MỤC LỤC
Mở Đầu 1
Phần nội dung
I. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 2
1. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Cơ cấu tổ chúc bộ máy quản lý 3
3. Tình hình hoạt động . 4
II. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại công ty 5
1. Tổ chức bộ máy kế toán 5
2. Tổ chức công tác kế tác kế toán các yếu tố sản xuất kinh doanh . 7
III. Chuẩn bị luận văn 11
Nhận xét . 14
Kết luận 15
19 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, các nhà quản lý kinh doanh coi như " một ngôn ngữ kinh doanh " như " nghệ thuật " để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo tài chính giúp cho các doanh nghiệp, các cổ đông, các nhà quản lý thấy rõ thực chất quá trình sản xuất kinh doanh bằng những số liệu cụ thể, chính xác, khách quan, khoa học.
Với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với các công ty không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn phải tự xây dựng cho mình một chiến lược và chính sách kinh doanh nhất định về tất cả các lĩnh vực trong đó chính sách về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm lớn nhất. Biết được chính xác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là điều cần thiết để tổ chức quản lý tốt việc sản xuất sản phẩm và đề ra các biện pháp kịp thời làm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thị trường tiêu thụ. Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp luôn được coi là chìa khoá mở cửa cho sự phát triển và tăng trưởng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau khi thực tập toàn diện về công tác kế toán của công ty và được sự giúp đỡ của thầy Lương Trọng Yêm em đã lựa chọn đề tài :” Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh”
Song do sự hiểu biết còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên trong thời gian thực tập và viết báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các anh chị trong phòng kế toán của công ty để em củng cố và nâng cao kiến thức, phục vụ tốt cho công việc sau này.
NỘI DUNG
I: Tổng quan về công ty Cổ Phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh:
1: Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh trực thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Ra đời vào thời kì đổi mới, tiền thân là một cơ sở đóng tàu nhỏ có tên gọi công ty TNHH đóng tàu Hoàng Anh được thành lập theo giấy phép số 0702000364 ngày 25/03/2002 của Sở kế hoạch- Đầu tư tỉnh Nam Định với số vốn đăng ký là 4.150.000.000 đồng.
Hoàng Anh là một trong bảy đơn vị đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa được biết đến như những đơn vị dần đầu vầ đóng mới phương tiện thuỷ ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, thời điểm mới thành lập thì công ty mới hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nhu cầu của các chủ phương tiện tư nhân và sản phẩm chủ yếu là các loại tàu chạy trên sông và ven biển, ở thời kỳ này công ty mới chỉ đóng được tàu trọng tải dưới 1000 tấn.
Trước sự phát triển tất yếu và xu hướng đi lên của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, Công ty nhận thấy phải hoà nhập vào tiến triển chung chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào nhu cầu đóng mới và sửa chữa của các chủ tàu tư nhân.
Ngày 12/05/2003, Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh được thành lập và trở thành một thành viên của Tổng công ty CNTT Việt Nam( nay là Tập đoàn CNTT Việt Nam) với số vốn điều lệ đăng ký là 10 tỷ đồng. Sau đó tới ngày 31/03/2006 được đăng ký bổ sung lầ 2 kên 130 tỷ đồng. Đây là những mốc quan trọng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của công ty trong thị trường đóng mới và sửa chữa phương tiện tàu thuỷ của tỉnh Nam Định và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Ngành nghề kinh doanh chủ chốt của công ty là:
- Đóng mới, sửa chữa phương tiện vận tải tàu thuỷ
- Xây dựng các công trình dân dụng
- Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
- Dịch vụ vận tải bằng đường bộ, thuỷ
- San lấp mặt bằng công trình dân dụng
- Mua bán sản xuất thiết bị ngành công nghệ tàu thuỷ
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty hiện có tổng số cán bộ công nhân viên là 750 người được tổ chức theo hướng quản lý trực tuyến, bộ máy hoạt động gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Trong đó
_ Giám đốc: là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả kinh doanh. Điều hành doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, giữ và đảm bảo vốn.
_ Phó Giám Đốc: là những người trực tiếp giúp việc cho giám đốc ở lĩnh vực phân công đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
_ Phòng kế hoạch vật tư: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch mua bán, sử dụng vật tư phục vụ cho hoạt động của công ty. Đồng thời quản lý và thực hiện các hoạt động mua bán và các dịch vụ vận tải hàng hoá.
