Bộ máy của công ty rất hoàn hảo và thực hiện đúng chế độ kế toán mà Nhà nước ban hành. Mỗi nhân viên kế toán thực hiện những chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên số lượng công việc không bị chồng chéo, đạt kết quả cao trong công việc về hình thức kế toán "chứng từ ghi sổ" cũng như việc tổ chức công tác kế toán, sử dụng hệ thống sổ kế toán, phương pháp hạch toán, trình tự luân chuyển chứng từ kế toán là hợp lý, khoa học.
Việc thực hiện tốt kế toán tiền lương, BHXH, BHYT sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo chế độ Nhà nước quy định cũng như theo quy chế của công ty. Có được những kết quả trên là do bộ phận kế toán của công ty đã làm tốt công tác thống kê hạch toán lao động, có các phương án lương cụ thể bao gồm các khoản lương khác như phụ cấp, làm ngoài giờ.
Công tác kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương đều được thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán mới. Thực hiện đúng từng bước hạch toán, sổ ghi và sổ kế toán rõ ràng, rành mạch, dễ đối chiếu, dễ xem xét.
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động tại Công ty điện tử Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu:
TK338 - Phải trả phải nộp khác
- Kết chuyển giá trị TK thừa và TK liên quan.
- BHXH phải trả cho CNv
- KPCĐ chi tại đơn vị
- BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.
- Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước chi khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê TS.
- Giá trị TS thừa chờ xử lý.
- Giá trị TS thừa phải trả cho cá nhân tập thể (trong, ngoài đơn vị) theo quyết định do XĐ được nguyên nhân.
- Trích BHXH, BHYT khấu trừ vào các khoản thanh toán với CNV tiền nhà, điện nước ở tập thể.
- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù
- Doanh thu chưa thực hiện.
- Các khoản phải trả khác.
- Số dư (nếu có): Số tiền đã phải nộp nhiều hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù.
- Số dư: Số tiền còn phải trả, phải nộp
- BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý.
- Doanh thu chưa thực hiện còn lại.
TK338 - Phải trả phải nộp khác có TK cấp 2 sau:
+ TK3381 - TK thừa chờ giải quyết
+ TK3382 - KPCĐ
+ TK3383 - BHXH
+ TK3384 - BHYT
+ TK3387 - Doanh thu chưa thực hiện
+ TK3388 - Phải trả, phải nộp khác
ã TK335 - Chi phí phải trả
TK 335 dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ hoặc nhiều kỳ sau. Nội dung kết cấu cụ thể:
TK335 - Chi phí phải trả
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh đã tính vào chi phí phải trả.
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.
- Chi phí trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- DCK: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
8. Nội dung phương pháp tính tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả. Khoản chi phí này chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ hoặc nhiều kỳ sau:
= x
= x 100%
- Hoặc có thể tính theo công thức:
=
Nợ TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK334 - Chi phí phải trả
3. Tiền lương phải trả CNV
3.1. Tiền thưởng có tính chất thường xuyên (thưởng năng suất lao động, tiết kiệm NVL) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK622, 627, 641
Có TK334 - Phải trả CNV
3.2. Thưởng CNV trong các kỳ sơ kết, tổng kết tính vào quỹ khen thưởng
Nợ TK431 (4311) - Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK334 - Phải trả CNV
4. Tiền ăn ca phải trả CNV
Nợ TK 622, 627, 641
Có TK334 - Phải trả CNV
5. BHXH phải trả CNV (ốm đau, thai sản...)
Nợ TK338 (3383) - BHXH
Có TK 334 - Phải trả CNV
6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất
Nợ TK622, 627, 641
Có TK338 (3382, 3383, 3384)
7. Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả CNV
Nợ TK 334 - Phải trả CNV
Có TK338, TK138, TK141
8. Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp Nhà nước (nếu có)
Nợ TK334 - Phải trả CNv
Có TK 333 (3338) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
9. Trả tiền lương và các khoản cho CNv
Nợ TK 334 - Phải trả cho CNV
Có TK1112
Nếu doanh nghiệp trả lương cho cán bộ CNV thực hiện trả làm 2 kỳ:
- Kỳ 1: Tạm ứng lương cho cán bộ CNV đối với người có thời gian hoạt động trong tháng.
