Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên

Công ty có thể chia lao động thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn) và lao động tạm thời. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ với Nhà nước được chính xác.

+ Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất:

Công ty có thể phân loại thành lao động trực tiếp sản xuất: Như cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng máy móc, công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện lao vụ, dịch vụ. Những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu.).

Và phân loại thành lao động gián tiếp sản xuất: Như nhân viên kỹ thuật, nhân viên hướng dẫn kỹ thuật nhân viên quản lý kinh tế.

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112, TK 138 Chương 2: Tình hình thực tế về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên 2.1- Tổng quan về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên. Công ty cổ phần đầu tư và thương maị thiên cường là một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là là kinh doanh lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước giảI khát đặc biệt là phân phối rượu vodka. Công ty có trụ sở chính đóng tại số 63 đường TháI Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên. Xuất phát từ yêu cầu và sự thích ứng với nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, hiện nay theo đăng ký kinh doanh, Công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau: - Kinh doanh lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước giảI khát, rượu bia, hàng giảI dụng, hàng may mặc, mua bán thuốc lá( không bao gồm kinh doanh quán bar). - Dịch vụ xúc tiến thương mại. - Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá. - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. - Kinh doanh các ngành nghề khác được pháp luật cho phép 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên (sơ đồ 1) - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động của công ty mình, có trách nhiệm tổ chức áp dụng những phương pháp công nghệ mới vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. - Các phó giám đốc : chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả của bộ phận mình phụ trách, đồng thời cùng với giám đốc bàn bạc kế hoạch kinh doanh của công ty. - Phòng tài chính kế toán: thống kê và lập kế hoạch tổng hợp cho công ty, thực hiện các chính sách và chế độ kế toán của Nhà nước. + Cửa hàng: Có trách nhiệm bày bán và giới thiệu sản phẩm . Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm tổ chức những kết quả phân phối sản phẩm, cuối mỗi tháng báo cáo cho phó giám đốc phụ trách về kết quả bán hàng của toàn Công tyỉTong phòng kinh doanh còn có + Các nhân viên KInh doanh + Các nhân viên kinh doanh các tỉnh + Các nhân viên nữ chăm sóc khách hàng Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ, nửa tập trung nửa phân tán, có tính khoa học phù hợp với một đơn vị làm xuất nhập khẩu đại diện cho địa phương và điều kiện môi trường kinh doanh như thành phố Hà Nội. Tạo điều kiện tập trung những chuyên gia và cán bộ giỏi trong từng lĩnh vực, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như phát huy khả năng sáng tạo của từng cá nhân. Ban giám đốc có thể tuỳ cơ ứng biến trong việc sử lý công việc. Mỗi phòng đều có trưởng phòng, phó phòng và số lượng nhân sự. Sơ đồ công ty được kháI quát như sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Cửa hàng Phòng kinh doanh NV kinh doanh các tỉnh Cácnhân viên Kinh doanh NV nữ SC khách hàng NV nữ CS khách hàng 