Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

 

Chương I : Cơ sở lý của hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất .

I, Vai trò và ý nghĩa của quản lý và hạch toán tiêu thụ .

1, Tiêu thụ và ý nghĩa của tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp .

2, Các khái niện về tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh .

3, Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ .

4, Hạch toán chi tiết tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.

II, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .

1, Tài khoản sử dụng.

2, Phương pháp xác định giá vốn hàng bán .

2.1, Phương pháp bình quân gia quyền .

2.2, Phương pháp hệ số giá ( giá hạch toán ).

3,Các phương thức tiêu thụ .

3.1, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp tiêu thụ trực tiếp.

3.2, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng.

3.3, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trả góp.

3.4, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức đại ly, ký gửi.

3.5, Các phương thức khác được coi là tiêu thụ .

III, Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ .

1, Hạch toán chi phí bán hàng .

2, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp .

3, Kế toán kết quả tiêu thụ .

IV, Đặc điểm hạch toán tiêu thụ và xác định lq tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.

Chương II : Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật.

I,Một số nét khái quát về Công ty liên doanh sản xuất mút xốp (Polỷue thane) Việt Nhật.

1, Lịch sử hình thành và phát triển Công ty .

2, Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh .

II, Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật.

1, Tổ chức bộ máy kế toán .

2, Tổ chức sổ kế toán .

III, Đặc điểm nguyên vật liệu, thành phẩm và vấn đề tiêu thụ thành phẩm taị Công ty .

1, Đặc điểm nguyên vật liệu.

2, Đặc điểm của thành phẩm và vấn đề tiêu thụ thành phẩm taị Công ty .

2.1, Đặc điểm của thành phẩm .

2.2, Đặc điểm của tiêu thụ thành phẩm, các phương thức bán hàng, các thể thức thanh toán và xác định kết quả tiêu thụ .

IV, Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định lq tiêu thụ tại Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật.

1, Chứng từ thực hiện tiêu thụ thành phẩm .

2, Hạch toán doanh thu bán hàng .

3, Hạch toán khoản phải thu của khách hàng .

4, Hạch toán giá vốn hàng bán.

5, Hạch toán chiết khấu bán hàng, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán .

5.1, Hạch toán chiết khấu hàng bán .

5.2, Hạch toán hàng bán bị trả lại.

5.3, Hạch toán giảm giá hàng bán .

6, Hạch toán thuế VAT.

7, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm .

7.1, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.

7.2, Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ .

Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật.

I, Đánh giá chung về hiện trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật.

II, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc thanh toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật.

1, Tổ chức bộn máy kế toán và sổ kế toán .

2, Hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ.

3, Hạch toán giá vốn hàng bán .

4, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng .

5, Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ .

6, Tổ chức quá trình tiêu thụ .

Kết luận.

 

