LỜI MỞ ĐẦU:.7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.9
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG:.9
A. Khái niệm.9
B. Chức năng.9
C. Các nguyên tắc cơ bản trong công tác tiền lương.10
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG:.11
A. Trả lương theo thời gian.12
1. Trả lương theo thời gian đơn giản.12
2. Trả lương theo thời gian có thưởng.12
B. Trả lương theo sản phẩm.12
1. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.13
2. Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp.13
3. Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng, phạt.14
4. Chế độ trả công theo sản phẩm lũy tiến.14
C. Các hình thức trả lương khoán.15
III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:.16
A. Lý luận chung về các khoản trích theo lương.16
B. Hạch toán tổng hợp tiền lương.19
1. Tài khoản sử dụng.19
2. Nghiệp vụ hạch toán.20
C. Hạch toán các khoản trích theo lương.22
1. Bảo hiểm xã hội.22
2. Bảo hiểm y tế.23
3. Kinh phí công đoàn.24
IV. LIÊN HỆ VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ ( VÍ DỤ TRONG KẾ TOÁN PHÁP.25
V. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG.26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG & CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI C.TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN NHÀ HN 22.28
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY:.28
A. Sự hình thành và phát triển của công ty.28
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.28
2. Tư cách pháp nhân, ngành nghề kinh doanh.29
3. Hồ sơ kinh nghiệm.30
B. Bộ máy tổ chức của công ty.34
1. Ban giám đốc.35
2. Các phòng nghiệp vụ.35
C. Bộ máy kế toán của Công ty.40
I. ĐẶC ĐỈÊM LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY:.44
(Quyết định của Giám đốc C. ty Đầu tư & Phát triển nhà HN số 22 ngày 1.6.2005 v/v : Ban hành quy chế trả lương cho CBCNV khối văn phòng công ty)
II. QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNGTẠI CÔNG TY.51
A. Hình thức trả lương và qũy tiền lương tại Công ty.51
1. Hình thức trả lương theo thời gian.51
2. Hình thức trả lương khoán.51
3. Qũy tiền lương của Công ty.51
B. Cách tính lương và các khoản trích nộp.52
1. Cách tính lương.52
1.1. Với hình thức trả lương theo thời gian.52
1.2. Với hình thức trả lương khoán.55
2. Các khỏan trích nộp.56
C. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty:.61
1. Tài khoản sử dụng.61
2. Nghiệp vụ hạch toán lương.62
3. Nghiệp vụ hạch toán các khỏan trích theo lương.63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG & CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI C.TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN NHÀ HN 22.65
I. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH:.65
1. Mặt tích cực.68
2. Mặt tiêu cực.69
II. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty:.72
III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty:.73
KẾT LUẬN.77
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
M2
2.511
3.458
3
Giá trị nhận thầu xây lắp
Trđ
80.245
82.354
4
Giá trị sản xuất, kinh doanh khác
Trđ
2.581
4.875
II
Doanh thu
Trđ
79.951
81.951
1
Doanh thu từ KDN
Trđ
24.210
25.651
2
Doanh thu từ nhận thầu xây lắp
Trđ
52.942
53.610
3
Doanh thu khác
Trđ
2.799
2.690
III
Nộp ngân sách
Trđ
860
867
1
Thuế GTGT
Trđ
570
580
2
Thuế TNDN, thuế khác
Trđ
290
287
IV
Lợi nhuận
Trđ
730
735
V
Lao động tiền lương
1
Số lao động hợp đồng 1 năm
Người
250
275
2
Số lao động thời vụ
Người
700
750
VI
Thu nhập bình quân/người/tháng
- Lao động gián tiếp
Trđ/ng/th
1.600
1.700
- Lao động trực tiếp
1.500
1.600
B - Bộ máy tổ chức của Công ty:
- Mô hình tổ chức toàn Công ty là mô hình thống nhất theo tổ chức của một doanh nghiệp Nhà nước hạng I.