_ Phòng Kế Toán: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giám đốc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xử lý, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toántheo đúng qui định đồng thời phân tích thông tin kế toán, tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời.
_ Phòng Kỹ thuật công nghệ: Theo dõi thiết kế thi công và sữa chữa tàu, đảm bảo an toàn cho công nhân sản xuất.
_ Phòng điều độ sản xuất: Quản lí và giám sát và đảm bảo cho từng phần trong qui định sản xuất được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
_ Phòng tổ chức hành chính: quản lý điều hành nhân sự thực hiện bồ dưỡng đào tạo cán bộ nâng bậc công nhân, duy trì kỷ luật, nội quy cơ quan, đồng thời động viên phong trào thi đua toàn công ty.
3: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 2 năm gần đây:
Đầu năm 2005, dự án xây dựng nhà máy đóng tàu của công ty bắt đầu được thực hiện. Các hạng mục san lấp mặt bằng, xây dưụng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị được tiến hành trong thời gian này. Tháng 03 năm 2005 công ty bắt đầu đi vào sản xuất và hạch toán. Thời kỳ đầu sản xuất còn gặp nhiều khó khăn vầ máy móc, nhân công nên công ty chỉ sản xuất tàu có trọng tải 1400 tấn và 3000 tấn. Tính đến cuối năm 2007, sản phẩm đóng mới của công ty có 3 tàu 1400 tấn, 7 tàu 3000 tấn và 2 xà lan tự hành. Hiện nay công ty đang trong quá trình hoàn thành 4 tàu 3000 tấn và 2 tàu 12500 tấn.
Trong 2 năm 2006, 2007 công ty đã đặt được 1 số kết quả sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Sản lượng
476.976.316
1.006.786.644
Doanh thu
445.000.000
796.615.152
Nộp ngân sách
4.190.774
5.000.000
Thu nhập CBCNV
2.350.000
2.650.000
Trong 2 năm đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định từng bước đã khắc phục được những vướng mắc trước mắt. Qua số liệu trên ta thấy công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về sản lượng và doanh thu đều tăng lên đáng kể. Cùng với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh đó là việc thực hiện xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long II với các hạng mục: san lấp mặt bằng, phân xưởng ống, phân xưởng điện, đường nội bộ, hệ thống thoát nước… Các hạng mục đã và đang được hoàn thành, dự kiến thời gian honà thành vào quý II năm nay.
II:Nội dung tổ chức công tác kế toán tại công ty:
1: Tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán có ý nghĩa hết sức to lớn cho toàn bộ bộ máy quản lý tài chính của công ty. Qua đó có thể biết được kết quả, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như biết được khối lượng công việc của từng bộ phận kế toán và các mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau, giữa các phòng ban với phòng kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư
Kế toán tiền mặt, tiền lương và BHXH
Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Toàn doanh nghiệp tổ chức một phòng kế toán ( ở đơn vị chính) làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn doanh nghiệp.
Tại các đơn vị phụ thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, gửi các chứng từ về phòng kế toán của doanh nghiệp teo đúng định lỳ.Các nhân viên kế toán ở đơn vị phụ thuộc phải được sự hướng dẫn về nghiệp vụ của phòng kế toán tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ chuyên môn.
Phòng kế toán có các thành viên với nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: tổ chức hạch toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán tiến hành xuất nhập quỹ tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi theo đúng quy định, chịu trách nhiệm mở và giữ sổ quỹ, ghi chép theo trình tự các khoản thu chi. Ghi chép phản ánh tổng hợp đầy đủ, kịp thời về số lượng thời gian, kết quả làm việc của người lao động.
_ Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu từ các đơn vị phụ thuộc đến phòng kế toán đối chiếu số liệu.
_ Kế toán vật tư kiêm kế toán thanh toán công nợ: Tổ chức công tác xuất – nhập – tồn nguyên vật liệu , thành phẩm, hàng hoá. Mở thẻ kho và sổ chi tiết cho từng nguyên vật liệu từng quy cách hàng hoá . Tính toán chính xác số lượng giá trị vật tư tiêu hao và sử dụng trong quá trình sản xuất. Kiểm kê đánh giá vật tư, hàng hoá theo định kì qui định. Theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả cho từng đối tượng khách hàng và chi tiết cho từng lần thanh toán. Theo dõi thời hạn thanh toán của từng lần mua bán. Lập bang rkê chi tiết cho công nợ người mua người bán.
