Trường hợp bao bì sử dụng lại ( Tận dụng )
Doanh nghiệp chỉ tính giá bằng chi phí vệ sinh bao. Chí phí đó cũng được hạch toans vào chi phí tiêu thụ tài khảon 6413
5. Phương pháp và thời gian lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho vật liệu
Doanh nghiệp dùng phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối quý kế toán vật liệu căn cứ vào :
- Tờ kê chi tiết vật liệu nhập: Xác định phát sinh nhập
- Tờ kê chi tiết vật liệu xuất: Xác định phát sinh xuất
- Căn cứ vào sổ cái tài khoản 152: Xác định số dư đầu kỳ và cuối kỳ
Kết hợp với việc đối chiếu với thẻ kho, thẻ ( sổ ) chi tiết vật liệu để lập báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn trong quý.
Giá trị VL tồn kho cuối kỳ = Giá trị VL tồn đầu kỳ + Giá trị VL phát sinh tăng trong kỳ – Giá trị VL phát sing giảm trong kỳ.
6. Phương pháp kiêm kê vật liệu, công cụ- Dụng cụ
Hạch toán và xử lý vật liệu thiếu, thừa, Công cụ dụng cụ thiếu ,thừa, Vòng quay vật liệu tồn kho.
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thu mua thực tế, nhập xuất và dữ trữ vật liệ, chi phí vật liệu trong sử dụng Tại Công ty giống cây trồng Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p kho
Nợ TK 152: Chi tiết vật liệu
Có TK 154: Vật liệu thuê ngoài gia công
Có TK 512: Vật liệu tự sản xuất
Trường hợp nhập vật liệu do các trường hợp khác
Nợ TK 152: ( Chi tiết vật liệu ) Giá trị thực tế vật liệu tăng
Có TK 411: Cấp vốn bằng vật liệu
Có TK 3388: Đánh giá tăng vật liệu
Có TK 336: Vay lẫn nhau trong các đơn vị nội bộ
Có TK 311: Vay ngắn hạn bằng vật liệu quy thành tiền
Có TK 642: Vật liệu thừa trong định mức tại kho
Có TK 3381: Thừa ngoài định mức chờ xử lý
Có TK 621, 627,641, 642: Dùng không hết thu hồi phế liệu
Có TK 222,128: Nhận góp vốn liên doanh bằng vật liệu
Có TK 241 Nhập kho thiết bị XDCB hoặc thu hồi phế liệu từ XDCB hoặc từ sửa chữa lớn.
Khi xuất vật liệu
Vật liệu trong doanh nghiệp xuất chủ yếu cho sản xuất, phần còn lại thừa hoặc không có nhu cầu sử dụng nữa có thể xuất bán, góp vốn liên doanh . . . giá xuất trong mọi trường hợp đều theo giá thực tế của bên có tài khoản 152
Xuất vật liệu cho sản xuất kinh doanh
Nợ TK 621: ( Chi tiết từng đối tượng ) Xuất cho SX
Nợ TK 641, 642: ( Chi tiết cho từng đối tượng ) Xuất cho tiêu thụ và quản lý
Nợ TK 241: ( Chi tiết từng đối tượng ) Cho XDCB hoặc sửa chữa lớn
Có TK 152: Giá trị thực tế vật liệu xuất
Xuất góp vốn liên doanh
Nợ TK 222: Góp vốn dài hạn
Nợ TK 128: Góp vốn ngắn hạn
Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá giảm giá trị vật liệu
Có TK 152: Giá trị vật liệu xuất
Có TK 412: Chênh lệch do đánh giá tăng giá trị vật liệu
Xuất thuê ngoài gia công, chế biến
Nợ TK 154: Giá trị sản phẩm dở dang
Có TK 152: Giá trị vật liệu xuất
Giảm do cho vay tạm thời
Nợ TK 1388, 1368:
Có TK 152:
Giảm ( Xuất ) cho các yêu cầu khác
Nợ TK 632: Nhượng bán vật liệu
Nợ TK 642: Thiếu trong định mức tại kho
Nợ TK 1381: Thiếu chờ xử lý
Nợ TK 1388,334: Cá nhân phải bồi thường khi xác định xử lý
Có TK 152: Giá trị vật liệu giảm ( Xuất )
5. Kế toán vật liệu trong đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Đặc điểm của vật liệu trong doanh nghiệp nông nghiệp
Vật liệu trong doanh nghiệp nông nghiệp rất đa dạng trong đó có một số vật liệu mang tính đặc thù như hạt giống, phân bón, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh .. . . Các loại vật liệu này một phần được tạo ra ngay trong quá trình sản xuất, sản phẩm kỳ trước được dùng làm vật liệu cho kỳ này hoặc vật liệu của kỳ này được giữ làm vật liệu cho kỳ sau, Sản phẩm của ngành này được làm vật liệu cho ngành khác.
Kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Phương pháp hạch toán về cơ bản giống như các ngành khác song riêng về vật liệu luân chuyển nội bộ được tính theo giá thành thực tế sản xuất. Kế toán sử dụng tài khoản 152 “ Nguyên vật liệu “ và tổ chức hệ thống tài khoản cấp 2 như tài khoản 1521-1: Hạt giống,
Tài khoản 1521-2: Phân bón
Tài khoản 1521-3: Thức ăn gia súc
Tài khoản 1522-1: Thuốc dùng cho cây trồng
Tài khoản 1522-2: Thuốc thú y
Khi nhập vật liệu do sản xuất tạo ra được định khoản như sau: ( Căn cứ vào giá thành sản phẩm để ghi )
Nợ TK 152: ( Chi tiết từng đối tượng ) Vật liệu, nguyên liệu
Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang
Khi xuất vật liệu cho các đối tượng sử dụng
Nợ TK 621: ( Chi tiết từng đội ) Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 627: ( Chi tiết từng đối tượng ) Chi phí quản lý đội, Sản xuất chung
Nợ TK 641,642: Chi phí tiêu thụ, quản lý
Có TK 152: Giá vật liệu, nguyên liệu
Trường hợp vật liệu luân chuyển nội bộ được doanh nghiệp phản ánh theo giá tiêu thụ nội bộ để phục vụ cho yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ và phản ánh phù hợp chi phí đầu vào của sản phẩm sản xuất thì kế toán phản ảnh như sau:
+ Căn cứ vào giá thành sản xuất để ghi
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154: Giá trị sản phẩm dở dang
+ Căn cứ vào giá tiêu thụ nội bộ
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 512: Doanh thu nội bộ
6. Kế toán vật liẹu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo quy định hiện hành vật liệu tồn kho phải được hạch toán một trong hai phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
Đặc trưng của phương pháp hạch toán vật liệu kiểm kê định kỳ là:
Kế toán không theo dõi biến động vật liệu thường xuyên tức là không ghi phiếu nhập phiếu xuất, không cung cấp thường xuyên về giá trị vật liệu, hàng hoá tồn kho mà phải chờ đến cuối kỳ hạch toán căn cứ vào biên bản kiểm kê mới xác định được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ.