- Tổ chức gọn nhẹ, tinh giản, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 5: Bộ máy tổ chức của Công ty
giám đốc công ty
Các phó giám đốc
Phòng
tài chính kế toán
Phòng dự án
Phòng hành chính tổ chức
Phòng kế hoạch kỹ thuật
XN Xây lắp số 1
XN xây lắp số 2
XN xây lắp số 3
Xn xây lắp số 4
Xn xây lắp số 5
Xn
xây
lắp thanh niên 22
Xn
XD dân
dụng
XN
xây lắp miền trung
XN
XD
hạ tầng
XN đầu tư KD nhà
XN
SX
VL
và
xd
TTPT công nghệ xây dựng
TT
KDDV
nhà và thương mại
Các đội thi công, các phân xưởng
1. Ban Giám đốc công ty:
- giám đốc công ty ( Ông trần quốc việt )
Chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động của Công ty
Quản lý chung mọi hoạt động của Công ty ở tầm vĩ mô.
- Các phó giám đốc Công ty: ( ông nguyễn xuân đoàn, ông nguyễn anh linh, ông nguyễn đình dũng )
Giúp Giám đốc Công ty điều hành công ty theo phân cấp và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền những việc vượt qúa thẩm quyền cần xin ý kiến Giám đốc trước khi quyết định.
2. Các phòng nghiệp vụ:
a. Phòng Kế hoạch kỹ thuật:
- Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng kế hoạch SXKD; công tác đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, tiến độ các công trình; công tác đấu thầu, dự thầu; công tác tư vấn thiết kế; công tác quản lý máy móc, thiết bị và công tác an toàn vệ sinh lao động phòng chống thiên tai.
Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và chỉ đạo công tác Khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ thi công, cải tiến sản phẩm để áp dụng vào thi công các công trình xây lắp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng , hạ giá thành công trình
Quản lý quá trình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty.
Quản lý quá trình đấu thầu, dự thầu của các đơn vị trực thuộc.
Quản lý kỹ thuật, chất lượng, an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động thi công xây lắp công trình của Công ty.
Xây dụng qui chế quản lý nội bộ về công tác kế hoạch - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao trình độ chuyên môn trong hoạt động thi công xây lắp công trình của Công ty.
- Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác điều độ quản lý và giám sát thực hiện các hoạt động SXKD của Công ty theo đúng kế hoạch đã đề ra; là đầu mối cho các hoạt động SXKD của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Xây dựng các quy định, quy chế về công tác quản lý kế hoạch, kỹ thuật, chất lượng công trình, quản lý thiết bị... theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng và tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc do phòng thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được giao trước Công ty, Tổng Công ty, các cơ quan quản lý của Nhà nước.
Trực tiếp làm công tác kế hoạch và điều độ sản xuất
Công tác ký kết hợp đồng
Công tác quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng
Công tác quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng
Công tác khoa học và công nghệ
Công tác quản lý thiết bị máy móc thi công
Công tác đấu thầu thi công các công trình xây lắp
Công tác an toàn vệ sinh lao động
Công tác phòng cháy chữa cháy và phòng chống thiên tai
Các công tác khác như; (chủ động tham mưu với Giám đốc trong công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân. Chủ trì lập, duyệt các biện pháp, tiến độ thi công các công trình, do Công ty thi công...)
- Quyền hạn:
Có quyền quản lý, sử dụng và bảo quản các tài sản, trang thiết bị do công ty giao cho Phòng KHKT để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của phòng.
Được kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
Được quyền tham gia ý kiến đối với việc đề bạt phó Giám đốc XN phụ trách kỹ thuật; đề bạt chủ nhiệm công trình của các đơn vị trực thuộc.
Được quyền từ chối lập hồ sơ dự thầu, lập hợp đồng nhận thầu thi công các công trình mà Công ty không đăng ký kinh doanh hoặc không đủ năng lực.
b. Phòng dự án:
- Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc điều hành mọi mặt công tác trên lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và theo dõi toàn bộ quá trình lập, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc dự án theo quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án đầu tư xây dựng do Công ty làm chủ đầu tư hoặc liên doanh liên kết với đơn vị khác cùng đầu tư dự án
- Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động để tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh phát triển khu đô thị mới, phát triển nhà, dịch vụ đất đai, giải phóng mặt bằng...
Giám sát và quản lý toàn bộ chất lượng các dự án theo quy định hiện hành.
Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đầy đủ với công ty về toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Trực tiếp triển khai thực hiện dự án đầu tư lớn
+.......
- Quyền hạn:
Có quyền quản lý, sử dụng và bảo quản các tài sản, trang thiết bị do C.ty giao cho Phòng KHKT để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp các thông tin, số liệu phục vụ cho điều hành quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty.
- Giám sát đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch, hợp đồng của dự án đã ký kết.
Lập và tổ chức thực hiện các dự án theo sự phân công của Giám đốc C.ty.
Tư vấn dịch vụ nhà đất, đầu tư xây dựng và các vấn đề liên quan khác.
c. Phòng tài chính kế toán
- Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc công ty tổ chức, triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán , thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo quy định của Nhà nước và pháp luật
Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác hạch toán kinh doanh trong toàn Công ty phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả
Tham mưu sử dụng và kinh doanh từ nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác có hiệu quả
- Nhiệm vụ:
Xây dựng các quy định, quy chế về công tác quản lý tài chính kế toán, giải quyết và thu hồi công nợ, công tác kiểm tra, kiểm soát...
Công tác tài chính
Công tác hạch toán kế toán
Công tác thu hồi công nợ
Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát
Hướng dẫn, tổ chức, đào tạo
- Quyền hạn:
Được tham gia trực tiếp với Giám đốc Công ty và các phòng nghiệp vụ trong quá trình xây dựng kế hoach tài chính tổng hợp và các kế hoạch cân đối khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Được tham gia trực tiếp với Giám đốc Công ty và các phòng có liên quan về hoạt động của đơn vị trong lĩnh vực có liên quan tài chính cũng như thống kê, kế toán.
Được quyền yêu cầu lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và các đơn vị phụ thuộc công ty cung cấp các thông tin và các chứng từ có liên quan thuộc lĩnh vực kế toán, thống kê và tài chính của đơn vị.
Được quyền từ chối thanh toán đối với các chứng từ không hợp lệ.
Được quyền giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước và cấp trên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán.
d. Phòng hành chính - Tổ chức
- Chức năng
Quản lý cơ sở vật chất và duy trì sự hoạt động có hiệu quả toàn bộ tài sản, thiết bị, xe máy thuộc cơ quan văn phòng công ty.
Quản lý công tác văn thư lưu trữ, hồ sơ, văn bản...
Thực hiện chức năng bảo vệ thường trực và trật tự an toàn nội bộ cơ quan.
Thực hiện chức năng phục vụ, hành chính, quản trị, lễ tân....
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về mặt công tác: Tổ chức lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thanh tra pháp chế;
Quản lý sử dụng, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Tổ chức kiện toàn hoạt động sản xuất kinh doang của Công ty theo các quy định của pháp luật
- Nhiệm vụ
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV
Công tác quản trị mạng lưới văn phòng
Công tác tổ chức sản xuất và tổ chức cán bộ
Công tác, đào tạo, tuyển dụng
Công tác lao động tiền lương
Công tác thi đua khen thưởng kỷ luật
Công tác thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, công tác quân sự
Công tác thường trực đảng uỷ
- Quyền hạn:
Có quyền quản lý, sử dụng và bảo quản các tài sản, trang thiết bị do Công ty giao cho để thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng
Được kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
Có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp các thông tin, số liệu phục vụ cho điều hành quản lý về việc Tổ chức lao động Tiền lương của Công ty.
- Giám sát đôn đốc việc thực hiện công tác Tổ chức lao động Tiền lương của các đơn vị trực thuộc.
