Lời mở đầu
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
I - Ý nghĩa và vai trò của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
1. Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm.
2. Nhiệm vụ vai trò của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp.
II - Nội dung chủ yếu của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất.
1. Một số khái niệm tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1. Khái niệm về doanh thu :
1.2. Khái niệm xác định kết quả tiêu thụ.
2. Nội dung kế toán tiêu thụ ở doanh nghiệp sản xuất.
2.1.Tài khoản sử dụng
2.2. Chứng từ sử dụng
2.3. Hạch toán các phương thức tiêu thụ thành phẩm theo phuơng pháp kê khai thường xuyên (doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương thức khấu trừ)
2.4. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc với các đối tượng không chịu thuế GTGT.
2.5. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
3 - Kế toán giá vốn hàng bán và các khoản giảm trừ doanh thu.
3.1. Kế toán giá vốn hàng bán
3.2. kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
4 - Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
4.1 - Kế toán chi phí bán hàng
4.2- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
4.3- Kế toán xác định kết quả tiêu thụ.
Chương II: thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại c.ty cao su sao vàng Hà Nội
I. Đặc điểm tổ chức KD của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cao su Sao vàng.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
4. Cơ cấu bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
II. Tổ chức công tác tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.
1. Quá trình nhập - xuất kho thành phẩm tại công ty.
2. Kế toán chi tiết thành phẩm.
3. Kế toán tổng hợp thành phẩm.
4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty Cao su Sao vàng Hà Nội
4.1. Nội dung doanh thu bán hàng tại công ty.
4.2. Chứng từ kế toán sử dụng:
4.3. Tài khoản và sổ kế toán sử dụng.
4.4. Các hình thức tiêu thụ chính tại công ty.
4.5. Kế toán các hình thức tiêu thụ tại công ty
5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
5.1- Doanh thu hàng bán bị trả lại.
6. Hạch toán giá vốn hàng bán.
7- Kế toán xác định kết quả tiêu thụ.
7.1- Kế toán chi phí bán hàng
7.2- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
7.3 - Kế toán xác định kết quả tiêu thụ.
Chương III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. Số liệu dòng cộng các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái tài khoản
Hệ thống sổ chi tiết bao gồm: các sổ chi tiết như sổ chi tiết thanh toán, tiêu thụ, các loại chi phí.
Trình tự của hình thức Nhật ký Chứng Từ (phần phụ lục- trang 9)
II. Tổ chức công tác tiêu thụ tại công ty cao su sao vàng hà nội.
1. Quá trình nhập - xuất kho thành phẩm tại công ty.
Công ty có nhiều loại sản phẩm chủ yếu và thứ yếu. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán, thành phẩm của Công ty được chia thành nhiều loại, trong từng loại lại được phân chia thành nhiều nhóm, trong từng nhóm có rất nhiều thứ.
Ví dụ: Loại thành phẩm lốp xe máy có các nhóm:
Lốp xe máy 2.50.-17 4PR HR1 (Lắp cho xe Dream, Ware, Best...)
Lốp xe máy 2.25-16 4PR BA ( Lắp cho xe Babetta)
Lốp xe máy 2.75-17 6PR SR ( Lắp cho xe Suzuki, GL, Future...)
Các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất và bán ra đơn chiếc hoặc tính theo bộ (gồm săm, lốp, yếm )
*. Quá trình nhập kho thành phẩm.
Thành phẩm của Công ty sau khi hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng (khâu lưu hoá) được Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) xác nhận là đạt yêu cầu sẽ được đem bao gói - nhập kho thành phẩm.
Hàng ngày, các xí nghiệp trực tiếp sản xuất có thành phẩm nhập kho sẽ đề nghị thủ kho Công ty làm thủ tục nhập kho. Khi nhập thành phẩm vào kho của Công ty, thủ kho của xí nghiệp viết phiếu nhập kho, người nhập mang thành phẩm và phiếu nhập lên kho Công ty, thủ kho Công ty có trách nhiệm đối chiếu giữa số lượng hàng trên phiếu nhập và số lượng hàng thực nhập, sau đó thủ kho và người nhập ký xác nhận vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho ghi theo chỉ tiêu số lượng và ghi làm 3 liên :
- Một liên thủ kho lưu lại để làm căn cứ ghi thẻ kho tại kho.