- Kỳ 2: Sau khi tính lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác. Doanh nghiệp thanh toán nốt số tiền còn lại được lĩnh trong tháng đó cho cán bộ CNV sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ (thu hồi tạm ứng, đóng BHXH, BHYT, KPCĐ). Tiền lương kỳ 2 được tính như sau:
= - -
10. Trường hợp trả lương cho CNV bằng sản phẩm hàng hoá
10.1. Đối với sản phẩm hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá sản phẩm chưa thuế
Nợ TK334 - Phải trả CNV
Có TK331 (3311) - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - DTBH nội bộ (giá bán chưa thuế GTGT)
10.2. Đối với hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu nội bộ theo giá bán thanh toán
Nợ TK334 - Phải trả CNV
Có TK512 - DTBH nội bộ (giá thanh toán)
11. Chi tiêu BHXH, KPCĐ tại đơn vị
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384)
Có TK 111,112
12. Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan đơn vị có chức năng theo chế độ
Nợ TK338 (3382, 3383, 3384)
Có TK 111, 112
13. Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi cuối quý
Nợ TK111, 112
Có TK338 (3383,3384)
10.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản theo lương
TK622,623,241
TK334- PTCNV
TK141,138,388
(1),(4),(3.1)
(7)
TK388 (3338)
(8)
TK332 (3388)
(1)
TK335
(2)
(10)
TK627,641
TK512
(14)
(3.2)
(5)
(6)
(9)
(12),(13)
TK338
TK431
TK512
(11)
TK111,112
Giải thích sơ đồ:
1) Tính tiền lương, các khoản phụ cáp mang tính chất lương phải trả CNV
2) Tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
3) Tiền thưởng phải trả công nhân viên
3.1) Tiền thưởng có tính chất thường xuyên tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
3.2) Thưởng CNV trong các kỳ sơ kết, tổng kết tính vào quỹ khen thưởng
4) Tính tiền ăn ca phải trả CNV
5) BHXH phải trả CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động)
6) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất
7) Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả công nhân viên (như: tạm ứng BHYT, BHXH, tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý).
8) Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp nhà nước (nếu có)
9) Trả tiền lương và các khoản phải trả cho CNV
10) Số tiền tạm giữ CNV đi vắng
11) Trường hợp trả lương cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá
12) Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị
13) Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý chức năng theo chế độ
14) Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi cuối tháng
Phần II
Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty điện tử Công nghiệp (CDC)
I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty điện tử Công nghiệp
a) Giới thiệu về Công ty Điện tử Công nghiệp
Công ty Điện tử Công nghiệp (CDC) là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập ngày 22/5/1993 theo Quyết định số 269/QĐ/TCNSDT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực tự động hoá, điện, điện tử, tin học và các thiết bị khoa học. Công ty Điện tử Công nghiệp là thành viên của Viện máy và dụng cụ công nghiệp - Bộ Công nghiệp từ 12/11/2003.
- Ngành nghề được phép hoạt động và kinh doanh:
+ Thiết kế và sản xuất, sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị điện và điện tử tin học phục vụ các ngành.
+ Thiết bị lành và điều hoà không khí
+ Thiết bị cho đường dây tải, trạm điện
+ Các thiết bị cảnh báo, cảnh vệ
+ Tích hợp hệ thống
+ Dịch vụ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử- tin học.
+ Đại lý cho các hãng nước ngoài về các lĩnh vực nêu trên.
+ Dịch vụ kỹ thuật và kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và dụng cụ y tế.
+ Kinh doanh các thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị môi trường, thiết bị đo lường kiểm nghiệm.
+ Kinh doanh máy công cụ và tư liệu sản xuất.
+ Nghiên cứu thiết kế, sản xuất và kinh doanh các hệ thống truyền hình kỹ thuật số.
+ Tư vấn và thiết kế xây dựng các công trình điện năng có cấp điện áp đến 35KV.
b) Năng lực kỹ thuật của Công ty Điện tử Công nghiệp (CDC)
Công ty CDC là tổ chức chuyên ngành có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu lắp đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng và bảo hành các thiết bị cho khách hàng.