Bảng số 6 : Số lượng Cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật
TT
Cán bộ chuyên môn chia
theo nghề
Số lượng
Số năm
Trong nghề
Ghi chú
1
Thạc sỹ các chuyên môn
10
Từ 5 năm trở lên
Có kinh
nghiệm
thi công
và quản
lý các
công
trình xây
dựng dân
dụng và
chuyên
dụng
2
Kỹ sư xây dựng
45
Từ 5 năm trở lên
3
Kiến trúc sư
25
Từ 5 năm trở lên
4
Kỹ sư cầu đường
12
Từ 5 năm trở lên
5
Kỹ sư ngành cấp thoát nước
05
Từ 2 năm – 10 năm
6
Kỹ sư chế tạo máy và thiết bị động lực
04
Từ 2 năm – 10 năm
7
Kỹ sư mỏ địa chất
05
Từ 5 năm trở lên
8
Kỹ sư chuyên ngành trắc đạc
05
Từ 5 năm trở lên
9
Kỹ sư thủy lợi
10
Từ 5 năm trở lên
10
Kỹ sư kinh tế xây dựng
20
Từ 2 năm – 10 năm
11
Kỹ sư các ngành khác
15
Từ 5 năm trở lên
12
Cử nhân tài chính kế tóan
20
Từ 2 năm – 10 năm
13
Cử nhân kinh tế khác
25
Từ 3 năm – 12 năm
14
Trung cấp xây dựng, Vật tư
25
Từ 5 năm trở lên
15
Trung cấp Tài chính, Quản trị kinh tế
14
Từ 5 năm trở lên
16
Có trình độ sơ cấp, đào tạo khác
10
Từ 1 năm – 10 năm
Tổng
250
Bảng số 7: Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp
TT
Công nhân theo nghề
Số lượng
Bậc thợ bình quân
1
Công nhân nề
201
4,25/7
2
Công nhân bê tông
65
4,5/7
3
Công nhân cốp pha
20
3,5/7
4
Công nhân mộc các loại
35
4,5/7
5
Công nhân sắt + Công nhân cốt thép
24
4,2/7
6
Công nhân cơ khí
12
4,5/7
7
Công nhân sơn vôi
30
3,5/7
8
Công nhân sản xuất VLXD
40
3,5/7
9
Công nhân vận hành máy thi công
28
3,8/7
10
Công nhân điện nước
12
3,5/7
11
Công nhân cầu đường
78
4,5/7
12
Các loại thợ khác
65
3,2/7
Tổng
610
Ngoài ra C.ty còn ký HĐ ngắn hạn và dài hạn trên 500 công nhân các loại để phục vụ cho các công trình (ngoài số CBCN biên chế chính thức nêu trên)
C - Bộ máy kế toán của Công ty.
Sơ đồ 6: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Thủ quỹ
KT ngân hàng kiêm KT tổng hợp
KT giá thành kiêm KT vật tư
KT TSCĐ kiêm KT thanh toán
Kế toán các xí nghiệp
1.Bộ máy kế toán:
a. Kế toán trưởng:
Có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong công ty. Kế toán trưởng giúp giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật về chế độ lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính, tín dụng, thanh toán. ngoài ra kế toán trưởng còn giúp giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế , tổ chức phân tích các hoạt động kinh doanh, phát hiện ra các khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện các chế độ hạch toán trong công tác bảo đảm cho hoạt động của công ty thu được hiệu quả cao.
b. Phó phòng kế toán :
Có nhiệm vụ đôn đốc các nhân viên và xử lý các công việc khác của kế toán trưởng, lập các kế hoạch tài chính, huy động nguồn vốn nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn được hợp lý và tiết kiệm. Kiểm soát các đơn vị nội bộ trong công tác tài chính và chấp hành chế độ chính sách của Nhà nước.
c. Các bộ phận kế toán :
Kế toán tài sản cố định và thanh toán: Khi có biến động tăng, giảm tài sản cố định, kế toán căn cứ vào chứng từ, hoá đơn hợp lý để phản ánh kịp thời chính xác, đầy đủ đồng thời ghi sổ các tài khoản liên quan. Căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại tài sản, kế toán tiến hành tính khấu hao phân bổ vào chi phí , lập bảng kê và báo cáo định kỳ, kiểm kê định kỳ và xử lý kết quả kiểm kê.
Thanh toán mọi khoản chi phí của khối văn phòng, thanh toán lương, bảo hiểm khi phòng tổ chức lao động tiền lương cắt séc mua hàng, nhập séc. Kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác số hiện có và tính biến động của vốn bằng tiền, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, ghi sổ các tài khoản liên quan, lập bảng kê chi tiết để báo cáo đồng thời có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp tình hình pháp sinh của các phần hành kế toán và lập báo cáo định kỳ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất, định kỳ lập báo cáo sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và thời hạn, tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ tiền mặt, ngoại tệ của doanh nghiệp của công ty, căn cứ vào các phiếu thu, chi kèm theo các chứng từ gốc có chữ ký đầy đủ để nhập hoặc xuất tiền và vào sổ quỹ một cách kịp thời.