- Một liên được chuyển lên phòng tiếp thị bán hàng ghi thẻ kho tại Phòng tiếp thị bán hàng và làm cơ sở lập số chi tiết thành phẩm.
- Một liên : Người nhập thành phẩm sẽ mang nộp cho Phòng kế hoạch để ghi vào sổ sản phẩm nhập kho hàng ngày. Đây là căn cứ để tính giá trị tổng sản lượng hàng thàng và là số liệu để cung cấp cho Phòng kế toán lên bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm (phần nhập) vào cuối tháng. Như vậy, Phòng kế toán không quản lý phiếu nhập kho thành phẩm.
Bảng 1: Phiếu nhập kho thành phẩm (phần phụ lục- trang 10)
Bảng 2: Thẻ kho (phần phụ lục- trang 10)
Bảng 3: Sổ chi tiết thành phẩm (phần phụ lục- trang 11)
*.Quá trình xuất kho thành phẩm.
Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của Công ty, khách hàng viết giấy đề nghị xuất hàng. Giám đốc Công ty hoặc trưởng phòng kinh doanh căn cứ vào yêu cầu của khách hàng ra lệnh xuất kho, nhân viên phòng tiếp thị bán hàng sẽ viết phiếu xuất kho (hay lệnh xuất kho) có ghi số lượng và giá bán đơn vị từng loại sản phẩm.
Phiếu xuất kho (Lệnh xuất kho ) gồm 2 liên :
+ Một liên : Lưu tại Phòng tiếp thị bán hàng để làm căn cứ ghi thẻ kho.
+ Một liên : Khách hàng cầm tới Phòng kế toán để làm căn cứ ghi hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT).
- Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán tiền mặt sẽ viết phiếu thu làm ba liên như sau:
+ Một liên khách hàng đưa cho thủ qũy nộp tiền
+ Một liên khách hàng lưu giữ cho mình
+ Một liên còn lại chuyển sang kế toán tiêu thụ làm căn cứ để viết hoá đơn giá trị gia tăng.
- Nếu khách hàng thanh toán bằng séc, chuyển khoản, ủy nhiệm chi thì gặp kế toán bán hàng qui chuyển sang tiền VND và viết hoá đơn GTGT.
-Nếu khách hàng chưa trả tiền thì kế toán tiêu thụ căn cứ vào hợp đồng mua hàng giữa khách hàng và Công ty, nếu khách hàng không nợ quá số nợ quy định kế toán sẽ viết hoá đơn GTGT thành ba liên, trên đó ghi rõ số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế GTGT. Tổng cộng tiền thanh toán và có đủ chữ ký của thủ trưởng đơn vị hoặc kế toán trưởng, người viết hoá đơn, khách hàng.. Khách hàng cầm hoá đơn GTGT xuống thủ kho để thủ kho xác nhận vào hoá đơn và giao hàng.
+ Thủ kho nhận một hoá đơn GTGT để tổng hợp và phân loại, đóng thành tập, cuối tháng chuyển lên Phòng kế toán để đối chiếu và ghi sổ.
+ Khách hàng nhận một hoá đơn GTGT và Phiếu thu (nếu có)
+ Phòng kế toán giữ một liên của phiếu xuất kho và một liên của hoá đơn GTGT làm chứng từ gốc để ghi vào các bảng kê và sổ kế toán tiêu thụ.
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Được sử dụng trong trường hợp Công ty xuất nội bộ thành phẩm như xuất giới thiệu sản phẩm căn cứ vào giấy phê duyệt của Giám đốc, xuất thành phẩm gửi bán đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm theo đề nghị của khách hàng .
Phiếu này được lập thành 03 liên : Một liên lưu tại phòng tiếp thị bán hàng, một liên chuyển giao cho khách hàng , một liên thủ kho giữ . Sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho sẽ chuyển lên phòng kế toán để làm căn cứ ghi vào Bảng kê xuất nội bộ phần “ Xuất gửi bán ” và “Xuất giới thiệu sản phẩm ”.
Bảng 4: Phiếu xuất kho (phần phụ lục- trang 11)
Bảng 5: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (phần phụ lục- trang 12)
Bảng 6:Bảng kê xuất nội bộ (phần phụ lục- trang 12)
2. Kế toán chi tiết thành phẩm.
ở Công ty CSSV việc bố trí kế toán chi tiết thành phẩm được tiến hành theo phương pháp ghi thẻ song song. Tuy nhiên, công việc này không được làm ở Phòng kế toán mà do Phòng tiếp thị bán hàng đảm nhận.