- Nhân lực kỹ thuật:
+ Tổng số nhân viên kỹ thuật: 292 người
Trong đó:
Trình độ đại học và trên đại học: 192 người
Trung cấp kỹ thuật: 100 người
Công nhân bậc cao: 120 người
Ngoài chương trình đào tạo cơ bản, hàng năm cán bộ kỹ thuật của Công ty còn được đào tạo nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài. Qua các chương trình này cán bộ của CDC được nhà sản xuất chứng nhận về trình độ và khả năng chuyển giao công nghệ,lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và bảo hành thiết bị công nghệ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Công ty CDC còn có nhiều cộng tác viên chuyên môn trong nhiều ngành và các hiệp hội khác nhau, liên hiệp các hội KHKT Việt Nam. Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật của Công ty được hỗ trợ bởi các cộng tác viên trong nước và nhiều chuyên gia nước ngoài. Mục tiêu của Công ty trong việc đào tạo cán bộ, hợp tác với các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh đo lường, thử nghiệm và thiết bị công nghệ cao.
c) Các sản phẩm công nghệ chủ yếu của Công ty CDC
- Hệ thống cân ô tô, cân chuyên dụng (cân đóng bao sản phẩm rời như xi măng, hạt nhựa, cân giấy, cân bì thư, trạm cân và trộn bê tông)
- Thiết bị điều khiển
Các bộ điều khiển hệ thống điện, điều khiển khả trình (PLC), điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều hoặc xoay chiều, các thiết bị điều khiển chuyên dụng (điều khiển dây chuyền sản xuất, bộ điều khiển PID, hệ thống điều khiển cấp liệu lò xi măng đứng, hệ thống điều khiển chuyên dụng cho các lò hơi, lò than
- Thiết bị đo lường các thông số về điện.
Các thiết bị đo điện áp U, dòng điện I, đo công suất P, Q, đo năng lượng tiêu thụ (hữu công và vô công), đo tần số F của hệ thống điện lưới 35KW và các hộ tiêu thụ, các trạm biến áp.
- Thiết bị đo lường không điện.
Máy đo và điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, máy đo và phân tích các nồng độ chất khí công nghiệp nặng hoặc khí thải (O2, H2, CO2) máy đo các đại lượng áp suất, lưu lượng, giám sát rung động cơ học, hệ thống đo lường và giám sát độ rung cho các gối trục TURBINE máy phát, đo tốc độ vòng quay, thiết bị đo các thông số lực, thiết bị đo mức chất lỏng, chất rắn.
- Tủ phân phối điện
Các hệ thống phân phối điện công nghiệp, trạm biến áp.
- Thiết bị bảo vệ.
Bộ bảo vệ động cơ (quá dòng, quá áp, kẹt Roto), chập mạch, bảo vệ công nghệ (bảo vệ chống cháy nổ cho các hầm lò khai thác than).
- Phần mềm máy tính
Chế tạo các phần mềm chuyên dụng như: Phần mềm thu nhập dữ liệu từ xa SCADA, phần mềm điều khiển, lưu giữ các thông số của hệ thống công nghệ hoặc vận hành, quản lý. Chế tạo các phần mềm quản lý và lưu giữ các dữ liệu về các hệ thống cân khác nhau như: Cân ô tô, cân định lượng, điều khiển trạm trộn
- Các thiết bị bảo vệ trong ngành an ninh, quốc phòng
Các thiết bị camere, báo cháy, báo khói, chống đột nhập, thiết bị kiểm tra hơi rượu của lái xe cho cảnh sát giao thông.
Các thiết bị đo mức bằng ra đa cho các bồn, bể
d. Các dịch vụ
Công ty CDC tham gia tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và lắp đặt chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực phát thanh, bưu chính viễn thông và dịch vụ kinh doanh bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống điện, điện tử, tự động hoá.
- Các thiết bị phục vụ côngtác thí nghiệm điện, kiểm nhiệt, kiểm hoá, ngành phát thanh truyền hình của hãng lớn trên thế giới.
- Sản phẩm viễn thông
+ Tổng đài thông tin, điều độ sản xuất
+ Tổng đài Viba
+ Thiết bị định vị vệ tinh cho tầu biển
+ Thiết bị thông tin cho đánh cá xa bờ.
- Sản phẩm thiết kiệm điện năng
+ Thiết lập tiết giảm năng lượng cho động cơ.
+ Tiết giảm năng lượng cho toà nhà
Ngoài ra CDC còn kinh doanh các mặt hàng như: Thiết bị hệ thống cân tàu hoả, cân ô tô, thang máy, các thiết bị camere quan sát bí mật hoặc công khai, hệ thống điều hoà trung tâm
ở thời điểm thành lập lại ngày 22/5/1993, Công ty có tổng số vốn là 18 triệu đồng VND
Bảng 1: Nguồn vốn của Công ty khi thành lập năm 1993
Loại vốn
Giao vốn
Thực tế
Vốn cố định
4.297.493
753.244
Vốn pháp định
4.145.393
7.954.244
Vốn tự bổ sung
152.046
300.035
Vốn XDCB - tổng số
161.769
429.722
Vốn tự có
18.511
16.098
Vốn lưu động - tổng số
198.000
391.027
Tổng số
9.151.185
17.434.399
Mục tiêu của doanh nghiệp là
- Đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập ổn định đời sống của cán bộ CNV.
- Duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty, giữ vững được đội ngũ cán bộ CNV như trong chế biến. Từ khi được thành lập đến nay, Công ty luôn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Cụ thể như sau:
* Phòng tổ chức - hành chính - bảo vệ
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức, biện pháp quản lý, đề xuất việc bổ nhiệm và điều chuyển lao động đáp ứng nhu cầu của sản xuất
+ Lập kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng đào tạo cán bộ và quản lý nhân sự theo hướng phát triển của Công ty.
+ Tham mưu cho lãnh đạo phòng vệ chính sách thi đấu, quân trị, bảo vệ nhân sự
Chăm lo công tác đảm bảo an toàn lao động, giao thông và sức khoẻ cán bộ CNV.
Trưởng phòng tổ chứuc sản xuất,
nhân sự hành chính
Tiền lương, BHX, chế
độ
Tuyển dụng đào tạo quản lý hồ sơ
ATLĐ ATGTBHLĐ phòng cháy nổ, khen thưởng
Y tế, văn
thư
Quản trị
tạp
vụ
Bảo
vệ
Đánh máy, kho
vật tư
thiết bị
* Phòng kế toán tài chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo chế độ tài chính.
Bên cạnh đó, phòng kế toán tài chính còn kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật.
Kế toán trưởng
Kế
toán
Tổng
hợp
Kế
toán
thanh toán vệ sinh
Kế
toán
tiền lương, BHXH tài sản
Kế toán
theo dõi hợp đồng dịch vụ
Thủ quỹ
* Phòng kế hoạch điều độ
- Xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của doanh nghiệp
- Tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh
- Lập kế hoạch hợp đồng, dịch vụ, ký kết và thành lý hợp đồng
- Thực hiện chế độ thống kê tổng hợp
- Lập hồ sơ nghiệm thu quý, tháng với Công ty và hiệu quả
Trưởng phòng
Điều độ sản xuất
Thống kê kế hoạch
Hợp đồng, dịch vụ
* Phòng kỹ thuật vật tư:
- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất
- Mua sắm vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất
- Quản lý thiết bị lưu kho
Trưởng phòng
Sửa
chữa
cơ điện
Kỹ thuật công nghệ
Kỹ
thuật
phương tiện
Cung
ứng
vật tư
Cấp phát thanh toán vật tư
2. Công tác tổ chức quản lý, sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Điện tử Công nghiệp
2.1. Tổ chức công tác kế toán
* Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của phòng kế toán
- Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính, đảm bảo cân đối nguồn tài chính của doanh nghiệp thu chi đúng nguyên tắc, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của sản xuất.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu tham mưu, kiểm tra đề xuất vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tài chính kế toán nhằm thực hiện đúng quy định của nhà nước.
+ Tham mưu xây dựng quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp và giám sát hướng dẫn các đơn vị thu chi đúng chế độ, chính sách đôn đốc thu nhập ổn định, kịp thời các chứng từ.
+ Thực hiện hạch toán và quyết toán theo thực tế sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chủ trì tham mưu, triển khai công tác xây dựng đơn giá sản phẩm với các cơ quan trên đồng thời xây dựng đơn giá rồi bổ trợ cho các tổ chức sản xuất phù hợp với các đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Xây dựng hệ thống kế toán thống kê theo quy định nhà nước và hướng dẫn của Công ty. Thực hành đưa các dữ liệu quản lý vào máy tính, đảm bảo cung cấp thông tin báo cáo nhanh nhạy, khoa học trong quản lý.
Sơ đồ tổ chức:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp vệ sinh
Kế toán thanh toán vệ sinh
Kế toán tiền lương, BHXH tài sản
Kế toán theo dõi hợp đồng dịch vụ
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra công tác kế toán tại công ty, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ chuyên môn kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên kế toán, thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán.
- Kế toán tổng hợp kiểm tra số liệu từ các chứng từ ghi sổ, các hoá đơn, bộ phận kế toán chi tiết vào sổ cái, sổ chi tiết TK 334, TK 338
- Kế toán thanh toán tiền lương, BHXH, tài sản có nhiệm vụ tính toán lên danh sách các hạng mục để chi trả lương cho CNV trong doanh nghiệp, bao gồm các lý do liên quan đến BHXh nếu ốm đau, thai sản. Ngoài ra còn thống kê số tài sản hiện có trong doanh nghiệp.
