Lời Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1 Cơ sở lý luận chung về tiền lương 3
1.1.1 Khái niệm về tiền lương 3
1.1.2 Bản chất tiền lương 4
1.1.3 Chức năng của tiền lương 5
1.1.4 Quỹ tiền lương 6
1.1.4.1 Quỹ bảo hiểm xã hội 7
1.1.4.2 Quỹ bảo hiểm y tế 7
1.1.4.3 Kinh phí công đoàn 8
1.2 Các hình thức trả lương 9
1.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian 10
1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 10
1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương 17
1.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 19
1.4.1 Hạch toán ban đầu 19
1.4.2 Tài khoản sử dụng 20
1.4.3 Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22
1.5 Hình thức sổ kế toán 18
Chương II: Thực trang của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Cơ khí May Gia Lâm 27
2.1 Vài nét khái quát về công ty 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty 27
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 28
2.1.4 Đặc điểm về bộ máy quản lý 29
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 29
2.2 Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức sổ kế toán 31
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 31
2.2.2 Tổ chức sổ kế toán 32
2.3 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 34
2.3.1 Tình hình sử dụng lao động 34
2.3.2 Hình thức trả lương và quy chế trả lương và các khoản trích theo lương tại công ty 35
2.3.3 Phương pháp kế tiền lương và các khoản trích theo lương 41
2.3.3.1 Thủ tục tách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả công nhân viên tại công ty 45
2.3.3.2 Kinh phí công đoàn 50
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thành công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại coong ty Cổ Phần Cơ Khí May Gia Lâm 55
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 55
3.2 Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Cơ Khí May Gia Lâm 57
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương taị công ty 59
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức năng quản lý hành chính: là bộ phận nhân công tham gia quá trình điều hành doanh nghiệp.
Huy động sử dụng lao động hợp lý, phát huy được đầy đủ trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động là một trong các vấn đề cơ bản thường xuyên cần thiết được quan tâm thích đáng của doanh nghiệp.
1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.4.1. Hạch toán ban đầu
Việc hoạch toán ban đầu các doanh nghiệp sản xuất về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, thì chứng từ sử dụng là: Các bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ , đội lao động sản xuất trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để ngươì lao động giám sát thời gian lao động của họ. Cuối tháng bảng chấm công dùng để tổng hợp thời gian lao động, tính lưong cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất khi các bộ phận đó hưởng lương theo thời gian.
Bảng thanh toán lương cho từng đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người, trong bảng tính toán lương ghi rõ từng khoản tiền lương: lương thời gian, lương sản phẩm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động được lĩnh, các khoản thanh toán về trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được lập tương tự . Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận ký, giám đốc ký duyệt, “bảng thanh toán lương bảo hiểm xã hội” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và các khoản trích theo lương cho người lao động, sổ chi tiết tài khoản, phiếu thu, phiếu chi...
1.4.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán tiền lương,BHXH và các khoản thu nhập khác của người lao động người ta sử dụng tài khoản 334 và TK 338
*Tk 334: Phải trả công nhân viên
- Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản phải trả công nhân viên nà tình hình thanh toán các khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp,bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế
- Kết cấu:
+ Bên nợ:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản đã trả khác, đã ứng cho công nhân viên
Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên
Các khoản tiền lương đã ứng trước, hoặc đã trả với lao động thuê ngoài.
+ Bên có:
Các khoản phải trả công nhân viên như: lương, thưởng, phụ cấp, BHXH, phải trả lao động thuê ngoài.
+ Dư nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên
+ Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên, lao động thuê ngoài.
TK 334 được quy định có 2 TK cấp 2:
3341: Phải trả công nhân viên
3348: Phải trả người lao động khác
Kế toán tài khoản này cần theo dõi riêng: Thanh toán lương và thanh toán bảo hiểm xã hội
*TK 338-Phải trả, phải nộp khác
- Nội dung: Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác, và tình hình thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ.
TK 338 có 8 TK cấp 2
TK 338(1): Tài sản thừa chờ xử lý
TK338(2) : KPCĐ
TK338 (3): BHXH
TK338(4): BHYT
TK 338(5): Phải trả về cổ phần hóa
TK 338(6) : Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
TK 338(7) : Doanh thu chưa thực hiện
TK 338(8) : Phải trả, phải nộp khác
- Kết cấu:
+ Bên Nợ:
BHXH phải trả cho công nhân viên
Chi KPCĐ nộp BHXH, BHYT.
