Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long

 

Mở đầu 1

Chương I: Lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất 2

I. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 2

1. Khái niệm về tiền lương 2

2. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 2

3. Theo chế độ hiện hành các khoản trích theo lương gồm có 3

3.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) 3

3.2. Bảo hiểm y tế (BHYT) 4

3.3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 5

II. Quỹ tiền lương và các hình thức trả lương 5

1. Khái niệm quỹ tiền lương 5

2. Các hình thức trả lương 6

2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 6

2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 7

III. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 8

1. Nội dung kế toán tiền lương 8

1.1. Chứng từ sử dụng 8

1.2. Tài khoản kế toán sử dụng 9

1.3. Phương pháp hạch toán tiền lương 9

2. Nội dung kế toán các khoản trích theo lương 11

2.1. Chứng từ kế toán sử dụng 11

2.2. Tài khoản sử dụng 11

2.3. Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương 13

Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần may Thăng Long 14

I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần may Thăng Long 14

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 14

2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 15

3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần may Thăng Long 16

3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty 17

3.2. Chức năng các phòng ban trong Công ty 18

4. Đặc điểm tổ chức kế toán và công tác tổ chức kế toán 19

4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 19

4.2. Đặc điểm công tác kế toán và hình thức sổ kế toán tại Công ty 21

II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần may Thăng Long 22

1. Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần may Thăng Long 22

1.1. Nội dung kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần may Thăng Long 22

1.2. Phương pháp trả lương tại Công ty Cổ phần may Thăng Long 23

a) Hình thức trả lương theo thời gian 23

b) Hình thức trả lương theo sản phẩm 24

2. Kế toán tiền lương 26

2.1. Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương 26

2.2. Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương tại Công ty 26

2.3. Sổ kế toán sử dụng 27

2.4. Phương pháp hạch toán tiền lương 27

3. Nội dung các khoản trích theo lương 28

3.1. Các khoản trích theo lương 28

3.2. Chứng từ sử dụng 30

3.3. Tài khoản sử dụng để hạch toán các khoản trích theo lương 30

3.4. Sổ kế toán sử dụng 31

3.5. Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương 31

Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần may Thăng Long 32

I. Đánh giá chung về Công ty Cổ phần may Thăng Long 32

1. Những ưu điểm 32

1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32

1.2. Về trang thiết bị phục vụ sản xuất 32

1.3. Về công tác tổ chức trong phòng Tài chính - Kế toán 33

1.4. Về sổ sách kế toán và các chứng từ sử dụng trong Công ty 33

1.5. Về công tác đảm bảo đời sống chính sách cho cán bộ công nhân viên 33

2. Những nhược điểm 34

2.1. Về hình thức ghi sổ mà Công ty áp dụng 34

2.2. Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân 34

2.3. Về việc chấm công làm cơ sở để tính toán tiền lương cho công nhân viên 34

2.4. Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao 35

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần may Thăng Long 35

1. Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân 35

2. Công tác kế toán cần được ứng dụng tin học một cách đồng bộ 36

3. Đầu tư thêm máy móc thiết bị thiết bị phục vụ cho công việc tính lương 36

4. Nâng cao trình độ lành nghề của công nhân 36

5. Cần khen thưởng kịp thời và xử phạt nghiêm minh 37

Kết luận 38

Tài liệu tham khảo

Phụ lục.