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
632: Giá sản phẩm còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ. - Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 632: Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Các bút toán kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ thực hiện tương tự như đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 7: Hạch toán tổng hợp tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển hàng còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ TK 155 TK 632 TK 911 TK 511,512 TK 111,112,131 TK 811 K/c giá vốn K/c giá vốn K/c doanh thu Doanh thu bán hàng Chiết khấu hàng còn lại hàng bán trong kỳ TK 631 TK 1388 TK 3331 TK 531 Tổng giá thành Cá nhân Thuế VAT K/c hàng lao vụ hoàn bồi thường phải trả bán trả lại thành TK 334 TK 532 Trừ vào lương K/c giảm giá Thuế VAT phải trả khách K/c hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Chương II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty liên doanh sản xuất mút xốp polyure thane Việt Nam - Nhật Bản. I. Một số nét khái quát về công ty liên doanh sản xuất mút xốp Polyurethane Việt Nam - Nhật Bản. 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật là công ty được thành lập theo quyết định số 95 KHĐT ngày 1/1/1997 của Bộ kế hoạch và đầu tư, xuất phát từ nhu cầu xây dựng một công ty liên doanh có quy mô lớn nhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành mút xốp nói riêng và ngành công nghiệp nói chung, đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật là sự kết hợp giữa công ty nhựa Hưng Yên với 3 công ty lớn của Nhật Bản chuyên sản xuất mút xốp và nguyên liệu mút xốp là Dichimen, Toyo Quality -1, Mitsuitrat Suchemical để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Công ty nhựa Hưng Yên trước đây là công ty nhựa Hải Hưng với 20 năm chuyên sản xuất mút xốp, nhãn hiệu sản phẩm mút xốp Hải Hưng nổi tiếng trên thị trường về chất lượng, giá cả và mẫu mã. Hàng do công ty nhựa Hải Hưng sản xuất đã được người tiêu dùng chấp nhận và còn xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Ngày 5/9/1997, công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm của công ty rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại như đệm giường, đệm ghế xa lông các loại, các loại xốp lạng mỏng phục vụ công nghiệp da giày, kiến trúc nội thất, bộ ghế phô tơi, gối đơn, đệm ngồi và đệm tựa ghế Xuân Hoà, các loại đệm ghế văn phòng, xốp xây dựng phục vụ nhu cầu của cả nước được người tiêu dùng và bạn hàng tín nhiệm. Năm 1999, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm chất lượng cao phù hợp với người tiêu dùng trong nước nâng doanh thu từ 15 tỷ lên 40 tỷ VNĐ. Do đó đã bước đầu ổn định việc làm cho công nhân mức thu nhập bình quân năm 1997 là 700.000đ/người/ tháng lên 1.400.000đ/người/tháng. Nhìn chung quy hoạch sản xuất và tổ chức nhà xưởng, máy móc đã bước đầu ổn định với nhà xưởng máy móc hiện đại, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề. Công ty có diện tích mặt bằng là 60.000m2, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu mở rộng nhà xưởng sản xuất. Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật có tên giao dịch quốc tế là Japan - Việt Nam polyurethane company (viết tắt là JVPU). Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh nhằm sử dụng có hiệu quả càng cao tiềm năng vốn có của công ty, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tăng lợi nhuận, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Công ty liên doanh sản xuất mút xốp có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, vốn kinh doanh hiện tại của công ty là 6 triệu $ trong đó phía Việt Nam đóng góp là 38,2%, Toyo - Quality-1 14%, Nichimen 33% và Mítuitoatsu -chemical là 14,8%. Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật có trụ sở chính tại 91 đường Nguyễn Văn Linh phường Hiến Nam - Thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Biểu số 1: Một số chỉ tỉêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm (1998-2000) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Doanh thu tiêu thụ 1 52.550 87.970 Doanh thu thuần 28.760 50.850 86.750 Giá vốn hàng bán 16.860 38.340 50.740 Lãi gộp 11.900 12.510 36.010 Lợi tức trước thuế 312 365 3.878 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, các phòng ban, phân xưởng sản xuất được bố trí theo sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Giám đốc Phó giám đốc sản xuất kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật - Phòng kế hoạch sx - Phân xưởng 1 - Phân xưởng 2 -Phòng quản lý kho - Phòng tổ chức lao động - Phòng tài chính - kế toán - Phòng bảo vệ - Phòng kỹ thuật - Phòng an toàn lao động và đào tạo nhân lực Vai trò và vị trí: Giám đốc là người nắm quyền điều hành quản lý trên toàn công ty là người ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, ngoài việc quán xuyến chung công việc của công ty, giám đốc công ty còn trực tiếp chỉ đạo công tác của các phòng. Văn phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán: cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty phục vụ cho việc ra quyết định. Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: là người trực tiếp chỉ đạo các phòng kế hoạch sản xuất và các phân xưởng, báo áo trước giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách phòng kỹ thuật, phụ trách vấn đề đào tạo và an toàn lao động, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình kỹ thuật sản xuất. Phòng kế hoạch sản xuất: lập các hợp đồng sản xuất, lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn cho công ty và từng bộ phận phân xưởng cụ thể, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, tiến độ trong sản xuất, tham mưu cho ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh. Phòng kỹ thuật: phụ trách vấn đề kỹ thuật trong sản xuất của các phân xưởng. Phòng an toàn lao động và đào tạo nhân lực: chức năng chủ yếu là quản lý nhân sự thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước về tổ chức cán bộ, bố trí bộ máy nhân sự, vấn đề về lao động và tiền lương trong công ty. Tổ chức vấn đề lao động trong công ty. Phòng tài chính - kế toán: chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính trong toàn công ty theo đúng pháp luật nhà nước và của công ty, có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế kịp thời đầy đủ và chính xác cho quản lý và tham mưu cho giám đốc nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Tổng hợp các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán theo mẫu quy định với cơ quan nhà nước. II. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty liên Doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Do công ty mới đi vào hoạt động sản xuất nên mọi hoạt động của công ty đều phải tự hạch toán sau khi đã có đầy đủ số liệu tổng hợp từ các quản đốc phân xưởng gửi lên. Bảng cân đối kế toán và các báo cáo của công ty được lập theo quy định và hướng dẫn của nhà nước việc bố trí lao động và công tác kế toán của phòng tài chính kế toán của công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật được bố trí như sau: Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. Kế toán trưởng kiêm - Kế toán NVLiệu - Thanh toán với người bán - Hướng dẫn kế toán Phó phòng kế toán kiêm kế toán: - Lương, BHXH - Giá thành, chi phí tiêu thụ - Thanh toán với người mua Phó phòng kế toán kiêm kế toán: - Lương, BHXH - Giá thành, chi phí tiêu thụ - Thanh toán với người mua Kế toán viên phụ trách - Công nợ phải thu - Thủ quỹ - Tạm ứng - Kê khai thuế VAT Công tác kế toán của công ty được thực hiện qu 2 giai đoạn: - Hạch toán ban đầu: Tại các phân xưởng có các nhân viên làm công tác thống kê, tập hợp các chứng từ hạch toán ban đầu, sau đó chuyển về phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ kế toán. Thủ kho (nguyên liệu, thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu theo đúng các chỉ dẫn của phòng kế toán, căn cứ vào các phiếu xuất, nhập kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo “Nhập - xuất - tồn” chuyển lên phòng kế toán công ty. Nhân viên thống kê phân xưởng: bám sát quá trình sản xuất kể từ xuất kho vật liệu cho sản xuất đến khi giao thành phẩm về nhập kho. Hàng ngày tập hợp chấm công và thống kê các phiếu sản xuất phát cho công nhân thực hiện, cuối tháng tập hợp các phiếu giao khoán do công ty giao xuống lên phòng kế toán để đối chiếu thanh toán cho phân xưởng. Căn cứ trên phiếu giao việc của quản đốc để trả lương cho người lao động. - Hạch toán kế toán tại phòng kế toán: Sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, cán bộ kế toán thực hiện sự kiểm tra hợp pháp, hợp lý của các chứng từ thuộc phần hành mà mình phụ trách, lập bảng kê, bảng phân bổ nhật ký chứng từ... ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Tổng hợp số liệu kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Từ đó phân tích nội dung kinh tế tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra quyết định quản lý. Hiện nay phòng kế toán ủa công ty liên doanh bố trí được 4 lao động kế toán phù hợp với yêu cầu công việc của công ty, tuy nhiên mỗi nhân viên cũng phải thực hiện một phần hành nhất định. + Kế toán trưởng: thực hiện chức năng kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và nhà nước về tình hình tài chính kế toán của công ty chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tại công ty theo chế độ hiện hành đồng thời kiểm tra phần kế toán nguyên vật liệu và kế toán thanh toán với người bán. Ngoài ra còn hướng dẫn cho các nhân viên khác trong công việc kế toán. + Phó phòng: làm nhiệm vụ kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, đồng thời phải bảo đảm trách nhiệm công việc kế toán TSCĐ kế toán phân phối kết quả, kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kiểm toán. + Phó phòng: làm nhiệm vụ kế toán lương, BHXH, kiểm tra đối chiếu các phiếu giao khoán đã được xác nhận về chất lượng, số lượng và tiến độ hoàn thành của các phân xưởng, căn cứ vào các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho tiêu thụ thành phẩm, ghi sổ chi tiết bán hàng, tính toán xác định doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, theo dõi khoản thanh toán với khách hàng trên cơ sở các bảng phân bổ, bảng kê và các tài liệu khác để tính giá. + Nhân viên kế toán làm công việc của 1 thủ quỹ, kiêm kế toán nghiệp vụ về tạm ứng, công nợ phải thu, phải trả, ghi chép vào các loại sổ sách có liên quan đến phần hành kế toán được phân công, kê khai thuế. 2. Tổ chức sổ kế toán. Là một công ty liên doanh, tuy mới đi vào hoạt động nhưng số lượng nghiệp vụ ở công ty phát sinh không phải là nhỏ (khoảng 450 nghiệp vụ/tháng). Do đó để đảm bảo phù hợp với hình thức kế toán mới của Việt Nam công ty đã chọn và áp dụng hình thức nhật ký chứng từ ghi sổ kế toán. Đây là hình thức sổ rất khoa học, phù hợp với điều kiện của công ty là một đơn vị có quy mô kinh doanh lớn, loại hình tương đối phức tạp, có yêu cầu chuyên môn hoá cao trong công tác kế toán. Với hình thức đó,công ty luôn tuân thủ theo những quy định của Bộ tài chính về việc sử dụng chứng từ, sổ sách kế toán. Mọi hoạt động kinh tế tài chính trong công ty đều được lập chứng từ theo đúng mẫu và phương pháp tính toán. Hệ thống của công ty hiện nay bao gồm: + Nhật ký - chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 8, 10. + Bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 11 + Bảng phân bổ số 1, 2, 3 + Sổ chi tiết tài khoản + Sổ cái các tài khoản. Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, vì vậy hệ thống tài khoản được sử dụng gồm hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, trừ các tài khoản 121, 129, 139, 156, 159, 212, 213, 221, 611, 631. Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ kế toán. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng kê Báo cáo kế toán Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi chú * Các loại báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo quý, thuyết minh báo cáo tài chính được lập cuối năm đã gửi cho Bộ tài chính, cơ quan thuế, thống kê, Bộ kế hoạch. Đặc biệt trong công tác kế toán của công ty, kế toán quản trị đang được hình thành một cách rõ nét, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý điều hành sản xuất. III. Tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. 