Theo quy định ở phương pháp này để phản ánh hàng tồn kho kế toán vẫn sử dụng các tài khoản: 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157 nhưng không phản ánh nhập xuất vật liệu mà chỉ phản ánh giá trị kết chuyển tồn kho đầu và cuối kỳ còn kế toán sử dụng tài khoản 611: mua hàng, tài khoản này chỉ được hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, cấm dùng trong phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ
Theo phương pháp kiêm kê định kỳ ( Thuế VAT theo phương pháp khấu trừ )
TK 151,152,153 TK 611 TK 151,152,153
Giá trị VL tồn đầu kỳ Giá trị VL, dụng cụ
chưa sử dụng tồn cuối kỳ
TK 111,112,331 TK 111,112,331
Giá trị vật liệu mua VL được hưởng triết khấu
trong kỳ giảm giá và hàng trả lại
TK 1331 TK 138,334,821,642
Thuế VAT được VL, công cụ thiếu hụt
khấu trừ mất mát
TK 411 TK 1421
Nhận góp vốn liên doanh Giá trị dụng cụ
cấp phát, tặng xuất dùng lớn
TK 311,336,338 TK 621,627,642,641
Vay cá nhân, đơn vị Phân bổ
và đối tượng khác dần
TK 412
Tăng giá trị do đánh giá Giá trị VL, công cụ
Vật liệu, công cụ xuất dùng nhỏ
Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu, dụng cụ công cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ ( Thuế VAT theo phương pháp trực tiếp )
TK 151,152,153 TK 611 TK 151,152,153
Giá trị vật liệu, dụng cụ Giá trị vật liệu, dụng cụ
tồn đầu kỳ chưa sử dụng tồn cuối kỳ chưa sử dụng
TK 111,112,331,411 TK 111,112,331
Giá trị vật liệu, dụng cụ tăng Giá trị vật liệu được triết khấu
trong kỳ ( tổng giá thanh toán giảm giá, hàng bị trả lại
có cả thuế VAT ) TK 621,627,641,642
Giá trị thực tế VL, DC xuất dùng
trong kỳ
Theo phương pháp này, vật liệu công cụ dụng cụ tăng, hàng tồn kho đầu kỳ đều được hạch toán vào bên nợ tài khoản 611. Cuối kỳ vật liệu công cụ dụng cụ đều được kết chuyển vào TK 152, 153.
Dụng cụ xuất dùng lớn được hạch toán vào tài khoản 1421 sau đó mới phân bổ cho các đối tượng sử dụng ứng với các tài khoản 621, 627,641,642- Đối với phương pháp khấu trừ VAT. Còn phương pháp thuế trực tiếp thì không qua tài khoản 1421 mà hạch toán thẳng cho các đối tượng sử dụng.
7. Kế toán công cụ, dụng cụ ( Phương pháp kê khai thường xuyên, thuế VAT theo phương pháp khấu trừ )
7.1 Đặc điểm của công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động không thoả mãn một trong hai điều kiện để trở thành tài sản cố định nghĩa là chỉ đảm bảo điều kiện “ là tư liệu lao động tham gia nhiều chu kỳ sản xuất vẫn giũ nguyên trạng thái ban đầu. Công cụ dụng cụ không đảm bảo điều kiện “ Là tư liệu lao động có giá trị lớn.”
Công cụ dụng cụ cũng chuyển dần giá trị vào sản phẩm do vậy trong hạch toán người ta sắp xếp công cụ dụng cụ vào nhóm vật liệu- hàng tồn kho. Trong quản lý theo quy định hiện hành công cụ dụng cụ mua sắm bằng vốn lưu động và được xếp vào tài khoản loại I nhóm 5 ( Tài khoản 153 ). Do vậy công cụ dụng cụ có đặc điểm của vật liệu khi mua sắm nhập kho, bảo quản giống vật liệu.
7.2 Tài khoản sử dụng
Theo quy định: Công cụ dụng cụ được hạch toán vào tài khoản 153 và được chi tiết theo tài khoản cấp II, cấp III. Ví dụ:
Tài khoản 1531 Công cụ dụng cụ Tài khoản 15311 Vật rẻ
Tài khoản 15312 Bảo hộ
Tài khoản 15313 cho văn phòng
..............................................