Phòng kế toán ở Công ty thực hiện việc tổng hợp số liệu báo cáo của các đơn vị sản xuất trực thuộc là các xí nghiệp và hạch toán các nghiệp vụ chung toàn Công ty, lập đầy đủ các báo cáo kế toán định kỳ.
2. Các nhiệm vụ chính :
Phòng kế toán tại Công ty hiện tại gồm 5 người thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
a. Công tác tài chính:
Soạn thảo các quy chế quản lý tài chính cho nội bộ Công ty, trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước.
Lập kế hoạch và phương án thực hiện huy động và sử dụng các nguồn vốn, tài sản có hiệu quả.
Tham mưu với lãnh đạo Công ty thực hiện chủ trương đầu tư, liên doanh liên kết góp vốn cổ phần.
Thực hiện và kiểm soát sử dụng có hiệu quả vốn và quỹ của Công ty bảo tồn vốn của công ty.
Phân tích hoạt động tài chính của các Xí nghiệp, đội trực thuộc và của toàn công ty, từ đó kiến nghị khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
Thực hiện việc thành lập, sử dụng các quỹ tập trung theo quy định của Bộ tài chính.
Thực hiện báo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Tổng công ty.
Cấp phát và quản lý vốn đầu tư sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
b. Công tác hạch toán kế toán:
Tổ chức công tác hạch tóan kế toán, thống kê và bộ máy kế toán thống kê, phù hợp với sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và nguồn vốn kinh doanh, quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích kết quả của sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Tính toán và trích nộp đúng, đủ kịp thời các khoản nộp Ngân sách, các khoản nộp cấp trên, các quỹ để doanh nghiệp thanh toán, các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả, với các đơn vị thực thuộc và khách hàng theo các chứng từ hợp lệ.
Chủ trì tổ chức công tác kiểm kê, xác định , phản ánh kết quả kiểm kê và tham mưu cho lãnh đạo Công ty để xử lý tồn tại nếu có.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán.
c. Công tác thu hồi công nợ:
Thu thập các tài liệu hoàn chỉnh hồ sơ thu nợ của khách hàng (hợp đồng, thanh lý hợp đồng, tình hình thực hiện, đối chiếu và xác nhận nơ...)
Xây dựng kế hoạch thu nợ tháng, quý, năm
Lập phương án và phân loại theo nhóm khách nợ, phân theo tuyến, theo khu vực... Tổ chức quản lý hồ sơ khách nợ, theo dõi, cập nhật tài liệu, thường xuyên bổ xung diễn biến nợ của từng khách hàng vào hồ sơ.
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác thu nợ của từng giai đoan.
Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo xử lý các trường hợp nợ khó đòi, và triển khai thực hiện.
d. Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát:
Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài sản và vốn trong C.ty
Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý kinh tế tài chính
Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
e. Hướng dẫn, tổ chức, đào tạo:
Các phần việc được kế toán trưởng nghiên cứu và giao cho các nhân viên kế toán của phòng thực hiện, các nhân viên này sẽ chia nhau làm việc theo thông lệ: người này phụ trách tính lương và các khoản trích theo lương, người khác làm kế toán thanh toán ... để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, kết quả kế toán được kế toán trưởng kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước.
II. Đặc điểm về lao động tiền lương ở Công ty
T.cty đầu tư và phát triển nhà hà nội
C.ty đầu tư và phát triển nhà hn số 22
số : 862 / QĐ - CT22
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2005
Quyết định của giám đốc
Công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội số 22
(V/v: Ban hành Quy chế trả lương cho CBCNV khối văn phòng Công ty)
Giám đốc Công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội số 22
Căn cứ quyết định số 2863/QĐ- UB ngày 07 tháng 08 năm 1995 của UBND Thành phố Hà Nội quy định chức năng nhiệm vụ, quỳên hạn cho Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại;
Căn cứ Quyết định số 9079/QĐ-UB ngày 31/12/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên và bổ sung nhiệm cho Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội thành Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 22 thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.