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên. * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ 2) Như vậy, Phòng Kế toán Công ty gồm : 01 Kế toán trưởng, 01 Phó kế toán trưởng và 09 kế toán viên phụ trách từng mảng cụ thể kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng và thu vốn, kế toán tạm ứng và thanh toán, kế toán tiền lương và bảo hiểm, kế toán TSCĐ, 01 kế toán các chi nhánh( tỉnh), kế toán thuế và nhật ký chung. Ngoài ra có 01Thủ quỹ làm nhiệm vụ giữ tiền mặt của Công ty, hàng ngày lập bảng kê giao nhận chứng từ, xác định số tiền tồn quỹ cuối ngày. Các đơn vị trực thuộc đều có kế toán riêng thực hiện độc lập công tác TCKT ở đơn vị đó, hàng kỳ gửi báo cáo về phòng TCKT để tập hợp. Là một doanh nghiệp nhà nước tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bộ máy kế toán của Công ty thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh dưới hình thức tiền tệ, hạch toán chi tiết các chi phí và tình hình doanh thu của quá trình hoạt động kinh doanh. Từ đó nắm bắt được những thông tin chính xác cung cấp kịp thời cho ban quản lý của Công ty giúp ban quản lý có cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh, để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Hàng ngày, tại phòng kế toán của Công ty tập hợp các số liệu chứng từ các nghiệp vụ phát sinh đưa lên từ các bộ phận để cập nhật số liệu * Chế độ kế toán tại công ty CP đầu tư và thương mại Cường Thiên. Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ ( sơ đồ 3 ) Công ty áp dụng chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Kì kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam Đồng (VNĐ). - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Phương pháp khấu trừ. 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty CP đầu tư và thương mại Cường Thiên. 2.2.1. Nguyên tắc chung trả lương cho CBCNV. - Phải trả đủ lương và phụ cấp cho CBCNV của Công ty theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi CBCNV được hưởng lương theo định 28/CP ngày 28/03/1997, thông tư số 05/2006/TT - BLĐTBXH ngày 29/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội. - Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các CBCNV đang làm việc trong doanh nghiệp được hưởng theo hệ số lương riêng của Công ty (hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức công việc được giao. - Chế độ lương khoán sản phẩm, khoán đất lượng nhằm gắn nhiệm vụ của người lao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ sở quỹ lương được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức khoán gọn cho đơn vị đối với công việc có định mức Công nhân hỗ trợ cho sản xuất, nhân viên kinh doanh, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, được thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành. 2.2.2. Các hình thức trả lương cho CBCNV. 2.2.2.1. Lương khoán sản phẩm. *. Quy định về đơn giá tiền lương. Đơn giá cấp bậc. ĐGLCB = {eq\f(450.000xHSL;26)} Trong đó : ĐGLCĐ: Tiền lương cấp bậc 1 công . 450.000: Mức lương tối thiểu. HSL: Hệ số lương. Đơn giá lương tối thiểu: ĐGLTT = {eq\f(450.000(1+KCL);26)} Trong đó: KCL: Hệ số CL tính theo mức độ hoàn thành KH KCL từ 01 -> 05 Đơn giá sản phẩm (ĐGSP) xác định đơn giá sản phẩm căn cứ vào định mức lao động có kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. ĐGSP = ĐM x LCBCV (1 + KCL) Trong đó: ĐM : Là định mức lao động tính bằng giờ, hoặc ngày LCBCV: lương cấp bậc công việc. *. Khoán sản phẩm lẻ: Đối tượng áp dụng cho các phòng kinh doanh, các nư chăm sóc khách hàng trên cơ sở lương hoàn thành toàn bộ hay quy ước. + Định