LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp. 3
I. Khái niệm về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý. 3
1.1. Khái niệm về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm. 3
1.2. Yêu cầu quản lý thành phẩm 5
1.3. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm 6
II. Các phương pháp tính giá thành phẩm và hạch toán chi tiết thành phẩm
7
2.1. Các phương pháp tính giá thành phẩm 7
2.2. Nội dung hạch toán chi tiết thành phẩm 9
III. Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm 13
3.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm và ảnh hưởng của nó đến trình tự hạch toán
13
3.2. Tài khoản sử dụng 15
3.3. Trình tự hạch toán 18
IV. Nội dung kế toán tổng hợp thành phẩm 21
4.1. Tài khoản sử dụng 21
V. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 24
5.1. Khái niệm và phương pháp xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
24
5.2. Kết quả các khoản dự phòng trong tiêu thụ 25
5.3. Kế toán giá vốn bán hàng 26
5.4. Kế toán chi phí bán hàng 27
5.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 29
5.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 31
VI. Hình thức tổ chức sổ trong hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 35
6.1. Khái niệm hình thức sổ kế toán và đặc trưng cơ bản của hình thức sổ 35
6.2. Hình thức sổ nhật ký chung 36
Chương II: Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội.
40
2.1. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ thành phẩm và tình hình quản lý ở Công ty Da Giầy Hà Nội 40
2.2. Kế toán thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội 47
2.3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội 61
2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 71
Chương III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội
78
3.1. Nhận xét về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội
78
3.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội
82
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thành phầm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p
Nợ TK 911
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển kỳ này.
Có TK 142 (1422 - Chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp)
- Kết chuyển kết quả tiêu thụ
+ Nếu lãi
Nợ TK 911: Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có TK 421 (4212)
+ Nếu lỗ
Nợ TK 421 (4212)
Có TK 911
Trình tự hạch toán các nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 13: Hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm
TK 632
TK 641
TK 642
TK 1422
TK 1421
TK 911
Kết chuyển GVHB
Kết chuyển CPBH
Kết chuyển CPQL
CP chờ kết chuyển
Kết chuyển lãi
Kết chuyển DTT về tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá
TK 511
Kết chuyển lỗ
TK 421
VI/ Hình thức tổ chức sổ trong hạch toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
6.1. Khái niệm hình thức sổ kế toán và đặc trưng cơ bản của hình thức sổ
Công tác kế toán trong đợn vị hạch toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, thường nhiều và phức tạp không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hành, mà còn ở mỗi phần hành kế toán cần thực hiện; do vậy đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều loại sổ khác nhau: về loại, krrts cấu nội dung cũng như phương pháp hạch toán; tạo thành một hệ thống sổ; mà trong đó các loại sổ dược liên hệ với nhau một cách chặt chẽ theo trình tự hạch toán của mỗi phần hành. Mỗi hệ thống sổ được xây dựng là một hình thức tổ chức sổ nhất định mà doanh nghiệp cần phải có để thực hiện công tác kế toán .
Vậy hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán, có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc.
Đặc trưng cơ bản để phân biệt và định nghĩa được các hình thức kế toán khác nhau là ở :
Số lượng sổ cần dùng
Loại sổ sử dụng
Nguyên tắc kết cấu các chỉ tiêu dòng, cột sổ
Trình tự hạch toán trên sổ ở đơn vị
Trong đó số lượng và loại sổ sẽ chi phối nguyên tắc kết cấu nội dung cũng như phương pháp, trình tự ghi sổ của mỗi hình thức sổ. Do tính đa dạng của đơn vị kinh doanh mà thực tế có rất nhiều hình thức tổ chức hệ thống sổ khác nhau. Có bốn hình thức sổ cơ bản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn và vân dụng.
Hình thức nhật ký chung
Hình thức sổ nhật ký – Sổ cái
Hình thức sổ chứng từ ghi sổ
Hình thức sổ nhật ký - chứng từ
6.2. Hình thức sổ nhật ký chung
Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ, dùng cho doanh nghiệp vừa và lớn.