Căn cứ công văn số 4320/LĐTBXH – TL ngày 29/12/1998 của Bộ lao động Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong Doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng lương khối văn phòng công ty ngày 04/08/2005;
Xét đề nghị của Phòng Tổ chức lao động – Tiền lương Công ty.
Quyết định
Điều 1: Ban hành theo Quyết định này bản Quy chế trả lương cho CBCNV khối Văn phòng Công ty”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2005.
Điều 3: Các Ông Phó Giám đốc, Trưởng các phòng và CBCNV khối văn phòng Công ty chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
T.cty đầu tư và phát triển nhà hà nội
C.ty đầu tư và phát triển nhà hn số 22
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc
Quy chế trả lương khối văn phòng
công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội số 22
(Ban hành kèm theo quyết định số :862/QĐ - CT22
ngày 01/06/2005 của Công ty)
Chương I
Đối tượng và nguyên tắc phân phối
Điều 1: Nguyên tắc chung:
Thực hiện phân phối theo lao động: Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động của từng người, những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, có mức độ phức tạp và đóng góp nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công y thì được trả lương cao và mức tiền lương được điều chỉnh theo từng thời điểm thích hợp, tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và nguồn thu của Công ty, không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 205/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của chính phủ;
Thang bậc lương tại Nghị định 205/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước là cơ sở để trích nộp, hưởng BHXH và xác định thời gian nâng bậc lương cho CBCNV;
Hệ số giãn cách giữa người có tiền lương cao nhất và người thấp nhất được xác định phù hợp với điều kiện của đơn vị, không phân phối bình quân và đảm bảo mức tiền lương thấp nhất không dưới mức tối thiểu theo quy định của Nhà nước;
Đối với trường hợp nghỉ phép, nghỉ việc riêng có lương được thanh toán theo chế độ cấp bậc lương cơ bản của Nhà nước;
CBCNV nghỉ ốm, thai sản hưởng lương do BHXH chi trả;
Mức lương chi trả theo Quy chế này bao gồm tiền lương đi làm trong và ngoài giờ hành chính, không được thanh toán làm thêm giờ, trừ trường hợp đặc biệt khi có sự yêu cầu của lãnh đạo và được sự chấp thuận của Giám đốc Công ty.
Điều 2: Đối tượng áp dụng:
Gồm những cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn đã được phân công, bố trí làm việc trong bộ máy khối văn phòng công ty bao gồm lao động tham mưu và lao động nghiệp vụ quản lý;
Lao động làm công tác bảo vệ, lễ tân, tạp vụ, lái xe, phục vụ... làm công việc ổn định không mang tính quản lý thực hiện chế độ lương khoán;
Những người không được sắp xếp công tác không được hưởng lương;
Những người nghỉ việc do chờ hưu, chờ chuyển công tác, ốm đau, thai sản không thuộc diện hưởng lương theo Quy chế này. Những trường hợp nói trên chỉ được hưởng lương cơ bản, trợ cấp lương trong thời gian nhất định do Giám đốc Công ty quyết định cụ thể về nguồn lương và mức lương;
CBCNV biên chế tại Công ty được cử đi công tác biệt phái, đi học tập trung dài hạn, tùy thuộc vào từng trường hợp, tính chất công việc, thời gian thực hiện, Giám đốc Công ty sẽ quyết định cụ thêt về nguồn lương, mức lương.
Những chuyên gia, chuyên viên làm việc theo hợp đồng có thời hạn sẽ có hợp đồng về tiền lương riêng;
Chương II
TRả lương theo công việc được giao gắn với trách nhiệm, mức độ phức tạp và số ngày công thực tế
Điều 1: Xác định đơn giá tiền lương được áp dụng trong tháng:
SQtv - SLK
ĐDNt =
SHi
Trong đó:
ĐDNt : Đơn gía tiền lương của khối văn phòng công ty áp dụng trong tháng.
Qtv : Qũy lương tháng khối văn phòng Công ty.
LK: Lương khoán khối văn phòng công ty.