+ Bên Có:
Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT đã được trích và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, trừ vào lương.
+ Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán
+ Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan là:
* Tài khoản 138- Phải thu khác. TK138 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 138(1): Tài sản thừa chờ xử lý
TK138(8): Phải thu khác
* Tài khoản 336- Phải trả nội bộ
* Tài khoản 335 – chi phí phải trả:
-Nội dung: Chi phí phải trả là nhãng khoản chi phí đã được ghi nhận là những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, là những chi phí phải trả trong kinh doanh của đơn vị do tính chất của yêu cầu nên trích trước : bao gồm chi phí sửa chữa TSCĐ, trích trước về tiền lương phép của CNSX và các khoản trích trước khác.
- Kết cấu:
+ Bên nợ : Chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ.
Chi phí phải trả lớn hơn chi phí thực tế
+ Bên có: Khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan và khoản điều chỉnh vào cuối niên dộ.
+ Dư có : Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh
1.4.3. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Nợ TK 622 (tiền lương trả cho CNTTSX)
Nợ TK627 (tiền lương trả cho LĐGT- QLPX)
Nợ TK 641 (tiền lương trả cho NVBH)
Nợ TK 642 (tiền lương trả cho NVQLDN)
Có tài khoản 334- phải trả công nhân viên
+ Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng phúc lợi
Nợ TK 431
Có TK 334
+ Hàng tháng trích BHXH,BHYT,KPCĐ (19%)
Nợ Tk 622-CPNCTT
Nợ TK 627- CPSXC
Nợ TK 641- CPBH
Nợ TK642- CPQLDN
Có TK : 338- phải trả, phải nộp khác
+ Khoản trích BHXH, BHYT trừ vào thu nhập của người lao động (6%)
Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên
Có TK 338 – phải nộp, phải trả
+Trường hợp chế độ chính quy toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên. Việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho công nhân viên tại doanh nghiệp được quyết toán sau khi chi phí thực tế.
Nợ Tk138 – phải thu khác
Có TK 334- phải trả công nhân viên
+Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên.
Nợ Tk 334 – phải trả công nhân viên
Có TK 3334- khấu trừ thuế TNCNV
Có Tk 141 – khấu trừ tiền TU
Có TK 138 – bồi thường thiệt hại mất tài sản
+ Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
Nợ TK 338 ( 3382, 3383, 3384)
Có TK 111- nếu bằng TM
Có TK 112 – nếu bằng TGNH
+ Cuối cùng kết chuyển tiền lương cho công nhân viên vắng chưa lĩnh
Nợ TK 334
Có TK 338(8)
+ Trường hợp số đã trả đã nộp về KPCĐ, BHXH, kể cả số vượt chi lớn hơn số phải tả, phải nộp, khi được cấp bù:
Nợ TK 111,112: Số tiền được cấp bù đã nhận
Có TK 338(3382, 3383): Số được cấp bù
Tại doanh nghiệp sản xuất để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể tiến hành trích trướctiền lương công nhân nghỉ phép tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả, cách tính như sau:
Số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của CNSX trong tháng
=
Số tiền lương chính phải trả cho CNSX trong tháng
x
Tỷ lệ trích trước theo KH tiền lương nghỉ phép của CNSX
Tỷ lệ trích trước theo KH tiền lương nghỉ phép của CNSX
=
Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo KH trong năm
Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX theo KH trong năm
+ Nếu trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm . Nợ TK 622- CPNCTT
Có TK 335- Chí phí phải trả.
+ Tiền lương thực tế nghỉ phép phát sinh
Nợ TK 335
Có TK 334
Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp thì tính vào tiền lương nghỉ phépcủa công nhân sản xuất thực tế phải trả kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có Tk 334
Tuỳ theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được ghi trên sổ kế toán phù hợp.