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán nhật ký chung :
Số lượng sổ sách của hình thức gồm : Sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết
Kết cấu nội dung của mỗi loại sổ trong hình thức này như sau:
Nhật ký chung là sổ nhật ký chủ yếu, quản lý toàn bộ số liệu kế toán của đơn vị trong một niên độ kế toán; được sử dụng để phản ánh; các nghiệp vụ phát sinh không phân biệt của đối tượng nào, theo thứ tự thời gian và ghi kết chuyển vào số liệu của nhật ký bán hàng để quản lý chung. Mẫu sổ nhật ký chung thường sử dụng có dạng sau:
Nhật ký chung
Năm..
Đơn vị :
Địa chỉ :.
Ngày tháng
Chứng
Từ
Diễn giải
Đã ghi
Số hiệu
Số phát
sinh
Ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
Sổ cái
tài khoản
Nợ
Có
Tổng cộng phát sinh
Nhật ký bán hàng được ghi chép song song với nhật ký chung. Mẫu sổ có dạng sau
Nhật ký bán hàng
Năm
Đơn vị : .
Địa chỉ : .
Ngày tháng
Chứng
Từ
Diễn giải
Phải thu
Ghi Có
( Ghi
TK
Nợ
Doanh
Các
Thu
TK)
Ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
Khách hàng
TK
TK
.
SH TK
Khác
SH TK
Khác
Tổng cộng phát sinh
Sổ cái được mở để ghi tiếp số liệu kế toán từ sổ nhật ký, đây là sổ tổng hợp dùng để hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo từng tài khoản mở cho mỗi đối tượng hạch toán. Đặc trưng kết cấu nội dung ghi chép trên sổ cái của hình thức nhật ký chung là :
Sổ cái được ghi sau sổ nhật ký xét trên góc độ thứ tự phản ánh các nghiệp vụ phát sinh đã được chứng từ hoá
Sổ cái ghi theo từng đối tượng ứng với mỗi tài khoản cần mở
Ghi sổ cái được thực hiện theo từng nghiệp vụ đã ghi trên nhật ký chung hoặc nhật ký bán hàng
Cơ sở ghi sổ cái là sổ nhật ký chung
Cách ghi sổ cái là nhặt số liệu theo dõi đối tượng trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái của đối tượng đó. Trên sổ cái tài khoản cần ghi chú trang nhật ký phản ánh số liệu đã ghi, để tiện kiểm tra đối chiếu số ngày cuối kỳ.
Mẫu sổ cái của hình thức nhật ký chung có dạng sau
Sổ cái
Tài khoản :
Số hiệu :
Năm..
Đơn vị :
Địa chỉ :.
Ngày tháng
Chứng
Từ
Diễn giải
Trang sổ
Số hiệu TK
Số phát
sinh
Ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
Nhật ký chung
đối ứng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
Tổng cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
Cộng luỹ kế từ đầu quý
* Bảng cân đối tài khoản là bước kiểm tra số liệu ghi từ nhật ký vào sổ cái trước khi lập báo cáo. Bảng cân đối tài khoản - còn gọi là bảng đối chiếu số dư và số phát sinh - có thể lặp theo tài khoản tổng hợp hoặc lập theo tài khoản chi tiết cấp 2, 3 Dù chi tiết hay tổng hợp bảng cân đối phát sinh có mẫu như sau:
Bảng cân đối số phát sinh
Ngày. tháng năm
Số hiệu TK
Tên TK
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Tổng cộng
Quy trình hạch toán trên hệ thống sổ kế toán đã mở theo hình thức nhật ký chung thể hiện qua sơ đồ sau:
Nhật ký bán hàng
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ chi tiết TK 155, 157, 632, 511, 641, 642
Sổ cái TK 632, 511, 641, 642
Bảng cân đối PS
Báo cái tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
: Là ghi hàng ngày
: Là ghi cuối kỳ
: Là đối chiếu sổ sách
Chương II
Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội
2.1. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ thành phẩm và tình hình quản lý ở Công ty Da Giầy Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ở Công ty Da Giầy Hà Nội
Tên công ty: Công ty Da Giầy Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: HANSHOES (Hanoi leather and shoes company)
Trụ sở chính: Số 409 đường Nguyễn Tam Trinh - Phường Mai Động - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 04.8625097 - 8621254
Fax: (84-4).8624811
Thành lập năm 1992 theo quyết định số 338/CNN - TCLĐ ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Công ty Da Giầy Hà Nội là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Da Giầy Việt Nam. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh các sản phẩm da thuộc, các sản phẩm chế biến từ da và giả da, giầy các loại, vật tư, máy móc thiết bị và hoá chất phục vụ ngành Da Giầy.
