Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Thuận Thành

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3.1. Đối tượng nghiên cứu 1

3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

Chương I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Cơ sở lý luận 3

1.1.1. Một số khái niệm 3

1.1.2.Nguyên tắc và quan điểm tỗ chức tiền lương 3

1.1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của kế toán tiền lương 5

1.1.4. Nguyên tắc thanh toán lương 6

1.1.5. Kế toán tiền lương 6

1.1.6. Kế toán các khoản trích theo lương 12

1.2. Cơ sở thực tiễn 18

Chương II 19

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA HTX TM VÀ DV THUẬN THÀNH 19

2.1. Khái quát tình hình cơ bản của siêu thị Thuận Thành 19

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của siêu thị 19

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của siêu thị Thuận Thành 20

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 22

2.2.1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 22

2.2.2. Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán 23

2.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Thuận Thành trong 02 năm 2008 - 2009 25

2.3.1. Tình hình lao động 25

2.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn 26

2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 28

2.4. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại HTX TM và DV Thuận Thành Huế. 29

2.4.1 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 29

2.4.2.Hệ thống chứng từ 30

2.4.3. Tình hình quản lý tiền lương. 31

2.4.4. Tình hình sắp xếp thang bảng lương 32

2.4.5. Các hình thức trả lương 33

2.4.6 Tổ chức chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu 35

2.4.7. Trình tự hạch toán 36

2.4.8.Hạch toán các khoản trích theo lương tại HTX Thương Mại và Dịch vụ Thuận Thành 40

Chương III 48

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI HTX THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ THUẬN THÀNH 48

3.1. Đánh giá về công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại HTXTM và DV Thuận Thành Huế 48