*ở kho: Thủ kho mở thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho được mở hàng tháng và mở chi tiết cho từng loại thành phẩm.
Diễn giải: Đầu tháng căn cứ vào số thành phẩm tồn kho cuối tháng trước (số tồn cuối ngày 31 tháng trước).
Ví dụ : Lốp XM 2.50-17 4PR HR1 tồn cuối tháng 02/2004 là : 10591 chiếc.
Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất kho hợp lệ thủ kho sẽ ghi số hiệu của chứng từ, cuối ngày căn cứ vào số tồn đầu ngày, tổng hợp nhập - xuất trong ngày thủ kho tính ra số tồn kho cuối ngày và ghi vào thẻ kho. Thủ kho chỉ căn cứ vào hoá đơn GTGT để ghi thẻ kho và xuất cho khách hàng. Như vậy, Phiếu xuất kho ở Công ty chỉ có tác dụng như một lệnh trung gian.
* ở Phòng Kế hoạch: Chỉ ghi chép phần nhập kho thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng và làm căn cứ theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất của từng xí nghiệp thành viên và cuối tháng tính toán giá trị tổng sản lượng cho Phòng kế toán. Đồng thời căn cứ vào đó, xây dựng kế hoạch cho kỳ tiếp theo.
* ở Phòng Tiếp thị bán hàng: Cùng với kho, Phòng Tiếp thị bán hàng theo dõi chi tiết thành phẩm trên thẻ chi tiết (mẫu giống thẻ kho) theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày, khi nhận được phiếu nhập kho do thủ kho chuyển đến, nhân viên giữ thẻ kho sẽ ghi vào phần nhập của thẻ kho phù hợp với phiếu nhập. Phần xuất của thẻ kho sẽ được ghi khi Phòng Tiếp thị bán hàng viết phiếu xuất và lưu lại một liên. Để đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, đảm bảo tính chính xác; cuối tháng Phòng Tiếp thị bán hàng đối chiếu phần nhập kho với thủ kho và Phòng Kế toán, số liệu phải trùng khớp .
Bảng 7: Thẻ kế toán chi tiết thành phẩm (phần phụ lục- trang 13)
3. Kế toán tổng hợp thành phẩm.
Để có số liệu ghi vào nhật ký chứng từ (NKCT) liên quan, cuối tháng căn cứ vào các báo cáo nhập kho, các chứng từ xuất kho, kế toán tiến hành phân loại chứng từ kèm theo từng loại, nhóm, thứ thành phẩm, kết hợp với giá thành đơn vị thực tế của từng loại thành phẩm do kế toán giá thành cung cấp để lập bảng kê tổng hợp thành phẩm. Trên bảng kê này, thành phẩm nhập - xuất – tồn được mở tổng hợp trên một quyển sổ (12 tờ) theo dõi liên tục trong cả năm, mỗi tờ là một tháng và số tổng cộng về tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm được thể hiện trên sổ này. Cách ghi cụ thể như sau :
- Phần tồn đầu tháng : Căn cứ vào bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn thành
phẩm tháng trước, kế toán tính ra số tồn cuối tháng trước và chuyển ghi vào bảng kê phần tồn đầu tháng của bảng kê này cho cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá thành thực tế theo công thức :
Tồn cuối tháng
=
Tồn đầu tháng
+
Nhập trong tháng
-
Xuất trong tháng
và được tính riêng biệt cho từng thứ thành phẩm.
- Phần nhập trong tháng : Cuối tháng, căn cứ vào báo cáo sản lượng trong tháng do Phòng kế hoạch cung cấp, kế toán ghi vào cột số lượng cho từng thứ sản phẩm, căn cứ vào bảng tính giá thành thực tế sản phẩm để ghi vào 2 cột : giá thành đơn vị và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm.