Từ khi thành lập Công ty đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với sự phát triển và chuyển đổi cơ chế của đất nước.
Từ năm 1912 - 1954: Một nhà tư bản đã đầu tư vào ngành thuộc da và thành lập “Công ty da Đông Dương”, một Công ty lớn nhất thời đó. Công ty hoạt động về tài nguyên và lao động Việt Nam, niệm vụ sản xuất thời kì này là phục vụ cho chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Từ năm 1954 - 1987: Công ty thuộc da Đông Dương nhượng lại cho Việt Nam và lấy tên là “Công ty thuộc da Việt Nam” năm 1987 đổi tên thành “nhà máy da Thuỵ Khuê” trực thuộc công ty tạp phẩm của Bộ Công Nghiệp nhẹ.
Từ 1992 - nay: Tháng 12/1992 “nhà máy da Thuỵ Khuê” được đổi tên thành “Cô ty Da Giầy Thuỵ Khuê Hà Nội” theo quyết định số 1310/CNN - TCLĐ ngày 17/01/1992 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ kèm theo điều lệ công ty.
Theo quyết định số 338/CNN - TCLĐ ngày 24/09/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập lại Công ty lấy tên doanh nghiệp là Công ty Da Giầy Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế:: KALEXIM (Hanoi leather and Footware Company)
Hiện nay tên giao dịch quốc tế của Công ty được đổi thành HANSHOES (Hanoi leather and Shoes Company)
Tháng 6/1996 Công ty trở thành thành viên của Tổng Công Ty Da Giầy Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất năm 1994 Công ty đã đưa một dây truyền thuộc da hoàn chỉnh và một số thiết bị nhập từ Italia vào lắp đặt. Ngoài lĩnh vực thuộc da năm 1998 Công ty còn đưa vào một dây truyền sản xuất giầy vải vào lắp đặt để sản xuất và xuất khẩu. Với sự cố gắng trong nhiều năm Công ty đã đạt được kết quả như sau:
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
1
Giá trị tổng sản lượng
Tr.đ
18443
22567
42787
2
Doanh thu
1000đ
24283226
28505379
50370853
3
Nộp ngân sách
Tr.đ
850
1120
1882
4
Lợi nhuận thực
1000.đ
53152
153312
110356
5
Vốn kinh doanh
1000.đ
43204661
50678343
66815764
6
Vốn cố định
1000.đ
33654600
28782983
40161388
7
Vốn lưu động
1000.đ
9550061
21895359
26654376
8
Thu nhập bình quân CNV
Ng.đ
600
650
720
Nhìn chung, giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2003 đã tăng 23,1%, doanh thu tăng 20,7%, lợi nhuận tăng 20,7%. Do đó thu nhập bình quân của CNV cũng tăng đáng kể (20%). Qua những chỉ số trên ta thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ giày da, giày vải nguyên vật liệu chính để sản xuất là da mềm đã thuộc, đế....đối với giày da và vải, đế, mút...đối với giày vải.
Thời gian đưa nguyên vật liệu vào sản xuất rất nhanh có thể nhập kho hàng ngày.
2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty.
Là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhận, trực thuộc Tổng Công ty Da Giầy Việt Nam. Công ty Da Giầy Hà Nội có bộ mày quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc trực tiếp điều hành quản lý. Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện cơ chế khoán đến từng xí nghiệp. Các giám đốc xí nghiệp phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất. Với tổng số 1000 cán bộ công nhân viên trong đó số nhân viên quản lý là 81 người, bộ máy quản lý của công ty được bố trí như sau:
- Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
- Giám đốc điều hành chung cả Công ty và trực tiếp điều hành các bộ phận sau:
+ Phòng kinh doanh.
+ Phòng tổ chức.
+ Phòng xuất khẩu.
