Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xí nghiệp, em mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về ưu nhược điểm của công tác đó.

 Ưu điểm:

- Xí nghiệp xây dựng một đội ngũ quản lý có tình độ, nhạy bén với công việc.

- Tổ chức công tác kế toán tương đối chính xác đảm bảo tính trung thực, hiệu quả với đội ngũ kế toán xí nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ.

-Xí nghiệp áp dụng hợp lý hình thức kế toán chứng từ ghi sổ đảm bảo cho công tác kế toán giá thành xí nghiệp giảm nhẹ việc ghi chép không mất nhiều thời gian từ đó kế toán phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở xí nghiệp.

- Xí nghiệp áp dụng 10 ngày lập chứng từ ghi sổ một lần rất phù hợp với việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

 -Về chi phí nhân công trực tiếp: trả lương theo sản phẩm, phần lớn lao động trực tiếp thuê ngoài đủ phản ánh đúng lượng chi phí bỏ ra với khối lượng công việc thực tế hoàn thành, do đó đã làm giảm đáng kể chi phí nhân công trong giá thành.

 Bên cạnh ngững ưu điểm trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn có một số hạn chế sau:

 - Xí nghiệp vẫn tiến hành kế toán thủ công trong điệu kiện vi tính hoá hiện đại do vậy mà cũng khá mất nhiều thời gian. Xí nghiệp không có cơ sở vật chất máy móc hiệu đại phục vụ cho việc thu thập và xử lý số liệu kế toán.

- Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: Hàng tháng ở xí nghiệp xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm với số lượng khá lớn mà trong tháng 6/2001 chỉ làm một phiếu xuất kho, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, trong khi đó kế toán thống kê lập bảng kẻ phiếu xuất kho đó. Mặt khác tình hình sử dụng nguyên vật liệu, phế phẩm tại xí nghiệp không được theo dõi một cách thường