Tài khoản 1532 Bao bì luân chuyển
Tài khoản 1533 Công cụ dụng cụ cho thuê
7.3 Phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ
7.3.1 Phương pháp phân bổ 1 lần ( 100% giá trị )
Dùng cho công cụ- dụng cụ có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều với mục đích bổ sung một phần công cụ- dụng cụ cho sản xuất. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 627: ( chi tiết từng đội ) Dùng ở đội, phân xưởng
Nợ TK 641 (6413): Dùng cho tiêu thụ
Nợ TK 642 ( 6423): Dùng cho quản lý
Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ
7.3.2 Phương pháp phân bổ 2 lần ( 50% giá trị mỗi lần )
Dùng cho loại công cụ- dụng cụ có giá trị tương đối cao. Nếu áp dụng một lần sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Khi xuất dùng theo phương pháp này được hạch toán theo hai bút toán:
Bút toán 1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng
Nợ TK 142( 1421): Xuất kho công cụ- dụng cụ
Có TK 153( 1531): Giá trị công cụ dụng cụ
Bút toán 2: Phân bổ 50% giá trị cho các đối tượng
Nợ TK 6273,6413,6423:
Có TK 1421: ( 50% giá trị xuất dùng )
Khi báo hỏng, mất mát hoặc hết thời hạn sử dụng
Nợ TK 138, 334: Chờ xử lý hoặc cá nhân bồi thường
Nợ TK 152,111: Phế liệu thu hồi
Nợ TK 6273,6413,6423: Phân bổ nốt giá trị còn lại
Có TK 1421: Giá trị còn lại chưa thu ( Giá trị chưa tính )
7.3.3 Phương pháp phân bổ nhiều lần: Trường hợp công cụ- dụng cụ có giá trị cao dùng với quy mô lớn, mục đích thay thế, trang bị hàng loạt, sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất nên phải phân bổ dần dần. Khi xuất kế toán sử dụng hai bút toán:
Bút toán 1: Khi xuất dùng
Nợ TK 1421: Giá trị công cụ- dụng cụ chờ phân bổ
Có TK 1531: Giá trị công cụ- dụng cụ
Bút toán 2: Phản ánh giá trị mỗi lần phân bổ. Kế toán định khoản như phương pháp phân bổ 50%. nhưng giá trị phân bổ tuỳ theo giá trị công cụ- dụng cụ và số lần phân bổ.
Các kỳ tiếp theo khi phân bổ tiếp sẽ được hạch toán như bút toán 2.
Khi báo hỏng, mất mát hoặc hết thời hạn sử dụng kế toán định khoản
Nợ TK 138,334: Chờ xử lý hoặc cá nhân bồi thường
Nợ TK 152,111: Phế liệu thu hồi
Nợ TK 6273,6413,6423: Phân bổ nốt giá trị còn lại
Có TK 1421: Giá trị còn lại chưa thu hết giá trị xuất dùng
Phương pháp tính giá trị phân bổ:
Giá trị mmọt lần phân bổ = Tổng giá trị công cụ- dụng cụ khi xuất/ Số lần phân bổ dự kiến.
7.4 Hạch toán bao bì luân chuyển:
Khi xuất dùng:
Nợ TK 1421: Giá trị chờ phân bổ
Có TK 1532: Giá trị thực tế bao bì
- Phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí của kỳ sử dụng:
Nợ TK 152: Tính vào giá trị vật liệu mua ngoài
Nợ TK 6413: Tính vào chi phí bán hàng
Có TK 1421: Giá trị hao mòn bao bì
Khi thu hồi bao bì luân chuyển nhập kho:
Nợ TK 1532: Giá trị còn lại
Có TK 1421: Giá trị thu hồi
Sơ đồ hạch toán công cụ dụng cụ
TK 411 TK 153 TK 1421 TK 627,641,642
Nhận góp vốn Xuất dùng Phân bổ 2 lần và nhiều
liên doanh, cấp CC- DC lần
vốn bằng CC- DC
TK 311,331 TK 1381,334
Mua CC- DC bằng Xử lý mất
tiền vay, trả chậm hư hỏng
TK1331 TK 152,111
Thuế VAT Thu phế
được khấu trừ liệu
TK 111,112 Phân bổ công cụ dụng cụ một lần
Mua CC- DC
bằng tiền
TK 1331
Thuế VAT
được khấu trừ
8. Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ- dụng cụ
8.1 Mục đích yêu cầu:
Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, có hệ thống về biến động nhập, xuất, tồn kho của vật liệu, công cu- dụng cụ theo từng địa điểm ( Từng kho, từng thủ kho ) giúp cho quản lý nắm được vật liệu, công cụ- dụng cụ tồn kho, nhập, xuất trong kỳ để có phương hướng, biện pháp, quyết sách chính xác có hiệu quả.