_Kế toán Tiền mặt, Tiền lương, BHXH: Viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở giấy tờ gốc hợp lệ để thủ quỹ thu, xuất tiền chi dùng tại đơn vị sau đó tổng hợp và hàng tháng đối chiếu với thủ quỹ. tính lương, các khoản trích nộp theo lương
_Thủ qũy: Theo dõi thu chi tiền mặt .Thường xuyên đối chiếu với kế toán tiền mặt để tránh tình trạng sai xót, thiếu hụt quỹ so với sổ sách. Lập báo cáo tồn quỹ.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ , căn cứ vào chứng từ ghi sổ dể ghi vào sổ dăng kí chứng từ ghi sổ. Sau dố được dùng để ghi sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng dể ghi vào sổ dăng kí chứng từ ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết
Cuối tháng phải khoá sổ, tính ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng . Trên sổ dăng kí chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái.
2. Tổ chức công tác kế toán các yếu tố sản xuất kinh doanh:
2.1 Kế toán tài sản cố định:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Tài sản cố định của Công ty Hoàng Anh có giá trị tương đối lớn nhưng hầu như không biến động trong năm. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 206/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Bộ Tài chính, mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng.
Nguyên giá tài sản cố định của công ty Cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh là toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất, xây dựng, chế tạo cộng với chi phí lắp đặt, chạy thử TSCĐ .
Tại phòng kế toán của công ty , về kế toán TSCĐ chủ yếu sử dụng các tài khoản sau TK 211( TK 2112, TK 2114), TK 212, TK 213, TK 214… và một số TK liên quan khác để phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có TSCĐ của công ty.
VD: Ngày 28/02/2008 công ty mua 1 máy cẩu MC 03 với giá chưa thuế là: 500.000.000, thuế GTGT 10% dược khấu trừ. Kế toán căn cứ vào hoá dơn mua hàng hạch toán như sau:
Nợ TK 211: 500.000.000
Nợ TK 1332: 50.000.000
Có TK 111: 550.000.000
2.2 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp:
Vật liệu là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm .Tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh nhiệm vụ sản xuất chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tầu vận tải thuỷ, do đó phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính như sắt, thép, sơn, tôn, gỗ ... vật liệu phụ như que hàn, cát, đá mài ... nhiên liệu như ôxy, xăng, dầu, gas ... và phụ tùng thay thế.
Trong giá thành của con tầu thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 65 - 75%). Do đó, việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu không những là một điều kiện quan trọng để đảm bảo tính giá thành chính xác mà nó còn là biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Do việc sản xuất theo ĐĐH nên nguyên vật liệu sử dụng cho các phương tiện thường khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu của hợp đồng mỗi phương tiện.
Việc xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ. Sau khi ký hợp đồng kinh tế, phòng Kế hoạch kỹ thuật có ban kiểm tra xác định mức độ sửa chữa của tầu, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu của tầu và kí Sổ định mức cấp nguyên vật liệu.
VD: Cuối tháng 8/2007 phân bổ vật liệu, CCDC xuất dùng trực tiếp cho sản xuất kế toấn ghi:
Nợ TK 621: 209.378.000
Có TK 152: 209.308.000
2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Tiền công là một khoản thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động , bù đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế mà công ty rất quan tâm đến điều nay để làm sao trả được mức lương xứng đáng, phù hợp với công sức lao động của toàn thể nhân viên trong công ty cổ phân công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh.
Ngoài tiền lương là bộ phận chi phí SXKD của doanh nghiệp về yếu tố lao động thì doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí SXKD các khoản trích theo tiền công , đó là trích BHXH, BHYT và KPCĐ
Công ty thực hiện việc kế toán các khoản trích theo lương theo chế độ qui định của nhà nước như sau:
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp chiu và tính vào chi phí sx
Ngưới lao động chịu và trừ vào thu nhập
Tổng số trích lập
1. KPCĐ
2%
2%
2. BHXH
15%
5%
20%
3. BHYT
2%
1%
3%
Cộng
19%
6%
25%
Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức trả lương đó là:
Hình thức trả lương công nhật : Hình thức này áp dụng đối với lao động làm việc trong văn phòng, ban cơ điện, tổ điện, cán bộ phân xưởng. Công ty trả lương công nhật, dựa trên thang bảng lương của Nhà nước. Tuỳ thuộc bậc lương của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của từng người cũng như tính chất công việc để tính và thanh toán lương cho họ . Trưởng phó các phòng ban sẽ theo dõi và chấm công lao động cho bộ phận lao động gián tiếp, căn cứ vào bảng chấm công này để chi trả lương theo hình thức thời gian. Người tính lương công nhật là kế toán lương thuộc phòng tài chính kế toán.