+ Phòng tài chính kế toán.
+ Xưởng cơ điện.
+ Liên doanh Hà Việt - Tungsing.
- Phó giám đốc kinh tế: Là người được uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng từ một ngày trở lên.
Phó giám đốc kinh tế trực tiếp điều hành các bộ phận sau:
+ Phòng kế hoạch.
+ Văn phòng Công ty.
+ Xí nghiệp giày da.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Chủ động chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động cho các bộ phận, lĩnh vực mà mình phụ trách. Phó giám đốc kỹ thuật là người trực tiếp điều hành các bộ phận sau:
+ Trung tâm kỹ thuật mẫu
+ Phòng ISO
+ Xí nghiệp giày vải.
+ Xí nghiệp cao su.
- Trợ lý giám đốc: Có chức năng thư ký tổng hợp, văn thư liên lạc và tham mưu cho giám đốc.
- Phòng tài chính kế toán có chức năng phân tích, dự báo, lên các kế hoạch, giúp lãnh đạo công ty hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Báo cáo tình hình tài chính với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Xác định nhu cầu về vốn tình hình hiện có và sự biến động cảu các loại tài sản trong Công ty
- Phòng kinh doanh tổng hợp có chức năng: Phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty. Phòng thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện, tìm kiếm và đảm bảo các yếu tố đầu vào theophân cấp của công ty kịp thời và hiệu quả cho các nhu cầu nội bộ của Công ty.
- Với bộ máy quản lý sản xuất như vậy, trong thời gian qua Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trong Tổng Công ty Da Giầy Việt Nam. Hình thức kế toán của Công ty là nửa tập trung nửa phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc do phòng kế toán Công ty lập báo cáo tài chính.
Các bộ phận trực thuộc của Công ty để có phòng kế toán riêng nhưng theo dõi những phần hành kế toán chủ chốt ở bộ phận trực thuộc. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp giử về phòng kế toán Công ty.
Theo biên chế phòng kế toán có 8 người:
- Trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán, thực thi theo đúng chế độ chính sách hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của các nhân viên kế toán ở bộ phận trực thuộc cũng như công ty.
- Phó phòng phụ trách tài chính: Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính của Công ty và các xí nghiệp trực thuộc.
- Phó phòng kế toán: Thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính, đồng thời theo dõi mãng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán TSCĐ nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm và theo dõi công nợ: Theo dõi chi tiết tính hình tiêu thụ và các khoản thanh toán với người bán và người mua.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ gửi quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt.
Dưới các xí nghiệp có các nhân viên kế toán của xí nghiệp.
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty da giầy Hà Nội
Giám đốc
Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Trung tâm
KT mẫu
Phòng sao
Phòng kinh doanh
Phòng XNK
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức
Văn phòng
Phòng kế hoạch
Xn
giầy vải
Xn
giầy vải
Xn
giầy vải
Xn
giầy vải
Liên doanh
hà việt - tungshing
Trợ lý
giám đốc
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách tài chính
Phó phòng phụ trách kế toán
Nhân viên tài chính
Kế toán tscđ và nvl
Kế toán thanh toán
Kế toán TP, TTTP và theo dõi công nợ
Thủ quỹ
Kế toán các xí nghiệp
Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, Công ty Da Giầy Hà Nội tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ với hệ thống sổ bao gồm: NKCT số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10; bảng kê số: 1, 2, 3, 5, 11; bảng phân bổ số 1, 2, 3 và sổ cái các TK liên quan.
- Công ty đang hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và đánh giá vật tư, hàng hoá thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền.
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ của đơn vị
Chứng từ gốc
Bảng kê
số 5, 8, 11
Nhật ký chứng từ số 8
Sổ chi tiết TK 623, 155, 511, 641...
Sổ cái các TK 632, 641, 642...
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
2.2. Kế toán thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội
2.2.1. Đặc điểm thành phẩm và tổ chức quản lý thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội.
