LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 4
I. Vai trò quyết định của lao động trong quá trình SXKD . 4
II. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN THEO TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG . Ý NGHĨA CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 4
1. Khái niệm 4
2. Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo tiền lương . 5
III. CHẾ ĐỘ CỦA NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ TIỀN LƯƠNG, CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG KPCĐ, BHXH, BHYT. 5
1. Chế độ của Nhà nước quy định về tiền lương . 5
2. Chế độ trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT . 8
IV. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG – PHƯƠNG PHÁP CHIA LƯƠNG 9
1. Các hình thức tiền lương . 9
1 . 1. Tiền lương theo thời gian 9
1 . 2 . Tiền lương theo sản phẩm 10
2. Phương pháp chia lương 13
V. NỘI DUNG QUỸ TIỀN LƯƠNG – PHÂN LOẠI QUỸ TIỀN LƯƠNG 14
1. Quỹ tiền lương 14
2. Phân loại quỹ tiền lương 14
VI. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG . 16
VII. CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA CÔNG TÁC NÀY . 17
VIII. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VỀ LAO ĐỘNG, CÔNG TÁC TÍNH LƯƠNG, TÍNH THƯỞNG, TÍNH BHXH PHẢI TRẢ . 19
1. Chứng từ kế toán về lao động: 19
2. Công tác tính lương 19
2 . 1 . Các chứng từ cần thiết để hạch toán tiền lương. 19
2 . 2 . Tính lương và thanh toán tiền lương 19
3. Trợ cấp BHXH 20
IX. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH, BHYT, KPCĐ. 20
1. Tài khoản sử dụng 20
1 . 1 . TK334: Phải trả công nhân viên 21
1 . 2 . Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác 21
PHẦN II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG Ở ĐƠN CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3-2 25
I- Đặc điểm tình hình chung của công ty cơ khí ô tô 3-2. 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 25
2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất ở công ty cơ khí ô tô 3-2. 26
3. Sơ đồ: Phòng Kế toán. 29
4. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty . 31
5. Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chứng từ 32
6. Phương pháp hạch toán: Thẻ song song. 33
7. Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 33
II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3-2 . 33
1. Số lượng CNV – Phân loại CNV . 33
2. Hình thức tiền lương áp dụng tại đơn vị . 34
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian . 34
2.2 . Cách tính lương theo sản phẩm . 35
3. Quỹ tiền lương và quản lý quỹ tiền lương . 36
4. Hạch toán lao động . 37
PHẦN III NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3/2 41
I. Ưu, nhược điểm trong công tác quản lý lao động và kế toán tiền lương tại Công ty Cơ khí ô tô 3/2 . 41
1. Những ưu điểm 41
2. Những tồn tại 41
II. Một số ý kiến nhằm cải tiến công tác kế toán tiền lương ở công ty cơ khí ô tô 3/2 . 42
KẾT LUẬN 44
50 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản phẩm = Đơn giá lương x Số lượng sản phẩm hoàn thành
gián tiếp gián tiếp của công nhân sản xuất chính
Sử dụng biện pháp tiền lương này cần phải quy định và kiểm tra chạt chẽ đề phòng hiện tượng tiêu cực làm máy hỏng và làm sản phẩm xấu . Ngoài ra, chế độ này làm cho công nhân phục vụ quan tâm hơn đến việc nâng cao năng suất lao động của công nhân chính mà họ phục vụ .
Lương sản phẩm luỹ tiến :
Chế độ này áp dụng cho công nhân sản xuất ở những khâu quan trọng, lúc sản xuất khẩn trương để đảm bảo tính đồng bộ, ở những khâu mà năng suất tăng có tính chất quyết định đối với việc hoàn thành chung kế hoạch cuả doanh nghiệp .
Công thức :
Lương SP = Đơn giá x SLSP + Đơn giá x SLSP vượt x Tỷ lệ
luỹ tiến lương hoàn thành lương định mức hoàn thành
Lương khoán sản phẩm :
Lương khoán sản phẩm là hình thức lương sản phẩm khi giao công việc đã quy định rõ ràng số tiền để hoàn thành một khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian nhất định . hình thức này áp dụng cho những công việc mà xét thấy giao từng việc chi tiết không có lợi về mặt kinh tế . Vì vậy, ngay từ khi nhận việc công nhân đã biết số tiền lương mà mình sẽ được lãnh sau khi hoàn thành công việc . Hình thức này có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn hoặc giảm bớt số người không cần thiết .