- Phần xuất trong tháng : Căn cứ chi tiết hoá đơn xuất thành phẩm, kế toán lấy số tổng cộng cuối tháng để ghi vào cột số lượng, lấy giá thành đơn vị thực tế từ bảng tính giá thành trong tháng ghi vào cột giá thành đơn vị, sau đó xác định giá thành thực tế thành phẩm xuất kho theo công thức sau để ghi vào cột giá thành thực tế:
Giá thực tế của thành phẩm xuất kho
=
Số lượng thành phẩm xuất kho
x
Giá thành ĐV thực tế của TP đó nhập trong tháng
Bảng 8: Bảng kê Nhập- xuất – tồn (phần phụ lục- trang 14)
4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty Cao su Sao vàng Hà Nội
4.1. Nội dung doanh thu bán hàng tại công ty.
Doanh thu bán hàng của Công ty là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng hoá thành phẩm như: Săm, lốp, găng tay cao su, ủng đi mưa, và các sản phẩm khác...Công ty chỉ ghi nhận doanh thu khi số sản phẩm của công ty đã được xác định là tiêu thụ và được khách hàng thanh toán và chấp nhận thanh toán.
4.2. Chứng từ kế toán sử dụng:
Hoá đơn GTGT
Giấy báo có của ngân hàng
Phiếu xuất kho
Và một số chứng từ liên quan khác như: Hợp đồng tiêu thụ hàng hoá, các chứng từ tính thuế..
4.3. Tài khoản và sổ kế toán sử dụng.
Tài khoản sử dụng để hạch toán doanh thu bán hàng tại công ty là TK 511 “Doanh thu bán hàng”và các tài khoản liên quan khác như: TK 111,TK 112,TK 131
Công ty sử dụng các loại sổ như sau:
*. Sổ tổng hợp bao gồm:
Nhật ký chứng từ số 8, Bảng kê số 1, bảng kê số 8, bảng kê số 9, bảng kê số 11, Sổ cái TK 131, TK155, TK511, TK632, TK641, TK642, TK911.
*. Sổ chi tiết bao gồm:
Sổ chi tiết các TK 131, TK156, TK632, TK511...
4.4. Các hình thức tiêu thụ chính tại công ty.
Sản phẩm được tiêu thụ của Công ty chủ yếu do bộ phận sản xuất kinh doanh chính làm ra, do vậy chủ yếu là thành phẩm. Bên cạnh đó, bộ phận sản xuất kinh doanh phụ cũng cung cấp một số dịch vụ cho bên ngoài như làm gia công các chi tiết cao su, tận dụng phế thải tái chế ra các loại sản phẩm khác nhau...
Hiện nay công ty áp dụng một số hình thức tiêu thụ chủ yếu sau:
*. Phương thức bán hàng trực tiếp (bán buôn là chủ yếu)
Theo phương thức này, công ty bán cho khách hàng (mua buôn) thông qua hợp đồng kinh tế hay các đơn đặt hàng của khách hàng. Đơn vị mua hàng của công ty sẽ nhận hàng trực tiếp tại kho công ty. Hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ khi bên mua đã nhận được hàng và ký vào hóa đơn mua hàng.
*. Theo phương thức bán hàng gửi đại lý:
Hiện nay Công ty có một mạng lưới tiêu thụ nằm rải rác trong cả nước. Doanh thu từ phương thức bán hàng này chiếm tỷ lệ lớn trên tổng doanh thu của công ty. Khi xuất hàng từ kho công ty giao cho các đại lý thì số hàng đó vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty. Khi xác định hàng đã bán được qua đại lý, công ty trích một tỷ lệ phần trăm trên giá bán để trả cho đại lý. Tỷ lệ phần trăm này gọi là tiền hoa hồng đại lý. Đồng thời công ty phản ánh doanh thu cho số hàng đã bán được này.
*. Theo phương thức hàng đổi hàng.
Việc trao đổi hàng lấy hàng tại Công ty Cao su Sao Vàng phát sinh không nhiều. Công ty chủ yếu trao đổi những mặt hàng công ty sản xuất ra để lấy nguyên vật liệu hoặc công cụ dụng cụ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
4.5. Kế toán các hình thức tiêu thụ tại công ty
4.5.1. Theo phương thức bán hàng trực tiếp.
Trường hợp 1; nếu khách hàng trả tiền ngay.
Ví dụ: Ngày 12/02/2004 Công ty bán cho Công ty Minh Thành một lô hàng gồm 670 chiếc lốp XM 2.50-17 PR HR1. Giá bán chưa có thuế của lô hàng nói trên là 38.800.000đ, thuế suất thuế VAT là 10% bằng 3.880.000đ tổng cộng là 42.680.000đ.Trị giá xuất kho của lô hàng trên là 27.560.450đ. Công ty Minh Thành đã thanh toán ngay bằng tiền mặt.
