Phần I: lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
I. Các khái niệm cơ bản
1. Chi phí sản xuất
2. Giá thành sản phẩm
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành
II. Hạch toán chi phí trong sản xuất, tính giá thành thành phẩm- dịch vụ
1. Nhiệm vụ của kế toán
2. Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3. Phương pháp hạch toán
4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
5. Các phương pháp tính giá thành
III. Hình thức sổ kế toán
1. Khái niệm
2. Nguyên tắc và đặc trưng cơ bản
Phần II: Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
I. Tình hình chung của công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Nhiệm vụ chính trị của công ty
3. Các chỉ tiêuvề tài sản, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ với Nhà nước
4. Sản phẩm chủ yếu, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
5. Tổ chức bộ máy quản lý công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
II. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (nước dứa cô đặc) ở công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
1. Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
2. Tình hình tập hợp chi phí sản xuất
3. Tính giá thành sản phẩm
74 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tính giá thành
sản phẩm theo phương pháp bán thành phẩm
Chi phí Chi phí Giá trị Giá thành
nguyên vật liệu + chế biến - sản phẩm = bán thành phẩm
chính bước 1 dở dang bước 1 bước 1
Giá thành Chi phí Giá trị Giá thành
bán thành phẩm + chế biến - sản phẩm = bán thành phẩm
bước 1 bước 2 dở dang bước 2 bước 2
Giá thành Chi phí Giá trị Tổng
bán thành phẩm + chế biến - sản phẩm = giá thành
bước (n-1) bước n dở dang bước n thành phẩm
b.Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà có yêu cầu hạch toán nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành sản phẩm một cách đồng thời. Theo phương pháp này kế toán không phải tính giá bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn thành bằng cách lấy tổng chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
theo phương án phân bước không tính giá thành
bán thành phẩm
Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Tổng giá thành thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
5.5 Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một qua trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tạp hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho toàn bộ qua trình sản xuất kế toán phải quy đổi sản phẩm phụ về sản phẩm gốc căn cứ vào hệ số quy đổi rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm phụ.
Giá thành Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
đơn vị =
sản phẩm gốc Số lượng sản phẩm quy đổi
Giá thành Giá thành Hệ số quy
đơn vị = đơn vị * đổi sản phẩm
từng loại sản phẩm gốc từng loại
Số lượng sản phẩm Số lượng Hệ số quy đổi
quy đổi về sản phẩm = sản phẩm loại i * sản phẩm loại i
Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản phẩm
sản phẩm = dở dang đầu kỳ + các phát sinh của - dở dang cuối kỳ
loại i đầu kỳ các loại sản phẩm
5.6 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau. Kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực và chi phí sản xuất kế hoạch. Kế toán tính ra giá trị đơn vị và tổng giá thành sản phẩm cùng loại:
Giá thành đơn Giá thành kế hoạch
vị thực tế sản = đơn vị sản phẩm * Tỷ lệ chi phí
phẩm cùng loại từng loại
Tổng giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm
Tỷ lệ chi phí =
Tổng giá thành sản xuất kế hoạch các loại sản phẩm
5.7 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất , bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có những sản phẩm phụ như trong nghành chế biến bia, rượu, đường Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định bằng những phương pháp như: giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu:
Tổng giá thành Giá thành Chi phí sản Giá trị Giá trị sản
sản phẩm = sản xuất + xuất phát sinh - sản phẩm – phẩm dở dang
chính đầu kỳ trong kỳ thu được cuối kỳ
5.8 Phương pháp liên hợp
Các doanh nghiệp có thể áp dụng kết hợp một vài phương pháp với nhau để tính giá thành sản phẩm như kết hợp giữa phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ
III.Hình thức sổ kế toán.
