Nợ TK 622 10.856.000 Có TK 111 10.856.000 Như vậy số chi phí nhân công 10.856.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. Hạch toán chi phí sản xuất chung (TK 627) 2.2.3.1. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ (TK 627.3) Phòng vật tư, xe, máy, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, bảo quản máy thi công, chủng loại máy của công ty gồm có: Trong Công ty, Phòng vật tư, xe, máy là phòng có tổ chức kế toán riêng. Do vậy, hầu hết máy thi công của công ty được giao cho Phòng vật tư, xe, máy quản lý, sử dụng. Phòng này có nhiệm vụ là bảo quản, sử dụng máy phục vụ cho tiến độ thi công toàn công ty. Các chủng loại gồm có: - Máy làm đất như: máy ủi, máy san, máy xúc... - Máy xây dựng như: máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, máy đóng cọc. - Máy vận chuyển ngang như: máy kéo bán xích, máy kéo bánh lốp, ô tô... - Máy đo đạc khảo sát… Toàn bộ chi phí sử dụng máy phát sinh như: tiền lương công nhân điều khiển máy, nguyên vật liệu khấu hao… do Phòng vật tư, xe, máy tính. Các xí nghiệp và các đội xây dựng có nhu cầu sử dụng máy thi công phải ký hợp đồng thuê máy với Phòng vật tư, xe, máy và phải thanh toán với Phòng vật tư, xe, máy về dịch vụ sử dụng máy mà Phòng đã cung cấp. Các khoản này sẽ được thanh toán thông qua TK 336 - "Phải trả nội bộ" và TK 136 - "phải thu nội bộ". Đối với các xí nghiệp và đội xây dựng, khi có nhu cầu sử dụng máy thì đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình ký hợp đồng với Phòng vật tư, xe, máy và chí phí sẽ phải trả Phòng vật tư, xe, máy. Công ty sẽ đứng ra thanh toán. Số tiền mà công ty phải trả cho Phòng vật tư, xe, máy về sử dụng máy cho các công trình thuộc đội trực thuộc công ty thi công là khoản mục chi phí sử dụng máy. Trình tự hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công như sau: Hàng ngày, căn cứ vào Hợp đồng thuê máy- Phụ lục 14 và giấy báo nợ do Phòng vật tư, xe, máy gửi tới Phòng Kế toán (trong giấy báo nợ ghi rõ số tiền các đội phải trả về chi phí sử dụng máy thi công và đã tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình), kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ cái tài khoản 627(3) – “Chi phí công cụ dụng cụ” theo từng chứng từ. Cụ thể là trong tháng 11 năm 2003 phòng Kế toán công ty nhận được chứng từ 18XNCG ngày 15/11/2003 Giấy báo nợ tiền thuê máy trộn bê tông - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền: 24.035.000đ Nợ TK 627.3 24.035.000 Có TK 336.5 24.035.000 Dựa trên các chứng từ này, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung – (Biểu 01), đồng thời ghi vào sổ Cái tài khoản 627.3- (Biểu 04) công trình BT VHDT TN. Cũng giống như trình tự hạch toán của chi phí NVLTT và NCTT, cuối tháng kế toán tập hợp các khoản chi phí máy thi công phát sinh trong tháng rồi kết chuyển từ TK 627.3 sang TK 154.1. Như vậy số chi phí máy thi công 24.035.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. 2.2.3.2. Hạch toán chi phí bằng tiền khác (TK 627.8) Khoản mục chi phí bằng tiền khác gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xây lắp nhưng rất khó định mức và nhiều khoản không lường trước nên người ta không tính vào đơn giá dự toán. Khoản mục này bao gồm: - Chi phí vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công hẹp. - Chi phí điện, nước, điện thoại dùng cho thi công kể cả dùng cho thi công ban đêm. - Chi phí chuẩn bị san bãi để vật liệu và mặt bằng thi công. - Chi phí đào hố vôi và tôi vôi. - Chi phí do đơn vị nhỏ phụ thuộc thi công... * Trình tự kế toán khoản mục này như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ như: phiếu chi tiền – Phụ lục 15, hợp đồng làm thuê và các chứng từ khác liên quan, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ Cái TK 627.8 – “Chi phí bằng tiền khác”. Số liệu được chuyển tiếp vào sổ theo dõi chi phí sản xuất, tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình theo khoản mục chi phí bằng tiền khác trong tháng. Cụ thể: khi nhận được chứng từ số 14BN ngày 19/11/2003 thanh toán tiền sân bãi làm lán cho công nhân - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền: 6.270.000đ Nợ TK 627.8 6.270.000 Có TK 331 6.270.000 Dựa trên các chứng từ này, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung – (Biểu 01), đồng thời ghi vào Sổ cái tài khoản 627.8- (Biểu 05) công trình BT VHDT TN. Cuối tháng kế toán tập hợp các khoản chi phí máy thi công phát sinh trong tháng rồi kết chuyển từ TK 627.3 sang TK 154.1. Số chi phí bằng tiền khác 6.270.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. Tổng hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá là công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, các chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó kể từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành. Trong hình thức kế toán Nhật ký chung mà công ty áp dụng thì việc tập hợp chi phí sản xuất chính toàn công ty được tiến hành như sau: Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công (gồm cả các khoản trích theo lương), chi phí sử dụng máy thi công, chi phí bằng tiền khác vào bên Nợ TK 154.1 trên sổ nhật ký chung và vào các sổ cái như sổ cái TK 154.1, sổ cái TK 621, sổ cái TK 622, sổ cái TK 627.3, TK 627.8. Đồng thời, kế toán ghi vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình theo từng khoản mục chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí bằng tiền khác. Cuối kỳ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của từng công trình có cột tổng hợp chi phí, cột dư đầu kỳ, dư cuối kỳ. Riêng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp do không được coi là một khoản mục giá thành nên không được kết chuyển vào TK 154 mà kết chuyển thẳng vào TK 911 vào cuối tháng. Cụ thể theo sổ Cái tài khoản 154.1 (Quý IV-2003) của công trình Bảo tàng văn hoá tỉnh Thái Nguyên (Biểu 06), có số liệu như sau: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154.1 936.512.000 Có TK 621 936.512.000 Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154.1 85.766.000 C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0329.doc