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111: 42.680.000đ
Có TK 511: 38.800.000đ
Có TK 331: 3.880.000đ
Đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh số vốn hàng xuất kho ghi:
Nợ TK 632: 27.560.450đ.
Có TK 155: 27.560.450đ.
Từ các chứng từ (Hoá đơn GTGT, phiếu thu…) kế toán viên lập báo cáo bán hàng. Từ báo cáo bán hàng kế toán vào bảng kê số 1 – làm cơ sở để cuối tháng lập Nhật ký Chứng từ số 8.
Bảng 9: Hoá đơn GTGT (phần phụ lục- trang 15)
Bảng 10: Bảng kê số 1 (phần phụ lục- trang 16)
Trường hợp 2: Nếu khách hàng chậm thanh toán.
Trong trường hợp này công ty sẽ theo dõi khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán với khách hàng. Cơ sở để ghi sổ này là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho cùng với các chứng từ thanh toán khác như phiếu thu v..v
VD: Ngày 16/02/2004 Công ty bán cho Công ty vận tải Số 3 một lô hàng gồm 12 chiếc lốp ô tô tải loại nhỏ. Giá bán chưa có thuế của lô hàng nói trên là 7.827.600đ, thuế suất thuế VAT là 10% bằng 782.760đ tổng cộng là. 8.610.360đ. Trị giá xuất kho của lô hàng trên là 6.652.400đ. Công ty vận tải số 3 chấp nhận trả tiền và hẹn 5 ngày sau sẽ thanh toán.
- Công ty cũng xuất hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho như trường hợp trên.
Kế toán ghi: Nợ TK 131: 8.610.360đ
Có TK 511: 7.827.600đ
Có TK 3331: 782.760đ
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:
Nợ TK 632: 6.652.400đ
Có TK 156: 6.652.400đ
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng và biên bản được lập giữa Công ty với khách hàng, kế toán viên lập báo cáo bán hàng, cuối ngày nhập vào sổ chi tiết TK 131 “Phải thu của khách hàng”. Cuối tháng tổng hợp số liệu ghi vào bảng kê số 11 – Phải thu của khách hàng và vào NKCT số 8
Sau 5 ngày Công ty vận tải số 3 trả tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111: 8.610.360đ
Có TK 131: 8.610.360đ
Bảng 11: Bảng kê số 11 (phần phụ lục- trang 17)
4.5.2. Theo phương thức bán hàng gửi đại lý.
VD: Ngày 03/02/2004, Công ty xuất kho thành phẩm 48 chiếc lốp ô tô S 900 giao cho đại lý Quang Vinh. Giá vốn xuất kho là 1.029.543đ x 48= 49.418.064đ. Khi xuất kho, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi:
Nợ TK 157 : 49.418.064đ
Có TK 155: 49.418.064đ
Đến ngày 29/02/2004, công ty nhận được bảng kê và hoá đơn do đại lý Quang Vinh nộp đã bán được 39 chiếc lốp, giá bán chưa thuế là 1.229.000đ/chiếc thuế VAT 10%.
Tổng giá bán: 1.229.000đ x 39 = 47.931.000đ
Thuế GTGT 10% x 47.931.000đ = 4.793.100đ
Cộng giá thanh toán : 52.724.100đ
Hoa hồng 5% trên giá bán chưa thuế GTGT: 47.931.000 x 5% = 2.396.550đ
Đai lý nộp tiền mặt sau khi trừ đi số hoa hồng được hưởng:
52.724.100đ - 2.396.550đ = 50.327.550đ
Kế toán xử lý và hạch toán như sau:
* Tính giá vốn hàng xuất bán: 1.029.543đ x 39 chiếc = 40.152.177đ
Hạch toán giá vốn hàng đã xác định tiêu thụ:
Nợ TK 632: 40.152.177đ
Có TK 157: 40.152.177đ
* Lập phiếu thu tiền bán hàng, xác định DT bán hàng và chi trả tiền hoa hồng.
Nợ TK 111: 50.327.550đ
Nợ TK 641.7: 2.396.550đ
Có TK 511: 47.931.000đ
Có TK 333.11: 4.793.100đ
Bảng 12: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra.