1 Đặc điểm sản phẩm và vấn đề tiêu tụ sản phẩm 1.1Đặc điểm sản phẩm Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm của công ty được hoàn thành với quy trình công nghệ sau: Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm của công ty là những nguyên liệu ngoại nhập từ Singapore, philipin, Nhật, nguyên liệu chính là PPG và TDI (là các polyprolylen Glicon và Toluene Disinat) kết hợp với các chất phụ gia như Silicon và Diamin để tạo ra những bán thành phẩm có khối lượng kích cỡ lớn từ đó bào chế cắt xén theo từng loại yêu cầu của sản phẩm. Các bán thành phẩm này khi đưa xuống xưởng gia công đã được máy móc thiết bị cắt xén cho ra lò những sản phẩm vuông thành sắc cạnh phù hợp với yêu cầu chủng loại. Những bavia sau khi cắt bỏ được gom lại và được phun một dung dịch keo khác (hoá chất) để tạo ra những tấm xốp ép làm xốp chống nóng... Đặc điểm nổi bật về sản phẩm của công ty là nguyên vật liệu nhập ngoại nên giá trị của nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong quy trình sản phẩm, sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó có rất nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước ký hợp đồng mua bán với công ty để tìm mốc xuất đi các nước khác trên thế giới như Singapore, Thái Lan.... 2. Đặc điểm thành phẩm và vấn đề tiêu thụ thành phẩm tại công ty. 2.1. Đặc điểm của thành phẩm. Hiện nay, sản phẩm của công ty chủ yếu là đệm giường, ghế phô tới, gối đệm ngồi, đệm tựa, đệm ghế xa lông... mỗi mặt hàng đều có quy cách chủng loại khác nhau như: Đệm giường loại 1,2m; 1,5m; đệm ghế... Gối có gối đơn, gối đôi, đệm quỳ, mút chưa bọc, sản phẩm của công ty có đặc điểm là dễ bị ẩm nên gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo quản. sản phẩm đều được bảo quản bởi các lớp nilong lớn để tránh ẩm. Việc quản lý thành phẩm do phòng tài chính - kế toán, phòng quản lý kho thực hiện. Thành phẩm được quản lý trên 2 mặt hiện vật, giá trị và được hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. Việc nhập, xuất kho bao giờ cũng có sự có mặt của ít nhất 2 bên và đủ chứng từ phản ánh. Thủ kho có nhiệm vụ quản lý và bảo quản thành phẩm sau khi nhập kho nếu hư hỏng mất mát thủ kho hoàn toàn chịu trách nhiệm. 2.2. Đặc điểm của tiêu thụ thành phẩm, các phương thức bán hàng và thể thức thanh toán. Qua những năm mới chập chững bước vào cơ chế thị trường mới, công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật đã dần khẳng định được vị trí của mình bằng những thành tích vang dội trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Sự cạnh tranh này không chỉ với hàng nội địa mà còn cả hàng nhập ngoại, những sản phẩm của công ty vẫn được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm có giá trị chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với thị trường Việt Nam. Từ những chập chững ban đầu, công ty liên doanh ngày càng khẳng định được mình, đặc biệt là trong việc tiếp thị để tiêu thụ sản phẩm. Công ty tìm mọi cách thu hút khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống cho dù nhiều lúc khách hàng đó gặp khó khăn, công ty có chính sách bán hàng đúng đắn, hợp tình người. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ theo mùa, quý II và III sản phẩm bán chậm, nhưng quý I và IV hàng bán rất tốt. Trong những lúc mà tiêu thụ khó khăn, công ty thực hiện kế hoạch giảm giá, kéo dài thời hạn thanh toán cho khách hàng. Đến mùa tiêu thụ mạnh, công ty thực hiện phân phối công bằng và công khai lượng hàng bán cho từng khách hàng, ưu tiên cho những khách hàng gắn bó với công ty cả trong những lúc khó khăn. NHờ vậy mà chỉ mấy năm mà công ty đã phát triển được mạng lưới tiêu thụ rộng rãi. Những biện pháp mà công ty thực hiện khi tiêu thụ: Công ty chỉ thực hiện một phương thức bán hàng là phương thức tiêu thụ trực tiếp. Với phương thức bán hàng này, hình thức thanh toán là: Bán hàng thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng hoặc tiền mặt sau khi đã lập hoá đơn bán hàng taị phòng kế toán. Bán hàng trả chậm: Công ty cho phép một số khách hàng thanh toán chậm trong một thời gian nhất định. Hai hình thức này được công ty áp dụng linh hoạt tuỳ theo từng đối tượng khách hàng. Công ty chia ra 2 loại khách hàng: khách hàng có hợp đồng mua bán là những khách hàng chính, còn lại là những khách hàng lẻ, khách hàng chính được mua chịu và được hưởng một tỷ lệ chiết khấu theo giá trị hàng mua ghi trên hoá đơn theo mức tăng dần. Với khách hàng quen thời hạn tín dụng rộng rãi hơn. Thông thường công ty cho khách hàng chịu từ 30-50 ngày. Khi mua khách hàng phải thanh toán 30% trị giá lô hàng, sau 20 ngày thanh toán 40%, hết thời hạn thanh toán nốt phần còn lại. III. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật 1. Chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm Kế toán sử dụng những chứng từ sau để hạch toán: - Hoá đơn giá trị gia tăng Phiếu thu Giấy báo có của ngân hàng. Khi khách hàng đến mua hàng phòng tài vụ kế toán sẽ lập hoá đơn giá trị gia tăng loại 3 liên lớn theo chế độ, có mẫu (trang bên) Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt (Thường là khách hàng lẻ, số lượng ít chiếm từ 3-5% doanh thu) sau khi thu tiền kế toán kiêm thủ quỹ sẽ đóng dấu “Đã thanh toán ”. Đối với khách hàng thường xuyên có hợp đồng, phát sinh quan hệ mua bán chịu, kế toán tiêu thụ sẽ đóng dấu “bán chịu”, nếu đổi hàng do sản phẩm hỏng kế toán sẽ đóng dấu “đã thanh toán”, nếu sản phẩm đem sử dụng nộibộ kế toán đóng dấu “hạch toán nội bộ”. Hoá đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên và được luân chuyển như sau: Liên 1 (màu đen): Nếu khách hàng thanh toán ngay thì tạm lưu ở chỗ thủ quỹ. Cuối ngày, căn cứ vào số tiền ghi trên hoá đơn, thủ quỹ sẽ lập phiếu thu sau đó chuyển cho kế toán tiệu thụ để ghi sổ, nếu là hoá đơn bán chịu thì sẽ tạm lưu ở kế toán tiêu thụ để ghi sổ chi tiết TK 131 (Phải thu của khách hàng), sổ chi tiết 5112 (doanh thu bán hàng). Cuối tháng, sau khi ghi chép đầy số liệu vào sổ chi tiết, đối chiếu với số liệu ở thủ kho thì liên 1 sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và đóng vào đúng quyển (25 số một quyển). Liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng:Việc thanh toán hoặc mua chịu của khách hàng được xác nhận ngay trên hoá đơn (Có đóng dấu và ký xác nhận) Liên 3 (màu xanh). Hoá đơn này được vào sổ giao nhận chứng từ định kỳ thủ kho gửi lên kế toán tiêu thụ, kế toán tiêu thụ phân loại hoá đơn, với khách hàng lẻ thì kẹp cùng phiếu thu, với khách hàng mua chịu thì phân loại theo đơn vị khách hàng và lưu lại. Để nghiên cứu rõ quá trình luân chuyển tiếp theo của chứng từ, xin lần lượt nghiên cứu thực trạng tại công ty liên doanh Mút xốp Việt Nhật. 2. Hạch toán doanh thu bán hàng Hàng ngày căn cứ vào liên 1 của hoá đơn GTGT, kế toán tiêu thụ phân loại theo đơn vị khách hàg và vào sổ “Sổ chi tiết TK 5112 – doanh thu bán hàng” Tại doanh thu bán hàng của thành phẩm tiêu thụ được phản ánh trên TK 5112 và 5115 (doanh thu bán vật tư). Tuy nhiên trong phạm vi đề tài của mình, em chỉ xin trình bày sổ chi tiết TK 5112 theo dõi doanh thu bán hàng của thành phẩm tiêu thụ. Sổ chi tiết 5112 dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ sản phẩm từng chủng laọi, từng khách hàng trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Sổ được ghi hàng ngày với những hoá đơn thanh toán ngay, có quan hệ mua bán thường xuyên (còn lại là những khách hàgn lẻ) Căn cứ để ghi sổ là các hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán khác. Dựa vào chứng từ gốc, kế toán tiêu thụ ghi số lượng, doanh thu xuất bán của từng loại thành phẩm doanh thu tổng hợp các loại thành phẩm, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán đồng thời cho biết thanh toán là trả chậm hay thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH. - Đối với từng trường hợp khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH, thủ quỹ tạm lưu 1 liên hoá đơn để lập phiếu thu. Cuối ngày thủ quỹ giao chứng từ cho kế toán tiêu thụ để ghi sổ chi tiết TK 5112 . Ví dụ: Một nghiệp vụ bán hàng thanh toán ngay. Ngày 24 /2/2001 khách sạn Hương Giang hn mua một số đệm trải giường 1,5m thanh toán ngay bằng tiền mặt theo hóa đơn GTGT số 75549 + Tiền hàng chưa thuế GTGT là 405.000đ + Thuế GTGT 10% 40.500đ + Tổng giá tiền thanh toán 445.500đ Phiếu thu số 458: Ngày 24/2/2001 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Mai Anh Địa chỉ: Khách sạn Hương Giang – hn Lý do nộp: Thanh toán hoá đơn số 75549 Số tiền: 445.500đ (viết bằng chữ) bốn trăm bốn lăm ngàn đồng chẵn. Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tiêu thụ vào sổ chi tiết 5112 định khoản như sau: Nợ TK 112: 445.500đ Có TK 33311: 40.500đ Có TK 5112: 40.500đ Sổ chi tiết TK 5112 được mở theo mẫu sau (Biểu số 2) 3. Hạch toán khoản phải thu của khách hàng Ví dụ: Một nghiệp vụ bán chịu Ngày ẵ: Công ty thương mại và dịch vụ mua chịu một lô hàng với nhiều chủng loại theo hoá đơn số 53242 Tiền hàng chưa thuế GTGT: 192. 