3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty 48

3.1.2. Đánh giá công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 48

3.2. Giải pháp góp phần trong công tác kế toán 48

3.2.1. Tổ chức lao động 48

3.2.2.Nâng cao quỹ lương 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

1. Kết luận 50

2. Kiến nghị 50

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Thuận Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận từ đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu hoặc nhận đại lý bán hàng để nộp các loại thuế suất, thuế nhập, thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu. Số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng. Các khoản phải trả, phải nộp khác Tài khoản sử dụng: TK 338 - phải trả, phải nộp khác. * Bên nợ: Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định liên quan trong biên bản xử lý. Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. Kinh phí Công đoàn tại đơn vị Sổ BHXH, BHYT và KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ. Doanh thu nhận trước tính cho từng kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. Các khoản đã trả, đã nộp khác * Bên có : Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân) Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định được nguyên nhân. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ khấu trừ vào lương của công nhân viên. Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước, ở tập thể. Doanh thu nhận trước của khách hàng. Các khoản phải trả khác. * Số dư bên có: + Số tiền còn phải trả, phải nộp + BHXH, BHYT và KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc sổ quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. + Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết. + Doanh thu nhận trước các kỳ kế toán tiếp theo Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH và KPCĐ vượt chi chưa được bù cấp. Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác: có 05 tài khoản cấp 2 TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: phản ánh giá trị tài sản chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. TK 3382 - Kinh phí công đoàn: phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn của đơn vị. TK 3383 - Bảo hiểm xã hội: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHXH của đơn vị. TK 3384 - Bảo hiểm y tế: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHYT theo quy định. TK 3387 - Doanh thu nhận được: phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu nhận trước trong kỳ kế toán. TK 338 - phải trả, phải nộp khác: phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trong các TK 331 đến TK 336 và từ TK 3381, TK 3384, TK 3387. Trình tự kế toán: * Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công. Nợ TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - chi phí bán hàng Nợ TK 642 - chi phí quản lý Doanh nghiệp Có TK 338 - phải trả, phải nộp khác. * Tính số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính vào lương của công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 - phải trả công nhân viên Có TK 338 - phải trả, phải nộp khác. * Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - phải trả, phải nộp khác. Có TK 111 - tiền mặt Có TK 112 - tiền gửi ngân hàng. * Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm, đau, thai sản, ghi: Nợ TK 338 - phải trả, phải nộp khác. Có TK 334 - phải trả công nhân viên. * Chi tiêu quỹ bảo hiểm xã hội và kinh phí Công đoàn tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 - phải trả, phải nộp khác. Có TK 111 - tiền mặt Có TK 112 - tiền gửi ngân hàng * Bảo hiểm xã hội và kinh phí Công đoàn chi vượt được cấp bù, ghi: Nợ TK 111 - tiền mặt Nợ TK 112 - tiền gửi ngân hàng Có TK 338 - phải trả, phải nộp khác. Sơ đồ 03: Sơ đồ hạch toán thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn TK 334 TK 338 TK 334 BHXH, BHYT từ vào lương BHXH phải trả thay lương TK622 Tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của CNSX TK 627 TK111, 112 Tính BHXH, BHYT, KPCĐ Theo tiền lương NVPX TK 641 Nộp BHXH, BHYT và kinh Tính BHXH, BHYT, KPCĐ phí công đoàn theo tiền lương NVBH TK 642 Chi BHXH và KPCĐ Tính BHXH, BHYT, KPCĐ Tại doanh nghiệp theo tiền lương nhân viên QLDN TK 111,112 Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp TK 623 BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên xây lắp 1.2. Cơ sở thực tiễn Dựa trên quy chế phân phối tiền lương của công ty, các đơn vị trực thuộc trả lương theo đơn giá tiền lương của đơn vị mình đã được Tổng giám đốc công ty phê duyệt. Riêng tiền lương của các cán bộ nhân viên văn phòng công ty được thanh toán cố định hàng tháng theo hệ số lương cá nhân đã được lãnh đạo duyệt. Để thuận lợi cho việc trình và thanh toán tiền lương hàng tháng các đơn vị tạm ứng một phần hai tháng lương cơ bản. sau khi co quyết toán chính xác mới được chi bổ sung lương và các chế độ phụ cấp vào đầu tháng sau. Phòng hành chính nhân sự tập hợp ngày công và các chế độ chính sách khác của người lao động của từng đơn vị để thanh toán lương. Phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm phân bổ quỹ lương dựa trên hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị để thanh toán lương. Quy chế này được thông qua cho tất cả các thành viên và áp dụng kể từ tháng 7 năm 2007. Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA HTX TM VÀ DV THUẬN THÀNH 2.1. Khái quát tình hình cơ bản của siêu thị Thuận Thành 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của siêu thị Tên gọi: Siêu thị Thuận Thành (Thuận Thành Mart) Trụ sở chính: 92 Đinh Tiên Hoàng - Huế Số điện thoại: 0543. 539839 Fax: 054. 520099 Mã số thuế: 3300101565 E mail: thuanthanhmart@ vnn.vn Năm 2004, HTX TM và DV Thuận Thành đầu tư xây dựng trung tâm siêu thị Mini tại 92 Đinh Tiên Hoàng - Huế, giá trị đầu tư trên 02 tỷ đồng. Đến nay, qua 6 năm đi vào hoạt động siêu thị đã góp phần không nhỏ vào doanh thu của HTX, siêu thị kinh doanh ngày càng có lãi và được khách hàng tín nhiệm. Siêu thị thuận thành ra đời đúng lúc và đúng với mong muốn mua sắm của khách hàng ở TP Huế nên người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận, hoạt động mua bán ở siêu thị trở nên hiệu quả hơn. Đến nay mô hình siêu thị Mini này đã hoạt động hiệu quả đem lại lợi nhuận lớn cho HTX. Với đà phát triển đó, HTX TM và DV Thuận Thành đã đầu tư xây dựng siêu thị Mini thứ hai tại đường Bà Triệu, siêu thị Mini thứ 3 nằm trong trường ĐH Y Dược Huế và siêu thị Mini thứ 4 ở Thuận An (huyện phú vang - Huế). Sắp tới HTX sẽ mỡ rộng mạng lưới bán lẽ, củng cố hệ thống bán sĩ, hình thành và phát triển một chuổi siêu thị hiện đại nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.Tóm lại, tuy mới hình thành và đi vào hoạt động trong 6 năm từ 2004 đến nay nhưng siêu thị đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng TT Huế nói chung và TP Huế nói riêng. Đặc điểm kinh doanh của siêu thị Thuận Thành. Siêu thị Thuận Thành là siêu thị đầu tiên ở TP Huế, trong những năm qua siêu thị đã kinh doanh các loại mặt hàng như sau: Thức phẩm: bánh kẹo, mì ăn kiền, bơ, sữa... Hàng hóa mỹ phẩm: dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước hoa... Gia dụng: nồi xoong, chén đũa… Thời trang: áo quần, giày dép, túi xách… Giả khát - rượu: bia, nước giải khát… Ngoài ra siêu thị còn kinh doanh đồ chơi các loại Dịch vụ ở siêu thị Thuận Thành bao gồm: giao hàng tận nhà, đặt hàng qua điện thoại, dịch vụ chăm sóc khách hàng, phục vụ bữa ăn tại nhà cho khách hàng khi họ yêu cầu và các dịch vụ khác. Hàng hóa ở siêu thị luôn lấy tiêu chí là giá cả vừa phải mức thấp nhất so với các cửa hàng bán lẻ và siêu thị khác, chất lượng hàng hóa tốt. Đa số hàng hóa ở siêu thị được lấy từ các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường như: Dove, visan, vinamilk, huda, knorr, kinh đô… Hàng hóa ở siêu thị được cung cấp từ hai nguồn đó là từ các nhà cung cấp có thương hiệu trên thi trường và từ chính những hàng hóa do siêu thị Thuận Thành sản xuất, tuy nhiên siêu thị Thuận Thành chủ yếu sử dụng phương thức mua sau đó bán lại cho khách hàng. Phương thức kinh doanh của siêu thị Thuận Thành là mua hàng hóa của các nhà cung cấp với giá rẻ rồi niêm yết giá bán riêng của siêu thị thấp hơn so vơi giá trên thi trường. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của siêu thị Thuận Thành * Chức năng Siêu thị là một đơn vị bán lẻ, bán hàng tự chọn. Giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa trong siêu thị dễ dàng hơn thông qua việc mua hàng của các nhà cung ứng khác nhau về tiêu thụ tại siêu thị, mua tận gốc, bán tận tay người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng hàng hóa bán ra. Giá cả phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng trên địa bàn TP Huế. Với việc hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý siêu thị đã giáp cho TP Huế giải quyết được mặt hàng an toàn chất lượng. * Nhiệm vụ Kinh doanh đúng các mặt hàng đã đăng ký, đa dạng hóa các mặt hàng nhằm cung cấp cho khách hàng trong và ngoài tỉnh. Mở rộng các chi nhánh ở các tỉnh bạn và tỉnh nhà thông qua các hợp đồng được ký trực tiêp với chủ đầu tư, các công ty đầu máy sản xuất. Thực hiện đúng các chế độ kế toán, chế độ quản lý tài sản tài chính, tiền lương. Nộp đầy đủ các khoản thuế cho ngân sách nhà nước. Đảm bảo quyền lợi cho tất cả các nhân viên trong siêu thị, chăm lo, giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho các nhân viên của siêu thị. Không ngừng triển khai các nghiên cứu, các biện pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, giảm bớt chi phí. Cung cấp các thông tin cho nhân viên trong việc xây dựng siêu thị Thuận Thành trở thành một thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng tin cậy và là một địa điểm mua sắm an toàn. 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Chủ nhiệm Hợp Tác Xã Phó chủ nhiệm HTX phụ trách siêu thị Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Tổ thu ngân Tổ bảo vệ Tổ tiếp thị Tổ bán hàng Ghi chú: : quan hệ trực tiếp : quan hệ chức năng tham mưu : quan hệ hỗ trợ kết hợp. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý * Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Chủ nhiệm hợp tác xã do đại hội xã viên bầu ra trong số thành viên ban quản trị, chủ nhiệm HTX chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của siêu thị và các hoạt động kinh doanh của HTX. Phó chủ nhiện HTX phụ trách siêu thị: chịu trách nhiệm trong kinh doanh siêu thị và quản lý nhân viên của siêu thị. Đó là công việc tìm kiếm nguồn hàng về chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức vận chuyển. Phó chủ nhiệm HTX phụ trách siêu thị còn có trách nhiệm tham mưu cho cả chủ nhiệm HTX trong các hoạt động của siêu thị. Phòng kế toán : tham mưu cho chủ nhiệm về các hoạt động liên quan đến mặt tài chính và thực hiện các nhiệm vụ: Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về các hoạt động kinh doanh hằng ngày của siêu thị và hợp đồng kinh doanh cho ban chủ nhiệm. Ghi chép phản ánh, giám sát việc bảo quản sử dụng tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của siêu thị và HTX. Thanh toán tiền hàng cho các nhà cung cấp hàng hóa cho siêu thị. Thu thập và phản ánh kết quả hoạt động của từng tổ, từng cá nhân làm cơ sở cho việc thưởng, phạt, thăng tiến. Thực hiện việc kiểm tra hoạt động kinh doanh của HTX đồng thời cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm tra của nhà nước đối với HTX. Phòng kinh doanh: tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, có quan hệ hỗ trợ với phòng kế toán tài chính trong các hoạt động của siêu thị. Tổ bán hàng: thực hiên nhiệm vụ bán hàng, hướng dẫn cho khách hàng về thông tin của các loại hàng hóa, giá cả, các dịch vụ kèm theo khi mua hàng, theo dõi khách hàng khi mua sắm ở siêu thị. Tổ thu ngân: chịu trách nhiệm về việc thanh toán tiền hàng cho khách hàng và thực hiện việc nhập tiền và hóa đơn cho phòng kế toán tài chính. Tổ tiếp thị: chịu trách nhiệm giới thiệu về siêu thị, các sản phẩm của siêu thị, các hoạt động khuyến mãi của siêu thị…để khách hàng biết và đến mua sắm tại siêu thị Tổ bảo vệ: làm nhiệm vụ giám sát khách hàng khi có các hiện tượng gian lận, chen lấn, xô đẩy xảy ra tại siêu thị. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán kho Kế toán chi nhánh Kế toán ngân hàng Kế toán máy Thủ quỹ 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán * Chức năng nhiệm vụ từng phần hành kế toán: Kế toán trưởng: tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của HTX, quản lý việc ghi chép sổ sách kế toán, tính toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của HTX. Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế với tư cách là người chịu trách nhiệm về tài chính của HTX. Xây dựng và trình lên chủ nhiệm kế hoạch tài chính hàng năm đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX . Chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm về tình hình tài chính của HTX, tham mưu cho chủ nhiệm về tổ chức công tác tiền lương và bộ máy kế toán cho phù hợp với điều kiện hoạt động của HTX. Kế toán tổng hợp: kiểm tra công tác kế toán và hướng dẫn việc ghi sổ kế toán cho các thành phần kế toán khác trong HTX. Trực tiếp điều hành tổng hợp báo cáo kế toán theo chế độ hiện hành của nhà nước. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm công nợ. Kế toán kho làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu từ kho, ghi chép mọi hoạt động diễn ra trong ngày của kho HTX. Kế toán chi nhánh: có 03 người có nhiệm vụ báo cáo tất cả các vấn đề của mọi chi nhánh lên kế toán trưởng, HTX có những chi nhánh ở Quảng Bình, Quảng Trị. Kế toán Ngân hàng: theo dõi việc thu chi tiền gửi ngân hàng, kiểm tra các phiếu báo nợ, báo có của ngân hàng gửi đến, mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản tiền gửi. Kế toán máy: sử dụng để ghi các sổ sách kế toán để tiết kiệm thời gian cho kế toán viên trên hệ thống Excel. Thủ quỹ: mở sổ ghi chép các khoản tiền mặt thu vào, chi ra của HTX. Chấp hành các chế độ báo cáo quỹ, kiểm không để tình trạng mất mác thiếu hụt xảy ra. 2.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Thuận Thành trong 02 năm 2008 - 2009 Việc chú trọng đến trình độ và năng lực của người lao động và sử dụng các nguồn lực khác như tài sản và nguồn vốn một cách có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho siêu thị Thuận Thành. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ở siêu thị Thuận Thành thì chúng ta cần phân tích tình hình lao động, tài sản và nguồn vốn của siêu thị. Sau đây là tình hình lao động tài sản và nguồn vốn của siêu thị trong 02 năm 2008 - 2009. 2.3.1. Tình hình lao động Để hiểu rõ hơn tình hình lao động của siêu thị Thuận Thành trong 02 năm qua, ta xem xét và phân tích bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình lao động của siêu thị Thuận Thành qua 02 năm Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh Số lượng % Số lượng % 2009/2008 + % Tổng số lao động 212 100 254 100 1. Theo giới tính Nam 117 55.19 133 52.36 16 13.67 Nữ 95 44.81 121 47.64 26 27.37 2. Theo tính chất công việc Trực tiếp 168 79.25 202 79.53 34 20.24 Gián tiếp 44 20.75 52 20.47 8 18.18 3. Theo trình độ Đại học, cao đẳng 46 21.7 51 20.08 5 1.87 Trung cấp 27 12.74 32 12.6 5 18.52 Lao động phổ thông 139 65.57 171 67.32 32 23.02 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy được số lượng lao động của siêu thị tăng lên đáng kể qua hai năm. Năm 2008 là 212 người, qua năm 2009 tổng số lao động là 254 người. So với năm 2008 thì tổng số lao động tăng lên 42 người, tương ứng tăng là 19.81%. Sự biến động về tổng lao động trong năm 2009 là do siêu thị Thuận Thành đã tuyển lao động phục vụ cho việc khai trương siêu thị Thuận Thành ở Thuận An Huế . Qua hai năm ta thấy tổng số lao động nam luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nữ trong tổng số lao động toàn siêu thị. Cụ thể: năm 2008 số lượng lao động nam là 117 người chiếm tỷ lệ 55.19 %, sang năm 2009 thì số lượng lao động nam đã tăng lên 133 người chiếm 52.36%. Nhìn chung, qua hai năm có thể thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lao động siêu thị. Cụ thể năm 2008 là 79.25% (168 người), năm 2009 là 79.53 % (202 người) trong toàn bộ lao động của siêu thị. Trong tổng số lao động của siêu thị thì lao động có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này là do ở siêu thị các vị trí như: bộ phận bán hàng, chế biến, bảo vệ, vận chuyển chỉ cần trình độ phổ thông như thế này là đã phù hợp với công việc và với chi phí mà siêu thị chi trả. 2.