(phần phụ lục- trang 18)
2.3 Theo phương thức hàng đổi hàng.
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế này, kế toán công ty thực hiện hạch toán theo đúng chế độ, cụ thể là:
Ngày 22/02/2004 Công ty xuất bán cho công ty bách hóa số 5 Nam Bộ một lô hàng săm, lốp xe đạp, xe máy trị giá 126.508.000đ thuế GTGT 12.650.800đ. Cộng số tiền bên mua phải thanh toán là 139.158.800đ
Giá vốn hàng xuất kho là 116.722.000đ
Ngày hôm sau 23/02/2004, công ty nhận lô hàng dụng cụ văn phòng từ công ty bách hóa Số 5 Nam Bộ trị giá 18.515.000đ. Hai công ty thực hiện bù trừ tiền bán hàng cho nhau.
Khi giao hàng cho công ty bách hoá Số 5 nam Bộ, Công ty Cao su Sao Vàng hạch toán:
Nợ TK 131: 139.158.800đ
Có TK 511: 126.508.000đ
Có TK 333.11: 12.650.800đ
Đồng thời phản ánh giá vốn thành phẩm xuất kho:
Nợ TK 632: 116.722.000đ
Có TK 155: 116.722.000đ
- Khi nhận hàng từ công ty bách hoá Số 5 Nam Bộ và xuất ra ngay dụng cụ văn phòng cho các phòng ban của công ty, kế toán hạch toán.
Nợ TK 642.3 : 18.650.000đ
Nợ TK 131.1 : 1.865.000đ
Có TK 131: 20.515.000đ
Ngày 3/6/2004 nhận được giấy báo Có của ngân hàng về Công ty bách hoá Số 5 Nam Bộ, trả tiền chênh lệch (139.158.800đ - 20.515.000đ) = 118.643..800đ. Kế toán Công ty Cao su Sao Vàng hạch toán.
Nợ TK 112: 118.643.800đ
Có 131: 118.643.800đ.
5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
5.1- Doanh thu hàng bán bị trả lại.
Trong Công ty có tình trạng hàng hoá sản phẩm của Công ty giao cho khách hàng và các đại lý nhưng khi hàng không hợp thị hiếu nơi tiêu thụ hoặc hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, khách hàng mang trả lại hàng cho Công ty. Khi đó bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) sẽ kiểm tra chất lượng, nếu hàng loại I phòng tiếp thị bán hàng sẽ viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sẽ chuyển sang phòng kế toán để điều chỉnh làm giảm doanh thu. Khi hàng trả lại nhập vào kho thì giá vốn\1 đơn vị thành phẩm nhập kho chính là giá vốn /1 đơn vị thành phẩm xuất kho và tổng giá vốn hàng trả lại được tính theo công thức
Tổng giá vốn hàng trả lại = Tổng số lượng hàng trả lại x
giá vốn / 1 đơn vị thành
phẩm thời điểm xuất kho.
Doanh thu hàng bán bị trả lại = Số lượng hàng trả lại x
giá bán chưa thuế của số
hàng trả lại.
Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại kế toán ghi:
Nợ TK 531
Nợ TK 33311
Có TK 111,131
Hàng bán bị trả lại
Thuế GTGT phải nộp
Lĩnh bằng tiền mặt hoặc phải thu của khách hàng.
Cuối tháng kết chuyển toàn bộ số doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 5112 "Doanh thu bán thành phẩm"
Nợ TK 5112
Có TK 531
Doanh thu bán thành phẩm
Hàng bán bị trả lại
VD: Theo số liệu tháng 2/2004 phát sinh hàng bán bị trả lại đối với công ty bách hoá số 5 Nam bộ, kế toán ghi :
Nợ TK 531
Nợ TK 33311
Có TK 131
24.951.222 đ
2.495.122 đ
27.446.344 đ
Phản ánh giá vốn của hàng trả lại nhập kho
Nợ TK 155
Có TK 632
23.041.394 đ
23.041.394 đ
Cuối tháng kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại của tất cả các sản phẩm sang TK 5112 để xác định doanh thu thuần
Nợ TK 5112
Có TK 531
24.951.222 đ
24.951.222 đ
6. Hạch toán giá vốn hàng bán.
Tại Công ty Cao su Sao Vàng, phần giá vốn hàng bán do bộ phận kế toán giá thành tính toán và lập ra bảng tính giá thành thực tế thành phẩm rồi chuyển sang cho kế toán tiêu thụ. Kế toán tiêu thụ căn cứ vào đó để ghi giá vốn hàng bán của từng loại thành phẩm vào sổ chi tiết tiêu thụ sản phẩm, cuối tháng, kế toán tiêu thụ tổng cộng giá vốn hàng bán của tất cả các thành phẩm, phế phẩm trong tháng để ghi vào sổ cái tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán".
