Mục lục
1. Những vấn đề chung về tài sản cố định (TSCĐ) 1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Đặc điểm 1
1.3. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định 1
1.3.1. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình 1
1.3.2. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình 2
2. Phân lại tài sản cố định 2
2.1. Theo hình thái biểu hiện và nội dung kinh tế. 2
2.2. Theo tình hình sử dụng và công dựng kinh tế : 2
2.3. Theo nguồn hình thành : 2
3. Đánh giá tài sản cố định 3
3.1. Khái niệm nguyên giá: 3
3.2. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: 3
4. Kế toán chi tiết cố định hữu hình 3
4.1. Chứng từ kế toán: 3
4.2. Sổ kế toán TSCĐ 4
4.3 Trình tự ghi sổ kế toán: 4
5. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ 5
5.1. Kế toán tăng TSCĐ: 5
5.1.1 Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm 5
5.1.2 Kế toán tăng TSCĐ do đầu tư XDCB 5
5.1.3 Kế toán tăng TSCĐ do nhận vốn góp 5
5.1.4. Kế toán tăng TSCĐ do được tài trợ, biếu tặng 6
5.1.5. Kế toán tăng TSCĐ do chuyển từ bất động sản đầu tư 6
5.2 Kế toán giảm TSCĐ: 6
5.2.1 Kế toán giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý 6
5.2.2 Kế toán giảm TSCĐ do phát hiện thiếu trong kiểm kê 6
5.2.3 Kế toán giảm TSCĐ do chuyển thành bất động sản đầu tư 7
5.2.4 Kế toán giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ, dụng cụ 7
5.3. Kế toán khấu hao TSCĐ 7
5.4 Kế toán sửa chữa TSCĐ 9
5.4.1 Kế toán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ 9
5.4.2 Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 10
6 Tài liệu tham khảo 12
12 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2983 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế toán tổng hợp tài sản cố định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Những vấn đề chung về tài sản cố định (TSCĐ)
Khái niệm
Tài sản cố định bao gồm Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định vô hình : là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.
Đặc điểm
TSCĐ là một khoản mục chiếm một tỷ trọng đáng kể và có giá trị lớn. TSCĐ thường có số lượng không nhiều. Trong năm, thường không có nhiều các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ .Trong việc ghi chép các vấn đề vế TSCĐ không ít xảy ra sai sót, nhầm.
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình
Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình
Một tài sản vô hình được ghi nhận là cố định hữu hình vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
Định nghĩa về cố định hữu hình vô hình và 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại.
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Phân lại tài sản cố định
Theo hình thái biểu hiện và nội dung kinh tế.
Tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định vô hình
Theo tình hình sử dụng và công dựng kinh tế :
Tài sản cố định đang dùng đang dùng cho hoạt động sản suất kinh doanh….
Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động phúc lợi, an ninh, quốc phòng…..
Theo nguồn hình thành :
Tài sản cố định đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Tài sản cố định được đầu tư bằng vốn tín dụng
Tài sản cố định hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu.
Tài sản cố định hình thành từ nhận biếu tặng, tài trợ.
Đánh giá tài sản cố định
Khái niệm nguyên giá:
Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường.
Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Tài sản cố định do mua sắm
Nguyên giá
=
=
Gía mua đã trừ chiết khấu thương mại/ giảm giá
+
+
Các khoản thuế không được hoàn lại
-
+
Chi phí có liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái hoạt động
Tài sản cố định do xây dựng
Nguyên giá
=
Gía quyết toán công trình được duyệt
+
Chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ nếu có
Tài sản cố định do nhận viện trợ, biếu tặng, được cấp
Nguyên giá = Gía ghi trên sổ bàn giao + Chi phí trực tiếp liên quan
Tài sản cố định do nhận vốn góp của chủ sở hữu đầu tư
Nguyên giá = giá trị trên hợp đồng góp vốn + Chi phí trực tiếp liên quan
Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: tương tự như TSCĐ hữu hình.
Kế toán chi tiết cố định hữu hình
Chứng từ kế toán:
Chứng từ tăng, giảm TSCĐ:bao gồm các chứng từ:
+ Biên bản giao, nhận TSCĐ (Mẫu số 01-) TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 -TSCĐ).