8.2 Phương pháp hạch toán:
Theo quy định hiện hành có 3 phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ- dụng cụ, tuỳ theo từng điều kiện, quy mô, trình độ, năng lực của kế toán và thủ kho mà doanh nghiệp áp dụng một trong 3 phương pháp sau:
8.2.1 Phương pháp thẻ song song:
Theo phương pháp này, thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình xuất, nhập, tồn kho vật liêu, công cụ- dụng cụ về mặt số lượng, mỗi chứng từ ghi một dòng thẻ kho. Thẻ kho được mở từng danh điểm vật liệu, công cụ- dụng cụ. Phòng kế toán mở thẻ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ- dụng cụ cho từng danh điểm tương ứng với thẻ kho.
Thẻ này có nội dung tương đương với thẻ kho nhưng khác ở chỗ theo dõi cả lượng và giá trị.
Hàng ngày ( Hoặc định kỳ ) kế toán đối chiếu chi tiết với thẻ kho về mặt số lượng.
Kế toán chi tiết và tổng hợp căn cứ vào thẻ lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn về giá trị từng loại vật liệu, công cụ- dụng cụ
- Sở sách chứng từ bao gồm: Phiếu nhập, phiếu xuất, thẻ kho, sổ kế toán chi tiết vật liệu ( Sản phẩm, hàng hoá ).
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo mẫu quy định.
Bảng sơ đồ hạch toán chi tiết
Phiếu nhập
Bảng tổng hợp nhập, xuất , tồn
Thẻ chi tiết
Thẻ kho
Phiếu xuất
Sổ tổng hợp
Ghi hàng ngày
Định kỳ
Đối chiếu
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Thủ kho: Làm việc giống như phương pháp thẻ song song
Phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển hạch toán số lượng và giá trị theo từng danh điểm, sổ này mỗi tháng ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập- xuất phát sinh trong tháng.
Cuối tháng đối chiếu với thủ kho về số lượng và đối chiếu với kế toán tổng hợp về tiền.
Sổ sách chứng từ gồm: ( Theo mẫu quy định )
+ Phiếu nhập, phiếu xuất
+ Thẻ kho
+ Bảng kê nhập, bảng kê xuất
+ Sổ đối chiếu luân chuyển
Sơ đồ hạch toán
Bảng kê nhập
Phiếu nhập
Sổ đối chiếu luân
chuyển
Thẻ kho
Kế toán tổng hợp
Bảng kê suất
Phiếu nhập
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Phương pháp đối chiếu số dư
Thủ kho: Giống như 2 phương pháp trên. Sau khi ghi thẻ kho, định kỳ thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất, phát sinh trong kỳ, lập phiếu giao nhận chứng từ, kèm chứng từ cho kế toán.
Cuối tháng: Ghi số liệu chi tiết vật liệu tồn kho. Vào sổ số dư ( Do kế toán lập cho từng kho dùng cho cả năm, giao cho thủ kho vào trước ngày cuối tháng ) và gửi về phòng kế toán.
Phòng kế toán: Định kỳ , kiểm tra, hướng dẫn thủ kho, ghi chép thẻ kho. Hằng tháng khi nhận chứng từ: Kiểm tra, cộng tiền, ghi vào cột tiền trên phiếu giao nhận, ghi tiền vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn ( cho từng kho ).
Sổ sách chứng từ gồm: ( Theo mẫu quy định )
+ Thẻ kho, phiếu nhập, Phiếu xuất, sổ số dư, phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất.
+ Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn vật liệu.
Sơ đồ hạch toán
Bảng kê nhập
Phiếu nhập
Sổ số dư
Thẻ kho
Bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn
vật liệu
Kế toán tổng hợp
Phiếu xuất
Bảng kê xuất
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Chương II
Thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán vật liệu tại Xí nghiệp giống Lai Cách- Công ty giống cây trồng Hải Dương
I. Đặc điểm chung:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty giống cây trồng Hải Dương là một doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh Hải Dương ký quyết định thành lập năm 1960 với tên gọi “ Trại tổng hợp Lai Cách “. Tổng diện tích sản xuất: 23 ha, tổng số cán bộ công nhân viên: 150 người. Năm 1979, do dân số nước ta ngày càng tăng, diện tích trồng trọt tại khu vực đồng bằng ngày càng thu hẹp, nhu cầu về lương thực ngày càng cao. UBND tỉnh Hải Hưng ( Nay là tỉnh Hải Dương ) quyết định đổi tên “ Trại tổng hợp Lai Cách “ thành “ Trại giống lúa Lai Cách “ với mục đích sản xuất giống lúa cấp I cung cấp cho các địa phương trong tỉnh thực hiện chủ trương “ Cấp I hoá toàn tỉnh “.