1.Khái niệm
Hình thức sổ kế toán là tổ chức hệ thống sổ sách kế toán để chỉnh ký , tổng hợp và ghi chép hệ thống hoá số liệu kế toán từ các chứng từ gốc cung cấp những chỉ tiêu cần thiết để lập báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định (chế độ sổ được ban hành theo QĐ 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính quy định sổ hệ thống sản xuất sổ kế toán đối với từng hình thức cụ thể cũng như các quyết định liên quan như mở sổ, ghi sổ, quảnlý sổ)
Trong doanh nghiệp sản xuất thường dùng các hình thức sau:
- Kế toán theo hình thức Nhật ký chung
- Kế toán theo hình thức Nhật ký-Sổ cái
- Kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
- Kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
2. Nguyên tắc và đặc trưng cơ bản
* Kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là số nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán cuả nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo nghiệp vụ phát sinh.
* Kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái
Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký sổ cái.
Căn cứ vào để ghi vào sổ này là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
* Kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và các chứng từ gốc đính kèm phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
* Kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
+ Tập hợp có hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ.
+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinhh tế (theo tài khoản).
+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một tài khoản và trong cùng một quá trình ghi chép.
Chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng nó gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn nội dung chi phí sản xuất và hạch toán chính xác chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có tác dụng tích cực trong vịêc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Hiểu được nội dung và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch trong công tác kế toán tập hợp chiphí sản xuất được dễ dàng chính xác và đầy đủ.
Từ cơ sở lý luận chung, các doanh nghiệp muốn vận dụng nó vào thực tiễn có hiệu quả không phải là một vấn đề đơn giản mà đòi hỏi người vận dụng nó luôn sáng tạo, linh hoạt trong mọi hoạt động kinh tế đang vận động hàng ngày hàng giờ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự sôi động của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp không những phải tự bươn chải, tự vươn lên tìm cho mình chỗ đứng vững chắc, ổn định, có ưu thế mà còn cần phải có những giải pháp, những bước đi đúng đắn, phù hợp tức là phải luôn luôn điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Phát hiện được khoảng trống thị trường và lấp đầy khoảng trống đó mới có thể tồn tại và phát triển được.
Qua nghiên cứu lý luận chung về chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu hữu hiệu để hấp dẫn lợi nhuận các doanh nghiệp.
Mục tiêu việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất, quản lý một cách phù hợp nhất và hiệu qủa nhất đặc biệt là khâu quản lý sản xuất. Còn việc vận dụng cơ sở lý luận đó vào thực tiễn như thế nào thì còn tuỳ thuộc vào khả năng, trình độ quản lý của từng nhà doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Phần II
Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
I. Tình hình chung của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ra đời từ giữa những năm 50, trải qua gần một phần hai thế kỷ thành lập và phát triển, công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trực thuộc Tổng công ty Rau Quả Việt Nam, đã có lịch sử sản xuất và chế biến nông sản. Hiện nay các mặt hàng sản xuất tại công ty không những đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước mà còn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
a. Thời kỳ 1955-1965:
Nông trường Đồng Giao được làm lễ khai canh vào ngày 26/12/1955. Ban đầu, lực lượng lao động gồm trên 30 người của doanh điền Hữu Viện chuyển về. Nhưng chỉ vài ba năm sau lực lượng đó đã lên tới hai, ba ngàn người, chủ yếu là bộ đội, nam nữ thanh niên còn rất trẻ nghe theo tiếng gọi của Đảng, tạm biệt các miền quê yêu dấu để về đây với nông trường rừng thiêng nước độc.
Thời kỳ này, nông trường được thành lập với mục đích xây dựng kinh tế mới nhằm hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Sản phẩm chủ yếu là: Lúa , ngô, khoai, thuốc lá, bò, dê đặc biệt là cây cà phê rất phát triển.
b. Thời kỳ 1965-1975:
Thời kỳ này máy bay Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, mảnh đất Đồng Giao cũng không nằm ngoài sự phá hoại về kinh tế. Sản phẩm chủ yếu của thời kỳ này là cà phê, bởi vì vào thời điểm này sản phẩm cà phê rất được coi trọng như một mặt hàng chiến lược của nhà nước.