* Hình thức trả lương khoán: Hình thức này áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất. Công ty cổ phần công nghệp tàu thuỷ Hoàng Anh việc trả lương cho công nhân sản xuất căn cứ vào công thực tế phát sinh và đơn giá công. Sau khi ký hợp được bộ phận kiểm tra của phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty xác định định mức công cho ĐĐH.
Từ đó căn cứ vào ĐĐH trong tháng bằng phương pháp tương tự trên để tính ra tổng quĩ lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng.
Đồng thời phải dựa vào bảng chấm công và phiếu giao việc của nhân viên kinh tế gửi lên từ đó kế toán tiền lương tính lương cho từng công nhân sản xuất.
VD: Ngày 31/03/2008 công ty chi trả lương cho nhân viên kế toán ghi như sau:
Nợ TK 334: 88.945.400
Có TK 111: 88.945.400
2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, công dụng của chi phí sản xuất, tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong từng Doanh nghiệp mà kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp.
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh là công ty chuyên đóng mới, sửa chữa tầu phà nên sản phẩm hoàn thành ít. Hàng năm số lượng tầu phà được đóng mới sửa chữa khoảng trên 100 chiếc. Vì vậy kế toán công ty lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng đơn đặt hàng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như thế nhìn chung đảm bảo, đáp ứng yêu cầu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sau này.
Kế toán sử dụng tài khoản 621, TK 622, TK 627 kết chuyển phân bố nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
VD: Tháng 2/ 2008 việc kết chuyển vào tài khoản 154 như sau:
Nợ TK 154: 31.290.000
Có TK 621: 31.290.000
III. Chuẩn bị luận văn:
Sau 1 thời gian dài thực tập ở công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh dược sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán tại công ty và dược sự góp ý chỉ bảo của GS.TS Lương Trọng Yêm em đã chọn lựa được đề tài phù hợp cho mình . Đó là đề tài : “ Tập hợp chi phí sản xuất và tính già thành sản phẩm. Để làm đề tài này em xin đi sâu vào những nội dung chính sau :
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, bên cạnh tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất còn bao gồm chi phí trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Theo qui định hiện hành, khoản trích nộp hiện nay là 25%, trong đó 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 6% người lao động phải nộp.
Hàng tháng căn cứ vào tổng tiền lương phải trả công nhân sản xuất và tỉ lệ trích BHXH, kế toán xác định số phải trích BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất.
Ngoài ra chi phí tiền lương công nhân trực tiếp còn bao gồm cả tiền thưởng. Tiền thưởng trong Công ty bao gồm: Thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng hoàn thành công việc trước thời gian quy định, thưởng chất lượng sản phẩm. Không có quy định cụ thể về các mức thưởng, việc thưởng dựa vào lợi ích kinh tế của việc làm đó mang lại.
* Chi phí sản xuất chung :
Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ quản lí sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như: Chi phí về tiền công và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lí phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lí ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác.
Tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng bao gồm:
Ø Chi phí về nhân công phân xưởng
Ø Chi phí về vật liệu.
Ø Chi phí về công cụ dụng cụ.
Ø Chi phí về khấu hao tài sản cố định.
Ø Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Ø Chi phí khác bằng tiền.
Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng các chứng từ kế toán sau:
ü Phiếu xuất kho
ü Bảng phân bổ nguyên vật liệu
ü Bảng tính lương và các khoản khác theo lương
ü Các chứng từ bên ngoài
Kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để hạch toán
* Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Công ty cổ phần công nghiệp tầu thuỷ Hoàng Anh, đến cuối tháng mà ĐĐH nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp cho ĐĐH đó tính đến thời điểm cuối tháng là giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của ĐĐH đó. Tổng hợp giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của các ĐĐH đó là tổng giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của toàn Công ty. Sang tháng tiếp tục tập hợp chi phí phát sinh có liên quan đến khi ĐĐH hoàn thành.