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4625 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản có liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - BHXH phải trả cho công nhân viên. - KPCĐ chi tại đơn vị - Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý. - Các khoản đã trả đã nộp khác. Bên có: - Phản ánh giá trị thừa chờ giải quyết( Chưa xác định rõ nguyên nhân) - Phản ánh giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân tập thể( trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Các khoản thanh toán với công nhân về tiền nhà., điện nước ở tập thể. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Các khoản khác phải trả. Số dư bên có: - Số tiền còn phải nộp, phải trả. - BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích nhưng chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ cho đơn vị mà chưa chi hết. - Giá trị tài sản thừa phát hiện còn chờ giải quyết. Số dư bên nợ: - Phản ánh số tiền đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH, BHYT, KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, TK112, TK138, TK 431 2.3 Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương. - Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622, 627, 641, 642. Có TK 338: - TK 3382 - TK 3383 - TK 3384 - Khấu trừ vào lương của công nhân viên các khoản BHXH, BHYT: Nợ TK 334: Bằng 6% lương cơ bản của công nhân viên Có TK 3383: BHXH bằng 5% lương cơ bản của công nhân viên Có TK 3384: BHYT bằng 1% lương cơ bản của công nhân viên - Nộp BHXH, mua BHYT, nộp KPCĐ cho cơ quan quản lý. Nợ TK 3382: Bằng 2% lương cơ bản Nợ TK 3383: Bằng 20% lương cơ bản Nợ TK 3384: Bằng 3% lương cơ bản Có TK 111, 112 - Tính BHXH phải trả cho công nhân viên( Khi ốm đau, thai sản,) Nợ TK 3383 Có TK 334 - Chi quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị kế toán ghi: Nợ TK 3382 Nợ TK 3383 Có TK 111, 112 - Khi thanh toán BHXH cho cán bộ công nhân viên kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 chương II Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long I. Giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công Ty Cổ Phần May Thăng Long. Tên giao dich:Thang Long Garment Company Tên viết tắt:THALOGA Trụ sở chính: 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng- Hà Nội Tel: (84-4) 8623372, 8622142, 6240592 Email: Thaloga@fpt.vn Công ty may Thăng Long trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt nam. Được thành lập ngày 08- 05-1958 theo quy định của Bộ Ngoại Thương với tên gọi ban đầu là Công ty May Xuất khẩu và đây là Công ty May Xuất khẩu đầu tiên của Việt nam. Tổng số cán bộ công nhân viên ngày đầu là 28 người trong đó có 20 công nhân và 8 cán bộ do đồng chí Trần Văn Cống là chủ nhiệm. Ngày 31-08-1965. Công ty May Xuất khẩu đổi tên thành Xí nghiệp May mặc Xuất khẩu. Ban Chủ nhiệm đổi thành Ban Giám đốc. Năm 1979 Xí nghiệp May mặc đổi tên thành Xí nghiệp May Thăng Long do đồng chí Hoàng Văn Cống làm Giám đốc Tháng 6-1992 Xí nghiệp đổi tên thành Công ty May Thăng Long do đồng chí Lê Văn Hồng làm Giám đốc. Năm 1993 Công ty đầu tư 800 triệu xây dựng xưởng may Hải Phòng. Cũng trong năm nay Công ty đã thành lập Trung tâm Thương mại và giới thiệu sản phẩm ở 39 Ngô Quyền – Hà Nội với diện tích trên 300m2và 3 tỷ VND cho khu ngoại quan và xưởng sản xuất ống ghen nhựa. Năm 1996 Công ty đã đầu tư 39 tỷ VND cho xây dựng Xí nghiệp May Hà nam Bắt đầu từ năm 2000 Công ty đã thực hiên hệ thống quản lý ISO9001-2001, hệ thống quản lý theo tiểu chuẩn SA8000 và hiện đang xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Đầu năm 2004 thực hiên đường lối đổi mới của nhà nước nhằm mục tiêu phát triển ngành may mặc và các lĩnh vực kinh doanh khác, thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội tạo việc làm cho người lao động. Ngày 1-1-2004 Công ty May Thăng Long đã thực hiện cổ phần hoá và đổi tên thành Công Ty Cổ Phần May Thăng Long, đồng chí Vũ Đức Thịnh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng chí Lê Văn Hồng làm Tổng Giám đốc điều hành