c. Thời kỳ 1975 đến nay
Ngày 30/04/1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng đất nước thu về một mối nông trường Đồng Giao bắt đầu bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng cây dứa một loại cây gần gũi và quen thuộc được đưa về trồng đại trà từ năm 1972 đã phát huy được tác dụng. Năm 1978 khi nhà máy dứa đông lạnh xuất khẩu bắt đầu đi vào hoạt động thì cây dứa và sản phẩm chế biến ra từ nó đã khẳng định thế mạnh vững chắc trên vùng đất Đồng Giao Tam Điệp. Năm 1990 sản lượng dứa quả là 8 000 tấn, dứa lạnh đông xuất khẩu là 2 000 tấn.
Năm 1997 Đồng Giao đã mang tên mới là công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, đã tích cực tìm thị trường và mở rộng vùng nguyên liệu ra các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hoá, Hòa Bình, Hà Nam.
Trong nhiều năm, công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao luôn là đơn vị tiên tiến xuất xắc của Tổng công ty rau quả Việt Nam.
2. Nhiệm vụ chính trị của Công ty
Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là đơn vị trực thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam. Là doanh nghiệp nhà nước, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại ngân hàng công thương Ninh Bình Ngân hàng đầu tư và phát triển. Công ty hạch toán độc lập, được thành lập theo quyết định số 3193NN-TCCB-QĐ (ngày 8/12/1997) do Bộ trưởng bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ký. Trước đây là nông trường quốc doanh Đồng Giao, thành lập ngày 26/12/1956 sau đổi tên thành công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Trụ sở chính: Phường Bắc Sơn Thị xã Tam Điệp Ninh Bình
Lĩnh vực kinh doanh:
-Trồng trọt và công nghiệp chế biến rau qủa xuất khẩu
-Kinh doanh nước giải khát các loại
-Kinh doanh vật tư nông nghiệp
-Đại lý xăng dầu
theo giấy phép kinh doanh số 112222 (22/12/1997) do sở kế hoạch và đầu tư Ninh Bình cấp. Mã số thuế 2700224457-1.
Như vậy, công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao chính thức được thành lập từ năm 1997. Với 7 năm hoạt động, một thời gian không dài đối với một công ty mới thành lập đang hứa hẹn nhiều khả năng tiềm tàng trên đà phát triển công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao ra đời đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên thị xã Tam Điệp nói riêng và các vùng lân cận nói chung.
Từ khi nứơc ta chuyển sang cơ chế thị trường cụ thể, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác điều phối sản xuất hạch toán kinh doanh, doanh nghiệp tự quyết định và chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Do đó, bằng những nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn đi vay, doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại nhập về từ các nước như Thuỵ Điển, CHLB Đức
Nhằm nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra hàng năm.
Đất nước bước sang thời kỳ mở cửa các mối quan hệ kinh tế trao đổi hàng hoá với nước ngoài ngày càng phát triển với sự ưu đãi của nhà nước. Hiện nay các mặt hàng của công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, doanh thu hàng xuất khẩu chiếm phần lớn trong toàn doanh thu của công ty.