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húc kết chuyển chi phí: Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. +chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. + Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh. Có thể khái quát ba cách phân loại chi phí ( theo khoản mục ,chức năng,theo cách thức kết chuyển chi phí )qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chức năng Sản xuất Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí thời kỳ (chi phí ngoài sản xuất ) Chi phí bán hàng Chi phí sản phẩm (chi phí sản xuất ) Chức năng quản lý Chức năng bán hàng 2.1.6/ Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc ,sản phẩm hoàn thành: Để thuận lợi cho việc cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí ,đồng thời làm căn cứ để đề ra những quyết định kinh doanh .Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ khối lượng công việc hoàn thành .Theo cách này chi phí được chia ra thành biến phí và định phí. + Biến phí là những chi phí không thay đổi khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi. +Định phí là những chi phí không thay đổi theo khối lượng sản phẩm . Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích để đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành cho một đơn vị sản phẩm . Mỗi cách phân loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh đều có tác dụng đối với công tác kế toán nói riêng. Trong quản lý cũng như trong kế toán cần sử dụng hài hoà các cách phân loại ở các mức độ, các lĩnh vực nhất định ,mục đích chủ yếu để tổ chức kế toán chi phí tốt hơn .Mặt khác chi phí hình thành từ mỗi cách phân loại là không cố định ,nó phụ thuộc vào cơ chế quản lý của mỗi chế độ ,mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngoài ra ,cơ cấu chi phí hình thành rất nhiều vào tính chất và loại hình sản xuất kinh doanh. Tóm lại nhờ vào việc phân loại chi phí mà chúng ta xác định đúng đối tượng chi phí sản xuất hay xác đinh các yếu tố sản xuất ,sản phẩm .Từ đó có các định hướng chiến lược trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và là cơ sở để hạ giá thành tạo sức cạnh tranh trên thị truờng. 2.2/ phân loại giá thành . Căn cứ vào tiêu thức khác nhau thì phân thành ra các loạikhác nhau. 2.2.1/ Căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính. - Giá thành kế hoạch : được xác định trước khi báo vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức ,các dự toán chi phí của kỳ kế hoach. - Giá thành định mức : xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm nhưng khác với giá thành định mức được xác đinh trên cơ sở các định mức hiện hành tai thời điểm nhất định trong thời kỳ kế toán (thường là ngày đầu tháng ).vì vậy giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế :là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm 2.2.2/ Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí : Bao gồm giá thành sản phẩm và giá thành tiêu thụ. _ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng ) là chỉ tiêu phản ánh ttất cả các những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất , chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). ZT2 = D đk + C - Dck Zt2:giá thành sản xuất sản phẩm thực tế Dđk: chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ Dck:chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ C:chi phí sản xuất trong kỳ - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ ) là chỉ tiêu phẩn ánh toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất ,Quản lý và bán hàng ).Do vậy ,giá thành tiêu thụ còn được gọi là giá thành đầy đủ . Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí Chi phí Của sản phẩm = sản xuất + bán hàng + QLDN 3/Yêu cầu và ý nghĩa của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Đối với người quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi ích hay ít chịu ảnh hưởng của nhưngx chi phí đã chi ra .Đặc biệt trong một doanh nghiệp,chi phí sản xuất là một bộ phận chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn ,do đó vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí đó. Nhận diện ,phân tích các hoạt động phát sinh chi phí sản xuất đềulà mấu chốt để có thể quản lý chi phí phát sinh ở toàn doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận sản xuất nói riêng được tốt hơn góp phần quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Mặt khác, cần có các biện pháp phấn đấu hạ thấp giá thành nâng cao chất chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có hai chức năng cơ bản là: Chức năng bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm là mức giới hạn tối thiểu chi phí đã chi. Chức năng lập giá trong việc đưa ra các quyết định về chức năng lập giá bán sản phẩm, nhà quản lý phải đương đầu với vô số các điều kiện không chắc chắn, do đó việc lập giá dựa vào các số liệu chi phí phản ánh một thời điểm khởi đầu là đã có thể loại bớt một số điều không thực và bằng cách này nhà quản lý có thể thấy được phương hướng xác định để xác lập một giá bán có thể được chấp nhận. Chi phí có thể được xem như là một giới hạn giúp cho người lập giá tránh việc xây dựng một giá quá thấp và dẫn đến việc kinh doanh bị lỗ. Giá thành = giá thành sản xuất + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp. Gía bán được tính dựa vào số liệu chi phí có thể cung cấp cho người lập giá