Công ty. Cho đến nay Công Ty Cổ Phần May Thăng Long là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt nam có quy mô rất lớn gồm các xí nghiệp thành viên nằm tại các khu vực như: Hà nam, Nam định, Hải phòng, Hoà lạc với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gồm 4000 cán bộ công nhân viên có trình độ và chuyên môn đạt yêu cầu. Vốn điều lệ của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long tại thời điểm thành lập là: Tổng số: 23.306.700.000 VNĐ Trong đó: Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là:11.886.400.000 VNĐ chiếm 51% Vốn điều lệ của Công ty Vốn thuộc sở hữu các Cổ đông là:11.420.300.000 VNĐ chiếm 49% Vốn điều lệ của Công ty 2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Hình thức hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long hiện nay gồm: SX-KD-XNK trên các lĩnh vực hàng may mặc, nhựa, kho ngoại quan. Trong đó hoạt động chính vẫn là trong lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản như: - áo sơ mi bò mài - áo sơ mi cao cấp - áo Jacket - áo khoác các loại - Quần áo trẻ em Việc sản xuất của công ty chủ yếu là gia công may mặc theo các hợp đồng gia công của phía đối tác và được tiến hành theo một 1 quy trình công nghệ hiện đại khép kín và trọn vẹn trong một đơn vị. 3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao, cung cấp kịp thời mọi thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công Ty Cổ Phần May Thăng Long nói riêng. Việc tổ chức bộ máy quản lý là nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty, công ty hoạt động có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào bộ máy quản lý được sắp xếp có khoa học hay không? Phân công công việc có đúng chức năng nhiệm vụ và công nhân viên có được sử dụng đúng chuyên môn để phát huy hết khả năng và tiềm lực của mình hay không? Để đáp ứng với những vấn đề đặt ra trên đây.Tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long bộ máy tổ chức được tổ chức theo phương pháp trực tuyến nghĩa là các phòng ban tham mưu với Ban Giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp Ban Giám đốc điều hành ra những quyết định đúng đắn những phương pháp tối ưu nhất có thể đạt được nhằm có lợi cho công ty. 3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty. Đại hội cổ đông Phòng kỹ thuật chất lượng GĐ điều hành sản xuất GĐ điều hành nội chính GĐ điều hành kỹ thuật Ban kiểm soát GĐ các xí nghiệp Hội đồng quản trị Xí nghiệp dịch vụ đời sống Cửa hàng thời trang Trung tâm TM và giới thiệu sản phẩm Phòng kinh doanh nội địa Phòng chuẩn bị sản xuất Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch thị trường Tổng giám đốc Nhân viên thống kê xí nghiệp Nhân viên thông kê phân xưởng Các xí nghiệp Văn phòng công ty Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 3.2 Chức năng các phòng ban trong công ty. - Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đứng đầu công ty, quản lý chung mọi việc trong công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty. - Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Giám đốc điều hành kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc về mặt sản xuất và thiết kế của công ty. - Giám đốc điều hành sản xuất: Có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc điều hành sản xuất,và trực tiếp chỉ đạo kinh doanh. - Giám đốc điều hành nội chính: Có nhiệm vụ về các mặt đời sống của công nhân viên chức và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. Các phòng ban chức năng khác gồm: -Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty: quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. - Phòng kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mã hàng theo đơn hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm khi đưa vào nhập kho thành phẩm. - Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm soát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý năm, tổ chức quản lý công tác xuât nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước - Phòng kế toán tài