mức. + Đơn giá trả lương cho từng công việc sản phẩm. Tiền lương = Đơn giá sản phẩm của từng việc thực tế x Định mức Định mức lao động ở đây do nhà nước quy định cho từng công việc được quy ra các công việc đã làm thực tế. Chẳng hạn lương của ông Trần Anh Tuấn – nhân viên bán hàng được tính như sau: - Số ca máy làm việc: 26 ca . - Đơn giá tiền công 1 ca bán hàng: 20.045đ/ ca . Số tiền lương ông Trần Anh Tuấn đựoc lĩnh : 26 x 20.045 = 521.170đ. *. Lương khoán sản phẩm tập thể. - Đối tượng áp dụng: Cho một tập thể trong Công ty như các nhân viên chăm sóc khách hàng. - Quỹ lương khoán của các nhân viên kinh doanh, sau khi chi trả lương thời gian làm khoán (trích trên lương tối thiểu và tính trên hệ số lương) của cá nhân. Đối với Công ty thông thường trả cho CNCNB 100% lương. Sau khi trừ đi khoản lương thời gian còn lại bao nhiêu sẽ được tính lương năng suất chất lượng. - Hàng ngày đội trưởng hay tổ nhóm căn cứ vào khả năng chăm sóc khách hàng của các nhân viên, để phân công công tác để đảm bảo công tác sản xuất. Cuối ngày làm việc chấm công năng suất chất lượng cho tổ viên, người có năng suất cao, chất lượng tốt được cộng thêm, người có năng suất thấp thì hưởng lương ít hơn hoặc bị trừ công. Mỗi tháng tổ trưởng, đội trưởng phải gửi bảng chấm công lần 1 để phòng tổ chức kế toán biết để tính lương tạm ứng. Cuối tháng tổng kết vào bảng chấm công để thanh toán lương (cột cộng lương sản phẩm). - Cơ sở để lập quỹ lương khoán là dựa trên phiếu giao việc, số công việc thực tế và đơn giá lương sản phẩm kế hoạch. * Tính lương cho cá nhân: Tiền lương = {eq\f({eq\a(Tổng số tiền lương sản phẩm của cả đội)}x {eq\a (Ngay công làm việc thực tế của từng cá nhân};Tổng số sản phẩm thực tế của cả đội trong tháng)} Trong đó: Tổng số tiền lương; sản phẩm của cả đội = Tổng số tiền lương; chi trong tháng - Tổng số lương; phân phối lần I Tổng số tiền lương; chi trong tháng = Tổng số tiền trên phiếu; giao việc nghiệm thu; và thanh toán + Tổng số tiền; nghỉ phép việc riêng; trách nhiệm Tiền lương sản phẩm chi trả cho CBCNV ở đây chính là số tiền năng suất, chất lượng người nào làm được nhiều công trong tháng sẽ được hưởng nhiều tiền công và ngược lại 2.2.2.2. Lương thời gian: Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho những người làm công tác quản lý công tác hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm: Cán bộ các phòng ban, công nhân viên văn phòng lực lượng lao động gián tiếp. Tiền lương = ĐGLCB [ Công sản xuất * (1+ KCL) + VK + P] +LTN Trong đó: Csx: Công sản xuất KCL: Hệ số lương chất lượng LTN: Lương trách nhiệm VK: Công việc khác, trực dự phòng. P: Công nghỉ phép, việc riêng có lương + Hệ số lương chất lượng và lương trách nhiệm. Hệ số lương chất lượng. KCL = 0.5: Công nhân viên hướng chế độ lương thời gian ở các đội, tổ, phòng ban, cán bộ chuyên trách đoàn thể. KCL = 0,3: Nhân viên nhà trẻ mẫu giáo, công nhân thử việc. + Lương trách nhiệm được tính trên mặt bằng lương tối thiểu của Công ty thường ở Công ty hưởng lương trách nhiệm theo hệ số trách nhiệm và ngày công trực tiếp công tác. * Quy định hệ só trách nhiệm: KTN Chứng danh bộ phận 1,0 Giám đốc 0,7 Phó giám đốc, kế toán trưởng, Kinhdoanh 0,5 Trưởng phòng,ban, đội trưởng đội chăm sóc khách hàng 0,3 Phó phòng, ban, phó tổ đội trưởng , nhóm * Trả lương ngày nghỉ chế độ: - Nghỉ lễ tết theo quy định của Nhà nước, nghỉ mát, nghỉ phép được trả lương cơ bản không hệ số của Công ty. - Nghỉ ốm, nghỉ trông con ốm, nghỉ thực hiện các biện pháp sinh đẻ kế hoạch, nghỉ trống con ốm, nghỉ thực hiện các biện pháp sinh để kế