Sơ đồ kế toán tiền lươngTK 111, 112,152
TK 333, 141, 138
TK 334
TK 622,627,641, 642
Các khoản thu nhập khấu trừ vào thu nhập
của người lao động (6%)
Các khoản khấu trừ
vào lương
Thanh toán tiền lương, thưởng
BHXH
TK 338
Tính tiền lương phải trả cho CNV
TK 335
Tiền lương nghỉ phép phải trả
Trích trước tiền lương nghỉ phép
TK 431
Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phúc lợi
TK 338
BHXH phải trả theo phân cấp
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên
BHXH được cấp bù
Trích BHXH,
BHYT, KPCĐ 9%
TK111,112
Sơ đồ kế toán các khoản trích theo lương
TK334
TK338
TK 622
phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ cấp cho người lao động
BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNSX
TK 111,112
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên
Chi phí QLPX
TK 627
TK 641,642
TK 334
TK 111,112
BHXH, BHYT
Cấp bù
Chi phí QLDN,
chi phí BH
lChương 2:
Thực trạng của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm
2.1. Vài nét khái quát về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty được thành lập ngày 22/9/1977 quy định số 731/CL- TCQL với tên gọi là xí nghiệp cơ khí sữa chữa máy khâu và nhiệm vụ là sửa chưã và chế tạo máy may phục vụ cho toàn nghành. Vào thời kỳ này thì cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của xí nghiệp gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 4 phòng (phòng kỹ thuật, phòng tài chính, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch cung tiêu), một tổ KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm ) và tổng số CBCNV lúc nà cao nhất là năm 1990 có: 300 CBCNV đến nay công ty sắp xếp lại để phù hợp với cơ chế mới với 167 cán bộ công nhân viên, đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên liên tục được nâng cao.Hiện tại mức lương bình quân 1 CBCNV là 1.300.000/tháng.
- Ngày 28/11/2003 Bộ công nghiệp quyết định chuyển cơ khí may Gia Lâm thành Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm
2.1.2.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty
- Phòng kinh doanh: Quan hệ với khách hàng: Kí kết hợp đồng mua và bán thiết bị sản phẩm, điều hành sản xuất
- Phòng tài vụ:Theo dõi hạch toán tất cả các chi phí trong sản xuấtvà kinh doanh theo quy định Nhà Nước
- Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng, kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý công tác nhân sự, công tác hành chính của công ty
- Đội bảo vệ: Duy trì việc chấp hành, các nội quy quy định của công ty
- Nhiệm vụ của phân xưởng:
+ PX1: Chế tạo các phụ tùng và các chi tiết máy theo kế hoạch sản xuất
+ PX2: Chế tạo và lắp ráp các máy móc thiết bị cho công ty sản xuất
+ PX3 : Sữa chữa bảo dưỡng cơ và điện các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ở các phòng ban
ị Vậy nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm là sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu, thiết bị phụ tùng nghành dệt may, da giày, thiết kế lắp đặt các thiết bị công nghệ và điện, các thiết bị làm mát cho các công trình công nghệ và dân dụng, kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trườngcó sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, thì ngoài việc kinh doanh để duy trì hoạt và tạo thêm công ăn việc làmcho người lao động. Công ty còn mở rộng thị trường với các nước khác. Hầu hết các thiết bị máy móc trên dây truyền sản xuất của công ty được trang bị là nhập từ nước ngoài. Do vậy sản phẩm của công ty mặc dù là đa dạng về chủng loịa, mẫu mã, kích cỡ, với những chỉ số kỹ thuật khác nhau, nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy mà công ty đã quán triệt phương trâm sản xuất sau:
- Chỉ dựa vào chiến lược kế hoạch sản xuất mặt hàng đã được ký hợp đồng hoặc chắc chắn được tiêu thụ trên thị trường.
- Sản xuất cái thị trường chứ không sản xuất cái mình sẵn có. Do đó sau mỗi chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty thường căn cứ kết quả tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để làm tiền đề cho chu kỳ sau: Mỗi sản phẩm có một đặc điểm riêng biệt và chiếm vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trên thị trường. Do vậy cần phải hiểu rõ đặc điểm sản phẩm và vị trí của nó giúp cho quá trình quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý.
2.1.4.Đặc điểm về bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm
hội đồng quản trị
giám đốc
PGĐ kinh doanh
PGĐ kỹ thuật
Phòng TCHC
Phòng kế toán
Phòng k.t & ktcl
Phòng k.doanh
phân xưởng
tổ cơ điện
tổ mộc
tổ phay
tổ nguội 1
tổ tiện
tổ nguội 2
tổ nguội 3
tổ nguội 4
2.1.5.Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây
Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, với số lượng công nhân chỉ có hơn 100 cán bộ công nhân viên.
Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vào tháng 12 quý 4 năm 2006
Kết quả hoạt động kinh doanh
Tháng 12 quý 4 năm 2006
PhầnI - Lãi, Lỗ
Đvt: Đồng
chỉ tiêu
mã số
Kỳ này
kỳ trước
luỹ kế từ đầu năm
1
2
3
4
5
Tổng doanh thu (có 511)
01
8834994978
10937927156
39075298209
Trong đó: DT hàng xuất khẩu (có 5114)
02
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
03
220755000
38350000
290171860
-chiết khấu thương mại(có 521 dư 511)
04
- Giảm gía hàng bán (có 531 dư 511)
05
-Hàng bán bị trả lại (có 531 dư 511)
06
220755000
38350000
290171860
- TTTĐB, TXNK(có 3332 +3333)
07
1. Doanh thu thuần (01-03)
10
8614239978
10899577156
38785126349
2. Giá vốn hàng bán (có 632 dư 911)
11
7438640838
9566280041
34272234803
3. Lợi nhuận gộp về BH và DV(10-11)
20
1175599140
1333297115
4512891546
4. Doanh thu HĐTC(nợ 515 dư 911)
21
284621643
124678766
489696437
5. Chí phí tài chính (có 635 dư 911)
22
289251
118194743
136905548
- Trong đó lãi vay phải trả
289251
118194743
136905548
6. Chi phí bán hàng (có 641 dư 911)
24
107686624
209024930
54778023
7. Chí phí QLDN (Có 642 dư 911)
25
1051526869
528477138
2618733708
8. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD
30
300718039
602279070
1699128489
9. Thu nhập khác (nợ 711 dư 911)
9241365
10. Chi phí khác (có 811 dư 911)
60936505
60990147
11.Lợi nhuận khác (31-32)
-60936505
-51748782
12. Tổng LN trước thuế (30+40)
50
300718039
541342565
1647397707
13. Thuế TNDN phải nộp (có 3334)
51
52600000
52000000
208600000
14. Lợi nhuận sau thuế (50-51)
60
248118039
489342565
1438779707
Ngày...tháng...năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký tên, đóng dấu)
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức sổ kế toán
2.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng tài vụ
Phó phòng tài vụ
kế toán thanh toán,tập hợp chi phí giá thành
kế toán phân xưởng
kế toán tiềnlương , các khoản trích theo lương
Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm có quy mô nhỏ nên tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung.
Kế toán trưởng là người đại diện của phòng tài vụ trong quan hệ với giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban khác trong đơn vị. Kế toán trưởng là người có trình độ, có thâm niên công tác, có kinh nghiệm đặc biệt là được đào tạo chuyên ngành kế toán và chương trình kế toán trưởng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức trong phòng tài vụ, đồng thời cập nhật thông tin mới về kế toán tài chính cho các cán bộ công ty, nâng cao trình độ cho cán bộ kế toán trong công ty.
- Phó phòng tài vụ (kế toán tổng hợp) là người chịu trách nhiệm về công tác hạch toán kế toán tại công ty , trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận và xử lý thông tin cho các đối tượng khác nhau.
- Kế toán các khoản trích theo lương phụ trách phải chịu trách nhiệm về các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
- Kế toán thanh toán và tập hợp chi phí giá thànhvới nhiệm vụ theo dõi, cuối kỳ tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và lập báo cáo tổng hợp chi phí giá thành.
- Kế toán phân xưởng: Tập hợp các nghiệp vụ chi phí phát sinh trong kỳ tại phân xưởng, định kỳ kế toán phải lập các bản kê tổng hợp và đưa số liệu về phòng tài vụ của công ty.
2.2.2. Tổ chức sổ kế toán
Công ty hạch toán tiền lương theo hình thức nhật ký chứng từ:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chứng từ: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đối ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quy trình ghi chép.
Sử dụng mẫu sổ in sẵn có các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính
Hình thức kế toán nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
Nhật ký - Chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ:
:Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo
tài chính
Ghi chú:Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng :
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và hân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan
Đối với các Nhật ký chứng từ được căn cứ vào các bảng kê,sổ chi tiết thì căn cứ vào các số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiét trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
2.3. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.1.Tình hình sử dụng lao động :
Tình hình sử dụng lao động là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Quản lý lao động là quản lý một nhân tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất, đó là nhân tố con người. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện ở các mặt: Biết sử dụng tốt số lượng lao động, thời gian lao động, tận dụng hết khả năng khối lượng chất lượng sản phẩm, mặt khác để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo ra lợi nhuận tối đa trong doanh nghiệp
Do quy mô nhỏ nên tình hình sử dụng lao động của công ty tương đối ổn định.
