LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG 3
A. Lý luận chung 3
I. khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương 3
1. Khái niệm về tiền lương 3
2. Bản chất của tiền lương 5
3. Vai trò của tiền lương 5
II. Chức năng của tiền lương và nguyên tắc trả lương 6
1. Chức năng của tiền lương 6
2. Nguyên tắc trả lương 6
III. Phân loại tiền lương 8
IV. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp, quỹ tiền lương
và quỹ BHXH 10
1. Hình thức trả lương theo thời gian 10
a, Trả lương theo thời gian giản đơn 11
b, Trả lương theo thời gian có thưởng 12
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 12
a, Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 12
b, Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 13
c, Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 14
d, Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng 15
e, Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 16
3. Chế độ lương khoán theo công việc 17
4. Tiền thưởng và các hình thức tiền thưởng 18
a, Tiền thưởng 18
b, Các hình thức thưởng 18
5. Chế độ phụ cấp 20
6. Quỹ tiền lương 20
7. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 21
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương của
doanh nghiệp 22
1. Quy định của chính phủ về tiền lương trong doanh nghiệp
nhà nước 22
2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 22
3. Độ phức tạp của lao động 23
4. Điều kiện lao động 23
5. Kết quả lao động 23
6. Các nhân tố không liên quan trực tiếp đến hao phí lao động 24
B. CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH 24
1. Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất 25
2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và BHXH 26
a, Hạch toán tổng hợp tiền lương 26
b, Hạch toán tổng hợp BHXH 32
c, Hạch toán các khoản thu nhập khác 36
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT QUANG 39
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 39
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhật Quang 39
II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại
Công ty CKGP 41
1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 41
2. Chức năng của các phòng ban 42
III. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán tại Công ty 44
33 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Xây dung Thương mại Miền nú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đốc và 05 hó giám đốc).
- Giám đốc : là người làm chủ tài khoản, người phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là người trực tiếp chỉ đạo và giao việc cho các phó giám đốc.
- Phó giám đốc tổ chức điều hành: Điều hành tổ chức hành chính, phụ trách công tác đối nội đối ngoại của công ty.
Phó giám đốc điều hành xây dựng: Phụ trách về lập kế hoạch dự toán các công trình xây dựng cơ bản.
- Phó giám đốc kế hoạch tài vụ: Trực tiếp điều hành công tác kế toán –tài chính của công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: Được giao quyền phu trách kinh doanh, được ký kết các hợp đồng, liên doanh, liên kết, đấu thầu các công trình trong phạm vi quyền hạn của mình. Tổ chức nghiên cứu thị trường, đầy mạnh công tác khai thác, chiếm lĩnh thị trường.
- Phó giám đốc kỹ thuật: chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật thực hiện tốt nhiệm vụ đảo bảo chất lượng các công trình.
3. Phòng kế hoạch : Đảm nhận các khâu xây dựng tiến độ thi công trình , riển khai công tác xây dựng và thi công, thảo các hợp đồng kinh tế trình giám đốc duyệt. Lập kế hoạch dự trù cho các công trình Xây dựng cơ bản, đấu thầu tiếp theo.
Phòng kinh doanh: Tổ chức nghiên cứu phát triển thị trường trong cả nước, nắm bắt thị trường biến động về các công trình xây dựng cơ bản
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự trong công ty. Quản lý công tác xí nghiệp, tran thiết bị máy móc và theo dõi kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của từng bộ phận
Phòng kỹ thuật: lập kế hoạch, thực hiện sửa chữa bảo dưỡng đại tu máy móc thiết bị, lập quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra thực hiện nghiên cứu cải tiến kỹ thuật.