một số hiểu biết, giúp họ dự đoán được giá bán trong điều kiện cạnh tranh. Trong điều kiện, doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, không thể thực hiện một cách chi tiết mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng – lợi nhuận cho từng loại sản phẩm thì việc tính giá bán sản phẩm dựa trên chi phí sẽ nhanh chóng đưa ra được một gía bán (thường là giá bán đề nghị) và sau đó nó có thể chỉnh lý khi thời gian và điều kiện cho phép. Do đó yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất và giá thành là phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một các tốt nhất phục vụ cho viêc đưa ra quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhưng trong điều kiện chất lượng không đổi hoặc tăng lên và giá bán không thay đổi. 4./ Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 4.1./ Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để có thể tiến hành tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào tính giá thành sản phẩm thì kế toán phải nắm vững nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất vào tính giá thành sản phẩm chỉ được hạch toán 3 khoản sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. Không được hạch toán vào giá thành những khoản chi phí sau: + Chi phí bán hàng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường + Chi phí sự nghiiệp. Riêng về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều là những chi phí phục vụ cho sản xuất, liên quan gián tiếp đến sản xuất. Nhưng về kỹ thuật hạch toán, vận dụng nguyên tắc thận trọng trong quá kế toán nên nó được tính cho sản phẩm bán ra. Điều này không mâu thuẫn với bản chất giá thành bởi vì đến cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khâu bán hàng) thì giá thành sản phẩm được đảm bảo chứa đựng các khoản chi phí doanh nghiệp chi ra được bù đắp. Việc xác định nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất vào tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa nhất quán trong công tác hạch toán. 4.2./ Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm, vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua số liệu cho bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp cho các nhà lãnh đạo quản lý biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức, các dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ đó mà đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất và sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình tính chính xác của giá thành sản phẩm lại chịu của kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do vây tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã đươc dịch chuyển vào sản phẩm (công việc , lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng được những yêu cầu quảnn lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kể toán thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định phương pháp kế toán tập hợp các chi phí thích hợp. Xác định chính xác chi phí về SPDD cuối kỳ. Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý. Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. II./ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp . Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau: giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng... và giai đoạn tính giá tập hợp thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành... theo đơn vị tính giá thành quy định. Xác định đối tượng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí quản lý và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 1./ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là pham vi giới hạn mà các chi phí cần được tập hợp trong kỳ đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Phạm vi giới hạn tập hợp chi phí gồm có hai loại: Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, bộ phận sản xuất hay giai đoạn công nghệ... Nơi chịu chi phí: sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. Như vậy thực chất của viêc xác định đối với kế toán chi phí sản xuất là xác định hoạt động hay phạm vi của chi phí phát sinh làm cơ sở cho việc kế toán chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp khác nhau thì có đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất cũng khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sx cũng kác nhau. Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào: + Mục đích sử dụng chi phí, kế toán xác định chi phí sử dụng cho mục đíc gì ? Đặc điểm phát dinh chi phí, căn cứ vào nơi chi phí được tập hợp. + Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Nếu doanh nghiệp nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thị đối tượng hay giới hạn kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tập hợp chi phí. III./ Nội dung và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1/ Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Hạch toán chi phí sản xuất xuất phát từ sự phát sinh theo yếu tố chi phí, ở các địa điểm khác nhau, có nội dung kinh tế và mục đích khác nhau đối với quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Có chi phí liên quan đến một đối tượng, có chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, Có hai cách tập hợp chi phí vào các đối tượng như sau: Tập hợp trực tiếp đối với các chi phí chi liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Phân bổ gián