858.133đ Thuế GTGT 10% 19285813đ Tổng số tiền phải thu của khách hàng: 212143946đ Kế toán tiêu thụ vào sổ chi tiết TK 5112 theo định khoản sau: Nợ TK 131: 212143946đ Có TK 5112: 192.858.133đ Có TK 33311: 19285813đ Đồng thời kế toán phải theo dõi các khoản phải thu vào TK 131 “Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng.” Sổ này mở theo dõi tới từng khách hàng ưu tiên khách hàng thường xuyên trước. Mối khách hàng có quan hệ thường xuyên được theo dõi trên một hoặc một số trang sổ nhất định, còn lại là khách vãng lai. Sổ được ghi hàng ngày theo trình tự thời gian. Đối với sổ theo dõi chi tiết tới khách hàng bao gồm 2 phần. Phần I: Gồm 6 cột đầu theo dõi phần thu của khách hàng. Căn cứ để ghi. Sổ phần này là các hóa đơn GTGT. Phần này cho biết chủng loại, số lượng, giá trị thành phẩm của từng hoá đơn và tổng số tiền nợ của các hoá đơn theo ngày là bao nhiêu. Phần II: Gồm 6 cột tiếp theo, theo dõi phần thanh toán của khách hàng. Căn cứ để ghi sổ phần này là các phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng... Phần nợ này cho biết ngày thanh toán, loại tiền thanh toán và tổng số khách hàng còn nợ. Số dư nợ cuối kỳ được xác định bằng công thức. Số dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Số phải thu – Số đã thu Mậu chi tiết TK 131 được mở như sau (Biểu số 03) Ví dụ về tình hình thanh toán công nợ của công ty dịch vụ thương mại Ninh Bình trong tháng 2 được theo dõi trên sổ chi tiết TK 131 như sau: Số dư nợ TK 131 đầu tháng 2 được lấy từ sổ dư nợ TK 131 cuối tháng 1 sang là 12.804.572.885 Ngày 1/2 công ty thương mại và dịch vụ mua chịu theo hoá đơn số 53242 có giá trị là 212.143.946đ. Đồng thời cùng ngày công ty thương mại và dịch vụ có phát hành UNC để thanh toán trị giá 300.000.000đ. Nghiệp vụ này kế toán tiêu thụ ghi sổ chi tiết TK 131 như sau: Nợ TK 112: 300.000.000 Có TK 131: 300.000.000 Như vậy đến cuối ngày 1/2/2001 công ty thương mại và dịch vụ còn nợ công ty liên doanh mút xếp Việt Nhật số tiền trị giá 12.804.572.885 + 212.43.946 – 300.000.000 = 12716716831đ Trong tháng tổng số tiền mua chịu là 8605000000đ Do đó số dư nợ TK 131 cuối tháng của công ty thương mại và dịch vụ Ninh Bình là: 12804572885+6634574206 – 8605000000 = 10834147091đ Cuối tháng kế toán tiêu thụ xác định số dư nợ = 10016716813đ vào sổ chi tiết TK 131 để ghi vào bảng kê số 11 phải thu khách hàng. Bảng kê số 11 được lập vào cuối tháng để tổng hợp tình hình thanh toán của khách hàng trong 1 tháng. Bảng kê này được lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Biểu 03 Cách lập bảng kê số 11 như sau: Số dư đầu tháng: Căn cứ vào số dư cuối tháng của bảng kê số 11 tháng trước chuyển qua. Số phát sinh nợ: Căn cứ vào dòng cộng phát sinh có TK 131 trên sổ chi tiết TK 131 ghi cho từng khách hàng. Số dư cuối tháng: Được tính ngay trên bảng kê số 11 theo công thức Số dư cuối tháng = Số dư đầu tháng + Tổng phát sinh nợ TK 131 - Tổng phát sinh có TK 131 Cuối tháng khoá sổ bảng kê số 11, lấy tổng cộng của bảng kê số 11 để ghi NKCT số 8 (Ghi nợ TK 131, có TK 5112) Mẫu bảng kê số 11 được mở như sau (Biểu số 04) 4. Hạch toán giá vốn hàng bán Thành phẩm của công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật được tính toán và phản ánh theo một loại giá duy nhất đó là thực tế. Đối với giá thực tế của thành phẩm nhập kho, kế toán tiêu thụ căn cứ vào giá thành sản xuất của từng loại thành phần do kế toán chi và giá thành sang vào cuối tháng. Đối với thành phẩm xuất kho, kế toán tiêu thụ áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dư trữ. Việc tính toán giá thành thực tế thành phẩm xuất kho được tiến hành trên “Bảng tính giá vốn hàng bán” Định kỳ (10 ngày), chứng từ nhập – xuất kho thành phẩm được gửi lên cho kế toán tiêu thụ để lập sổ “Chi tiết nhập kho” và “Sổ chi tiết xuất kho”. Sổ chi tiết nhập, xuất được dùng cả năm để theo dõi nhập, xuất kho của từng loại thành phẩm trong từng tháng về mặt số lượng. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết nhập, xuất kho để tính ra lượng hàng tồn kho của từng loại thành phẩm như sau: Biểu số 05 : Mẫu bảng kê nhập –xuất –tồn kho thành phẩm . Bảng kê nhập –xuất –tồn kho thành phẩm tháng 2 năm 2001. Tên sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập kho Xuất kho Tồn cuối kỳ Nhập từ SX Nhập khác Xuất bán Xuất khác Gối đôi 2170 50191 51681 680 Gối đơn 118029 336000 183688 27034

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0613.doc
Tài liệu liên quan