Sơ đồ bộ máy giữa ban giám đốc, các phòng ban và các bộ phận sản xuất
Giám đốc
PGĐ kế hoạch-TV
PGD điều hành XD
PGD kinh doanh
PGĐ tổ chức-HC
PGĐkỹ thuât
Phòng kế toán -TV
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức-HC
Phòng kỹ thuật
Xí nghiệp xây dựng số 6
Xí nghiệp xây dựng số 18
2 Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
2.1. Tổ chức bộ mày kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi được tổ chức theo hình thức tập trung ở phòng kế toán của công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Đại Học trở lên, phù hợp với công việc. Mỗi nhân viên trong phòng phu trách một phần hành kế toán nhưng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Sơ đồ bộ máy kế toán như sau :
Trưởng phòng kế toán tài vụ- kế toán trưòng
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
Kế toán kinh doanh
Kế toán tổng hợp
Phó trưởng phòng kế hoạch
Quan hệ quản lý:
Quan hệ chức năng:
Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán
Trưởng phòng kế toán tài vụ: là người phu trách chung, điều hành các công tác hoạch toán kế toán. Lập kế hoạch tài chính, quản lý thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch kiểm soát báo cáo tài chính, kế toán quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sổ chứng từ. Kế toán theo chế độ quy định.
Kế toán tổng hợp: Tập hợp chí phí sản xuất. Theo dõi tình hình tăng giảm, thực hiện thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ cho công ty, lập các báo cáo kế toán tài chính hàng tháng, quỹ, năm.
Kế toán thanh toán Là các khoản thu, chi tiền mặt,tiền gửi ngân hàng và các khoản công nợ
Thủ quỹ: là người quản lý quỹ tiền mặt của công ty, có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cẩn thận, không để thiếu hụt mất mát quỹ. Khi nhập xuất tiền mặt phải có phiếu thu chi của kế toán thanh toán.
Công ty XD Thương mại Miền Núi là một đơn vị hạch toán độc lập, đứng đầu là ban Giám đốc điều hành chung hoạt động Công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám đốc Công ty.
2.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.2.1Hệ thống sổ sách chứng từ tại Công ty:
Công ty Xây dựng Thương Mại Miền Núi đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 1141 QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và vào năm 1999 cá bổ sung thêm một số tài khoản mới nhằm phục vụ công tác hạch toán thuế giá tri gia tăng.
2.2.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng trong Công ty
Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký - chứng từ:
- Sổ Nhật ký - chứng từ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản. Công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi hiện nay đang sử dụng các loại NKCT số: 1, 2, 5, 7, 10.
- Các bảng kê: dùng để phản ánh các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của các tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên Nhật ký - chứng từ, số liệu chứng từ gốc được ghi vào bảng kê. Cuối tháng số liệu được tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào các Nhật ký - chứng từ có liên quan. Công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi đang sử dụng các bảng kê 1, 2, 3, 4, 5, 6, 11.
- Sổ cái các tài khoản: là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó gồm có số phát sinh nợ, số phát sing có được tập hợp vào cuối tháng hoặc cuối quý.
- Sổ chi tiết hoặc các bảng phân bổ, tờ kê chi tiết: được mở cho từng tài khoản chi tiết theo mẫu hướng dẫn.
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chứng từ là các nghiệp vụ phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào sổ. Sổ Nhật ký chứng từ cuối tháng tổng hợp số liệu từ các sổ Nhật ký chứng từ để ghi sổ cái các tài khoản.
Việc áp dụng hình thức này phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty và phù hợp với tay nghề trình độ của cán bộ kế toán. Đây là một hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo được việc tiến hành thường xuyên, công việc đồng đều các khâu trong tất cả các phần kế toán, đảm bảo số liệu chính xác kịp thời, phục vụ nhạy bén cho nhu cầu quản lý kinh tế của Công ty.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ được khái quát theo sơ đồ sau:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo
tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
*Chế độ và hình thức kế toán áp dụng của công ty Xây dựng Thương Mại Miền Núi.
- Niên độ kế toán: Cũng giống như các công ty khác, công ty xây dựng Thương Mại Miền Núi thực hiện chế độ kế toán theo năm, bắt đầu từ ngày 01-01-> 31-12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán của công ty: Công ty Xây Dựng Thương Mại Miền Núi sử dụng đồng việt nam để ghi sổ kế toán.
- Hình thức kế toán: là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm việc xác định số lượng sổ, kết cấu các loại sổ, mẫu sổ và mỗi quan hệ giữa các loại sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ ban đầu, nhằm cung cấp những chỉ tiêu cần thiết cho việc thiết lập báo cáo kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định.