2.3.2. Hình thức trả lương , quy chế trả lương và các khoản trích theo lương
2.3.2.1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng quy chế này gồm toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã ký hợp đồng lao động không xác định thời gian hoặc xác định thời hạn từ 1 năm trở lên và những người có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh.
* Quỹ lương:
Quỹ lương = Tổng doanh thu x đơn giá
* Thời gian trả lương: 3lần
2 lần tạm ứng: 15 và 25 hàng tháng
1 lần thanh toán: 18 đến 20 tháng sau
* hình thức trả lương:
Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm trả lương theo 2 hình thức:
- trả lương theo sản phẩm
- trả lương theo thời gian
2.3.2.2. Các hình thức trả lương:
a. Trả lương theo sản phẩm
Công ty quản lý tổng thể quỹ lương của nhân viên nên việc hạch toán tổng thể tiền lương cho các bộ phận, các đơn vị tập trung về phòng tài vụ của công ty. Việc hạch toán chi tiết tiền lương được thực hiện tại từng phòng ban từng đơn vị.
Tại Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm tiền lương sản phẩm được áp dụng trả cho các đơn vị sản xuất. Căn cứ vào khối lượng hoàn thành và căn cứ vào kế hoạch công ty giao cho đơn vị theo hình thức khoản quỹ lương đã được giám đốc công ty ký duyệt.
Tiền lương của công nhân sản xuất được tính căn cứ vào số ngày công có mặt tại hiện trường và số ngày công thực tế làm việc của công nhân viên, căn cứ vào bảng chấm công, tổ trưởng xác định được quỹ lương của tổ trong kỳ từ đó tính đơn giá của sản phẩm cho mỗi công nhân trong tổ.
Ngoài mức lương chính công nhân còn được hưởng các khoản phụ cấp khác.
Tiền lương
=
Tổng số sản phẩm nhập kho của tổ
x
Định mức tiền lương
Định mức tiền lương tuỳ thuộc vào đơn giá do phòng tổ chức lao động tiền lương cung cấp, từ đó phòng kế toán sẽ xây dựng bảng định mức tiền công sản phẩm từng tháng cho từng bộ phận trong quy trình sản xuất.
Ngoài ra ở bộ phận sản xuất còn tính lương thời gian trong trường hợp khi công nhân đó có việc riêng, đi họp , đi học...Và lương đó được tính theo CT:
Lương TG = Hệ số cấp bậc (từng công việc) x tiền lương xây dựng x Đơn giá
Tuỳ theo số sản phẩm phân xưởng hoàn thành trong tháng sẽ tính ra tổng lương của phân xưởng đó, sau đó tuỳ thuộc vào ngày công thực tế của công nhân sẽ tính ra tiền lương thực tế của từng người.
Bảng thanh toán lương cá nhân
Tháng 02 năm 2007
Họ và tên: Vũ Thị Lý
Đơn vị tổ: Tổ nguội 1 PX1
Phân xưởng: Phân xưởng 1
Bậc lương: 3,74
Lương sản phẩm
TT
Nội dung
Mã vật tư
Số công
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
1
Lương sản phẩm tháng 02 năm 2007
713007
15,5
953.118
Phụ cấp
TT
Nội dung
Mức lương
Tỷ lệ
Số tiền
1
Phụ cấp tổ trưởng T2/2007
100.000
100%
100.000
Các khoản giảm trừ
TT
Nội dung
Số tiền
1
Trừ 5% -BHXH-T2/2007
84.150
2
Trừ 1%-BHYT-T2/2007
16.830
Cộng
100.980
Ngày tháng. năm 2007
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Quản đốc phân xưởng
(Ký, họ tên)
Trưởng phòng TCHC
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc duyệt
(Ký, họ tên)
* Các khoản giảm trừ (6%) được tính như sau:
- BHXH (5%) = Mức lương tối thiểu x Bậc lương x 5%
= 450.000 x3,74 x 5%
= 84.150
- BHYT (1%) =450.000 x 3,74 x1%
=16.830
- Tiền lương được hưởng được tính như sau:
Tiền lương = Lương sản phẩm + Phụ cấp
= 953.118+100.000=1.053.118
- Tiền lương được lĩnh = Tiền lương được hưởng - các khoản giảm trừ
= 1.053.118 – 100.980= 952.138
Khi thực tế chi tiền thì hạch toán:
Nợ TK 3361 : 1.053.118
Có TK 111: 1.053.118
Nợ TK 1388: 100.980
Có TK 3361: 100.980
Đơn vị:
Địa chỉ:
fax:
Phiếu chi
Ngày 20 tháng 02 năm 2007
Quyển số 01
Số: 01
Nợ TK 3361
Có TK 111
Mẫu số 01-TT
Theo QĐ Số: 15/2006/QĐ-BTC
Họ và tên người nhận tiền: Vũ Thị Lý
Địa chỉ : Phân xưởng 1
Lý do chi : Thanh toán lương tháng 02
Số tiền : 1.053.118
Kèm theo : 01 chứng từ gốc
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu không trăm năm mươi ba nghìn, một trăm mười tám đồng chẵn.