* Đặc điểm và phân loại thành phẩm:
Hiện nay, Công ty đang sản xuất 4 nhóm mặt hàng chính là da thuộc, keo CN, giầy da và giầy vải. Trong đó, keo CN và da thuộc là hai mặt hàng truyền thống của Công ty. Da thuộc do phân xưởng da sản xuất, một phần bán ra ngoài, phần còn lại chuyển sang xí nghiệp giày để sản xuất giày. Giày vải và giày da do xí nghiệp giày vải và giày da sản xuất. Tuy đây là hai mặt hàng mới nhưng đã nhanh chóng đững vững trên thị trường trở thành sản phẩm chính của Công ty.
Do yêu cầu của khách hàng và kết cấu thành phẩm của Công ty nên thành phẩm của Công ty được chia thành nhiều loại có quy cách đặc tính khác nhau:
- Da mềm: Dùng làm dây curoa, băng truyền, đơn vị sản phẩm là bia.
- Da cứng: Dùng làm nguyên liệu sản xuất ra dụng cụ thể thao, dây đai, thang cao su và phụ liệu cho sản xuất giầy đơn vị sản phẩm là kg.
- Giày vải: Phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Giầy vải bao gồm nhiều loại: Giầy Lifung TE, giầy bata, GN 47, giày HH 13...
- Giày da: Gồm hai loại chủ yếu là giày da nữ và giày da nam mỗi loại được chia làm nhiều kích cỡ khác nhau.
* Tổ chức quản lý thành phẩm.
Để quản lý chặt chẽ thành phẩm cả về mặt số lượng và chất lượng công tác được thực hiện chủ yếu ở hai bộ phận đó là phòng kế toán và kho thành phẩm. Ngoài ra, còn có một số phòng ban chức năng khác có liên quan như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, đội bảo vệ...
- Kho thành phẩm: Là nơi tiếp nhận thành phẩm từ sản xuất chuẩn bị cho lưu thông, đây là nơi mà số lượng thành phẩm dễ bị sai lệch. Vì vậy, thủ kho phải sắp xếp thứ tự từng loại thành phẩm để ghi nhập cũng như xuất không gây khó khăn. Đồng thời, phải có sổ ghi chép kiểm tra số lượng thành phẩm nhập xuất từ đó tính ra số tồn cuối ngày cho từng loại thành phẩm. Cuối tháng, phải tiến hành đối chiếu kiểm kê giữa kho và phòng kế toán đảm bảo tính hợp lý của công việc.
- Phòng kế toán: Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát số thành phẩm nhập, xuất, tồn hàng ngày để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất được chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo. Kế toán phải theo dõi thành phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, xác minh mức biến động về mặt giá trị cho từng loại thành phẩm. Hơn nữa, phải đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc ghi chép ở kho để có thông tin kịp thời và hoàn thành chức năng kiểm tra giám sát của kế toán.
Đánh giá thành phẩm.
Thành phẩm là một bộ phận của tài sản lưu động do đó, để có thể giám sát được tình hình luân chuyển vốn lưu động nói chung và vốn thành phẩm nói riêng thì cần phải xác định giá trị của thành phẩm bằng các phương pháp đánh giá thành phẩm.
Hiện nay, ở Công ty Da Giầy Hà Nội, thành phẩm được phản ánh theo một giá duy nhất là giá thực tế.
Đối với giá thực tế của thành phẩm nhập kho kế toán căn cứ vào giá thành thực tế của từng loại thành phẩm. Cuối tháng, bộ phận tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất căn cứ vào sản lượng thực tế của từng loại thành phẩm và tính giá thành công xưởng cho từng loại, sau đó bộ phận tính giá thành chuyển số liệu này cho phòng kế toán.
Đối với giá thực tế thành phẩm xuất kho Công ty áp dụng giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
2.2.2. Kế toán chi tiết thành phẩm.
* Thủ tục lập và luân chuyển chứng từ.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được phản ánh vào chứng từ kế toán kịp thời và đầy đủ Kế toán chi tiết thành phẩm cần lập chứng từ để theo dõi sự biến động và tình hình hiện có của thành phẩm. Đây là khâu ban đầu của hạch toán thành phẩm.
Kế toán chi tiết thành phẩm ở Công ty sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu kiểm nghiệm nhập kho.
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn GTGT.
- Biên bản kiểm kê thành phẩm.
- Phiếu xuất kho gửi đại lý.