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tuỳ theo mô hình doanh nghiệp. Theo trình độ kế toán của cán bộ kế toán, theo điều kiện áp dụng công nghệ tiến tiến vào công tác kế toán mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong bốn hình thức kế toán khác nhau là:Nhật ký chứng từ ; Nhật ký chung; nhật ký ghi sổ. Đối với công ty Xây dựng Thương mại Miên núi sau khi nghiên cứu công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhận ký chứng từ là phú hợp.
II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo Lương
2.1.Tình hình lao động của Công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi
-Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất chi phí lao động là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm về chi phí lao động sống, hạ giá thanh sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện cải thiện nâng cao đồi sống vật chất tinh thần cho công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp.
- Tiền lương hay tiền công là phần thù lao của người lao đông trong việc táI sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phảI tính vào chi phí sản xuất kinh doanh như khoản trích bảo hiểm xã hội(BHXH), kinh phí công đoàn(KPCĐ), bảo hiểm ý tế(BHYT)
Thông qua bảng sau ta có thể thấy tình hình lao động của Công ty:
TT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Tỷ trọng
I
Tổng số lao động
120 (người)
100%
Lao động gián tiếp
54
45%
Lao dộng trực tiếp
66
55%
II
Trình độ chuyên môn
Đại học
24
20%
Trung cấp
30
25%
Trinh độ sơ cấp
6
5%
Công nhân kỹ thuật
60
50%
Lao động nam
90
75%
Lao động nữ
30
25%
2.2. Các hình thức trả lương và một số khoản trích theo lương tại Công ty XDTMMN:
Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương của công nhân sản xuất nói riêng và công nhân viên Công ty nói chung được thực hiện dưới hai hình thức đó là trả lương theo thời gian và hình thức trả lương khoán sản phẩm.
2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo thời gian làm việc, trình độ cấp bậc và theo thang lương của người lao động. Trong mỗi thang lương tuỳ theo trình độ thành thạo mà Công ty chia lương thành nhiều bậc, mỗi bậc lương có một mức lương nhất định.
Tại Công ty hình thức trả lương thời gian áp dụng chủ yếu đối với khối văn phòng, phần lớn cũng áp dụng đối với khối quản lý và nhân phục vụ.
Lương thời gian được tính như sau:
Lương cơ bản = Hệ số lương x Tiền lương tối thiểu
Lương cơ bản là tiền lương mà Công ty trả cố định hàng tháng cho công nhân viên. Tại Công ty thì công nhân viên được lĩnh lương làm 2 kỳ:
- Kỳ I: là kỳ tạm ứng cho công nhân viên vào 15 hàng tháng, tiền lương tạm ứng của công nhân viên trong Công ty được nhận tuỳ thuộc vào từng người chứ không quy định là trích trước bao nhiêu phần trăm của tiền lương thự lĩnh trong tháng.
- Lương kỳ II: là số còn lại
Lương kỳ II = Tổng lương - Lương kỳ I - Các khoản giảm trừ - (BHXH + BHYT) + Phụ cấp (nếu có).
Trong đó: 5% BHXH, 1% BHYT người lao động phải đóng dựa vào hệ số cấp bậc của người đó không kể người đó làm nhiều hay ít.
(BHXH, BHYT) = (Ki x Lmin + PCTN) x 6%
- Phụ cấp trách nhiệm của Công ty áp dụng đối với những người quản lý: như Phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng.
Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Đơn vị: Đồng
Hạng doanh nghiệp
Hệ số, mức lương
- Trưởng phòng và tương đương
Hệ số
0,3
Mức phụ cấp
63.000
- Phó phòng và tương đương
Hệ số
0,2
Mức phụ cấp
42.000
- Tổ trưởng
Hệ số
0,15
Mức phụ cấp
31.500
Ta có công thức tính phụ cấp như sau:
FCTN = Hi x Lmin
Trong đó:
FCTN : phụ cấp trách nhệm
Hi : hệ số trách nhiệm
Lmin: tiền lương tối thiểu
Hệ số lương của Công ty đang áp dụng dựa vào hệ thống thang lương bảng lương áp dụng tại các doanh nghiệp.