vụ:Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo từng chính sách của Nhà nước đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và yêu cầu của Công ty. Phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp phù hợp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả tốt. - Phòng chuẩn bị sản xuất: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển cấp phát nguyên phụ liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất, ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của phụ liệu phục vụ sản xuất. - Phòng kinh doanh nội địa: Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa. Quản lý hệ thống các đại lý bán hàng cho công ty và tổng hợp theo dõi báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của hệ thống cửa hàng nội địa. - Trung tâm Thương mại và giới thiệu sản phẩm: Có chức năng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của Công ty. Đồng thời là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ khách hàng. - Cửa hàng thời trang: ở đây trưng bày các sản phẩm mang tính chất giới thiệu là chính. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm thị trường. - Các xí nghiệp: Các xí nghiệp thành viên có Ban Giám đốc Xí nghiệp bao gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc Xí nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát thống kê, cấp phát nguyên liệu.Trong các trung tâm và các cửa hàng có cửa hàng Trưởng và các nhân viên phục vụ bán hàng. 4. Đặc điểm tổ chức kế toán và công tác tổ chức kế toán 4.1 Tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán, bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phong kế toán từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến báo cáo tài chính. Do địa bàn của Công ty tập trung tại một địa điểm nên mô hình kế toán tập trung rất phù hợp với điều kiện quản lý trong Công ty, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng và sự lãnh đạo kịp thời của Ban Giám Đốc. Phòng kế toán tài vụ được tổ chức 11 người gồm: 1 kế toán Trưởng( kiêm Trưởng phòng kế toán), 1 phó phòng ( kiêm kế toán tổng hợp) cùng với 9 kế toán viên được phân công đảm nhiệm những nhiệm vụ, phần hành kế toán khác nhau họ đều là những nhân viên có chuyên môn cao và rất thành thạo công việc của mình. - Trưởng phòng (kiêm kế toán trưởng) Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty, theo dõi quản lý cũng như tổ chức đIều hành. - Kế toán tổng hợp: (kiêm phó phòng) Là người tập hợp số liệu để ghi vào sổ tổng hợp sau đó lập các báo cáo tài chính đồng thời là người giúp việc cho kế toán trưởng. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho từng loại nguyên vật tư bao gôm: Vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động diễn ra hàng ngày. - Kế toán tàI sản cố định và vốn: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm tính khấu hao tài sản cố định, theo dõi các nguồn vốn vào các quỹ dự của Công ty. - Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tính lương và BHXH cho cán bộ công nhân viên của công ty. - Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán công nợ với khách hàng, với nhà cung cấp và các ngân hàng mà Công ty có giao dịch. - Kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ thông qua các báo cáo xí nghệp gửi lên và từ đó tính giá thành sản phẩm của từng thành phẩm nhập kho. - Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi việc nhập, xuất tồn kho thành phẩm. Tính giá nhập kho, xuất kho thành phẩm, phản ánh và quản lý tình hình tiêu thụ thành phẩm của Công ty. - Kế toán thuế và vật tư: Có nhiệm vụ tính toán theo dõi các khoản thuế, thanh toán với cơ quan thếu, lập báo cáo thuế. Theo dõi hạch toán NVL, CCDC nhập xuất tồn trong kỳ và thanh toán phân bổ NVL , CCDC xuất dùng trong kỳ. - Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt thực hiện thu, chi theo lệnh toán nhu cầu tồn quỹ, đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh khi số quỹ đối chiếu thực tế tồn quỹ hàng ngày với kế toán thanh toán. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán Efect. Việc ứng dụng này đã giúp cho công viêc làm kế toán của các nhân viên trở nên nhạy bén và chính xác kịp thời hơn. Nhân viên kế toán sau khi tiếp nhận các chứng từ gốc theo từng nhiệm vụ được giao nhân viên tiến hành công việc kiểm tra phân loại, xử lý chứng từ và nhập số liệu vào máy. Toàn bộ dữ liệu sau khi được cập nhật đầy đủ chính xác sẽ được máy tự động xử lý. 4.2. Đặc điểm công tác kế toán và hình thức sổ kế toán tại Công ty. Công tác kế toán là một trong những công cụ quản lý quan trọng để quản lý, điu hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng các hoạt động đó theo những mục tiêu đã được đặt ra. Nói cách khác, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả toàn bộ các hoạt động kinh tế trong một công ty. Công tác kế toán của Công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quy trình hạch toán từ khâu lập nhật ký chứng từ báo cáo đến lập hệ thống báo cáo kế toán. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với một hệ thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với công tác kế toán của Công ty.Với nội dung theo chế độ quy định đảm bảo công tác kế toán được tiến hành 1 cách thường xuyên và liên tục. Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống kế toán thống nhất của Bộ tài chính theo quyết định 114/QĐ/TC/CĐ kế toán có sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89. Niên độ kế toán mà Công ty áp dụng hàng năm từ 1/1 đến31/12. Công ty tình thuế theo phương pháp khấu trừ. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao tuyến tính, kế toán toán chi tiết nguyên vật liệu và thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chứng Từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long. 1. Kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long Trả lương là một động lực kích thích nhân viên làm việc nhiệt tình có trách nhiệm hay là nguyên nhân trì trệ bất mãn.Tất cả những điều đó đều tuỳ thuộc vào năng lực nhà quản trị trong Doanh nghiệp. 1.1. Nội dung kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, nên Công Ty Cổ Phần May Thăng Long áp dụng 2 hình thức trả lương cho nhân viên nhằm phù hợp với đặc điểm của Công ty mình. - Trả lương theo thời gian: áp dụng hình thức này đối với lao động gián tiếp như: nhân viên quản lý hành chính và các nhân viên quản lý phân xưởng - Trả lương theo sản phẩm: áp dụng hình thức này đối với các lao động trực tiếp làm việc tại các phân xưởng. 1.2. Phương pháp trả lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long a. Hình thức trả lương theo thời gian Lương cơ bản = Ml min ´ Hcb Trong đó: Ml min: Mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định Hcb: Hệ số cấp bậc LK ´ Hs Tiền công = ì NC 26 Trong đó: LK : Là mức lương khoán mà công ty áp dụng Hs: Là hệ số khoán mà công ty quy định NC: Số ngày công thực tế mà công nhân làm việc Ví Dụ1: Tiền lương của Bác Khuất Duy Thành là Phó Tổng Giám Đốc Công ty (kiêm Trưởng phòng KHXNK) được tính như sau: ( Trích Phụ lục 4) - Hệ số cấp bậc là: 4,98 - Mức lương cấp bậc quy định: 290 000 Đồng - Ngày công là : 26 ngày Vậy: Mức lương cấp bậc = 4,98 x 290 000 =1 444 200 Đồng Mức lương này Công ty để áp dụng để trích các khoản như: BHXH, BHYT Trong tháng Bác Thành đã làm việc là 26 ngày, hệ số lương khoán của Bác là 9,80 và mức lương khoán mà công ty áp dụng đối với khối các phòng ban là: 227 365 Đồng Vậy mức lương khoán mà Bác Thành nhận được sẽ là: Tiền lương khoán = Lk x Hsk x NC = 227 365 x 9,80 = 2 228 177 Đồng -Trong tháng 06/2005 Bác Thành được thưởng là 954 936 Đồng - Các khoản phụ cấp là bao gồm điện thoại + công tác phí là + phụ cấp đoàn thể = 1 166 000 Đồng Vậy tổng tiền lương mà Bác Thành được lĩnh trong tháng 06/2005 là: Tổng lương = Lcb +Lk + Lthuởng + Phụ cấp = 1 444 200 +2 228 183 +954 936 +1 166 000 = 4 349 118 Đồng - Các khoản BHXH, BHYT Bác Thành phải nộp trong tháng 06/2005 là: BHXH = Lương cơ bản x 5% = 1 444 200 x 5% = 72 210 Đồng BHYT = Lương cơ bản x 1% = 1 444 200 x 1% = 14 442 Đồng Vậy Lương thực lĩnh = Tổng lương – các khoản phải khấu trừ = 4 