* Thủ tục nhập kho thành phẩm
Hiện nay, thành phẩm của Công ty được nhập từ hai nguồn đó là nhập kho từ sản xuất và nhập kho đại lý do khách hàng trả lại.
- Đối với nhập kho từ sản xuất: Trước khi nhập kho toàn bộ thành phẩm đều phải qua một bước kiểm nghiệm do bộ phận kiểm nghiệm thực hiện. Bộ phận này sẽ lập phiếu kiểm nghiệm do bộ phận kiểm nghiệm kiểm nghiệm ngày sản xuất, loại sản phẩm, quy cách và số lượng thành phẩm nhập kho.
Sau khi có phiếu kiểm nghiệm nhập kho, số lượng hàng hoá nhập kho sẽ được ghi vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho do thống kê phân xưởng lập thành 3 liên và dính liền với phiếu kiểm nghiẹm nhập kho. Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho vào và cùng với người nhập ký vào phiếu nhập kho.
Sơ đồ 5: Luân chuyển chứng từ nhập kho.
Phiếu nhập kho
Thống kê phân xưởng (liên 1)
Phòng kinh doanh (liên 2)
Thủ kho (liên 3)
Kế toán
thành phẩm
Đối với nhập kho do đại lý, khách hàng trả lại cũng dùng phiếu nhập kho tương tự.
Phiếu nhập kho thành phẩm có mẫu như sau:
Đơn vị: Công ty Da Giầy Hà Nội
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ 1141 - TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 5 năm 1995
Của Bộ Tài chính
Phiếu nhập kho Số 29
Ngày 02/02/2003
Nợ:........................
Có:........................
Họ và tên người giao hàng: Xí nghiệp Giày
Theo phiếu kiểm nghiệm NK ngày 1/2/2003
Xuất tại kho: Thành phẩm.
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất (v.tư, sp, hh)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực tập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Giầy Footech
Đôi
10200
10200
Cộng
10200
10200
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Nhập ngày 02 tháng 03 năm 2003
Thủ kho
Thủ tục xuất kho;
Thành phẩm của Công ty chủ yếu được xuất dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội, ngoài ra, còn phục vụ cho nội bộ. Để phù hợp với nội dung này khi xuất kho kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn giá trị gia tăng.
- Phiếu xuất kho nội bộ.
- Phiếu xuất kho gửi đại lý.
Khi khách hàng đến mua hàng, phòng kinh doanh sẽ lập hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho.
Sơ đồ 6: Luân chuyển chứng từ nhập kho
Phiếu nhập kho
Phòng kinh doanh (liên 1)
Người nhận (liên 2)
Thủ kho (liên 3)
Kế toán
thành phẩm
Biểu đồ 1:
Phiếu xuất kho có mẫu như sau:
Đơn vị: Công ty Da Giầy Hà Nội
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ 1141 - TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 5 năm 1995
Của Bộ Tài chính
Phiếu xuất kho Số 29
Ngày 06/02/2003
Nợ:........................
Có:........................
Họ và tên người nhận hàng: Công ty TNHH An Phú.
Lý do xuất: Bán hàng.
Xuất tại kho: Thành phẩm.
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất (v.tư, sp, hh)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực tập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Giầy Footech
Đôi
3000
3000
Cộng
3000
3000
Phụ trách
bộ phận sử dụng
Phụ trách bộ phận tiêu dùng
Người nhận
Nhập ngày 06 tháng 2 năm 2003
Thủ kho
Khi mua hàng vào hay xuất hàng ra đều phải có hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên và giao cho phòng kế toán. Nếu khách hàng thanh toán ngay thì kế toán đóng dấu “Đã thu tiền”, néu khách hàng mua chịu thì kế toán đóng dấu “Chấp nhận sau”. Sau khi đóng dấu, liên 1 trả về phòng kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 phòng kế toán giữ.
Hoá đơn giá trị gia tăng có mẫu như sau:
Sơ đồ 7: Hoá đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn GTGT
(Liên 3 - Dùng để thanh toán)
Ngày 6/2/2003
Đơn vị bán hàng: Công ty Da Giày Hà Nội
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh. Số TK:
Điện thoại: 8626880 Mã số thuếL 0100101315 - 1
Họ tên người mua: Anh Minh - Công ty TNHH An Phú.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt.