Đôi với đại học thì hệ số lương có 8 bậc, trung cấp có 12 bậc, công nhân có 7 bậc
Ta có hệ thống thang lương như sau:
- Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ ở các doanh nghiệp:
Đơn vị: 1.000 đ
Chức danh
Hệ số, mức lương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đại học
Hệ số
1,78
2,02
2,26
2,5
2,74
2,98
3,23
3,48
Mức lương
373,8
424,2
474,6
525
575,4
625,8
678,3
730,8
Trung cấp
Hệ số
1,46
1,58
1,7
1,82
1,94
2,06
2,18
2,3
2,42
2,55
2,68
2,81
Mức lương
306,6
331,8
357
382,2
407,4
432,6
457,8
483
508,2
535,5
562,8
590,1
Bậc lương đối với nhân viên trong công ty
Đơn vị: 1000 đ
Nhóm mức lương
Bậc
I
II
III
IV
V
VI
VII
Hệ số
1,4
1,55
1.92
2.98
3.05
2,33
3,45
Mức lương
294
325,5
403,2
625,8
640
678,3
724,5
Dựa vào bảng chấm công của phòng Kế toán - Tài chính ta có thể tính được lương của các nhân viên trong phòng. Dựa vào công thức sau:
Lương tháng
=
Lương tối thiểu x hệ số lương
X
Số ngày làm việc thực tế
Số ngày làm việc chế độ (22ngày)
Ví dụ trả lương cho phòng kế toán - tài chính.
* Ông Trần Minh Hùng - trưởng phòng Kế toán - Tài chính trong tháng 3/2002 như sau:
Trong tháng dựa vào bảng chấm công của phòng kế toán ta biết được ông Trần Minh Hùng đi làm được 22 công. Với trình độ bậc 8/8 và hệ số lương là 3,45. Vậy ta có lương tháng của ông Trần Minh Hùng như sau:
- Lương cơ bản = 210.000 x 3,48= 730.800 đ
- Tiền lương ngày của ông Trần Minh Hùng là:
Lương ngày
=
730.800
=
33.218 đ/ngày
22
-Tiền lương tháng thực lĩnh của ông Hùng là:
Lương tháng = lương ngày x số ngày làm việc thực tế.
22 x 33.218 = 730.800 đ.
Vào ngày 15 hàng tháng thì nhân viên trong Công ty được tạm ứng trước một khoản tiền tuỳ theo từng người. Số tiền ông Hùng nhận tạm ứng là 300.000 đ
- Phụ cấp trách nhiệm của ông Trần Minh Hùng với chức trưởng phòng có hệ số phụ cấp là 0,3 và mức phụ cấp là: 63.000đ.
- Phụ cấp khác ngoài phụ cấp trách nhiệm là: 50.000 đ
- Tổng cộng lương và các khoản là:
730.800 + 63.000 + 50.000 = 843.800 đ
- Các khoản khấu trừ (BHXH , BHYT) = 6%
210.000 x(3,48 + 0,3) x 6% = 47.628 đ.
- Kỳ II còn lại = tổng lương - tạm ứng kỳ I - (BHXH, BHYT) + phụ cấp.
Kỳ II = 843.800 - 300.000 - 47.628 = 496.172 đ
Vậy cuối tháng ông Hùng được lĩnh số tiền là: 496.172 đ
* Dựa vào bảng thanh toán lương kế toán hạch toán tiền lương như sau:
- Thanh toán cho nhân viên quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642 843.800
Có TK 334 843.800
- Công ty tạm ứng tiền lương kỳ I:
Nợ TK 334 300.000
Có TK 141 300.000
- Các khoản khấu trừ trực tiếp vào lương của ông Hùng là
Nợ TK 334 47.628
Có TK 338 47.628
3383: 39.690
3384: 7.938
* Thanh toán lương cho chị Trịnh Thu An như sau:
Theo dõi trên bảng chấm công ta thấy chị An đi làm có số công là 21 công. Có mức lương cơ bản là 678.300 đ
- Tiền lương ngày của chị An là:
Lương ngày
=
678.300
=
30.832 đ
22
- Tiền lương tháng thực lĩnh của chị An là:
Lương tháng = 30.832 x 21 = 647.468 đ
Trong đó có 1 ngày chị An được Công ty cho đi học, Công ty vẫn tính lương 1 ngày đó như 1 ngày đi làm bình thường.