Lương sản phẩm có thưởng :
Là hình thức tiền lương đã tính trên có kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu .
Lương sản phẩm tập thể :
Được áp dụng với những doanh nghiệp mà kết quả sản xuất ra không thể xác định riêng cho từng người mà là kết quả của cả một tập thể . Căn cứ vào kết quả sản phẩm của cả tập thể đã làm ra và đơn giá tiền lương sẽ tính ra lương sản phẩm tập thể, sau đó tiến hành chia lương cho từng người, có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau :
- Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc .
- Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc kết hợp với
bình công chấm điểm .
- Chia lương theo bình công điểm .
2. Phương pháp chia lương
2 . 1. Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc .
Điều kiện áp dụng : Việc phân công và việc làm của mỗi người được rõ ràng, cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc được giao. . 2 . 2 . Chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc kết hợp với bình công chấm điểm .
Điều kiện áp dụng : Cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc, do điều kiện sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt về năng suất lao động của các thành viên trong tổ hoặc nhóm sản xuất . Toàn bộ lao động được chia ra làm hai phần :
+ Chia theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của mỗi người .
+ Chia theo thành tích trên cơ sở bình công chấm điểm của mỗi người
2 . 3 . Chia theo bình công điểm .
Điều kiện áp dụng : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc không ổn định, kĩ thuật đơn giản, công cụ thô sơ, cấp bậc của công nhân không phản ánh trên kết quả lao động . Sự chênh lệch về năng suất lao động chủ yếu là do sức khoẻ và thái độ lao động của từng người .
áp dụng phương pháp này, sau mỗi ngày làm việc, tổ trưởng phải tổ chức bình công chấm điểm cho từng người, cuối tháng căn cứ vào số công đó để chia lương .
V. Nội dung quỹ tiền lương – Phân loại quỹ tiền lương
1. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên trong Doanh nghiệp, do Doanh nghiệp quản lý và chi trả lương . Quỹ lương gồm các khoản :
- Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương khoán .
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định .
- Tiền trả cho người lao trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học ...
Ngoài ra trong quỹ tiền lương còn có thêm các khoản phụ cấp như làm đêm, thêm giờ ... Trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả các khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động .
2. Phân loại quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng . Thành phần quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau :
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc :
Tiền lương tháng, ngày theo hệ thống thang bảng thực tế làm việc của nhà nước.
Tiền lương trả theo sản phẩm .
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng công việc, do thiết bị máy móc ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan .
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động đi công tác hoặc huy động đi làm nghiã vụ của nhà nước và xã hội .
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép định kỳ, nghỉ theo chế độ nhà nước .
- Tiền lương trả cho những người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế .
- Các loại tiền thưởng trong sản xuất .
- Các loại phụ cấp thường xuyên như : Phụ cấp khu vực, trách nhiệm ...
- Tiền lương công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được làm hai loại:
Tiền lương chính .
Tiền lương phụ .
Tiền lương chính là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ chính của họ, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo( phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực ...)
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho CVN trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ việc được hưởng lương theo quy định của chế độ( nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất ...) .
* Việc phân chia tiền lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm . Tiền lương hính của công nhân sản xuất được thanh toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm, nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm .
VI. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .
- Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của CNV, tính toán đúng, thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho CNV – quản lý chặt chẽ việc sử dụng việc chi tiêu quỹ lương .
- Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương( tiền công) và các khoản trích( BHXH, BHYT, KPCĐ) cho các đối tượng sử dụng liên quan .
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương . Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan .
VII. Công tác quản lý lao động và ý nghĩa tác dụng của công tác này .
Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập( lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động(mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động.
Nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ , đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng( hoặc trưởng các phòng ban) trực tiếp ghi vào nơi công khai để CNVC giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thờu gian lao động và tính lương cho từng người, từng bộ phận, tổ, đội sản xuất.
Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như tên công nhân, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành... Đó chính là các báo cáo về kết quả như: “Phiếu giao, nhận sản phẩm”, “Phiếu khoán”, “Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”...
Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (tổ trưởng) kí, cán bộ kiể tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt (quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận). Sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về phòng lao động tiền lương xác nhận. Cuối cùng, chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Để tổng hợp kết quả lao động, tại mỗi bộ phận sản xuất, phân xưởng, nhân viên hạch toán phân xưởng phải mở sổ tổng hợp hạch toán kết quả lao động.