hoạch, nghỉ thai sản được trả 25% tiền lương cơ bản vào quỹ BHXH để thực hiện chế độ BHXH như ốm, con ốm, thai sản, hưu trí cho người lao động khi người lao động nghỉ hữu. * Trả lương cho các trường hợp khác. - Người lao động làm đủ ngày công, đủ định mức nhưng do bản thân tự nguyện làm thêm giờ (không do phụ trách yêu cầu) thì số giờ làm thêm đó được tính như ngày đi làm bình thường có hưởng hệ số của Công ty. - Làm thêm ca 3 mỗi giờ thêm 5.000đ/giờ. Hoặc khoán công trong công việc cụ thể cần giải phóng mặt bằng thay những công việc phù trợ cho những công việc ngày hôm sau. Công ty còn áp dụng các hình thức khen thưởng. Vượt số lương, đảm bảo chất lượng, khen thưởng từ 50.000 - 100.000 đ/người trong một nhóm. Khen thưởng lao động tiên tiến 100.000đ/người. 2.2.3. Tổ chức hạch toán lao động, tiền lương phải trả trong Cty. 2.2.3.1. Lương khoán sản phẩm tập thể. - Chứng từ xác định tiền lương cho CNV dựa trên bản chấm công của đội, xác định phiếu giao việc, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành . Bảng chấm công là chứng từ theo dõi thời gian làm việc của mỗi công nhân. Bảng chấm công được lập theo từng tổ, phòng ban và do tổ trưởng chấm cuối tháng bảng chấm công gửi lên phòng tổ chức xét duyệt và là cơ sở để lập bảng công tháng cho từng tổ, đội. Sau khi lập bảng công cho tong phòng tổ, đội , kế toán tiến hành tính lương cho mỗi cá nhân trong đội. Kế toán tiến hành lập bảng lương cho . Theo phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành: 13.669.000đ. Lương nghỉ phép 169.100 Lương nghỉ việc riêng 68.800 Lương trách nhiệm 157500 Tổng lương cả tháng của toàn nhóm 14.064.400 Cụ thể theo bảng chấm công trong tháng 05/2008 (Bảng 1) của nhóm, có 2 nhân viên nghỉ phép, 1 nhân viên nghỉ việc riêng * Lương nghỉ phép = {eq\f(lương cơ bản ; 26} x Số công phép (nghỉ việc riêng) - Anh Trương Văn Cương trong tháng nghỉ phép 5 ngày nên số lương phép l Lương thời gian nghỉ phép = x 5 = 564.960đ - Anh Nguyễn Duy Tiến trong tháng nghỉ phép 2 ngày. Lương thời gian nghỉ phép = x 2 = 210.522,5đ. * Lương nghỉ việc riêng. Anh Hoàng Quốc Nguyên trong tháng nghỉ 3 ngày việc riêng Lương nghỉ việc riêng =x 3 = 315.479,448đ * Lương trách nhiệm Lương trách nhiệm = Csx x ĐGLTT x KTN Ông Bùi Mạnh Cường là đội trưởng nên hưởng hệ số lương trách nhiệm là 0,5 do vậy ông có lương trách nhiệm như sau. = {eq\f (26x450.000(1+0.5) ; 26)} x 0,5 = 157.500 Tính lương sản phẩm của Công ty, Công ty tính sản phẩm cuối cùng cho các đội rồi dưới các đội tự phân chia lương cho nhau. Phòng kế toán Công sẽ chia tiền lương cho đội theo số liệu bảng khối lượng thanh toán của từng phần việc cụ thể giao cho đã được hoàn thành. Dựa trên lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người để tính lương phân phối lần I cho từng người. Lương phân phối lần I = {eq\f(lương cơ bản ; 26} x Ngày công làm việc thực tế Ông Bùi Mạnh Cường có số lương phân phối lần I như sau: Lương phân phối lần I = x 26 = 1.370,670đ Tương tự các công nhân khác cũng tính như vây. Ta sẽ có tổng số lương phân phối lần I = 5.154.000 đ Sau khi số tiền trên bảng khối lượng thanh toán trừ đi tổng số tiền phân phối lần I cuả đội sẽ là tổng số năng suất của cả đội. Tổng số năng suất của cả đội = 14.064.400 - 5.154.000 = 8.910.400đ Năng suất bình quân cả đội là = {eq\f(8.910.400 ; 224)} = 39.800đ Ta sẽ có: = 39.800 x 21( ngày công) = 835.800 = 39.800 x 26 = 1.034,800đ. Tương tự cũng được tính với các công nhân khác trong đội. Như vậy ta tính được tổng số tiền lương được lĩnh cả tháng của từng CNV như sau. Ông Bùi Mạnh Cường có