- Kế toán theo dõi hợp đồng dịch vụ: vào sổ theo dõi chi phí sản xuất của Công ty. Kiểm tra giám sátg việc chi trả cũng như tính thuế GTGT để nộp ngân sách nhà nước.
- Thủ quỹ: Là người nắm giữ tất cả những gì liên quan đến việc trả lương cho CNV và các khoản khác, nói cách khác nhiều người thực hiện các mặt trên đa số là giấy tờ thì thủ quỹ có vai trò chi trả bằng tiền.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán trưởng
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ
Nhân viên thống kê
Thủ quỹ kiêm KT tiền lương
Hệ thống kế toán của doanh nghiệp biểu hiện bằng một hệ thống sổ kế toán để thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp bao gồm các mẫu sổ, số lượng và kết cấu từng loại sổ.
Mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán với nhau và giữa sổ kế toán với báo cáo kế toán: tổ chức hợp lý, hợp lệ hệ thống sổ kế toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của cán bộ kế toán đảm bảo cung cấp đầy đủ chính xác kịp thời các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu quản lý của Ban giám đốc hoặc lập báo cáo gửi lên cấp trên và cơ quan nhà nước.
Xuất phát từ hoạt động sản xuất trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ.
Theo hình thức này gồm có các loại sổ sau:
+ Bảng kê chứng từ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Trình tự ghi sổ:
+ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hợp pháp tiến hành phân loại, tổng hợp để lập bảng chứng từ, sổ quỹ tiền mặt, sổ thẻ kế toán chi tiết. Cuối cùng lập các chứng từ ghi sổ theo từng loại TK.
+ Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian, sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản để hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Cuối quý căn cứ sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết, giữa bảng cân đối phát sinh và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Căn cứ vào sổ cái TK lập bảng cân đối số phát sinh.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ thẻ hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi chú:
Căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và lập bảng tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán.
3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
Công ty Điện tử Công nghiệp (CDC) là một doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, vì vậy mà các nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều, một cách thường xuyên liên tục, đặc biệt là về thành phẩm và hàng hoá.
- Giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước và pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phó Giám đốc: Là người giúp việc và được uỷ quyền thay mặt giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc quyền giám đốc khi giám đốc vắng mặt. Ngoài ra phó Giám đốc còn phụ trách cả công việc kinh doanh
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng hành chính tổng hợp: Có chức năng giúp giám đốc cũng như các phòng ban khác các công việc về văn phòng, văn thư, soạn thảo các văn bản và công văn giấy tờ...
- Các phân xưởng sản xuất: Có chức năng sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của giám đốc cũng như công ty để cung cấp cho thị trường.
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Phân xưởng sản xuất
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh
doanh
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế hoạch tổng hợp
II. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty điện tử công nghiệp.
1. Công tác tổ chức và quản lý lao động ở Công ty Điện tử Công nghiệp
1.1. Số lượng nhân viên
Công ty Điện tử Công nghiệp (CDC) là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đội ngũ công nhân viên của Công ty có tổng số 300 người. Trong những năm gần đây, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty thay đổi không đáng kể.
1.2. Phân loại công nhân viên:
Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Điện tử Công nghiệp nói riêng thì việc xác định số nhân lực cần thiết của từng bộ phận trực tiếp và gián tiếp có ý nghĩa quan trọng. Nếu thừa sẽ gây khó khăn cho quỹ lương và lãng phí sức lao động. Ngược lại, sẽ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cho cơ cấu này hợp lý, vấn đề này Công ty đang dần sắp xếp và tổ chức lại.
2. Thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương
2.1. Công ty trực tiếp quản lý các đối tượng lao động gồm:
Trưởng phòng, tổ chức, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
Mọi sự điều động, giải quyết nghỉ phép, việc riêng của các đơn vị, phòng nghiệp vụ của xí nghiệp báo cáo cho giám đốc xem xét giải quyết.
* Tổ trưởng các tổ có trách nhiệm thi hành mệnh lệnh điều động lao động của giám đốc công ty trong việc sắp xếp lao động giữa các cá nhân đơn vị trong công ty để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, và báo cáo tình hình sử dụng lao động của tổ về phòng tổ chức theo dõi phân công.