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn Tình hình tài sản và nguồn vốn của siêu thị Thuận Thành được minh họa qua bảng sau: Bảng 2.2: Bảng tổng tài sản và nguồn vốn của siêu thị qua 02 năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Gia tăng % TỔNG TÀI SẢN 17.808,060 100 29.368,358 100 11.560,298 64.92 1.Tài sản lưu động 15.145,009 85.05 22.189,650 75.56 7.044,640 46.52 2.Tài sản dài hạn 2.663,051 14.95 7.178,708 24.44 4.515,657 169.57 TỔNG NGUỒN VỐN 17.808,060 100 29.368,358 100 11.560,298 64.92 1.Nợ phải trả 13.102,656 73.58 22.415,894 76.33 9.313,238 71.088 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.705,404 36.42 6.952,464 23.67 2.247,060 47.75 (Nguồn: Phòng kế toán) Tình hình biến động tài sản của siêu thị Từ bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn, chúng ta nhận thấy trong năm 2008 tổng tài sản của siêu thị là 17.808,060 triệuđồng đến năm 2009 là 29.368,357triệuđồng tăng 11.560,298triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 64.92%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do: đến năm 2009 nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường và gia tăng doanh số, lợi nhuận. Siêu thị đã đưa vào hoạt động thêm 02 siêu thị 01 là đường Bà Triệu và 01 là trong trường Đại học y Dược Huế. Cũng từ bản phân tích trên ta thấy cơ cấu hàng tồn kho trên tổng tài sản của siêu thị khá lớn, năm 2008 là 40.53% và năm 2009 là 35.38%, đều này được xem là tất yếu vì siêu thị là đơn vị kinh doanh trong lịch vực thương mại dịch vụ, do vậy cần dự trữ một lương lớn hàng tồn kho để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình, nhưng bên cạnh đó tỷ lệ nợ thu khách hàng chiếm tỷ lệ tương đối cao, năm 2008 là 26.21% và năm 2009 là 16.53%, điều này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn mà đơn vị có thể mắt phải như: bị ứng động vốn, mất vốn do khách hàng trả chậm nó có thể làm cho siêu thị mất đi một số chi phí cơ hội. Tình hình biến động vốn của siêu thị: Từ bảng số liệu trên, tổng nguồn vốn của siêu thị Thuận Thành qua các năm có sự tăng trưởng tốt. Năm 2008 tổng nguồn vốn của siêu thị là 17.808,060triệu đồng và năm 2009 là 29.368,358triệu đồng tăng 11.560,298triệu đồng chiếm 64.92%. Sự gia tăng này là do: Trong các năm qua quy mô kinh doanh của siêu thị đã đi vay làm cho các khoản vay ngắn hạn gia tăng đột biến. Bên cạnh việc đi vay làm gia tăng các khoản nợ thì nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên, năm 2008 tăng 516.558triệu đồng chiếm tỷ lệ 12.33% (so với năm 2007) và năm 2009 tăng 2.247,060triệu đồng tăng 47.75% so với năm 2008. 2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Để hiểu rỏ kết quả hoạt động của siêu thị trong hai năm qua (2008 - 2009) ta xem xét bảng sau: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của siêu thị Thuận Thành qua hai năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008 1. Doanh thu thuần 98.335,169 116.395,479 18.060,310 18.37 2. Giá vốn bán hàng 95.152,140 107.639,336 12.514,226 13.16 3. Lợi nhuận gộp 3.210,029 8.756,113 5.546,083 172.77 4. Chi phí bán hàng 2.320,543 2.320,543 5.143,910 221.67 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 672,921 804,532 131,611 19.56 6. Lãi suất hoạt động kinh doanh 216,565 487,128 270,563 124.93 7. Lợi nhuận trước thuế 280,751 656,018 357,267 133.67 8.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 89,840 183,685 93,845 104.46 9. Lợi nhuận sau thuế 190,911 472,333 281,422 147.41 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu thuần của Siêu thị qua hại năm, cụ thể: năm 2009 là: 116.395,479triệu đồng so với năm 2008 (tăng 18.37%). Đây là biểu hiện tốt của siêu thị. Điều này cho thấy siêu thị kinh doanh có hiệu quả trong năm vừa qua. Doanh thu thuần tăng là do doanh thu bán hàng của siêu thị tăng đáng kể, trong đó sự góp mặt phần lớn mà hai siêu thị mới đã đem lại. Trong số tổng lãi gộp đó, phần lớn dùng để chi trả cho chi phí quản lý và chi phí bán hàng của siêu thị, khoảng này chiếm khoảng 96% trong số lãi gộp của siêu thị. Số liệu này cho thấy siêu thị cần xem lại cách bố trí công việc cho hợp lý và đưa ra biện pháp cụ thể nhằm giảm các khoản chi phí trên. 2.4. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại HTX TM và DV Thuận Thành Huế. 2.4.1 Chế độ kế toán và hình thức kế toán Chế độ kế toán của HTX được ban hành theo quyết định 15/2006 của Bộ tài chính vào ngày 20/03/2006. Hình thức kế toán: HTX sử dụng hình thức sổ chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ gốc Sổ hoặc thẻ kế toán chi Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài sản và báo cáo kế toán khác Ghi chú: : Ghi cuối ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Hợp tác xã áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Hợp tác xã sử dụng ưu điểm của chứng từ ghi sổ để vận dụng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kế toán. Hình thức này phù hợp với quy mô, đặc điểm của HTX, sổ sách báo cáo chặt chẽ, việc kiểm tra đối chiếu số liệu dễ dàng, nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên, với số lượng sổ sách như vậy sẽ lấy rất nhiều thời gian của một kế toán viên. Để tiết kiệm được thời gian ghi chép, phòng kế toán đã dùng hệ thống kế toán bằng máy vi tính với phần mềm theo là Excel. Hệ thống sổ kế toán. Là việc tổ chức hệ thống sổ sách đẻ ghi chép tổng hợp số liệu và hệ thống hóa các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định nhằm cung cấp các tài liêu kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản lý đơn vị Để phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy kế toán và thuận lợi trong trong tác hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hệ thống báo cáo kế toán. HTX sử dụng những báo cáo kế toán sau: + Bảng cân đối kê toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. + Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 2.4.2.Hệ thống chứng từ Cơ sở chứng từ tính trả lương bằng chấm công. Bảng chấm công dùng để theo dõi thời gian làm việc trong một tháng, bảng này do các phòng ban ghi hàng ngày. Việc ghi chép bảng chấm công do cán bộ phụ trách ghi theo quy định về chấm công cuối tháng căn cứ vào thời gian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ được hưởng theo chế độ quy định để tính lương phải trả. Ngoài ra, khi tính lương cho CBCNV còn căn cứ vào: phiếu báo sản phẩm nhập kho do phân xưởng sản xuất lập, bảng thanh toán làm thêm giờ, thêm ca. Trên cơ sở đó kế toán lập bảng thanh toán tiền lương toàn doanh nghiệp và làm thủ tục rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ lương tiền mặt để chi trả lương. Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công (02 – LĐTL) + Bảng thanh toán tiền lương (02 – LĐTL) + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công viêc hoàn thành (06 – LĐTL) + Phiếu báo làm thêm giờ (07 – LĐTL) + Hợp đồng giao khoán (08 – LĐTL) Đối với khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho CBCNV, kế toán BHXH phải căn cứ trên cơ sở chứng từ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. bệnh nghề nghiệp và các chế độ đã ban hành để tính trước kết quả trợ cấp BHXH cho từng người. Từ đó lập bảng tính toán BHXH cho từng bộ phận trong đó ghi rõ các khoản trợ cấp của từng người. Để có số liệu ghi sổ, cuối tháng kế toán tiền lương BHXH phải căn cứ vào chứng từ tính lương và BHXH lập bảng phân bố tiền lương và BHXH cho các đối tượng sử dụng. Trích trả tiền lương nghỉ phép cho CBCNV. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, do đó nếu công nhân trực tiếp nghỉ phép thì khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ sẽ giảm theo, trong đó quỹ tiền lương không làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng. Do hành trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất khi công nhân nghỉ phép, kế toán sẽ sử dụng khoản trích trước này để trả lương. Chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán. + Phiếu nghỉ lương BHXH (03 – LĐTL) + Bảng thanh toán BHXH (04 – BHXH) + Bảng thanh toán tiền thưởng (05 – LĐTL) + Biên bản điều tra tai nạn lao động (09 – LĐTL) 2.4.3. Tình hình quản lý tiền lương. Đơn giá tiền lương = quỹ tiền lương/ tổng doanh thu kế hoạch Quỹ tiền lương năm kế hoạch được xác định theo công thức: Vkl = [Lđb x Tlmindn x (Hcb + Hpc) + Vvc] x 12 tháng Trong đó: Lđb: lao động định biên, dựa vào mức lao động tổng hợp. Tlmindn: mức lương tối thiểu để xây dựng đơn giá tiền lương. Mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định hiện nay 650.000đồng. Hcb: hệ số lương cấp bậc bình quân: căn cứ vào các văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, xác định đối tượng và mức phụ cấp. Vvc: quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. 2.4.4. Tình hình sắp xếp thang bảng lương Tuyển dụng là cả một quá trình phức tạp nhằm tuyển chọn những người có năng lực nhất vào làm việc hay giữ những chức vụ đúng theo năng lực của họ, thì chính sách lương bổng là một chiến lược kích thích, động viên lực lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại HTXTM và DV Thuận Thành.doc
Tài liệu liên quan