tổng số lương là. 1.370,670 + 1.034,800 + 157,500= 2.567.970đ. Các khoản giảm trừ: - Nộp 1% bảo hiểm y tế (tính trên lương cơ bản): = 1% x 450.000 x 3,05 = 13.725đ - Nộp 5% bảo hiểm xã hội (tính trên lương cơ bản): = 5% x 450.000 x 3,05 = 68.625đ. Tổng các khoản giảm trừ = 13.725 + 68.625 = 82.350đ Tổng số tiền thực lĩnh của Ông Bùi Mạnh Cường là: = 2.567.970 - = 82.350 = 2.485.620đ Căn cứ vào số tiền lương của từng cá nhân trong đội, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho toàn đội (số lương của từng cá nhân sẽ được ghi tương ứng vào các cột trên bảng tính lương toàn đội) (Bảng 2). Phòng Kế Toán sẽ căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng thanh toán tiền lương toàn đội để trả lương cho các cá nhân. Đồng thời dựa vào số liệu tổng cộng này để lập Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty. 2.2.3.2. Lương thời gian. Đối với nhân viên hỗ trợ sản xuất như nhân viên kinh doanh, nhân viên chăn sóc khách hàng của Công ty được trả lương theo thời gian và được trả dưới nhiều dạng như lương trách nhiệm Chứng từ hạch toán lao động gồm có: - Bảng chấm công. - Phiếu báo làm thêm giờ. ở những bộ phận này hàng tháng mỗi phòng có một bảng chấm công riêng, trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng có nhiệm vụ chấm, theo dõi thời gian làm việc của công nhân viên trong phòng để lập bảng chấm công và chứng từ có liên quan cho trưởng phòng tổ chức xem xét và ký duyệt vào cuối tháng. Sau khi ký duyệt trưởng phòng tổ chức chuyển bảng chấm công và các giấy tờ khác về Phòng Kế Toán để kế toán tiền lương lập bảng tính trả lương cho từng phòng, ban và từng công nhân viên.Nhìn vào bảng chấm công tháng 5/2008 của phòng kế kinh doanh (Bảng 3) ta thấy. * Bà Phạm Lê Anh là trưởng phòng nên hưởng hệ số lương TN là 0,5 Lương trách nhiệm = Csx x ĐGLTT x KTN = 26 x ĐGLTT = {eq\f(450.000(1+KCL);26)} x 0,5 = 26 x ĐGLTT = {eq\f(450.000(1+0,5);26)} x 0,5 = 26 x 25.894 x 0,5 Lương thời gian = x Ngày công làm việc thực tế = 336.622đ = x 26 = 1.370,670 Lương khoán chất lượng = Csx x ĐGLtt x Kkcl = 26 x 25.894 x 0,5 = 336.622 Tổng lương của Bà Phạm Lê Anh = 1.370,670 + 336.622+336.622 = 2.043.670đ Các khoản khấu trừ. - Tạm ứng = 65% x 450.000 x 3,05 = 892.125đ - Trừ 1% BHYT = 1% x 450.000 x 3,05 = 13.725đ Trừ 5% BHXH = 5% x 450.000 x 3,05 = 68.625đ Tổng các khoản khấu trừ = 974.375đ Số tiền thực lĩnh kỳ II của Bà Phạm Lê Anh = 2.043.375 – 974.375 = 1.069.000đ Tương tự các nhân viên khác phòng kinh doanh cũng tính tương tự. Sau khi đã tính lương cho cá nhân kế toán tiền lương thành lập bảng thanh toán lương của cả phòng lên sổ tổng hợp của mình (số lương của từng cá nhân sẽ được ghi tương ứng vào các cột trên bảng tính lương cả phòng) (Bảng 4). Phòng kế toán sẽ căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng thanh toán tiền lương toàn đội để trả lương cho các cá nhân. 2.2.4. Chi trả lượng cho CBCNV trong Công ty. Công ty thanh toán lương cho CBCNV hàng tháng làm 2 kỳ. * Kỳ I (hay còn goi là kỳ tạm ứng): Tạm ứng lương vào ngày 26 hàng tháng Kỳ II: Thanh toán lương kỳ II vào đầu những ngày đầu tháng sau kể từ ngày 6 đến ngày 10 tháng sau. Cụ thể: * Kỳ tạm ứng: Căn cứ vào Quyết định của Giám đốc, kế toán tiền lương tiến hành trả tiền tạm ứng cho CNV theo công thức. Tam ứng lương = 65% x tổng quỹ lương cơ bản của Công ty. Tiền tạm ứng được chia theo tổ, phòng, ban. Căn cứ vào số tiền thanh toán tạm ứng kế toán tiến hành lập phiếu chi, căn cứ vào phiếu chi, các bảng thanh toán tạm ứng của tổ, phòng ban, thủ quỹ tiến hành chi. Phiếu chi Ngày 26/2/2008 