Diện tích canh tác là 60 ha ,tổng số cán bộ công nhân viên : 250 người ,sản lượng kế hoạch hàng năm: 340 tấn giống lúa cấp 1. Sau 13 năm đổi mới trại giống lúa cấp 1 Lai Cách đã có những bước tiến quan trọng về số lượng và chất lượng sản phẩm song hiệu quả sản xuất và kinh doanh còn thấp doanh nghiệp thường xuyên bị thua lỗ bởi còn tồn tại cơ chế quản lý hành chính bao cấp hạch toán báo sổ.
Vì vậy, năm 1992 “Trại giống lúa C1 Lai cách “ được đổi tên thành “Xí nghiệp giống lúa Lai cách” theo quyết định số:656 QĐ/UBNĐ ngày 18-8-1992 với nhiệm vụ “Hạch toán và kinh doanh giống lúa”phù hợp với nền kinh tế thị trường,bỏ hẳn chế độ hạch toán báo sổ trong đơn vị,Đó là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sản xuât và kinh doanh của đơn vị ngày càng.Để hoà nhập và theo kịp cơ chế thị trường hiện hành,sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, xí nghiệp đã thực hiện củng cố bộ máy quản lý. Thực hiện tinh giảm biên chế, thay đổi cơ chế quản lý, củng cố và hoàn thiện cơ chế khoán đến người lao động và cho các đội, đầu tư cơ sở vật chất cụ thể:
Tổng số cán bộ công nhân viên giảm từ 250 xuống còn 130.
Tỷ lệ cán bộ gián tiếp giảm từ 20% xuống còn 8%.
Sản lượng thực thu tăng từ 300 tấn giống cấp I ( Năm 1991 )lên 500 tấn giống nguyên chủng ( Năm 2000 ).
Chất lượng sản phẩm ngày một tăng: Từ 100% giống cấp I nay thành 100% giống nguyên chủng và tiến bộ kỹ thuật được khách hàng gần xa tín nhiệm (hiện nay doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất siêu nguyên chủng tự chủ được giống gốc thay vì phải mua từ các cơ quan TƯ với giá cao).
Tổng sản lượng thực hiện hàng năm:460 tấn
Giá trị tổng sản lượng đạt trên 300 tr.
Giá trị sản lượng năm 1993:1.092.114.000đ
Lợi nhuận năm1993:26.300.000đ
Tháng 10 năm 2000 Công ty giống cây trồng Hải dương được thành lập theo quyết định số 3003/QĐUB ngày 2-10-2000 trên cơ sở đổi tên “Xí nghiệp giống lúa Lai cách” và sát nhập thêm 5 đơn vị thành viên đó là : -Trại giống lúa Cẩm giàng
-Trại tổng hợp Tứ kỳ
-Trại giống lúa Nam sách
-Tại tổng hợp Kim thành
-Trạm giống cây trồng Hải dương
Hiện nay công ty đang củng cố ổn định đẻ đi vào hoạt động với quy mô : -Tổng diện tích canh tác :128 ha
-Tổng giá trị tài sản :4.601.800.000đ
-Tổng số CBCNV :306
Nhiệm vụ chủ yếu : Sản xuất và kinh doanh giống cây trồng
2.Đặc điểm tổ chức quản lý tại doanh nghiệp
Do mới được thành lập,bộ máy quản lý của công ty chưa ổn định hoạt động của công ty chưa ổn định ,sản xuất và kinh doanh tại các đơn vị thành viên vẫn tạm thời như năm 2000 .Do vậy chuyên đề này chỉ nói về “ Xí nghiệp giống lúa Lai cách năm 2000 trở về trước “.