3. Các chỉ tiêu về tài sản , tiền vốn, kết quả sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ với nhà nước
Số
TT
Chỉ tiêu
đvt
Thực hiện
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1
a
b
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng giá trị tài sản
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Tổng nguồn vốn kinh doanh
Tổng doanh thu
Kim ngạch xuất khẩu
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập DN phải nộp
Thuế GTGT phải nộp
Tổng qũy lương
Số lượng công
nhân viên
Lương bình quân 1 công nhân viên
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
USD
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
người
đ/th
117 694 802
39 634 680
78 060 122
2 896 500
39 529 991
1 350 000
5 500
1 760
95 895
2 452 800
1 095
450 000
125 623 081
85 959 551
39 663 530
22 433 008
50 845 897
1 800 000
14 310
4 579,2
125 476
2 544 250
1 296
500 000
170 000 000
110 000 000
60 000 000
24 691 000
78 324 000
2 358 000
1 530 457
489 746
656 000
9 705 662
1 357
580 000
4. Sản phẩm chủ yếu, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
- Sản phẩm chủ yếu sau khi chế biến từ các loại nông sản như: dứa, dưa leo, lạc tiên, cà chua ra sản phẩm đồ hộp các loại, nước dứa cô đặc, nước quả các loại. Các loại sản phâm này đều được sản xuất ra theo tiêu chuẩn để áp dụng cho thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm tiêu thụ đều theo tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc những quy định quản lý chất lượng ISO 9001 nhằm nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng mọi thị hiếu và đòi hỏi của khách hàng theo nguyên tắc: Sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Sản phẩm của công ty đã có một thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định ở Mỹ, Canada, các nước EU như Pháp, Đức, Tây Ban Nha,Hà Lan
Các nước khác như: Nga, Bungari, Mông Cổ, LiBăng
- Sau đây là một số sản phẩm chủ yếu của Công ty
+ Sản phẩm đồ hộp: Dứa hộp, dưa bao tử, ngô bao tử,
+ Sản phẩm nước dứa cô đặc
+ Sản phẩm nước quả: Dứa lạnh, nước lạc tiên, nước vải, nước yến ngân nhĩ
- Ngoài sản phẩm do công ty chế biến, để nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận trong kinh doanh, công ty còn mở thêm các dịch vụ như: Dịch vụ xăng dầu, Vật tư nông nghiệp.
- Quy trình sản xuất: Là một đơn vị vừa sản xuất nguyên liệu vừa chế biến sản phẩm, công ty đã thành lập ra các đội sản xuất nguyên liệu và nguyên liệu chính cho quy trình sản xuất vẫn là cây dứa. Doanh nghiệp đã áp dụng làm việc theo ca đối với các phân xưởng chế biến và chế biến theo dây chuyền sản xuất, mỗi khâu có một tổ chuyên trách. Đây là quy trình chung của quá trính sản xuất sản phẩm.
Đối với sản phẩm dứa cô đặc thì trải qua các công tác như sau:
Cắt đầu
Xuống quả
Vào quả
Nấu hơi
Đóng gói sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm
Kho nguyên liệu
5.Tổ chức quản lý bộ máy tổ chức Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Để phù hợp với quy trình sản xuất và tính chất một công ty xuất khẩu, do đó công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã áp dụng tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến trong đó giám đốc là người có quyền cao nhất, sau đó là 3 phó giám đốc điều hành một số bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp trong các phòng ban của phân xưởng.
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, điều hành chung theo chế độ thủ trưởng.
- Phó giám đốc phụ trách ngành công nghiệp: Giúp giám đốc về công tác tổ chức chỉ đạo về công tác tổ chức quản lý sản xuất ngành công nghiệp.
- Phó giám đốc phụ trách ngành nông nghiệp: Giúp giám đốc về công tác kiểm tra tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất trong ngành nông nghiệp.
- Phó giám đốc hành chính tổ chức: Giúp giám đốc về việc sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ và đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ chủ chốt trong công ty.
- Đại diện chất lượng: Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống qủan lý chất lượng được thiếp lập, thực hiện và duy trì. Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được nhu cầu khách hàng.
- Phòng kế toán tài chính: Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán chính xác kịp thời nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định, của Nhà nước và của công ty.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tìm kiếm khai thác thị trường trong và ngoài nước xây dựng thị trường, tổng hợp các thông tin, khiếu nại của khách hàng, theo dõi kinh doanh bán hàng.
- Phòng KCS: Xây dựng và hướng dẫn quy trình công nghệ, kiểm soát và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy trình trước khi vào sản xuất trong và sau quá trình sản xuất, trước khi xuất hàng cho khách hàng.
- Phòng tổ chức hành chính: Tiếp và đón khách trước khi vào làm việc hướng dẫn khách đến các bộ phận liên quan làm việc.