VD: Theo số liệu tháng 02/ 2004
Khi xuất thành phẩm đi tiêu thụ kế toán ghi
Nợ TK 632
Có TK 155
14.145.418.644 đ
14.145.418.644 đ
Cuối tháng sau khi trừ đi giá vốn của hàng trả lại kế toán kết chuyển giá vốn của hàng bán sang TK 911 "Xác định kết quả tiêu thụ"
Nợ TK 911
Có TK 632
14.122.377.250 đ
14.122.377.250 đ
Bảng 13. Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm (phần phụ lục- trang 18)
Bảng 14. Sổ cái TK 155 (Phần phụ lục – trang 19)
Bảng 15. Sổ cái TK 632 (Phần phụ lục – trang 19)
7- Kế toán xác định kết quả tiêu thụ.
7.1- Kế toán chi phí bán hàng
Hàng tháng, để tính được kết quả sản xuất kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí ( thuộc bộ phận kế toán giá thành ) tập hợp các khoản chi phí bán hàng từ các NKCT, bảng kê liên quan tới tiền mặt, tiền gửi và các NKCT khác theo định khoản sau :
Nợ TK 641.
Có TK 334, 111.1, 112.1, 141, 214...
Ví dụ : Trong tháng 02/2004 các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan tới khoản chi tiền mặt và TGNH.
Nợ TK 641
Có TK 111
Có TK 112.1
354.737.414 đ
291.762.590 đ
62.974.824 đ
Toàn bộ chi phí bán hàng ở Công ty được phản ánh ở TK 641 gồm các khoản sau:
- Chi phí trực tiếp cho quá trình bán hàng gồm:
* Chi cho nhân viên bán hàng: TK 641.1
* Chi phí dụng cụ bán hàng: TK 641.3
* Chi phí vật liệu bao bì : TK 641.2
- Chi phí gián tiếp bao gồm:
* Chi phí KH TSCĐ bán hàng: TK 641.4
* CF các dịch vụ mua ngoài: TK 641.7
* Chi phí bảo hành sản phẩm: TK 641.5
- Còn lại các khoản chi bằng tiền khác được phản ánh trong TK 641.8
Tất cả các khoản chi liên quan đến chi phí bán hàng được kế toán tập hợp chi phí từ các bảng kê, NKCT liên quan.
Những số liệu tập hợp được trên sổ chi phí bán hàng là cơ sở để ghi vào nhật ký chứng từ số 7
ở Công ty, chi phí bán hàng được tập hợp tất cả và phân bổ cho những sản phẩm tiêu thụ trong kỳ theo giá vốn hàng xuất bán.
Chi phí bán hàng ở Công ty được phân bổ theo tiêu thức:
CPBH từng loại sản phẩm
=
CPBH tập hợp trong tháng
x
Giá vốn của từng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ
VD: CPBH được phân bổ cho Lốp XM 2.50-17 4PR HR1 trong tháng 02/2004 là:
421.230.148
x
926.483.605
=
27.589.344,36 đ
14.145.418.644
CPBH được phân bổ cho từng sản phẩm là cơ sở để ghi vào tờ kê chi tiết tiêu thụ và tổng chi phí bán hàng phân bổ cho từng thứ sản phẩm bán ra bằng tổng chi phí bán hàng tổng hợp được, sổ này được kết chuyển toàn bộ vào Bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" theo định khoản:
Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
Có TK 641 "Chi phí bán hàng"
VD: ở tháng 2 năm 2004, kế toán có định khoản:
Nợ TK 911
421.230.148 đ
Có TK 641
421.230.148 đ
Bảng 16. Sổ cái TK 641 (Phần phụ lục – trang 20)
7.2- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tương tự như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cuối tháng cũng được kế toán tập hợp chi phí tập hợp từ các bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan vào sổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo định khoản:
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp "
Có TK 111, 112,334,338
VD: Tháng 02/2004 trả lương nhân viên quản lý:
Nợ TK 642
305.151.993đ
Có TK 334
305.151.993đ
ở Công ty CSSV, chi phí quản lý doanh nghiệp được phản ánh ở tài khoản 642 gồm các tài khoản sau:
* TK 642.1: Chi phí nhân viên quản lý
* TK 642.5: Thuế, phí và lệ phí
* TK 642.2: Chi phí vật liệu quản lý
* TK 642.6: Chi phí dự phòng
* TK 642.3: Chi phí đồ dùng văn phòng
* TK 642.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài
* TK 642.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
* TK 642.8: Chi phí bằng tiền khác
Quá trình phân bổ CPQLDN ở Công ty được phân bổ theo giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Công thức phân bổ tương tự như phương pháp phân bổ CPBH.