* Công ty cũng đang sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của mình, loại bỏ những điều kiện không hợp lý, để phát huy cao độ tiềm năng của mỗi người lao động và của cả tập thể trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra sự đồng bộ thống nhất giữa các khâu trong quản lý
2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý có vai trò rất quan trọng. Khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì nhiệm vụ của cán bộ quản lý ngày càng cần thiết.
Theo số liệu của phòng tổ chức, tình hình đội ngũ cán bộ như sau: Tổng số cán bộ quản lý là 5 người.
2.3. Đánh giá kết quả lao động cá nhân và tập thể.
Sự cố gắng sáng suốt và hiệu quả công việc của mỗi cán bộ CNV là tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó, sự khác biệt về điều kiện công tác tổ chức, điều kiện làm việc của mỗi người nên đánh giá đúng sự cống hiến của từng công nhân với công ty còn gặp nhiều khó khăn.
Để xác định đúng kết quả lao động của mỗi cá nhân và tập thể, công ty xác định cần phát huy cao độ tinh thần dân chủ, công khai trong việc đánh giá phân phối thu nhập.
2.4. Đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động trong công ty.
Trong những năm gần đây thì công ty đã chú trọng cải tiến các trang bị cần thiết bảo hộ lao động. Hơn nữa công ty còn chú ý đến việc đánh giá và sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp với năng lực và trách nhiệm của họ. Đề bạt những người có kinh nghiệm, giữ trọng trách được giao trong công ty.
2.5. Công tác đảm bảo đời sống và nâng cao chất lượng cho người lao động
Để đảm bảo cho người lao động và nâng cao chất lượng cho người lao động, công ty đã chú trọng ngày càng hoàn thiện quỹ lương.
Để động viên cán bộ CNV an tâm phấn khởi trong công tác và sản xuất, công ty đã làm tốt công tác đời sống CN viên chức, nhất là vào các dịp lễ tết.
Quan tâm đến quyền lợi CNV theo thoả ước trong lao động với những người nghỉ hưu, nghỉ đẻ, tai nạn rủi ro, các gia đình khó khăn.
Tổ chức thăm quan, nghỉ mát, bồi dưỡng cho cán bộ CNV có thành tích trong lao động sản xuất.
Ngoài ra, công ty còn động viên khen thưởng cho con của CNV là học sinh giỏi, tiên tiến.
Cùng với công tác chăm lo đời sống thi đua sản xuất các hoạt động văn hoá, văn nghệ, nâng bậc lương, công ty còn quan tâm tham gia xây dựng đầy đủ các hoạt động khác với nhà nước.
3. Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty
Từ khi có quyết định của nhà nước không quản lý quỹ lương công ty một cách trực tiếp, công ty có quyền xây dựng cho mình một quỹ lương. Trên cơ sở đó công ty xác định quỹ lương như sau:
TLCN = ĐGgđi x Q
Trong đó: TLCN: Tiền lương công nhân
ĐGgđi: Đơn giá tiền lương giai đoạn i
Q: Số sản phẩm thực tế
* Các bước xây dựng định mức tại Công ty điện tử công nghiệp (CDC)
Bước 1: Phân chia các giai đoạn hoàn thành một sản phẩm, sắp xếp số lượng sau đó tập hợp các quy trình công nghệ có quy mô giống nhau thành một nhóm.
Bước 2: Tính giờ công hao phí để hoàn thành 1 sản phẩm của từng bộ phận và tính đơn giá cho sản phẩm đó.
Bước 3: Lập kết hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, các định mức để lập kế hoạch cho năm nay, định biên lao động cho phân xưởng, bộ phận, phòng ban.
Bước 4: Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét và duyệt định mức.
Bước 5: Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương áp dụng thực hiện cho từng bộ phận, phân xưởng.
3.1. Hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp BHXH
Tiền lương và các khoản trích theo lương đã góp phần không nhỏ để tạo nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nó thể hiện số lượng, chất lượng lao động, việc sử dụng lao động và bố trí lao động trong doanh nghiệp. Phân công lao động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí tiền lương, hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm của mình mang tính cạnh tranh cao hơn và cũng góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Công ty Điện tử Công nghiệp đã và đang rất quan tâm đến công tác hạch toán tiền lương. Công ty đã xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý, tăng cường lực lượng công nhân sản xuất. Công ty áp dụng cả 2 hình thức hạch toán: Hạch toán theo thời gian lao động và hạch toán the
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6585.doc