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04 - TSCĐ)
+Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ)
+ Thẻ TSCĐ
4.2. Sổ kế toán TSCĐ
Thẻ TSCĐ: vừa là một chứng từ vừa là sổ chi tiết để theo dõi từng TSCĐ về nguyên giá, hao mòn, nơi quản lý sử dụng, công suất, diện tích thiết kế... Thẻ TSCĐ được lập khi bàn giao TSCĐ và căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để lập. Mỗi một TSCĐ có một thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
4.3 Trình tự ghi sổ kế toán:
Khi đơn vị có một TSCĐ mới, kế toán chi tiết TSCĐ sẽ lập thẻ TSCĐ ghi tất cả các thông tin lên (trừ dòng “ Đình chỉ sử dụng......” và dòng “ Ghi giảm TSCĐ ....”) để theo dõi tình hình cụ thể của từng TSCĐ.
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ tăng TSCĐ (Biên bản giao nhận, Thẻ TSCĐ), kế toán chi tiết sẽ ghi vào sổ TSCĐ ở các cột 1-8 và tính mức khấu hao trung bình hằng năm trên các cột 9,110; căn cứ vào các chứng từ giảm TSCĐ: (Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Hóa đơn...), kế toán chi tiết TSCĐ sẽ ghi vào các cột 11-14. Cuối mỗi trang sổ phải cộng lũy kế để chuyển sang trang sau
KẾ TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ
Kế toán tăng TSCĐ:
Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm
Ghi nhận tăng TSCĐ và ghi giảm tài sản khác hoặc tăng nợ phải trả
Nợ TK 211, 213
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
Xác định nguồn hình thành TSCĐ để tiến hành chuyển nguồn
Nợ TK 414 “Qũy đầu tư phát triển”
Nợ TK 441 “Nguồn vốn đầu tư XDCB”
Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
Nếu TSCĐ được đầu tư bằng quỹ phúc lợi và phục vụ cho hoạt động phúc lợi
Nợ TK 3532 “Qũy phúc lợi”
Có TK 3533 “Qũy phúc lợi đã hình thành TSCĐ”
Kế toán tăng TSCĐ do đầu tư XDCB
Chi phí phát sinh : Qúa trình xây dựng hoàn thành
Nợ TK 2412 “Xây dựng cơ bản” Nợ TK 211, 213
Có TK 111, 152, 153 Có TK 2412
Chi phí không hợp lý Kết chuyển tăng nguồn vốn
Nợ TK 632 Nợ TK 414, 441
Có TK 2412 Có TK 411
5.1.3 Kế toán tăng TSCĐ do nhận vốn góp
Gía trị tài sản nhận đựơc Chi phí trực tiếp ban đầu
Nợ TK 211, 213 Nợ TK 211, 213
Có TK 411 Có TK 111, 331, …
5.1.4. Kế toán tăng TSCĐ do được tài trợ, biếu tặng
Ghi nhận giá trị TSCĐ Chi phí phát sinh trực tiếp
Nợ TK 211, 213 Nợ TK 211, 213
Có TK 711 “Thu nhập khác” Có TK 111, 112
5.1.5. Kế toán tăng TSCĐ do chuyển từ bất động sản đầu tư
Chuyển nguyên giá Chuyển hao mòn
Nợ TK 211, 213 Nợ TK 2147
Có TK 217 Bất động sản đầu tư Có TK 2141, 2143
5.2 Kế toán giảm TSCĐ:
5.2.1 Kế toán giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý
Ghi giảm TSCĐ Nếu TSCĐ đã khấu hao đủ,ghi
Nợ TK 214– giá trị hao mòn Nợ TK 214
Có TK 811– giá trị còn lại Có TK 211, 213
Có TK 211, 213 - Nguyên giá
5.2.2 Kế toán giảm TSCĐ do phát hiện thiếu trong kiểm kê
Căn cứ biên bản kiểm kê
Nợ TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”–giá trị còn lại.
Nợ TK 214 – Gía trị hao mòn
Có TK 211 – Nguyên giá
Sau đó căn cứ vào quyết định xử lý phần giá trị còn lại để phản ánh
Nợ TK 1388 – Bắt người chịu trách nhiệm bồi thường
Nợ TK 811, 415 – Doanh nghiệp chịu tổn thất
Có TK 1381
5.2.3 Kế toán giảm TSCĐ do chuyển thành bất động sản đầu tư
Chuyển nguyên giá Chuyển hao mòn
Nợ TK 217 “Bất động sản đầu tư” Nợ TK 2141, 2143
Có TK 211, 213 Có TK 2147
5.2.4 Kế toán giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ, dụng cụ
Nếu TSCĐ có giá trị còn lại nhỏ thì tính hết vào chi phí của đối tượng sử dụng trong kỳ kế toán
Nợ TK 627, 641, 642 – Gía trị còn lại
Nợ TK 214 – Gía trị hao mòn
Có TK 211 – Nguyên giá
Định kỳ phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142, 242 – mức phân bổ
5.3. Kế toán khấu hao TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do tác động cơ học, nhiệt học, do tiến bộ của kĩ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm đó.
