Đề tài Kế toán thuế giá trị gia tăng

Ngoài ra, trước năm 2003, để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu không bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng nên trong quá trình thực hiện một số cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu đã lợi dụng quy định này lập hồ sơ xuất khẩu hàng hóa khống, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (hóa đơn giả, hóa đơn ghi nội dung mua bán khống ) qua đượng biên giới đất liền. Để giảI quyết vấn đề này, luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của Luật thuế GTGT năm 2003 đã quy định điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu là phải thanh toán qua ngân hàng. Quy định này đã góp phần ngăn chặn được việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT khống. Tuy nhiên, đối với các cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước lại không quy định buộc phải thanh toán qua ngân hàng, nên khó phát hiện và ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm gian lận tiền thuế GTGT của Nhà nước. Điểm này cũng đã được sửa đổi ở điều 12 Luật thuế GTGT với quy định áp dụng cho chứng từ thanh toán trên 20 triệu đồng. Trong tình trạng lạm phát và cơ chế hội nhập hiện nay, thì mức quy định trên luôn cần được xem xét, điều chỉnh.

 

doc37 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá thanh toán trên hoá đơn chứng từ. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ hoặc trên chứng từ đã nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ quản lý sổ sách kế toán, mua bán hàng có hoá đơn. * Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ x Thuế suất Trongđó: GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra và mua vào trong kì = Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng Phương pháp này chỉ được áp dụng với các đối tượng sau: - Cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. - Hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ. g/. Quy định về hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá dịch vụ Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ quy định đối với các cơ sở kinh doanh như sau: - Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng. KHi lập hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định bao gồm cả khoản phụ thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT mà trên hoá đơn GTGT không ghi khoản thuế GTGT thì khoản thuế GTGT đầu vào được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hoá đơn nhân với thuế suất thuế GTGT trừ các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế GTGT - Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT sử dụng hoá đơn bán hàng. Giá bán hàng hoá, dịch vụ là gía thanh toán đã có thuế GTGT (đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế). - Các cơ sở kinh doanh muốn sử dụng loại hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung phải đăng ký mẫu hoá đơn, chứng từ với Tổng cục Thuế hoặc Cục thuế địa phương và chỉ được sử dụng khi có thông báo bằng văn bản. Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng, đối với hàng hoá có giá bán dưới mức quy định phải lập hoá đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập hoá đơn bán hàng thì phải lập bản kê hàng bán lẻ hàng ngày theo mẫu bản kê của cơ quan thuế để làm căn cứ tính thuế GTGT; trường hợp người mua ywu cầu lập hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn theo đúng quy định. h/. Đăng kí kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế. Đối với việc đăng ký nộp thuế: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT kể cả các cơ sở trực thuộc phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Các tổng công ty, công ty và các cơ sở kinh doanh có các đơn vị chi nhánh trực thuộc đều phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở. Việc đăng ký nộp thuế theo quy định này nhằm tránh bá sót các cơ sở kinh doanh, tránh việc thu thuế trùng lặp giữa các cơ quan thuế đối với cùng một cơ sở kinh doanh. Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế GTGT chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Trường hợp sáp nhập hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành các hoạt động trên. Kê khai thuế: - Cơ sở kinh doanh phải kê khai và nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ kê khai thúê và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai - Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo tong lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá. - Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phảu kê khai nộp thuế theo tong chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. - Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó sản xuất, kinh doanh. Nộp thuế: Thuế GTGT nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định sau: - Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo tờ khai thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. - Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn nộp thuế tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, có thể là phải nộp trước khi nhận hàng hoặc là ân hạn trong 30 ngày, 90 ngày, 275 ngày Số thuế phải nộp được xác định theo khai báo tại tờ khai nhập khẩu. Chứng từ nộp thuế (giấy nộp thuế) chính là cơ sở để kê khai và khấu trừ thuế đầu vào. - Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định, có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ. - Thuế GTGT nộp vào Ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam . Quyết toán thuế: Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai thuế, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định trên. Hoàn thuế: Việc hoàn thuế được quy định như sau: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng quý. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau 3 tháng mà số thuế chưa được khấu trừ vẫn còn lớn hơn số thuế đã được khấu trừ thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ. Để giải quyết hoàn thuế, cơ sở kinh doanh phải gửi đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra xác định số thuế hoàn trả và thực hiện hoàn trả thuế hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn trả thuế cho cơ sở theo quy định. Phần II PHươNG PHáP kế toán thuế GTGT theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam I/. Tài khoản sử dụng. Tài khoản (TK) 133: “thuế GTGT được khấu trừ”. Có 2 TK cấp 2: TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. TK 1332: thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên Có: + Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ. + Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. + Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, được hoàn lại nhưng Ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả. Tài khoản 3331:”thuế GTGT phải nộp”. Có 2 TK cấp 3: TK 33311: thuế GTGT đầu ra. Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. TK 33312: thuế GTGT hàng nhập khẩu. Dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. + Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp. + Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN. + Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. Bên có: + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nộp bộ. + Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính bất thường. + Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khầu. Số dư bên Có: thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN. II/. Chứng từ và sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT. 1/. Chứng từ sử dụng: Để thực hiện kế toán thuế GTGT các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan: Hoá đơn giá trị gia tăng: Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn giá trị gia tăng” do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ghi rõ: giá bán (chưa thuế), các phụ thu và tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Hoá đơn bán hàng: Do Bộ Tài chính phát hành, được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khi lập hoá đơn cơ sở kinh doanh cũng phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ giá bán, các phụ thu (nếu có) và tổng giá thanh toán. Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù: Các hoá đơn này muốn được sử dụng phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Loại hoá đơn này cũng phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các thông tin quy định của hoá đơn, chứng từ. Với các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé sổ xố,... giá trên vé là giá đã có thuế GTGT. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ: Trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp cung ứng, dịch vụ, hàng hoá cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì phải lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo mẫu quy định. Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất: Trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của sản xuất trực tiếp bán ra thì phải lập “Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người sản xuất trực tiếp” theo mẫu quy định. 2/. Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT. Theo luật thuế GTGT, Bộ Tài chính đã có thông tư quy định về sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT bao gồm: Sổ theo dõi thuế GTGT (Mẫu S01-DN) Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu S02-DN) Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu S03-DN) Mẫu sổ như sau: Sổ theo dõi thuế GTGT Năm............ Chứng từ Số Ngày 1 2 3 4 5 1. Số dư đầu kỳ 50.000 2. Số PS trong kỳ 1 3/1 + Dựng TGNH nộp GTGT 40.000 2 5/3 + Thuế GTGT phải nộp 45.000 3 16/3 + Dựng TGNH nộp thuế GTGT 35.000 + v.v... v.v.... v.v.... Cộng số PS 242.000 255.000 3. Số dư cuối kỳ 13.000 Lập sổ ngày.........tháng........năm.......... Người ghi sổ Chủ hộ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại: Năm......... Chứng từ Số tiền Số Ngày Thuế GTGT được hoàn lại Thuế GTGT đó hoàn lại 1. Số dư đầu kỳ 15.000 2. Số phát sinh trong kỳ 10 30/4 + Số thuế GTGT được hoàn lại 25.000 11 30/4 + Số thuế GTGT đó hoàn lại 38.000 + v.v... v.v... + Cộng số phát sinh 40.000 48.000 3. Số dư cuối kỳ 7.000 Lập sổ ngày.........tháng........năm.......... Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm Năm......... Chứng từ Số tiền Số Ngày Thuế GTGT được miễn giảm Thuế GTGT đó miễn giảm 1. Số dư đầu kỳ 30.000 2. Số phát sinh trong kỳ 15 30/4 + Số thuế GTGT được miễn giảm 20.000 15 30/4 + Số thuế GTGT được giảm 10.000 16 30/4 + Số thuế GTGT đó miễn giảm 50.000 + + v.v... v.v... Cộng số phát sinh 63.000 85.000 3. Số dư cuối kỳ 8.000 Lập sổ ngày.........tháng........năm.......... Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) III/. Phương pháp kế toán thuế GTGT. 1/. Phương pháp hạch toán thuế GTGT khấu trừ. Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản trong nước sử dụng cho hoạt động sản xuất-kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 627, 641, 642, 211, 213): giá mua vật tư , hàng hoá, dịch vụ, tài sản chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 (1331, 1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112, 311: Tổng giá thanh toán phải trả cho người bán, người cung cấp. Phản ánh các khoản giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại hay chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng: Nợ TK liên quan (111, 112, 331): Tổng giá thanh toán của lượng hàng mua trả lại giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng. Có TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, : Giá trị hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng (không bao gốm thuế GTGT ). Có TK 133 (1331, 1332): thuế GTGT đầu vào tương ứng. Đối với hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất-kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT, khi nhập khẩu, kế toán phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ bằng bút toán: Nợ TK 133 (1331, 1332): thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 3331 (33312): thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp. Trường hợp mua hàng nhập khẩu phải dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT hay thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, phúc lợi công cộng.(tài trợ bằng nguồn kinh phí riêng), số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào giá trị hàng mua: Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 221,): Giá trị mua hàng nhập khẩu (cả thuế nhập khẩu và thuế GTGT ). Có TK 111, 112, 331: Giá mua hàng nhập khẩu. Có TK 333 (3333-TNK): thuế nhập khẩu phải nộp của hàng nhập khẩu. Có TK 3331 (33312): thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu. Khi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn GTGT đã ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán, kế toán phản ánh giá bán của hàng hoá sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ bằng bút toán: Nợ TK liên quan (111, 112, 131, 1368): Tổng giá thanh toán của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. Có TK 511, 512: doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT . Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phả nộp về hàng tiêu thụ. Trường hợp sử dụng các chứng từ đặc thù cho phép hoặc trực tiếp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng, kế toán phải căn cứ vào tổng giá thanh toán ghi trên chứng từ (hoặc bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ) để xác định giá bán chưa thuế, số thuế GTGT phải nộp để ghi dố tương tự như trên. Trường hợp bán hàng trả góp, kế toán ghi nhận doanh thu là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp và phần lãi bán hàng trả chậm: Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng trả tại thời điểm mua hàng. Nợ TK 131: số tiền khách hàng còn nợ. Có TK 511: doanh thu bán hàng (giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT). Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phải nộp tính trên doanh thu bán hàng. Có TK 338 (3387): tăng doanh thu chưa thực hiện theo số lợi tức trả chậm, trả góp. Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trước nhiều kỳ, kế toán ghi nhận doanh thu chưa thực hiện là toàn bộ số tiền thu được chưa có thuế GTGT và thuế GTGT phải nộp: Nợ TK liên quan (111, 112): tổng số tiền đã thu. Có TK 338 (3387): tổng số doanh thu nhận trước của khách hàng (doanh thu chưa thực hiện). Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phải nộp tính trên doanh thu chưa thực hiện. Trong trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức đổi hàng, nếu cả hàng đem đổi và hàng đổi về đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá bán của hàng đem đi trao đổi bằng bút toán: Nợ TK 131: tổng giá thanh toán theo thoả thuận của hàng đem đi trao đổi. Có TK 511: doanh thu tiêu thụ của hàng đem đi trao đổi. Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phải nộp của hàng đem đi trao đổi. Đồng thời phản ánh giá trị thật của vật tư, tài sản, hàng hoá nhận về: Nợ TK liên quan (151,152, 156, 211, 213,): giá trao đổi của vật tư hàng hoá tài sản nhận về (chưa bao gồm thuế GTGT đầu vào). Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 131: tổng giá trị hang nhận về (giá thoả thuận trao đổi có thuế GTGT). Trường hợp phát sinh cá khoản chiết khấu thương mại khi bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 521, 531, 532: số giảm giá, chiết khấu và doanh thu hàng bán bị trả lại (không có thuế GTGT). Nợ TK 3331 (33311): thuế GTGT trả lại cho khách hàng tính theo số giảm giá, chiết khấu thương mại và doanh thu hàng bán bị trả lại. Có TK liên quan (131, 111, 112): tổng số chiết khấu thương mại, giảm gía và tổng giá bán của hàng bị trả lại (cả thuế GTGT). Số thuế GTGT phải nộp từ các hoạt động khác (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111,112, 131): tổng số tiền thu từ hoạt động khác. Có TK 333 (33311): thuế GTGT phải nộp. Có TK 711: số thu nhập từ hoạt động khác (không bao gồm thuế GTGT). Cuối tháng, căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT đầu ra phải nộp, nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhá hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng bằng bút toán: Nợ TK 3331 (33311): giảm số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Có TK 133 (1331, 1332): kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Khi nộp thuế GTGT, căn cứ vào chứng từ nộp thuế, kế toán ghi: Nợ TK 33331 (33311): số thuế GTGT đã nộp trong kỳ. Có TK liên quan (111, 112, 311,). Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán tiến hành kết chuyển đúng bằng số phải nộp và ghi: Nợ TK 3331 (33311): giảm số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Có TK 133 (1331, 1332): kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đúng bằng số phải nộp. Trường hợp mua vật tư, dịch vụ sử dụng cho sản xuất các mặt hàng, dịch vụ chịu thuế GTGT và các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT: về nguyên tắc phải hạch toán riêng số dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế GTGT (được khấu trừ). Đối với thuế GTGT đầu vào của số vật tư, dịch vụ dùng để sản xuất các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT được tính vào giá trị vật tư, dịch vụ mua ngoài hoặc đối tượng có liên quan. Trường hợp không tách được thì toàn bộ số GTGT đầu vào được tập hợp hết vào TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”. Cuối kỳ, phải phân bổ thuế GTGT đầu vào cho từng đối tượng dựa vào doanh thu của từng đối tượng trong kỳ. Số thuế GTGT được khấu trừ và số thuế GTGT của các đối tượng không được khấu trừ và số thuế GTGT của các đối tượng không được khấu trừ được ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ bằng bút toán: Nợ TK 3331 (33311): số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Nợ TK 632: số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi tăng giá vốn hàng bán (nếu nhá), hoặc: Nợ TK 242: số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu lớn và liên quan đến 2 năm tài chính). Có TK 133 (1331, 1332): kết chuyển thuế GTGT đầu vào. Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn lại thuế GTGT, số thuế GTGT được hoàn lại ghi: Nợ TK liên quan (111, 112): tăng số tiền đã nhận. Có TK133 (1331, 1332): số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại. Có TK 3331 (33311): số thuế GTGT nộp thừa được hoàn lại. Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế (nếu có), số thuế được giảm sẽ được ghi tăng thu nhập khác bằng bút toán: Nợ TK 3331 (33311): giảm số thuế GTGT phải nộp. Nợ TK 111, 112: số thuế GTGT được giảm đã nhận bằng tiền. Có TK 711: tăng thu nhập khác. 2/. Phương pháp hạch toán GTGT trực tiếp. Khi nhập khẩu hàng hoá, số thuế GTGT phải nộp về hàng nhập khẩu được ghi tăng giá thực tế hàng nhập khẩu bằng bút toán: Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211): giá thực tế hàng nhập khẩu (Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc bịêt + thuế GTGT + Chi phí tiếp nhận, vận chuyển bốc dỡ). Có TK 333 (3333 – Thuế nhập khẩu): số thuế nhập khẩu phải nộp. Có TK 333 (3332): thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có). Có TK 3331 (33312): thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp. Có TK 331, 111, 112: giá mua (CIF) và chi phí thu mua hàng nhập khẩu. Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu, căn cứ vào chứng từ nộp thuế, kế toán ghi: Nợ TK 3331 (33312): giảm số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. Có TK liên quan (111, 112, 311,..). Cuối tháng, kế toán tiến hành xác định số thuế GTGT phải nộp về khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và ghi sổ bằng bút toán: Nợ TK liên quan (511, 512): giảm doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Có TK 3331 (33311): số thuế GTGT phải nộp. Tương tự, số thuế GTGT phải nộp thuộc hoạt động khác ghi: Nợ TK 711: giảm thu nhập hoạt động khác. Có TK 3331 (33311): số thuế GTGT phải nộp. Khi nộp thuế GTGT về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và thuế GTGT thuộc hoạt động tài chính và hoạt động khác, kế toán ghi: Nợ TK 3331 (33311): số thuế GTGT đã nộp trong kỳ. Có TK liên quan (111, 112, 311,). Số thuế GTGT được giảm trừ trong kỳ (nếu có) được ghi tăng thu nhập khác bằng bút toán: Nợ TK 3331 (33311): trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Nợ TK 111, 112: nhận số giảm trừ bằng tiền. Có TK 711: tăng thu nhập khác. IV/. Báo cáo thuế giá trị gia tăng. Báo cáo thuế GTGT bao gồm: Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa mua vào (mẫu 03/GTGT, mẫu 05/GTGT). Bảng kê hóa đơn hàng hóa của người trực tiếp sản xuất (mẫu 04/GTGT). Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra (mẫu 02/GTGT). Tờ khai thuế GTGT, quyết toán thuế (hiện tại đã bỏ tờ khai quyết toán thuế GTGT năm, nhưng một số chi cục thuế vẫn yêu cầu doanh nghiệp nộp). Sổ theo dõi chi tiết thuế GTGT được hoàn lại. Sổ theo dõi chi tiết thuế GTGT được miễn giảm. Các mẫu sổ như sau: Mẫu 03/GTGT: Tháng..... năm 200....  Tên cơ sở kinh doanh:................................... Mã số Địa chỉ kinh doanh: ......................................... Hóa đơn, chứng từ mua ườ ốếườ ặ ốưế ếấ ế Ký hiệu hóa đơn Số hóa đơn Ngày, tháng, năm phát hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng cộng Ngàythángnăm Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu 05/GTGT: Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn bán hàng, hóađơn thu mua hàng nông, lâm, thủy sản (Tháng... năm200) (Dựng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tên cơ sở kinh doanh: Mã số Địa chỉ:.. Chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ ườ ốếườ ặ ịụơ Ký hiệu hóa đơn Số hóa đơn Ngày, tháng, năm phát hành 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào:   Người lập biểu                                                   Ngàythángnăm 200 (Ký, ghi rõ họ tên)                                                            Kế toán trưởng                                                                                    (Ký, họ tên) Mẫu 04/GTGT: Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào Không có hóa đơn (ThángNăm200) Tên cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6212.doc
Tài liệu liên quan