ĐVT: 1000đ
TT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
Giầy Footech
Đôi
3000
17
51.000
Thuế suất GTGT: 10%
Cộng tiền hàng: 51.000
Thuế GTGT: 5100
Tổng thanh toán: 56.100
Người mua
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Với thủ tục luân chuyển chứng từ nhập, xuất kho như trên ta thấy trình tự nhập, xuất kho của doanh nghiệp rất chặt chẽ do vậy đã xoá được tình trạng thất thoát tài sản ở khâu này, đảm bảo thành phẩm nhập, xuất kho theo đúng số lượng, chất lượng, chế độ quy định.
* Kế toán chi tiết thành phẩm:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý thành phẩm và việc tổ chức theo dõi tình hình biến động thành phẩm, Công ty tiến hành hạch toán thành phẩm theo phương pháp thẻ song song. Trình tự hạch toán như sau:
- ở kho: Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất kho, thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi tiến hành nhập, xuất kho theo đúng số lượng, chất lượng ghi trên chứng từ sau đó thủ kho ghi vào thẻ kho số lượng thực nhập, thực xuất. Với mỗi loại thành phẩm mở một thẻ kho.
Thẻ kho dùng để theo dõi cả năm, số lượng ghi trên thẻ kho căn cứ vào từng phiếu nhập kho, xuất kho, hoá đơn GTGT chứ không căn cứ vào từng lần nhập, xuất.
Công ty có một số khách hàng thường xuyen mua hàng với một số lượng lớn, mỗi hoá đơn không xuất hết ngay một lần mà phải làm phiếu xuất nhiều lần, nên để theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày thủ kho mở thêm một sổ chi tiết ở kho. Sổ này ghi số hiệu chứng từ, ngày xuất và từng loại thành phẩm. Mỗi lần xuất kho thủ kho ghi vào một dòng, đến khi đủ số lượng ghi trên hoá đơn thủ kho sẽ cộng lại và số liệu này phải trùng khợp với số liệu ghi trên thẻ kho.
Biểu đồ 3: Thẻ kho có mẫu như sau:
Đơn vị: Công ty Da Giầy Hà Nội
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ 1141 - TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 5 năm 1995
Của Bộ Tài chính
Thẻ kho
Ngày lập thẻ 2/2/2003
Tờ số: 02
Tên nhãn hiệu quy cách sản phẩm: Giầy Footech
Đơn vị tính: Đôi
Mã số:
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày X,N
Số lượng
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn 31/1/2003
15100
2/2
Nhập kho
10200
25300
6/2
Xuất bán
3000
22300
9/2
Xuất bán
1265
21035
13/2
Xuất chào hàng
180
20855
...
- ở phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ mà thủ kho gửi lên kế toán phân loại chứng từ theo từng loại thành phẩm. Đến cuối tháng tiến hành tổng hợp số thực nhập, thực xuất ở các phiếu nhập kho và số thực xuất ở các phiếu xuất kho rồi ghi vào sổ chi tiết nhập kho, xuất kho.
Sổ chi tiết nhập kho và xuất kho được dùng cho cả năm để theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm trong từng tháng cả về mặt số lượng và giá trị. Ngoài ra, sổ chi tiết nhập kho còn phản ánh số tồn kho theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Căn cứ để ghi sổ chi tiết nhập kho là dòng tổng cộng cột số thực nhập của tất cả các phiếu nhập kho trong tháng (kể cả nhập trả lại). Còn căn cứ để ghi sổ chi tiết xuất kho là tổng cộng thực xuất trên các phiếu xuất kho. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiế nhập kho và sổ chi tiết xuất kho kế toán tính ra lượng tồn kho của từng loại thành phẩm.
2.2.3. Kế toán tổng hợp thành phẩm.
Kế toán tổng hợp thành phẩm ở Công ty sử dụng các tài khoản sau:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 155: Thành phẩm.
TK 632: Giá vốn.
- Các sổ kế toán chủ yếu được sử dụng: Bảng kê số 8 - Nhập, xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3107.doc