Ngày 20 tháng 02 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dầu)
Kế toán trưởng
(ký, đóng dầu)
Người lập phiếu
(Ký)
Người nộp
(ký)
Thủ quỹ
(ký)
Đơn vị:
Địa chỉ:
fax:
Phiếu thu
Ngày 20 tháng 02 năm 2007
Quyển số 01
Số: 01
Nợ TK 111
Có TK 1388
Mẫu số 01-TT
Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Họ và tên người nộp tiền : Vũ Thị Lý
Địa chỉ : Phân xưởng 1
Lý do nộp :Nộp bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế
Số tiền : 100.980
Kèm theo : 01 chứng từ gốc
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm nghìn chín trăm tám mươi đồng chẵn
Ngày20 tháng02năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(ký, đóng dấu)
Người lập phiếu
(Ký)
Người nộp
(ký)
Thủ quỹ
(ký)
b.Trả lương theo thời gian
- Tổ chức hạch toán tiền lương theo thời gian được tiến hành cho khối cơ quan đoàn thể của công ty. Nói cách khác đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở công ty là cán bộ công nhân ở các phòng ban của công ty.
- Việc theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên được thực hiện qua bảng chấm công được lập 1 tháng 1 lần. Bảng chấm công được công khai trong phòng và trưởng phòng là người chịu trách nhiệm kiểm tra sự chính xác của bảng chấm công.
- Cuối tháng, các bảng chấm công của từng phòng được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong công ty ở mỗi bộ phận, kế toán căn cứ vào đó để tính công cho công nhân viên khối cơ quan.
-Từ bảng chấm công lập lên bảng tính lương sau khi lập xong phải có đủ chữ ký của giám đốc công ty, trưởng phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng tài vụ công ty.
*Phụ cấp:
Tổ trưởng, tổ phó sản xuất:50.000đồng đến 150.000đồng/ tháng
*Trả lương theo thời gian cho khối nghiệp vụ:
-Hệ số lương cơ bản (A)
-Hệ số cấp bậc công việc của nhân viên nghiệp vụ (B)
Loại 1: 1,1
Loại 2: 1,05
Loại 3: 1,03
Loại 4:1,00
+ Loại1: Những người làm việc ở bộ phận phức tạp, công việc khó khăn
+ Loại2: Những người làm việc ơ bộ phận mức độ phức tạp không cao
+ Loại3:Những người làm việc ở bộ phận phức tạp, nhưng công việc đảm nhận bình thường, không hướng dẫn giúp đỡ người khác
+Loại 4:Những người làm việc ở bộ phận không phức tạp , hoàn thành công việc được giao, ý thức kỷ luật tốt.
- Hệ số hoàn thành nhiệm vụ (C)
+ Loại A: Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, hệ số 1,1
+Loại B: Hoàn thành nhiệm vụ, hệ số 1
+Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ chưa cao, hệ số 0,9
Hệ số năng suất tháng (K)
Tổng tiền lương sản phẩm khu vực sản xuất
Tổng tiền lương cấp bậc khu vực sản xuất
K=
xK1
K1: Hệ số điều chỉnh
Tiền lương tháng (26 công) của từng người được tính như sau:
Tiền lương = Mức lương khoán x B xC x K
Tiền lương 1 người
=
Tiền lương tháng
26
* Trả lương thời gian cho khối quản lý.
- Lương
Lương=K x lương cơ bản
(với k=1,5)
Lương cơ bản=hệ số lương x lương tối thiểu x phụ cấp kiêm nhiệm
- Phụ cấp trách nhiệm: Căn cứ vào tinh thần trách nhiệm kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh, Giám đốc quyết định mức phụ cấp trách nhiệm .
-Trả lương tổ c