- Tiền lương tạm ứng của chị An là: 250.000 đ
- Phụ cấp trách nhiệm của chị An là: 42.000 đ
- Tổng tiền lương và các khoản của chị An là:
648.468 + 30.832 + 42.000 = 720.300
- Các khoản giảm trừ (BHXH , BHYT) là:
210.000 x(3,23 + 0,2) x 6% = 40.950 đ
- Kỳ II còn lĩnh là:
720.300 - 250.000 - 40.950 = 429.350 đ.
Vậy cuối tháng chị An được nhận số tiền là: 429.300 đ
* Thanh toán lương cho chị Nguyễn Thu Hương.
Theo dõi trên bảng chấm công ta thấy chị Hương đi làm được 21 công. Chị Hương có mức lương cơ bản là 625.800 đ. Tiền lương 1 ngày của chị Hương là:
Lương ngày
=
625.800
=
28.446
22
- Tiền lương thực lĩnh của chị Hương là: 28.446 x 21 = 597.355 đ
- Tiền lương tạm ứng của chị hương là: 250.000 đ.
- Phụ cấp khác của chị Hương là: 31.500 đ
- Tổng tiền lương tháng thực lĩnh của chị Hương là:
597.355 + 28.446 + 31.500 = 657.300 đ
- Các khoản giảm trừ (BHXH, BHYT ) x6%
210.000 x 2.98 x 6% = 37.548 đ
- Lương kỳ II được lĩnh là:
657.300 - 250.000 - 37.548 = 369.752 đ
vậy cuối tháng chị Hương được lĩnh số tiền là: 369.752 đ.
* Tiền lương của chị Hậu cũng tính tương tự như của chị Hương.
2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Lương theo sản phẩm do phòng Kỹ thuật - Tổng hợp xây dựng cho từng xí nghiệp và từng từng sản phẩm . Định mức lương theo sản phẩm cho các xí nghiệp được xây dựng như sau:
Ví dụ: Tại xí nghiệp xây dựng định mức lương theo giờ như sau:
Tiền lương phải trả
=
Khối lượng Công việc hoàn thành trong tháng
x
đơn giá tiền lương công việc làm trong tháng
Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi và áp dụng chủ yếu cho nhân việc làm việc trực tiếp công việc.
Ngoài lương chính, chi phí mang tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất là các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ vào ngày bình thường thì trả thêm 1,5% số tiền ngày công bình thường. Các khoản phụ cấp này được cộng vào lương chính và được trả vào cuối tháng.
* Phương pháp hạch toán:
Chi phí lương chi trả nhân viên gồm có tiền lương khoán sản phẩm, lương phụ cấp (phụ cấp trách nhiệm).
Hiện nay, Công ty thực hiện tính lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất theo hình thức lương khoán sản phẩm, còn lương thời gian thì chỉ tính cho ngày phép, ngày lễ.
Hàng ngày tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi thời gian công việc, chấm công cho từng công nhân viên trong ngày để ghi vào sổ chấm công. Đồng thời theo dõi kết quả lao động trong xí nghiệp thông qua các phiếu xác nhận hoàn thành sản phẩm.
Cuối tháng, tổ trưởng gửi bảng chấm công và xác nhận công việc hoàn thành ở xí nghiệp lên phòng kế toán.
Cuối tháng căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất tháng, kế toán tính lương sản phẩm cho từng nhân viên sản xuất trong tháng đó ở từng xí nghiệp
Cuối tháng kế toán lập bảng thanh toán lương cho công nhân viên trong từng xí nghiệp và dựa vào các bảng thanh toán lương kế toán lên bảng tổng hợp lương cho toàn Công ty và kế toán cũng lập sổ chi tiết TK 334 vào cuối tháng.