* Phương pháp tính giá thành:
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của Doanh nghiệp. Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, giá thành sản phẩm ở Công ty được xác định bằng phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Theo phương pháp này, cuối tháng kế toán sẽ tính giá thành của từng ĐĐH hoàn thành trong tháng.
Trong tháng 10/2007 trong 11 ĐĐH trên thì có 4 ĐĐH chưa hoàn thành do đó những ĐĐH chưa hoàn thành sẽ không được thể hiện trên Bảng tính giá thành.
Bảng tính giá thành được lập như sau:
Ø Cột chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất được chi tiết theo từng ĐĐH, đó chính là số nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng dùng thực cho sản xuất. Số liệu này được lấy ở cột TK 621 bảng tập hợp chi phí sản xuất.
Ø Cột chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất, chi tiết theo từng ĐĐH, số liệu ghi vào cột này căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất cột TK 622
Ø Cột chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất chung, phân bổ cho các ĐĐH. Số liệu ghi vào cột này căn cứ vào kết quả phân bổ chi phí sản xuất chung cho các ĐĐH.
Nếu ĐĐH nào liên quan từ 2 tháng trở lên thì số liệu để ghi vào các cột trên cho từng ĐĐH được lấy ở các cột tương ứng từ bảng tập hợp chi phí sản xuất những tháng trước và tháng này.
NHẬN XÉT
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh em xin nhận tháy công ty có nhũng ưu điểm và nhược diểm sau:
Ưu điểm:
Trong quá trình hình thành và phát triển với sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên Công ty Thành Long đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với hoạt động chủ yếu là đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải Công ty đã không ngừng mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cố gắng tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công, không ngừng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Công ty đã chiếm được uy tín trên thị trường đóng và sửa chữa tầu thuỷ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần không nhỏ vào ngân sách.
Là một doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty rất chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đã xác định được mô hình quản lý, mô hình hạch toán thích hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ được tiến hành khá cẩn thận, đảm bảo cho số liệu hạch toán có căn cứ về việc lập và luân chuyển chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó công ty đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán hợp lý, khoa học phù hợp với mục đích quản lý của công ty và chế độ kế toán mới.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác quản lý và hạch toán ở Công ty còn tồn tại những hạn chế sau :
Hệ thống sổ tính giá thành còn đơn giản. Kế toán chưa mở riêng từng bảng tính giá thành cho từng ĐĐH. Vì vậy những ĐĐH mà sản xuất liên quan đến nhiều tháng thì theo dõi rất phức tạp. Bảng tính giá thành cho các ĐĐH như hiện nay gây khó khăn cho việc chí phí sản xuất dở dang đầu tháng. Phần tính giá thành của các ĐĐH là sổ tổng hợp muốn theo dõi kế toán lại xem lại những trang sổ trước.
KẾT LUẬN
Quá trình thực tập tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoầng Anh đã giúp em rất nhiều trong nhiều trong việc tiếp cận với các nghiệp vụ kinh tế mang tính quyết định tới yếu tố giá thành sản phẩm hoàn thành. Được sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn em mạnh dạn đưa ra ý kiến nhằm đóng góp cho công tác kế toán ở Công ty được hoàn thiện hơn
Do trình độ có hạn, thời gian tiếp xúc với công việc thực tế ít, mặc dù chuyên đề được thực hiện với sự cố gắng hết sức của bản thân nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Rất mong được cô giáo hướng dẫn chỉ bảo thêm để em có thể khắc phục được những hạn chế đó.
Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn đến GS.TS Lương Trọng Yêm và các cô chú anh chị phòng Tài chính kế toán của Công ty cổ phần công nghiệp tầu thuỷ Hoàng Anh đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
MỤC LỤC
Mở Đầu 1
Phần nội dung
I. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh…… 2
1. Quá trình hình thành và phát triển…………………………………… 2
2. Cơ cấu tổ chúc bộ máy quản lý ……………………………………… 3
3. Tình hình hoạt động …………………………………………………. 4
II. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại công ty 5
1. Tổ chức bộ máy kế toán……………………………………………… 5
2. Tổ chức công tác kế tác kế toán các yếu tố sản xuất kinh doanh…….. 7
III. Chuẩn bị luận văn …………………………………………………… 11
Nhận xét ………………………………………………………………. 14
Kết luận………………………………………………………………… 15
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh.docx