Ví dụ: Trong tháng 02/2004 :
Tổng CPQLDN tập hợp trong tháng là: 680.719.499 đ
Tống giá vốn của các sản phẩm tiêu thụ trong kỳ là: 14.145.418.644đ
Giá vốn tiêu thụ của sản phẩm lốp xe máy là: 926.483.60đ
CPQLDN phân bổ
cho lốp xe máy
=
680.719.499
x
926.483.605
14.145.418.644
= 44.585.139 đồng
Sau khi phân bổ, CPQLDN được phân bổ cho từng sản phẩm là cơ sở ghi vào tờ kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi và tổng CPQLDN đã được phân bổ cho toàn bộ số sản phẩm M sẽ bằng tổng số CPQLDN tập hợp trong tháng. Số này được kết chuyển vào Bên Nợ TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 911 " Xác định kết quả kinh doanh"
Có TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp".
Ví dụ: ở tháng 02 năm 2004 kế toán có định khoản sau:
Nợ TK 911
680.719.499 đ
Có TK 642
680.719.499 đ
Tại Công ty Cao su Sao vàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ được phân bổ hết cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Bảng 17. Sổ cái TK 642 (Phần phụ lục – trang 20)
7.3 - Kế toán xác định kết quả tiêu thụ.
Cuối tháng, sau khi lên được các bảng kê, sổ tổng hợp, kế toán bán hàng tiến hành XĐKQ tiêu thụ lỗ, lãi trong kỳ bằng cách lập "Tờ kê chi tiết tiêu thụ lỗ, lãi" .Tờ kê này dùng để phản ánh doanh thu trong kỳ, cho biết các khoản giảm doanh thu (nếu có), các loại chi phí liên quan tới nghiệp vụ bán hàng và doanh thu bán hàng, thuế v.v. và cho biết kết quả tiêu thụ lỗ - lãi trong tháng của từng sản phẩm.
ở Công ty CSSV, kết quả cuối cùng được phản ánh trên TK 911"Xác định kết quả kinh doanh" với nội dung sau:
Bên Nợ : - Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 632
- Kết chuyển CPQLDN TK 642
- Kết chuyển CPBH TK 641
Bên Có : - Kết chuyển doanh thu thuần
Chênh lệch giữa Bên Nợ và Bên Có của TK 911 là lãi hoặc lỗ của Công ty. Công thức tính như sau:
Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần- ( Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Cụ thể kết quả tiêu thụ thành phẩm tháng 02 năm 2004 của công ty Cao su Sao Vàng như sau.
Kết quả tiêu thụ thành phẩm
=
15.787.337.111- (14.122.377.250 + 421.230.148 + 680.719.499)
=
563.010.214 đồng
Đồng thời kế toán tiến hành các nghiệp vụ kết chuyển:
Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng:
Nợ TK 5112 : 15.787.337.111đ
Có TK 911 : 15.787.337.111đ
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911 : 14.122.377.250 đ
Có TK 632 : 14.122.377.250 đ
Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911 : 421.230.148đ
Có TK 641 : 421.230.14đ
Kết chuyển chi phí QLDN:
Nợ TK 911 : 680.719.499đ
Có TK 642 : 680.719.499 đ
Kết chuyển lãi về tiêu thụ:
Nợ TK 911 : 563.010.21đ
Có TK 421 : 563.010.214đ
Để minh họa cho quá trình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, vật tư, giá vốn của hàng xuất, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có), các khoản chi phí liên quan và cuối cùng là lãi hoạt động sản xuất trong tháng 02/2004, toàn bộ quá trình đó được thể hiện trên bảng số liệu được nhặt từ các bảng kê, NKCT liên quan.
Cuối tháng căn cứ vào bảng kê nhập - xuất - tồn thành phẩm TK 155 và số chi tiết thanh toán với người mua TK 131, bảng chi tiết tiêu thụ thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0349.doc