tiếp đối với các chi phí chi liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí (phân bố theo các tiêu thức hợp lý). Việc xác định chi phí nào được phân bổ trực tiếp là căn cứ để tổ chức công tác kế toán cho phù hợp từ khâu lập chứng từ ban đầu đến việc ghi chép trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, đến việc tính toán phân bố chi phí vào các đối tượng. Đối với chi phí tập hợp trực tiếp cần phải đảm bảo tính hệ thống từ khâu đầu đến khâu cuối để có thể tập hợp thẳng các chi phí đó vào đối tượng chịu chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phải được tiến hành theo trình tự hợp lý, khoa học, thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Trình tự này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, đặc điểm của từng đơn vị cụ thể và trình độ của kế toán. Nhưng về cơ bản việc tập hợp chi phí sản xuất bao gồm những bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng trên cơ sở đối tượng lao vụ đã phục vụ và giá thành đơn vụ của lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Bước 4: Xác chi phí định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ từ đó tính ra giá thành của sản phẩm. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những đặc điểm khác nhau. Có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai TX và kiểm kê định kỳ nhưng đối với xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư phụ tùng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai TX. Vì thế, em chỉ trình bày theo phương pháp này. Đó là phương pháp phản ánh, theo dõi thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất hàng tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán (có bảng kê nhập, xuất, hàng tồn kho). IV) Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (hạch toán theo sơ đồ): TK611,155 TK154 TK631 TK154 (10) TK621 TK155 TK632 (1) (7) (12) (13) TK334,338 TK622 (2) (8) (11) TK214 TK627 (3) TK111,112 (9) (4) (5) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh Chi phí nhân công thực tế phát sinh Phần trích khấu hao tài sản cố định Chi phí khác bằng tiền Chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ Khấu hao chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khấu hao chi phí nhân công trực tiếp Khấu hao chi phí sản xuất chung Khấu hao giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ dịch vụ Thành phẩm đầu kỳ Thành phẩm cuối kỳ Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên (hạch toán theo sơ đồ) TK152,153 TK154 TK152,138 TK621 (1) (7) (10) TK334,338 TK622 (2) (8) TK155 TK632 TK627 (12) (13) (3) (11) (9) TK214 (5) TK111,112... XXX (6) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công phục vụ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Kết chuyển hao chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển và phân bố chi phí sản xuất chung Nhập kho vật liệu tự chế, tự gia công, phế liệu thu hồi Giá thành trực tiếp sản phẩm hoàn thành bán ngay Giá thành trực tiếp sản phẩm hoàn thành nhập kho Xuất kho sản phẩm tiêu thụ. Nội dung ,trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư phụ tùng I)Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổng giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Khi đó không thể theo dõi và hạch toán chi phí trực tiếp này vào giá trị sản phẩm dịch vụ được thì phải phân bổ theo từng tiêu chuẩn phù hợp tiêu thức phân bổ có thể theo định mức tiêu hao, có thể theo hệ số trọng lượng hoặc theo số lượng sản phẩm. Tổng chi phí vật liệu Chi phí vật liệu phân cần phân bố Tiêu thức phân bố của bổ cho từng đối tượng = ì từng đối tượng (sp) (sp) Tổng tiêu thực phân bố của tất cà các đối đối tượng (sp) Để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, cuối kỳ kinh doanh phải tiến hành kiểm kê đánh giá giá trị còn lại của nguyên vật liệu chưa được sử dụng đưa vào giá trị phế liệu thu hồi trong kỳ... Chi phí nguyên Giá trị nguyên Giá trị nguyên Giá trị phế vật liệu trực = sản xuất ra - sử dụng không - liệu thu tiếp trong kỳ trong kỳ hết hồi Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK621 có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. *) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính thép 90 ì 10, 70 ì 10, 65 ì 8... vật liệu phụ sơn bạc nhíp, than dâu... xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Vật tư nguyên vật liệu chính do công ty TRADEVICO cung cấp để phục vụ cho quá trình sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu chính được tính theo giá thành thực tế nguyên vật liệu. Giá thực tế = Giá mua trên hợp đồng + Chi phí bốc xếp vận chuyển Kế toán căn cứ vào bảng tính giá thành tiền TK152 sao cho phù hợp với từng loại nguyên vật liệu. Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm (căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu và công cụ) Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng) Có TK152 (giá trị thực tế xuất theo từng loại) Nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm (thì căn cứ vào giá trị trực tiếp xuất dùng) Nợ TK621 (chi tiết cho từng đối tượng) Nợ TK133 (VAT đầu vào) Có TK111, 112, 331 ( vật liệu mua ngoài) Nhận vật liệu do các nguồn khác giao trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Nợ TK621 (chi tiết cho từng đối tượng) Có TK411 (nhận cấp phát, góp vốp) Có TK154 (tự gia công) Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng trực tiếp thì số vật liệu về tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá thanh toán. Nợ TK621 (chi tiết cho từng đối tượng) Có TK331, 112 Cuối tháng vật liệu dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau căn cứ vào phiếu nhập hay phiếu vào sổ vật liệu để lại kỳ sau. Nợ TK152 (chi tiết sản phẩm) Có TK621 (chi tiết đố tượng ở xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư phụ tùng thì làm như sau: xí nghiệp sản xuất & KD vật tư phụ tùng giấy đề nghị Họ và tên : Nguyên Xuân Tấn Phòng ban công tác: Xưởng Đề nghị cơ quan : Xuất kho............ các khoản mục ............................................................................. ............................................................................ 1, Sơn 82,5 kg 2, Dung môi 38,5 kg ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ Lãnh đạo duyệt Hà Đông, ngày 3 tháng 3 năm 2002 Người đề nghị Căn cứ vào giấy đề nghị cấp trên duyệt rồi xuất kho Đơn vị: XNSXVKDVTPT Mẫu số 02 – VT Địa chỉ: Qui định số 1141-TC/QĐ/ CĐKT Ngày 01/11/95 của BTC Phiếu xuất kho Địa chỉ: (bộ phận)... Số: 37 Nợ TK621 Có TK152 Họ và tên người nhận hàng : Nguyễn Xuân Tấn Địa chỉ : Xưởng Lý do xuất kho : SX Xuất tại kho : XN Số thứ tự Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D (1) (2) (3) 4=(2)ì(3) 1 2 3 4 5 Sơn Dung môi .................. .................. ................ kg lít ..... ..... ..... 82,5 38,5 ......... ......... ......... 13 600 7 300 .......... .......... ........ 1 122 000 281 050 ............. ............. ............ Cộng 1 403 050 Cộng thành tiền (bằng chữ): Một triệu bốn trăm linh ba nghìn không trăm năm mươi đồng. Thủ trưởng Phụ trách bộ phận phụ trách cung người nhận thủ kho (Họ tên) sử dụng tiêu hàng (Ký , Họ tên) (Ký , Họ tên) (Ký , Họ tên) (Ký , Họ tên) Căn cứ vào phiếu xuất kho các chứng từ liên quan khác cứ mười ngày kế toán xí nghiệp tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu lên bảng kê phiếu xuất kho nguyên vật liệu. bảng kê phiếu xuất kho nguyên vật liệu Tháng 3 năm 2002 Đơn vị : đồng Phiếu xuất kho Nội dung Số lượng Tổng Ngày Số 3/3 02 Sơn 82,5 kg 1 122 000 02 Dung môi 38,5 kg 281 050 8/3 04 Dầu CN 800 lít 6 181 820 04 Than 4,55 tấn 3 185 000 Cộng 10.769.870 Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu trực tiếp kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ : Đơn vị: Số :40 Chứng từ ghi sổ Ngày 10/3/2002 Đơn vị: Đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 02 04 ... .... 3/3 8/3 .... .... Xuất kho sơn, dung môi Xuất kho dầu CN than .......... ......... 621 621 ..... ...... 152 152 ..... ....... 1.403.050 9.366.820 .......... ........... Cộng 10 769 870 Kèm theo ............................Chứng từ gốc Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào sổ cái TK 621 Sổ cái TK 621 Tháng 3 năm 2002 NT Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH Ngày tháng Nợ Có 31/3 ... .... 31/3 32 40 47 62 63 64 65 10/3 10/3 20/3 31/3 31/3 31/3 31/3 Chi phí sơn CP sơn dung môi dầu than CP thép CP sơn CP son, dung môi Phân bổ dầu CN K/c CPSX KD PS 111 152 152 111 152 142 154 231 000 10 769 870 149 144 900 1 282 100 1 251 400 1 661 364 163 340 634 Cộng 163 340 634 163 340 634 Chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi sổ chi tiết. Căn cứ vào chứng từ gốc phiếu xuất kho và bảng kê kế toán tiến hành vào sổ chi tiết TK 622: Sổ chi tiết TK 621 Tháng 3/2002 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số 621 SH Ngày/ tháng 6211 6212 6213 31/3 31/3 31/3 31/3 31/3 31/3 31/3 31/3 31/3 01 02 04 04 05 06 07 08 09 2/3 3/3 8/3 8/3 14/3 23/3 24/3 21/3 31/3 Mua sơn CP Sơn, dung môi Dầu CHẹ NGHĩA CP Than CP Thép CP dung môi CP sơn dung môi CP sơn, dung môi Phân bổ dầu CN 111 152 152 152 152 111 111 152 142 231 000 1 403 050 6181 820 3 185 000 149 144 900 27 000 255 100 1 251 400 1 661 364 149 144 900 231 000 1 403 050 27 000 255 100 1 251 400 1 661 364 6 181 820 3 185 000 Cộng 163 340 634 149 144 900 3 167 550 11 028 184 II / Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tại xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật tư phụ tùng thì chi phí nhân công trực tiếp là tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ bao gồm tiền lương chính lương phụ các loại phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân s ản xuất vào chi phí (19%cho người sử dụng lao động chịu) Tính ra tổng tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ thì kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tièn lương và các khoản trích theo lương. Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng ) Có TK 334 (tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp) - Trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ quy định (tính vào chi phí19%) Nợ TK622 (chi tiết theo đối tượng ) Có TK338(3382,3383,3384) - Tiền lương nghỉ phép trích trước vào chi phí Nợ TK622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK335 (tiền lương trích trước) - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tk tính giá thành. Nợ TK154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK622 (chi tiết theo đối tượng) ở tại xí nghiệp sản xuất và kind doanh vật tư phụ tùng thì làm như sau: Đơn vị :XNSX và KDVTPT Phiếu tính lương sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3430.doc
Tài liệu liên quan