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ – Gía trị thanh lý ước tính
Giá trị thanh lý ước tính = Gía trị ước tính thu khi thanh lý – CP thanh lý ước tính
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
Mọi TSCĐ liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao
Những tài sản không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao, doanh nghiệp xác định mức hao mòn hàng năm.
Đối với TSCĐ cho thuê hoạt động và bên cho thuê phải tiến hành trích khấu hao.
Đối với TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê phải trích khấu hao.
Doanh nghiệp trích hoặc thôi trích khấu haoTSCĐ bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng sử dụng.
Quyền sử dụng đất là TSCĐ vô hình đặc biệt, nếu sử dụng đất vô thời hạn thì doanh nghiệp không trích khấu hao.
Có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ
Khấu hao theo đường thẳng.
Mức khấu hao của tháng này
=
Mức khấu hao trung bình đầu tháng này
+
Mức khấu hao tăng lên trong tháng này
–
Mức khấu hao giảm bớt trong tháng này
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Khấu hao theo số lượng, khối lượng của sản phẩm.
Hàng tháng khi trích khấu hao tính vào chi phí của các đối tượng sử dụng sẽ ghi:
Nợ TK 627 – Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất
Nợ TK 641 – Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng
Nợ TK 642 – Khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN
Có TK 214 – Số khấu hao phải trích.
5.4 Kế toán sửa chữa TSCĐ
Sửa chữa TSCĐ là việc bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ.
Sửa chữa TSCĐ bao gồm 2 loại:
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là công việc sửa chữa lặt vặt, bảo dưỡng TSCĐ, thời gian sửa chữa ngắn.
Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc thay thế các bộ phận, chi tiết nhằm phục hồi năng lực hoạt động, thời gian sửa chữa kéo dài và phải ngừng sản xuất để sửa chữa.
5.4.1 Kế toán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Công việc sửa chữa lặt vặt, bảo dưỡng TSCĐ diễn ra trong thời gian ngắn với chi phí ít, nên toàn bộ chi phí tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 627, 623, 641, 642
Có TK 152, 153, 334, 111…
5.4.2 Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Công việc sửa chữa lớn xảy ra trong khoảng thời gian dài, TSCĐ phải ngưng hoạt động, do vậy kế toán phải theo dõi và tập hợp đầy đủ trên tài khoản 2413- sửa chữa lớn TSCĐ.
Trường hợp phân bổ dần chi phí sửa chữa
Chi phí SCL TSCĐ ( số tiền theo hóa đơn)
Nợ TK 2413 “Sửa chữa lớn TSCĐ”
Có TK 331
…
Kết chuyển chi phí SCL
Nợ TK 142, 242
Có TK 2413 “Sửa chữa lớn TSCĐ”
Phân bổ dần chi phí SCL cho từng kỳ theo kế hoạch
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142, 242
Trường hợp trích trước chi phí sửa chữa lớn
Định kỳ trích trước chi phí sửa chữa lớn
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335 “Chi phí phải trả”
Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh
Nợ TK 2413
Có TK 152, 153, 111, 331
Quá trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyển chi phí SCL
Nợ TK 335
Có TK 2413
Cuối niên độ kế toán phải điều chỉnh số trích trước theo chi phí sửa chữa thực tế
Nếu chi phí thực tế phát sinh < chi phí trích trước thì phần chênh lệch trích thừa sẽ được hoàn nhập
Nợ TK 335
Có TK 627, 641, 642
Nếu chi phí thực tế phát sinh > chi phí trích trước thì phần chênh lệch sẽ tính vào chi phí trong kỳ
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 2413
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kế toán tài chính của trường Đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh.
Thông tư 203/2009/TT-BTC
Quyết định 149/2001/QĐ-BTC
-------------------------------------o0o-------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán tài sản cố định.doc