- Phòng bảo vệ: Đảm bảo an ninh an toàn trong khu cơ quan và trong phòng sản xuất.
- Phòng nguyên liệu: Trực tiếp quản lý điều hành chỉ đạo sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu.
- Đội, xưởng: Quản lý toàn bộ tài sản đất đai, nhà xưởng để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các quy trình của công nhân trong quá trình sản xuất.
- Phòng quán lý: Xây dựng kế hoạch sản xuất ngành nông nghiệp, xây dựng quy trình sản xuất kỹ thuật, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác khoán và tính toán khoán ngành nông nghiệp đến từng hộ gia đình công nhân
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty thực phẩm
xuất khẩu đồng giao
Phó giám đốc ngành công nghiệp
Giám đốc
Đại diện chất lượng
Phó giám đốc ngành nông nghiệp
Phó giám đốc nội chính
4 phòng nguyên liệu
Phòng quản lý
Phòng KCS
Phòng hành chính
Phòng bảo vệ
Phòng kinh doanh nội
Phòng xuất nhập khẩu
Đội sản xuất nông nghiệp
Xưởng đồ hộp
Xưởng nước quả
Xưởng cô đặc
Tổ chức bộ máy kế toán:
Hình thức bộ máy kế toán là tập chung, phù hợp với đặc điểm của bộ máy quản lý trong công ty. Bộ máy kế toán gồm 8 người với các chức năng nhiệm vụ sau:
- Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung công tác tài chính kế toán thống kê.
- Kế toán quỹ tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng và theo dõi các loại tiền gửi.
- Kế toán tiền vay, tạm ứng cá nhân, kế toán công nợ, thay thế và điều hành công tác tài chính kế toán thống kê trong thời gian trưởng phòng đi vắng.
- Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành, kế toán doanh thu, thu nhập bất thường , kế toán tài chính.
- Kế toán nguyên liệu, nhiên liệu kiêm kế toán các khoản chi trả bảo hiểm xã hội cho công nhân viên.
- Kế toán TSCĐ, kế toán đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ
- Kế toán công nợ phải trả người bán, kiêm kế toán công đoàn công ty.
- Thủ qũy: Quản lý quỹ tiền mặt, làm công tác văn thư.
sơ đồ bộ máy kế toán công ty thực phẩm
xuất khẩu đồng giao
Trưởng phòng
Kế toán qũy tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Kế toán tiền vay, tạm ứng cá nhân, kế toán công nợ
Kế toán tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và doanh thu các loại
Kế toán nguyên vật liệu kiêm chi trả BHXH cho công nhân viên
Kế toán TSCĐ, kế toán đầu tư xây dựng cơ bản
Kế toán nợ phải trả người bán kiêm kế toán công đoàn
Thủ qũy
6. Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trong điều kiện hiện nay, Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” để hạch toán.
Các sổ sách kế toán chủ yếu mà phòng kế toán đang áp dụng:
- Chứng từ ghi sổ
- Các bảng phân bổ
- Các bảng kê
- Sổ kế toán chi tiết và sổ cái
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc: Hợp đồng, hóa đơn, bảng phân bổkế toán tiến hành kiểm tra và phân loại để ghi chép vào các bảng kê. Cuối tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ phản ánh vào sổ cái theo từng tháng. Ngoài ra kế toán còn phải đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết để tránh sai sót.
Cuối tháng căn cứ vào sổ cái laapj bảng cân đối tài khoản, lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và của Tổng công ty rau quả Việt Nam- Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
Chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
II. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (nước dứa cô đặc) tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
1. Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất ra sản phẩm chính là đồ hộp các loại và nước quả, đặc trưng mới là nước dứa cô đặc (vì dây chuyền sản xuất này mới bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2001) nhưng lại chiếm doanh số cũng như doanh thu đáng kể. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, quy trình công nghệ sản xuất địa điểm phát sinh chi phí, yếu tố và trình độ quản của công ty. Công ty đã chọn cho mình đối tượng tập hợp chi phí đó là từng sản phẩm và toàn doanh nghiệp theo yếu tố như chế độ kế toán mà nhà nứoc dã quy định, đó là:
+ Yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, bao bì
+ Yếu tố nhiên liệu và động lực: điện, xăng dầu các loại
+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp:lương chính, lương phụ
+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ
+ Yếu tố dịch vụ mua ngoài: sửa chữa lớn TSCĐ
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền
* Việc tập hợp chi phí sản xuất ở công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao được khái quát như sau:
Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản liên quan đến từng sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp).
Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng ở từng phân xưởng.
Bước 3: Tập hợp toàn bộ chi phí chi tiết cho từng sản phẩm ở từng phân
xưởng để chuẩn bị cho việc tính giá thành.
sơ đồ luân chuyển sổ sách tập hợp chi phí và tính giá thành
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng tính giá thành
Chứng từ gốc
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
2. Tình hình tập hợp chi phí sản xuất
2.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, phòng vật tư tiến hành mua sắm nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty. Vật liệu mua về sau khi đã kiểm tra chất lượng, kế toán nguyên vật liệu lập phiếu nhập kho ghi theo giá ghi trên hóa đơn, sau đó xác định giá thực tế của vật liệu nhập kho ghi vào sổ kế toán phù hợp. Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho ở công ty xác định như sau:
Giá thực tế của Chi phí vận chuyển
vật liệu, công cụ = Giá ghi trên hóa đơn + bốc dỡ vật liệu
nhập kho dụng cụ
Căn cứ vào nhu cầu sẩn xuất của phân xưởng, kế toán làm giấy đề ghị cấp vật tư trình giám đốc phê duyệt. Sau khi giám đốc phê duyệt, các phân xưởng nói chung và phân xưởng cô đặc nói riêng đem phiếu vật tư về kho của công ty để lĩnh. Định kỳ, kế toán nguyên vật liệu xuống kho nhận phiếu vật tư và viết phiếu xuất kho vật liệu, xác định giá thực tế của vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước- xuất trước.
Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Chứng từ gốc
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Thẻ kho
Sổ, thẻ chi tiết
Bảng tổng hợp N-X-T
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
Phiếu xuất kho đợc viết làm hai liên:
+ Một liên lưu lại phòng kế toán để cuối cùng xác định thực tế vật liệu xuất kho và làm căn cứ để lập bảng phân bổ.
+ Một liên do người lĩnh vật liệu căn cứ để vào sổ chi tiết của từng loại vật liệu và lập bảng kê xuất vật liệu.
Phiếu xuất kho
Ngày 10 tháng 12 năm 2003
Số: 32
Nợ TK 621: 84 680 700
Có TK 152: 84 680 700
Họ và tên người nhận: Địa chỉ (Bộ phận):
Lý do xuất kho: xuất kho phục vụ sản xuất sản phẩm cô đặc
Xuất tại kho:
STT
Diễn giải
đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Y/C
T/X
Xuất túi PE cho sản phẩm cô đặc
Xuất túi đựng sản phẩm
Cái
Cái
786
780
786
780
8 181
100 321
6 430 300
78 250 400
Cộng
84 680 700
Viết bằng chữ: Tám mươi bốn triệu sáu trăm tám bảy nghìn đồng
Thủ kho Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu xuất kho với mẫu biểu như trên, kế toán nguyên vật liệu tiến hành lập bảng kê nguyên vật liệu xuất kho phục vụ sản xuất sản phẩm cô đặc.
Tổng công ty rau quả việt nam
Công ty tpxk đồng giao
Bảng kê nguyên vật liệu xuất kho
(Phân xưởng cô đặc)
Tháng 12 năm 2003
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên vật tư
Đvt
Số lượng
Giá đơn vị
Thành tiền
X/K
T/L
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Dầu FO
Muối thô
Dứa nguyên liệu
A xít HNO3
NaOH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT544.doc