Quyển số Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận: Phạm Lê Anh Địa chỉ: Phòng kinh doanh Lý do chi: Trả lương kỳ I – Tháng 02/2008 cho CBCNV Số tiền: 2.440.600 VNĐ (Viết bằng chữ) Hai triệu bốn trăm bốn mươi ngàn sáu trăm đồng chẵn. Kèm theo chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền. Thủ trưởng (Ký, dấu) Kế toán trưởng Ký, họ tên Người lập Ký, họ tên Thủ quỹ Ký, họ tên Người nhận tiền Ký, họ tên Kỳ II: Căn cứ vào bảng lương tháng của từng đội, từng bộ phận, phòng kế toán tiền lương tiến hành tổng hợp thanh toán tiền lương, kế toán tiền lương sẽ tổng hợp theo từng bộ phận, sau khi được sự đồng ý của kế toán trưởng, Giám đốc sẽ chuyển bảng tổng hợp cho kế toán thanh toán để lập phiếu chi. Số tiền kỳ II được xác định: Số tiền được lĩnh Kỳ II = Tổng số tiền lương phải trả - Số tiền CBCNV đã tạm ứng - Số tiền các khoản phải trừ vào lương Do đặc điểm của công ty nên số lao động ngoài danh sách được bổ xung thường xuyên nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành. Nên Công ty đã ký hợp đồng ngắn hạn đối với một số công nhân viên ngoài danh sách. Do đặc điểm như vậy nên họ không được hưởng các khoản chế độ cũng không phải chi trả đóng góp các khoản BHXH, BHYT trừ vào lương. Mà hầu như tiền công của họ dựa trên lương khoán. Đối với các công nhân ngoài danh sách thì kế toán cuối tháng lập phiếu chi và kế toán tiền lương sẽ trả lương cho họ. Phiếu chi Ngày 31/2/2008 Quyển số Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận: Hồ Hữu Nguyên Địa chỉ: nhân viên(HĐ) Lý do chi: Trả lương theo hợp đồng khoán lao động Số tiền: 750.000 VNĐ (Viết bằng chữ) Bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn Kèm theo chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền. Thủ trưởng (Ký, dấu) Kế toán trưởng Ký, họ tên Người lập Ký, họ tên Thủ quỹ Ký, họ tên Người nhận tiền Ký, họ tên 2.2.5. Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào số liệu lương tổng hợp từ các bảng tính lương của các bộ phận, phòng ban, tổ đội trong Công ty để lập bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ thống kê về lao động tiền lương. Sau đó dựa vào số liệu của bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty này, kế toán sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương mục đích dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT và KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động. Số liệu của bảng phân bổ được sử dụng để ghi vào các bảng kê, chứng từ ghi sổ và các số kế toán có liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ dịch vụ hoàn thành. 2.2.6. Kế toán tiền lương và các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ. * Tài khoản sử dụng: - TK 334: Tài khoản "phải trả công nhân viên". Tài khoản được sử dụng để phản ánh số tiền thanh toán với tất cả cán bộ, công nhân viên trong danh sách Công ty. TK 335: Tài khoản "chi phí phải trả". Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền thanh toán cho công nhân lao động theo hợp đồng. - TK 338 - để phản ánh số tiền thanh toán các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT và Kinh phí công đoàn của Công ty. Ví dụ: căn cứ vào bảng tổng hợp phân bổ tiền lương tháng 2/2008 (bảng 5) kế toán ghi Nợ TK 622: 150.520.640 đ Có TK 334: 150.520.640 đ 2.2.7. Trích nộp, thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ Căn cứ vào tổng qũy lương, kế toán lương tiến hành trích 25%. Trong đó: - 19% tính vào chi phí + 15% BHXH. + 2% BHYT + 2% KPCĐ. - 6% trừ vào lương. + 1% BHYT + 5% BHXH Tính tiền lương cơ bản của CBCNV trong danh sách Công ty. Cuối tháng căn cứ vào mức cần thiết phải nộp kế toán tiền lương tiến hành thủ tục đem nộp cho BHXH của Thành phố bằng tiền mặt hoặc uỷ nhiệm chi. Ví dụ: căn cứ số liệu bảng 5 kế toán ghi Nợ TK 627: 22.578.096 đ Có TK 338(3): 22.578.096 đ Chương 3: Một số ý kiến nhận xét công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần đầu tư và thương mại cường thiên 3.1. Những ưu điểm và những vấn đề tồn tại. Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại cường thiên, em có một vài nhận xét sau: 3.1.1. Các ưu điểm của Công ty . *. Tình hình quản lý và sử dụng lao động Trong điều kiện hiện nay, việc quản lý hợp lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa người lao động với tư liệu lao động, môi trường lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý lao động, Công ty đã cố gắng ngày một hoàn thiện công tác quản lý lao động sao cho hợp lý hơn. Năm 2008, Công ty đã ký hợp đồng lao động dài hạn cho 6 người tăng 2,51% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBCNV hợp đồng làm việc trong Công ty chưa lâu nhưng đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, tạo được sự tin tưởng với Công ty. Có được điều này một phần là do sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân người lao động, một phần là do sự giúp đỡ của Công ty đã tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Trong năm 2008, Công ty đã ký thêm 13 hợp đồng lao động ngắn hạn tăng 9,3% so với năm 2007. Hiện nay, do thị trường sức lao động đang bị dư thừa nên giá cả sức lao động cũng trở nên rẻ mạt, các Công ty đều tận dụng cơ hội này để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất, tăng doanh thu, tăng thu nhập cho CBCNV trong danh sách của Công ty. Việc tăng thêm các hợp đồng lao động ngắn hạn cũng là một dấu hiệu tốt báo hiệu Công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên đối với những người lao động theo hợp đồng ngắn hạn họ không phải đóng các khoản BHXH, KPCĐ và họ cũng không được hưởng một khoản trợ cấp nào khi ốm đau, tai nạn lao động Công ty cần phải xem xét đến các trường hợp này để đảm bảo an toàn cho người lao động có như thế người lao động mới có thể yên tâm làm việc và đóng góp hết khả năng lao động của mình. *Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cường Thiên. Công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng như các phần hành khác luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các chế độ về lương, thưởng, phụ cấp ... của Nhà nước luôn được thực hiện đầy đủ và chính xác. Công việc tổ chức tính lương và thanh toán lương được làm tốt. Theo em, việc tổ chức hệ thông sổ là khá đầy đủ, hoàn thiện với việc ghi chép số liệu trung thực và khách quan theo đúng quy định của Nhà nước *Về việc tổ chức tính lương và thanh toán lương cho CBCNV: Công ty luôn nhận thức được chi phí nhận công là một trong 3 khoản mục chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm nên kế toán tiền lương cũng như kế toán các phần hành khác luôn ý thức được trách nhiệm của mình là tính đủ, kịp thời tiền lương cho người lao động. Ngoài ra, Công ty còn khuyến khích công nhân hoàn thành tốt công việc bằng cách tăng tiền thưởng, tiền bồi dưỡng các cán bộ đi công tác xa và làm những công việc hao tổn nhiều sức lực. *Về việc quản lý và sử dụng các quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: Xây dựng quỹ tiền lương để trả CBCNV Công ty thường căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch, căn cứ vào lợi n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6297.doc
Tài liệu liên quan