Trên cơ sở các chứng từ hạch toán kết quả lao động do các tổ gửi đến, hàng ngày (hoặc định kỳ), nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp.
VIII. Chứng từ kế toán về lao động, công tác tính lương, tính thưởng, tính BHXH phải trả .
1. Chứng từ kế toán về lao động:
Bao gồm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.
2. Công tác tính lương
2 . 1 . Các chứng từ cần thiết để hạch toán tiền lương.
- Các chứng từ hạch toán về số lượng lao động và thời gian lao động.
- Các chứng từ hạch toán các khoản phụ cấp theo lương như: Bảng làm đêm, thêm giờ...
- Các chứng từ về các khoản tiền thưởng nằm trong quỹ tiền lương như: thưởng về năng suất lao động, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
- Các chứng từ trừ vào tiền lương như: trừ lươngdo sản phẩm hỏng, mất mát...
Lập bảng thanh toán cho từng người .
2 . 2 . Tính lương và thanh toán tiền lương
- Việc tính lương cho cán bộ CNV được thực hiện ở phòng kế toán của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn thì việc tính lương có thể giao cho một bộ phận kế toán hoặc nhân viên hạch phân xưởng chịu trách nhiệm thực hiện dưới sự chỉ đaọ thống nhất của kế toán trưởng. Căn cứ vào thời gian tính lương trên cơ sở các chứng từ có liên quan đến tiền lương đã được kiểm tra và xác nhận của kế toán căn cứ vào chế độ tiền lương đang áp dụng hiện hành căn cứ vào hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp. Kế toán sẽ tính ra tiền lương phụ cấp lương phải trả hàng tháng cho từng cán bộ CNV trong doanh nghiệp, sau đó lập bảng thanh toán lương theo từng phân xưởng sản xuất, bảng này dùng làm chứng từ thanh toán lương và kiểm tra việc trả lương cho cán bộ CNVC .
- Khi trả lương việc chi trả lương và các khoản chi khác cho CNV phải được thực hiện đúng quy định, đảm bảo đúng kỳ đầy đủ và trực tiếp cho người lao động. CNV lĩnh lương cũng cần kiểm tra các khoản được hưởng, các khoản bị khấu trừ và có trách nhiệm đầy đủ .
3. Trợ cấp BHXH
Căn cứ vào chứng từ nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động... Căn cứ vào chứng từ gốc để tính ra BHXH theo chế độ BHXH quy định .
Sau khi tính toán cho từng cán bộ CNV thì kế toán sẽ lập bảng tổng hợp thanh toán BHXH cho từng tổ sản xuất, từng bộ phận... sau đó trưởng ban BHXH, kế toán trưởng sẽ ký duyệt và thanh toán trả BHXH cho CNV .
IX. Kế toán tổng hợp tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
1. Tài khoản sử dụng
Để tính lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng chủ yếu hai tài khoản:
TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 338: Phải trả, phải nộp khác
1 . 1 . TK334: Phải trả công nhân viên
Tác dụng: Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán cho CNV của doanh nghiệp và về tiền lương(tiền công) tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của CNV .
Nội dung kết cấu:
Thanh toán lương.
Thanh toán các khoản khác.
TK 334
- Các khoản khấu trừ vào tiền - Tiền lương, tiền công và các
lương, tiền công của CNV . khoản phải trả cho công nhân
- Tiền lương, tiền công và các viên chức.
khoản khác đã trả cho CNVC kết
huyển tiền lương CNVC chưa
lĩnh .
Dư nợ (nếu có): Số trả thừa cho Dư có: Tiền lương, tiền công và các
công nhân viên . khoản phải trả CNV .
1 . 2 . Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác
Tác dụng: Tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả và phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác( từ TK 331 đến TK 336 ) .
Nội dung kết cấu :
TK 338
- Các khoản đã nộp cho cơ - Các khoản phải trả, phải nộp
quan quản lý các quỹ . hay thu hộ .
- Các khoản đã trả chi về - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý .
kinh phí công đoàn. Xử lý giá
trị tài sản thừa.
- Các khoản đã trả, đã nộp khác - Số đã trả, đã nộp lớn hơn số
phải nộp, phải trả được hoãn lại.