349 118 – (72 210 + 14 442) = 4 262 466 Đồng Vậy số tiền lương thực tế Bác Thành được lĩnh vào cuối tháng sẽ là : 4 262 466 Đồng Hàng tháng tiền lương của công nhân được lĩnh làm 2 kỳ: Tạm ứng kỳ 1: Vào ngày 15 hàng tháng, số tiền tạm ứng kỳ 1 do Công ty quy định và không vượt quá 70% tổng lương tháng mà cán bộ công nhân viên nhận được. Lương kỳ 2: Là khoản thực lĩnh còn lại sau khi đã trừ đi các khoản phải khấu trừ và được lĩnh vào ngày 03 của tháng tiếp sau. Đối với tiền cơm ca: Hàng tháng Công ty ứng trước tiền cơm ca cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. b. Hình thức Trả lương theo sản phẩm. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ở các xí nghiệp trong các phân xưởng của Công ty. = x Lương thực tế = Lương SP + Lương thêm giờ + Lương thưởng(w+cl)+ Phụ cấp Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm ( sau khi đã qua KCS) căn cứ vào tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng giữa VNĐ và USD. Nhân viên hạch toán ở các xí nghiệp tính ra quỹ lương ở từng xí nghiệp và lập bảng doanh thu chia lương. Toàn bộ tiền lương tính trên doanh thu mà xí nghiệp nhận được sẽ được phân chia theo quy chế chia lương do bộ phận lao động tiền lương của công ty xây dựng. Ví dụ 2: Tiền lương tháng 06/2005 của Tổ may 6 thuộc xí nghiệp 3 của công nhân Đỗ Lan Phương được tính như sau: (Trích phụ lục 5) Hệ số lương: 1,58 Mức lương tối thiểu được quy định: 290 000 Đồng Ngày công : 20 ngày => Lương cơ bản = 1,58 X 290 000 = 458 200 Đồng Trong tháng 6 số lượng sản phẩm chị Phương làm được như sau: Bảng đơn giá tiền lương chi tiết sản phẩm Công nhân : Đỗ Thị Phương Tổ may 6 – XN3 Tháng 06/2005 STT Công đoạn may Số lượng SP Đơn giá(Đồng) Thành tiền 1 Vắt sổ 450 400 180 000 2 May cổ 133 550 72 870 3 Tra khoá 555 500 27 7500 4 Lên gấu 150 650 97 500 5 Cộng 627 870 Dựa vào Bảng đơn giá tiền lương chi tiết sản phẩm ta có thể tính được lương sản phẩm trong tháng 06/2005 của chị Phương như sau: Lương sản phẩm = (450 x 400) +(133 x 550) +(555 x 500) +(150 x 650) = 627 870 Đồng -Trong tháng 06/2005 số tiền lương làm Thêm giờ chị Phương được lĩnh là: 36 223 Đồng Lương thưởng (W+CL) =(Lương sản phẩm + Lương thêm giờ) x Hệ số thưởng -Trong tháng 06/2005 chị Phương được Tổ may xếp vào lao động Loại B = 0,17 theo quy định của Công ty. => Lương thưởng(W+CL) = (627 870 + 36 223 ) x 0,17 = 113 017 Đồng Tổng tiền lương = Lương SP + Lương CN + Lương T/g + Lương Thưởng + Phụ cấp = 627 870 + 48 298 + 36 223 + 113 017 + 96000 = 921 408 Đồng - Các khoản BHXH, BHYT mà chị Phương phải nộp trong tháng 06/2005 là: BHXH = Lương cơ bản x 5% = 458 200 x 5% =22 910 Đồng BHYT = Lương cơ bản x 1% = 458200 X 1% = 4 582 Đồng - Ngày 15/06/2005 chị Phương đã tạm ứng lương kỳ I với số tiền là 550 000 Đồng Vậy tiền lương thực tế mà cuối tháng chị Phương được lĩnh sẽ là: => Tiền lương thực tế = Tổng lương – Tạm ứng lương kỳ I – các khoản phải khấu trừ = 921 408 – 550 000 – (22910 + 4 582) = 343 916 Đồng 2. Kế toán tiền lương. 2.1 Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng phân bổ tiền lương 2.2 Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long. Tk 334: Phải trả công nhân viên Tk 334.1: Phải trả công nhân viên (lương) Tk 334.9: Phải trả công nhân viên( cơm ca) Tk 622: Chi phí nhân công trực tiếp( CPNCTT) Tk 627: Chi phí sản xuất chung(CPSXC) Tk 641: Chi phí bán hàng(CPBH) Tk 642: chi phí quản lý doanh nghiêp(CPQLDN) Và các TK có liên quan khác như: TK 111, 112 2.3 Sổ kế toán sử dụng - Sổ nhật ký chứng từ - Bảng kê - Các sổ thẻ kế toán chi tiết - Bảng phân bổ - Sổ cái các tài khoản 2.4. Phương pháp hạch toán tiền lương. Hàng tháng trên cơ sở bảng chấm công, tính ra bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ vào đó kế toán lập Bảng kê số 4, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Tính ra tiền lương phải trả công nhân: (Trích Phụ lục 8 và Phụ lục 9) Nợ TK 627: 1577018675 Nợ TK 627: 258881140 Nợ TK 641: 82953992 Nợ TK 642: 268850980 Có TK 334: 2187704787 - Kế toán tính các khoản trích BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của người lao động và định khoản: Nợ TK 334: 95134309 Có TK 3383: 79278591 Có TK 3384: 15855718 - Trên cơ sở bảng thanh toán lương, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chứng từ tạm ứng lương kỳ I cho cán bộ công nhân viên tháng tháng 06/ 2005: Nợ TK 334:1346073676 Có TK 141:1346073676 - Kế toán lập bảng thanh toán BHXH. Để định mức BHXH phải trả công nhân viên trong tháng. Nợ TK 3383: 60644650 Có TK 334: 60644650 - Dựa vào bảng thanh toán BHXH kế toán thanh toán BHXH cho cán bộ công nhân viên ghi: Nợ TK 334: 60644650 Có TK 111: 60644650 Cuối tháng tính toán để thanh toán lương bằng tiền mặt cho cán bộ công nhân viên công nhân viên kế toán ghi: Nợ TK 334: 807141452 Có TK 111: 807141452 3. Nội dung các khoản trích theo lương. 3.1. Các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương và các khoản thu nhập được nhận, cán bộ công nhân viên trong Công ty còn được hưởng mức trợ cấp BHXH trong các trường hợp như: ốm đau, con ốm, thai sản, tai nạn lao động Mức trợ cấp ở từng trường hợp cụ thể được á dụng theo đúng quy định hiện hành của cơ quan BHXH và cần thiết phải có những giấy tờ sau: * Đối với trương hợp nghỉ ốm, con ốm phải có Phiếu nghỉ hưởng BHXH và có dấu của Bệnh viện, có chữ ký của Bác sĩ xác định số ngày nghỉ thực tế hưởng BHXH: Giấy chứng nhận nghỉ con ốm hưởng trợ cấp BHXH. Phiếu chứng nhận nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hưởng trợ cấp BHXH * Đối với trường hợp nghỉ do tai nạn lao động, chứng từ cần có “Biên bản điều tra tai nạn lao động” Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán đối chiếu với Bảng chấm công để xác định mức độ trợ cấp cho các cán bộ công nhân viên được hưởng. Từ các phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán các phòng ban hay các phân xưởng lên danh sách và lập bảng tổng hợp ngày nghỉ hưởng trợ cấp BHXH, kèm theo phiếu thanh toán trợ cấp BHXH gửi lên phòng Tổ chức Kế Hoạch duyệt sau đó chuyển cho kế toán tiền lương của Công ty xác nhận chi số tiền trợ cấp và quyết toán cho cơ quan BHXH. - BHXH: Được áp dụng cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí. Tỷ lệ trích là 20 % trên tổng quỹ lương cơ bản trong đó: 15% được tính váo chí phí sản xuất kinh doanh, 5% tính vào thu nhập của người lao động( người lao động phải chịu) - BHYT: Được sử dụng để thanh toán cho các khoản tiền chi phí như: khám, chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau nghỉ đẻTỷ lệ trích nộp là 3% trên tổng quỹ lương cơ bản trong đó: 2% được tính vào chí phí sản xuất kinh doanh, 1% tính vào thu nhập của người lao động( người lao động phải chịu) KPCĐ: Được dùng để chi cho các hoạt động công đoàn. Tỷ lệ trích nộp là 2% trên tổng quỹ lương thực tế, tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Ví dụ 3: Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng kê toán Xí nghiệp ( Bảng kê số 4) trong tháng 06/2005 của Công ty, ta có thể tính được các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn Công ty như sau: (Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06/2005 : phụ lục 9) - Quỹ tiền lương cơ bản của toàn Công ty là: 1 585 571 516 Đồng - Quỹ tiền lương thực tế của toàn Công ty là: 2 187 704 787 Đồng * BHXH phải nộp là: Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 1 585 571 516 x 15% =237 835 727 Đồng Khấu trừ vào lương cơ bản của CBCNV: 1 585 571 516 x 5% = 78 778 575 Đồng Tổng số tiền BHXH phải nộp là: 237 835 727 +78778575 =316 614 302 Đồng * BHYT phải nộp là: Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 1 585 571 516 x 2% = 31711430 Đồng Khấu trừ vào lương cơ bản của công nhân viên: 1 585 571 516 x 1% = 15855715 Đồng Tổng số tiền BHYT phải nộp là: 31 711 430 +15 855 715 = 47567145 Đồng * KPCĐ phải nộp là: Tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh: 2 187 704 787 x 2% = 43 754 094 Đồng Kế toán căn cứ vào các chứng từ, chứng thực của Bênh viện để lập Phiếu nghỉ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh luan van.doc
Tài liệu liên quan