Đặc điểm tổ chức quản lý của xí nghiệp như sau:
a/ Ban giám đốc gồm: 2 người
- Giám đốc xí nghiệp : Là người đứng đầu bộ máy sản xuất và kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch ,chính sách pháp luật của nhà nước và quyết nghị của đại hội công nhân viên chức. Giám đốc có quyền tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn của mình và có trách nhiệm tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật đảm bảo có hiệu quả.
- Phó giám đốc xí nghiệp: Có chức năng giúp giám đốc chỉ đạo thự c hiện các chỉ tiêu sản xuất ,kỹ thuật, cung ứng vật tư,giao nộp sản phẩm,chất lượng sản phẩm. Phó giám đốc điều hành trực tiếp các đội sản xuất ,chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình .
b/ Phòng ban và bộ phận chức năng :
b1 :Phòng hành chính tổng hợp bao gồm các chức năng : Hành chính, kế hoạch, kế toán, tạp vụ, lái xe, cơ khí, nhà trẻ, thủ kho, kỹ thuật, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm... Tất cả đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng
+ Trưởng phòng : dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, ngoài nhiệm vụ chính là điều hành hoạt động của phòng còn kiêm chức năng hành chính và thủ quỹ cuả xí nghiệp
- Bộ phận kế toán gồm 2 người : Làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về chi phí sản xuất, tiêu thụ, báo cáo tài chính ...
+ Kế toán trưởng : Có chức năng giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác thông tin và hạch toán kinh tế của doanh nghiệp theo cơ chế hiện hành đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế, tài chính tại doanh nghiệp.
Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và sự chỉ đạo kiểm tra nghiệp vụ của kế toans trưởng cấp trên cũng như của cơ quan nhà nước: Tài chính, thuế. . . .Những công việc trong phạm vi quyền hạn của mình, kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành, kế toán ngân sách, báo cáo tài chính, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
+ Kế toán viên: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng làm nhiệm vụ kế toán tiền gửi, kế toán công cụ- dụng cu, kế toán các khoản theo lương, lập báo cáo thống kê ( Kế toán thống kê ).
b2/ Đội sản xuất bao gồm 2 đội ( Đội 1 và đội 2 )
Nhiệm vụ của đội: Sản xuất giống lua theo kế hoạch của xí nghiệp, chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm của đội với xí nghiệp.
Đội thực hiện hạch toán báo sổ trên cơ sở bản khoán về chi phí sản xuất:
+ Giống: Theo diện tích
+ Làm đất: Theo diện tích
+ Điện nước: Theo diện tích
+ Phân bón thuốc trừ sâu: Theo diện tích
+ Dụng cụ quản lý
Chế độ được hưởng:
+ Lương quản lý do xí nghiệp cấp
+ Lương và chế độ khác: Theo sản phẩm giao nộp
+ Sản phẩm vượt: Theo hướng dẫn của chỉ thị 100về khoán sản phẩm.
Bộ máy quản lý đội gồm 3 người:
+ Đội trưởng: Chịu trách nhiệm chung và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc tổ chức chỉ đạo sản xuất, hiệu quả của sản xuất trong phạm vi quyền hạn của mình.
+ Đội phó: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đội trưởng đồng thời làm nhiệm vụ hạch toán, tổng hợp các chi phí và kết quả sản xuất, lập báo biểu về chi phí, kết quả sản xuất theo hướng dẫn của kế toán. Cấp phát vật tư, thu nhận sản phẩm, nhận và cấp phát tiền lương và các chế độ được hưởng của đội đến từng người lao động.
+ Kỹ thuật viên: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đội trưởng, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất, chịu trách nhiệm trước đội trưởng về chất lượng sản phẩm.
Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Ban giám đốc
Phòng hành chính
tổng hợp
Đội 2
Đội 1
3. Đặc điểm của quy trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
3.1 Về sản xuất: Do đặc điểm của doanh nghiệp là sản xuất và kinh doanh giống lúa cho nên sản phẩm của doanh nghẹp chủ yếu là giống lúa ngoài ra còn một số sản phẩm sự khác như: Vải quả, dơm, dạ, phân chuồng. . . với giá trị không lớn.