Dư nợ(nếu có): Số trả thừa nộp thừa Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp
vượt chi chưa thanh hay giá trị tài sản thừa
toán . chờ xử lý .
TK 338 có 5 TK cấp 2 :
TK 338(1): Tài sản thừa, chờ giả quyết .
TK 338(2): Kinh phí công đoàn.
TK 338(3): Bảo hiểm xã hội.
TK 338(4): Bảo hiểm y tế.
TK 338(5): Phải nộp khác .
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như : TK 138, TK622, TK 621 ...
Sơ đồ 1: Sơ đồ BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 241, 622
TK 112 TK 338 641, 642, 627
Nộp 24% cho cấp trên
(20%BHXH, 3%BHYT, Trích BHXH, BHYT,
1%KPCĐ) KPCĐ vào CP s/x(19%)
TK 111 TK 334 TK 334
Rút TGNH Phải trả BHXH Trừ vào lương của người
về quỹ tiền BHXH thay phải lao động (6%) .
TM để chi lương . trả
cho CĐCS CNV
(1%) . thay
lương . TK 111, 112, 138
Chi cho CĐCS Nhận BHXH của cấp
( 1% ) ( 338.2 ) trên cấp
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng hợp tiền lương
TK 112 TK 111 TK 334 TK 241, 622
Rút TGNH về quỹ Thanh toán lương cho Tiền lương phải trả
TM để chuẩn bị CNV (TƯ kỳ 1 ) cho CNSX .
trả lương kỳ 1. Thanh toán số còn lại .
Thanh toán lương TK 141, 138, 338 TK 335
Rút TGNH về quỹ
TM để trả lương Các khoản TLNPTT Trích
kỳ 2. khấu trừ vào phải trả trước TL
CNSX NPPT
lương CNSX
TK 333 TK 627, 641, 642
Tính thuế thu Tiền lương phải
nhập của CNV trả CNV
Thưởng có tính chất
TK 338 thường xuyên được
tính vào chi phí
Trả TL, BH TL, BHXH
XH chưa của CNV
nhận tháng chưa nhận TK 431(1)
trước của
CNV Tiền thưởng được
phân chia từ quỹ
khen thưởng
TK 338(3)
BHXH phải trả cho
CNV
Phần II Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương ở đơn công ty cơ khí ô tô 3-2
I- Đặc điểm tình hình chung của công ty cơ khí ô tô 3-2.
- Trụ sở chính đặt tại km số 5- đường giải phóng- phường Phương mai- Quận Đống Đa- thành phố Hà nội.
- Điện thoại:
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cơ khí ô tô 3-2 ( nguyên trước đây là nhà máy ô tô 3/2 ) được thành lập từ tháng 3/1964.
Trải qua hơn 30 năm từ khi được thành lập đến nay, công ty luôn lấy nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe và sản xuất phụ tùng làm trọng tâm.
Trưởng thành từ một xưởng sửa chữa nhỏ của quân đội ( xưởng chiến thắng cũ ), năm 1966 được trang bị một hệ thống thiết bị sửa chữa xe, đồng bộ với công suất 350 xe/ năm, công ty đã trở thành một đơn vị sửa chữa xe con, xe du lịch nổi tiếng ở Hà nội và các tỉnh phía bắc. Công ty sản xuất và sửa chữa ô tô 3/2 còn là đơn vị có thế mạnh về sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy.
Từ năm 1990 đến nay, trong cơ chế thị trường, công ty đã thực hiện phương châm đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, công nghệ, thiết bị, tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động, để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ CNV của công ty.
Trong những năm đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường, trong tình hình lượng xe sửa chữa giảm dần ( vì xe các nước XHCN không nhập, các xe nước Tư bản còn tốt chưa cần sửa chữa ) nhà máy đã tập trung giải quyết đóng mới một số loại xe: YA7, 469, xe Mi- ni buýt từ 8 đến 16 chỗ ngồi để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là:
- Sửa chữa các cấp, tân trang đóng mới các loại xe du lịch, xe công tác, xe ca. Mua bán các loại xe.
- Sản xuất kinh doanh, mua bán phụ tùng ô tô, xe máy các loại.
Sau đây là một số chỉ tiêu tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 1999, 2000 :
ĐVT:VNĐ.