2.3. Kế toán chi tiết tiền lương
2.3.1. Chứng từ sử dụng
+Chứng từ theo dõi lao động
Mục đích chứng từ sử dụng để theo dõi về số lương lao động được thực hiện thông qua danh dách lao động là các hợp đồng lao động và các quyết định quản lý của người quản lý.
Theo dõi thời gian lao động được thực hiện trên cơ sở các bảng chấm công , các phiếu nghỉ bảo hiểm xã hội để có căn cứ tính trả lương, trả BHXH thay lương cho từng người và quản lý lao động trong công ty.
Phương pháp và trách nhiệm ghi:
- Mỗi bộ phận(Phòng, ban, tổ, nhóm) phải lập bảng chấm công hàng tháng như số thứ tự họ tên, ghi bậc lương , cột 1 đến cột 30, ghi các ngày trong tháng từ gnày 01đến ngày cuối tháng; số ngày công; ngày lễ(phép); tổng cộng.
Hàng tháng tổ trưởng (phòng, ban) hoặc người được uỷ quyền cắn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để châm công, cho từng người trong tháng.
Nhiệm vụ của kế toán: căn cứ vào bảng chấm công để tính lương trích, BHXH, BHYT và KPCĐ cho từng người lao động hàng tháng kế toán kiểm tra đối chiếu, quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên
+ Chứng từ sử dụng để theo dõi kết qủa lao động:
Thể hiện trên bảng chấm công hàng tháng thể hiện như sau:
Sơ đồ:
+Kế toán chi tiết tiền lương cho người lao động:
Bảng thanh toán tiền lương:
Mục đích: Hàng tháng nhân viên phòng kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cho cán bộ công nhân viên của công ty, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong công ty đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.
Phương pháp ghi chép: được lập hàng tháng tương ứng với bảng chấm công:
Cột số 1: Ghi thứ tự thanh toán lương số người lao động
Cốt số 2: Ghi rõ họ tên của người lao động được hưởng lương
Cột số 3: Ghi rõ bậc lương của từng người lao động
Cột số 4: Dựa vào bậc lương để định ra thang lương của từng người lao động
Cột số 5: Ghi số ngày công, ngày lễ, phép của người lao động dựa vào ngày công của từng người lao động
Cột số 6: Lương cơ bản: Ghi số lượng thực tế của từng lao động dựa vào ngày công của từng người lao động.
Cột số 7: Lương vượt( dựa vào tổng vượt mức sản phẩm, tổng số xí nghiệp, số công của từng lao động để tính vượt của mỗi người
Cột số 8: Phụ cấp: Quy định mức chung cho tất cả các lao đông trong xí nghiệp nhưng dựa trên số ngày công của từng người lao động.
Cột số 9: số tiền cơm mà mỗi nhân viên được hưởng theo ngày công
Cột số 10 : Tổng số tiền mà người lao động được hưởng
Cột số 11,12: Các khoản phải thu: BHXH, BHYT và trừ tiền cơm của người lao động.
Cột số 13: Tổng số tiền phải trừ của mỗi người lao động
Cột số 14 và 15 Ghi số tiền của người lao động thực tế còn nhận sau khi đã khấu trừ mỗi tài khoản theo quy định và ký nhận
Công thức tính lương tại công ty:
Lương cơ bản =
3. Hạch toán các khoản trích theo lương:
Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
BHXH được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương như tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của từng công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% do đơn vị sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Tại Công ty hiện nay thì khoản trích BHXH tính cho công nhân viên trong Công ty là 11% trên tổng tiền lương thực tế.
Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh,viện phí, thuốc thang ... cho người lao động trong thời gian ốm đau,sinh đẻ. BHYT được trich theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện nay là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Ngoài ra, để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng, doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số tiền lương, tiền công và phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ kinh phí công đoàn trích theo chế độ hiện hành là 2%.