Doanh nghiệp được thực hiện cơ chế khoán trong sản xuất theo tinh thần của chỉ thị 100 về “ khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động “, thông tư số 11/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp năm 1981 do vậy người nhận khoán thực hiện từ A đến Z của chu kỳ sản xuất:
Chu kỳ sản xuất bao gồm:
Gieo mạ- Cấy- Chăm sóc- thu hoạch- đóng gói bao bì
Mọi chi phí sản xuất do doanh nghiệp cấp theo định mức. Khoán từ đầu năm và được cấp theo yêu cầu của từng cung đoạn sản xuất, các chi phí như: Vật liệu, nhân công, sản xuất chung tương đối ổn định về số lượng hiện vật, về giá trị biến động theo giá cả thị trường.
3.2 Về tiêu thụ: Do đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm của xí nghiệp nói riêng là loại sản phẩm tươi sống khó bảo quản không bảo quản được lâu lên sản xuất ra cần phải tiêu thụ ngay. Nếu để lâu hàng sẽ kém phẩm chất.
Mặt khác thị trường tiêu thụ “ Thóc giống “ hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là bà con nông dân. Sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, do vậy việc dự tính, dự báo về khả năng tiêu thụ từng địa phương, từng loại giống là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Để sản xuất vụ này doanh nghiệp cần phải tính sản xuất loại giống nào ? Số lượng bao nhiêu ? Đem bán cho thị trường nào ? Có những ai cạnh tranh ? ....
Hiện nay doanh nghiệp cơ bản đang sử dụng chiêu bài: “ Lấy chất lượng sản phẩm là chữ tín hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình sản xuất và tiêu thụ “.
4. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu về mặt quản lý, yêu cầu của công tác kế toán trong quy định kế toán mới. Việc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của xí nghiệp đang không ngừng cải tiến và hoàn thiện theo chế độ kế toán hiện hành.
Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ “, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp “ kê khai thường xuyên “.
Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm:
+ Bộ phận kế toán: Gồm 2 người: 1 kế toán trưởng và 1 kế toán viên
+ Thủ quỹ
+ Nhân viên hạch toán các đội trực thuộc.
Tổ chức kế toán của xí nghiệp đang áp dụng “ mô hình trực tuyến “.
Sơ đồ bộ máy kế toán của xí nghiệp
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Nhân viên
hạch toán đội
Kế toán viên
Quan hệ chỉ huy.
Quan hệ đối chiếu.
Chức năng nhiệm vụ của từng thành viên : Đã nêu ở phần 2
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán xí nghiệp hiện tại là:
+ Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán theo dõi, phản ánh, ghi chép tài sản, tiền, phí, lẫi, lỗ của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
+ Phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ tài sản và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của xí nghiệp.
+ Tính toán, trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách, quỹ xí nghiệp, thanh toán đúng thời hạn các khoản tiền vay, công nợ.
+ Tổ chức chỉ đạo theo dõi, tổng hợp, kiêm kê.
+ Lập đầy đủ các báo cáo đúng thời hạn theo quy định.
+ Tổ chức hướng dẫn thi hành kịp thời các thể lệ nguyên tắc kế toán nhà nước ban hành.
+ Tổ chức lưu trữ, quản lý chứng từ kế toán.
+ Thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán cho phù hợp với cơ chế quản lý
+ Phối hợp với các chức năng lập kế hoạch lưu chuyển về tài chính hàng quý, hàng năm.
+ Giúp thủ trưởng đơn vị quản lý kinh tế tài chính.
+ Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính tại xí nghiệp.
+ Theo dõi phản ánh, ghi chép các khoản thừa, thiếu, công nợ và xử lý theo luật định.
Hệ thống sổ sách chứng từ kế toán bao gồm:
+ Chứng từ gốc: Phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu chi, phiếu thu, lệnh, biên bản. . .
+ Sổ chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái các tài khoản
+ Sổ chi tiết nhập - xuất
+ Sổ quỹ
+ Sổ tổng hợp chi tiết nhập - xuất
+ Sổ chi tiết
+ Sổ đăng ký chứng từ
+ Bảng cân đối phát sinh
+ Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối phát sinh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết min
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0606.doc