Chỉ tiêu
1999
2000
1. Tổng nguyên giá TSCĐ
7414936284
6280491484
2. Vốn kinh doanh
3104360706
3104360706
3. Doanh thu tiêu thụ
3726633738
4455095169
4. Lợi nhuận tiêu thụ
132652000
181145000
5. Nộp ngân sách
86415000
130002151
6. Thu nhập bình quân (đ/ người /tháng)
460000
513000
2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất ở công ty cơ khí ô tô 3-2.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, việc sản xuất sản phẩm có đạt năng suất cao, chất lượng tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tổ chức sản xuất, tổ chức qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học và đặc biệt là yếu tố quản lý. Để thực hiện tốt được việc này phải phụ thuộc vào từng điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp.
Công ty cơ khí ô tô 3-2 hiện có 233 cán bộ công nhân viên, trong đó bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 164 người, bộ phận quản lý chiếm: 59 người.
Việc tổ chức quản lý sản xuất của công ty được thống nhất từ trên xuống dưới.
Đứng đầu là giám đốc công ty, người có quyền cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, từ việc huy động vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân viên đến việc phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban.
- Phòng nhân chính:
Nhiệm vụ của phòng là tổ chức lao động, bố trí sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ, nghiệp vụ tay nghề phù hợp với từng phòng ban, từng phân xưởng. Xây dựng và ban hành mọi qui chế trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ và chế độ của nhà nước. Quản lý tiền lương, tiền thưởng, quản lý lao động kỹ thuật hàng ngày, hàng quí.
- Phòng kế toán:
Giúp giám đốc về mặt tài chính- kế toán, thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với nhà nước.
- Phòng sản xuất kinh doanh:
Tham mưu về xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, về hướng phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tham mưu công tác tiêu thụ sản phẩm, mua sắm vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh. Quản lý kho vật tư phụ tùng, kho bán thành phẩm, sử dụng và khai thác sử dụng kho tàng thuộc phòng được giao quản lý.
- Các phân xưởng sản xuất đều chịu sự quản lý trực tiếp của các quản đốc phân xưởng, các quản đốc phân xưởng chịu sự quản lý của phòng sản xuất kinh doanh, giám đốc và phó giám đốc.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty sản xuất và sửa chữa ô tô 3/2:
Sơ đồ: bộ máy quản lý sản xuất của công ty sản xuất và chữa ô tô 3-2
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Kế toán
Phòng Nhân chính
Phòng SXKD
PX cơ khí
PX ô tô 2
PX ô tô 1
3. Sơ đồ: Phòng Kế toán.
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
KT tổng hợp CP
Kế toán t.toán
Kế toán vật tư
Kế toán xdcb
Tại phòng kế toán tài chính gồm có:
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác của phòng.
Trưởng phòng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn nhà máy. Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong nhà máy thực hiện đầyđủ chế độ ghi chép ban đầu chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính.
- Một kế toán thanh toán nội bộ và thanh toán với khách hàng:
Phụ trách công việc :
Hàng tháng thanh toán lương sản phẩm cho các công nhân viên, phân xưởng, thanh toán BHXH cho công nhân viên chức và theo dõi các khoản khấu trừ qua lương.
Viết phiếu thu, chi hàng ngày.
Theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng hàng ngày. Viết séc, ủy nhiệm chi thanh toán với khách hàng, với ngân sách, với khách hàng mua bán hàng.
- Một kế toán theo dõi vật liệu, CCDC, TSCĐ, tiêu thụ:
Phụ trách công việc:
Ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất vật liệu, CCDC, xác định số lượng và giá trị vật liệu, tiêu hao thực tế của CCDC, phân bổ vật liệu cho các đối tượng sử dụng.
Ghi chép, theo dõi, phản ánh tổng hợp về số lượng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao hàng tháng theo chế độ qui định.
Lên hóa đơn thanh toán với khách hàng.
Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu nhập, xuất thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán, tổng hợp hóa đơn tiêu thụ sản phẩm, xác định lỗ, lãi về tiêu thụ sản phẩm.
- Một thủ quĩ:
Phụ trách công việc:
Lĩnh tiền mặt tại ngân hàng về nhập quĩ, thu tiền mặt bán hàng và thu các khoản thanh toán khác, chi tiền mặt, theo dõi thu, chi quĩ tiền mặt hàng ngày.Phòng kế toán tài chính được đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty
Bộ máy kế toán của công ty có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi công ty, tổ chức các thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ việc ghi chép và chế độ hạch toán, chế độ quản lí kinh tế tài chính.
4. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty .
Quy trình công nghệ gia công khung TM3/2- 01w
Kiểm tra mác thép
Sản xuất chi tiết rời
Lắp cụm A
Lắp cụm C
Kiểm tra
Lắp cụm B
Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra
Kiểm tra
Lắp cụm D
(tổng thành)
Sửa nguội tẩy via
Kiểm tra
Sơn
Kiểm tra sơn+renlai
Làm sạch, bao gói, xuất xưởng
5. Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chứng từ
Sơ đồ: hình thức nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
BK
Sổ quỹ
Sổ cái
NK-CT
BPB
Chứng từ gốc
(2) (1)
(1) (1) (3)
Sổ(thẻ)
kế toán
chi tiết
(4)
(5) (2)
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
(4) (4)
(6)
(5) (7)
(7)
(7) (7)
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Giải thích:
(1): Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào các nhật ký chứng từ liên quan hoặc BK, BPB liên quan.
(2): Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong các BK,NK-CT thì đồng thời ghi vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
(3): Chứng từ liên quan đến thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ, sau đó ghi vào các BK, NK-CT liên quan.
(4): Cuối tháng căn cứ số liệu từ các BPB để ghi vào các BK, NKCT liên quan rồi từ các NKCT ghi vào sổ cái.
(5): Căn cứ các sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
(6): Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các NKCT với nhau, giữa các NKCT với BK, giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
(7): Căn cứ số liệu từ các NKCT, BK, sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính.
6. Phương pháp hạch toán: Thẻ song song.
7. Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
II. Thực tế công tác kế toán tại công ty Cơ khí ô tô 3-2 .
1. Số lượng CNV – Phân loại CNV .
Công ty cơ khí ô tô 3 – 2 đã đảm bảo đầy đủ những yêu cầu của một Công ty hoạt động SXKD như : sổ sách kế toán rõ ràng, mạch lạc, số liệu kế toán chi tiết đồng bộ . Mà nhất là số lượng CNV của công ty, phòng kế toán đã phân loại như sau :
Doanh mục
Tổng số
CN
Trực tiếp
CN
Gián tiếp
Tổng nhân lực
223
164
59
Giám đốc + Đoàn thể
6
6
Phòng Nhân chính
10
10
Ban Bảo vệ
13
13
Phòng Kế toán
5
5
Phòng Kinh doanh
10
10
Phòng Kỹ thuật
8
8
Trung tân DVTH
7
7
Phân xưởng ô tô I
18
18
Phân xưởng ô tô II
40
40
Phân xưởng cơ khí
106
106
2. Hình thức tiền lương áp dụng tại đơn vị .
Công ty Cơ khí ô tô 3 – 2 áp dụng các hình thức trả lương sau :
Hình thức trả lương theo thời gian .
Hình thức trả lương theo sản phẩm .
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian .
Cách tính lương theo thời gian .
Được hưởng lương thời gian căn cứ vào mức lương cấp bậc chức vụ được xếp theo nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ .
Căn cứ vào số ngày làm việc thực tế theo bảng chấm công tại các đơn vị .
Mức Lương tối thiểu x Hệ số lương và phụ Số
lương hiện hưởng cấp theo NĐ 26CP ngày TL làm
tháng = + làm + thêm giờ
hiện Ngày công chế độ trong tháng việc ( nếu có )
hưởng thực tế
Ghi chú : Mức lương tối thiểu hiện đang áp dụng là 210.000đ và tuỳ theo điều kiện SXKD Giám đốc có thể quyết định bổ sung lương hàng tháng theo tỷ lệ tăng bình quân ở khối sản xuất .
Ví dụ minh hoạ :
Nhân viên phòng Kinh doanh Trần Duy Tứ có hệ số cấp bậc là 2,92 và ngày công thực tế là 11 ngày . Như vậy :
210.000 x 2,92
Mức lương tháng = x 11 = 281.050đ
24
281.050
Mức lương ngày = = 25.550đ
11
Nhân viên Trần Tứ có mức lương phụ cấp là :
281.050 + 435.400 = 716.450
Kèm theo các khoản khác được hưởng . Vậy tổng thu nhập của nhân viên Tứ là :
716.450 + 204.800 = 921.250đ
2.2 . Cách tính lương theo sản phẩm .
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó .
Tiền lương = Khối lượng công việc x Đơn giá tiền lương
sản phẩm lao động 1 c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0599.doc