Các khoản trích:
- BHXH, phân bổ cho nhân công trực tiếp là:
37.619.000 x 11% = 4.138.090 đ
- BHYT phân bổ cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng là:
37.619.000 x 2% = 752.380 đ
KPCĐ phân bổ cho công nhân trực tiếp sản xuất là:
37.619.000 x 2% = 752.380 đ
cuối tháng, kế toán tiền lương hạch toán các khoản phải trả:
Nợ TK 622: 37.619.000
Nợ TK 627: 13.213.250
Nợ TK 642: 18.583.586
Có TK 334: 69.415.836
Đồng thời phản ánh bảo hiểm phải trích cho nhân công trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: 5.642.850
Có TK 3382: 752.380
Có TK 3383: 4.138.090
Có TK 3384: 752.380
Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích cho chi phí SXC và chi phí quản lý tính tương tự như đối với chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.Một số quy định về việc nghỉ hưởng trợ cấp BHXH và hưởng lương đối với người lao động theo điều lệ BHXH:
Đối với trợ cấp xã hội
Số ngày được nghỉ
Tỷ lệ trợ cấp
Bản thân ốm
- Làm việc bình thường 15 năm công tác
30 ngày/ năm
75% L.chính
- Làm việc bình thường 30 năm công tác
40 ngày/ năm
75%
- Làm việc độc hại nặng nhọc dưới 15 năm
30 ngày/ năm
75%
- Làm việc độc hại từ 15 – 30 năm công tác
40 ngày/ năm
75%
- Làm việc độc hại trên 30 năm
50 ngày/ năm
75%
- Đối với CBCNV mắc căn bệnh cần chữa ngay tại bệnh viện
60 ngày/ năm
75%
Con ốm mẹ nghỉ ( con thứ nhất, con thứ 2)
- Đối với con nhỉ 36 tháng tuổi
20 ngày/ năm
75%
- Đối với con nhỏ 36 đến 84 tháng tuổi
15 ngày/ năm
75%
Chế độ thai sản
- Nghỉ đi khám thai
3 ngày/ 1 lần khám
100%
- Nghỉ đẻ con 1, 2 làm việc bình thường
120 ngày/ năm
100%
- Nghỉ đẻ con 1, 2 làm việc độc hại
150 ngày/ năm
100%
- Mỗi đứa con sinh 2 hoặc 3 được nghỉ thêm
30 ngày/ năm
100%
- Nếu con chết sau khi sinh 60 ngày trở xuống
75 ngày/ năm
100%
- Nếu con chết sau 60 ngày thì mẹ nghỉ
15 ngày/ năm
100%
Sẩy thai
- Thai dưới 3 tháng thì mẹ được nghỉ
20 ngày/năm
100%
- Từ 3 tháng trở lên
30 ngày/ năm
100%
Phần III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
1. Nhận xét chung:
Xét về mặt bản chất thì sản phẩm hàng hoá chính là do lao động của con người kết tinh trong đó tạo thành. Do vậy, chính lao động của cong người là gốc của của cải vật chất, là yếu tố duy nhất để tạo ra giá trị mới.
Như vậy để khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, tăng năng suất lao động sẽ thúc đẩy việc tăng lợi nhuận. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần phải xác định một tỷ lệ hợp lý trong giá trị mới sáng tạo ra. Tức là doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân viên một cách xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra và công bằng cho người lao động để họ có thể tái sản xuất sức lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó tiền lương mới trở thành công cụ khuyến khích vật chất và hoàn thành tốt các chức năng của nó.
Trong mỗi một doanh nghiệp, mỗi xã hội đều có một hình thức trả lương cho công nhân viên khác nhau. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều mong muốn có một cách thức tính, cách chi trả và hạch toán tiền lương một cách phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Cũng do sự thay đổi về kinh tế, do đặc thù về sản xuất kinh doanh, tiền lương của mỗi doanh nghiệp cũng đều có những tồn tại và các nhà quản lý doanh nghiệp cũng đang nỗ lực và mong muốn khắc phục các tồn tại đó để hoàn thiện cơ chế trả lương của mình.
2. Những ưu, nhược điểm của Công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi:
Qua thời gian thực tập nghiên cứu hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng tại Công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi
có một số ưu điểm như sau:
- Đội ngũ kế toán trẻ nhưng có nhiều kinh nghiệm. Cán bộ nhân viên hầu hết đều là những người có năng lực, kết hợp với trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại sử dụng máy vi tính thành thạo. Cán bộ phòng tài chính kế toán đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5208.doc