Hi: Hệ số lương phức tạp của người thứ i
Điều 2: Xác định tiền lương cho từng CBCNV khối văn phòng Công ty:
ĐDNi x Hi x Ni
Ti =
Ngày công làm việc thực tế trong tháng
Trong đó:
Ti: Là tiền lương của người thứ i
ĐDNi: Là đơn giá tiền lương Công ty áp dụng trong tháng thứ i
Hi: Hệ số lương phức tạp của người thứ i
Ni: Ngày công làm việc thực tế của người thứ i
Điều 3: Quy định hệ số lương (Hi) của lãnh đạo Công ty và CBCNV khối văn phòng:
Hệ số lương lãnh đạo Công ty và các chức danh quản lý phòng:
(Phụ cấp chức vụ của cán bộ đã được xét để tính trong hệ số lương Hi)
TT
Chức danh
Hệ số phức tạp (Hi)
1
Giám đốc
14
2
Phó giám đốc
11
3
Trưởng phòng TCKT
10
4
Trưởng phòng KHKT, HCTC, DA
9
5
Phó phòng HCTC, Phó phòng TCKT
8
6
Phó phòng KHKT, DA
7
Hệ số lương năng lực chuyên môn của nhân viên, nghiệp vụ các phòng:
Tiêu chuẩn đánh giá: Căn cứ vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc chia thành 04 bậc và theo các mức sau:
TT
Trình độ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
1
Đại học, trên đại học
3,0 – 3,5
4,0 – 4,5
5,0 – 5,5
6,0 – 6,5
2
Trung cấp, Cao đẳng
2,0 – 2,5
3,0 – 3,5
4,0 – 4,5
5,0 – 5,5
Bậc 1: Là CBCNV được tuyển vào làm việc tại khối văn phòng công ty, mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp , chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn được phân công. Trong thời gian tập sự là 01 năm được hưởng lương theo Bậc 1 của Quy chế.
Bậc 2: Có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn, đã qua thời gian tập sư.
Bậc 3: Có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công, có thể chủ động giải quyết được công việc thuộc lĩnh vực được giao hoặc kiêm nhiệm một số công việc khác.
Bậc 4: - Có trình độ năng lực tốt, thực hiện các công việc có tính chất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
- Có khả năng làm việc độc lập kể cả với các chuyên gia, trực tiếp xử lý và giải quyết các công việc khó một cách có hiệu quả.
- Có khả năng giải quyết tốt các công việc ngoài chuyên môn liên quan.
Điều 4: Mức độ hoàn thành công việc được giao tính theo hệ số sau:
Loại A =1,2
Loại B =1,0
Loại C =0,8
Loại A: Hoàn thành xuất sắc công việc được giao, gương mẫu chấp hành quy chế, quy định của Công ty.
Loại B: Hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt nội quy, quy chế của Công ty
Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ dưới mức trung bình hoặc vi phạm Quy chế của Công ty, quy định của pháp luật.
Chú ý : Việc bình xét A,B,C hàng tháng do Trưởng các phòng kết hợp với Tổ trưởng Công đoàn xác định ( theo mẫu gửi kèm theo Quy chế này)
Điều 5: Quy định cách đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành công việc:
Việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao dựa trên cơ sở tập thể phòng đánh giá, nhận xét trong các cuộc họp hàng tháng. Trưởng các phòng có trách nhiệm đánh giá, tổng hợp và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của Phó phòng và CBNV thuộc phòng mình quản lý, đề nghị Hội đồng lương Công ty phê duyệt.
Gíam đốc Công ty đánh giá phân loại kết quả hoàn thành nhiệm vụ cho các Phó Giám đốc, Trưởng các Phòng công ty.
Chương III
Tổ chức thực hiện
Điều 1: Thời gian nâng bậc chức danh:
Hàng quý, Hội đồng lương sẽ xem xét nâng hạ bậc chức danh cho CBCNV dựa trên Biên bản, đề nghị của Phòng trực tiếp quản lý lao động.
Điều 2: Thời gian xét nâng bậc lương:
Theo Nghị định 205/NĐ - CP cho CBCNV được tiến hành thường xuyên hàng năm theo quy định của Nhà nước.
Điều 3:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0396.doc