Đề tài Kế toán vật liệu tại công ty xây dựng công trình giao thông 810

 

64

Lời nói đầu 1

Phần I: Lý luận chung về hạch toán vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất 3

I- Một số vấn đề cơ bản về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu 3

1- Khái niệm, đặc điểm và vai trò, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình SX 3

2- Yêu cầu quản lý vật liệu và nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

4

3- Điều kiện tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu 5

4- Phân loại vật liệu 5

II- Nội dung tổ chức công tác hạch toán vật liệu 7

1- Tổ chức chứng từ 7

2- Tổ chức tính giá vật liệu 10

3- Tổ chức vận dụng tài khoản 13

4- Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 16

5- Hạch toán chi tiết sự biến động của vật liệu 19

Phần II: Tình hình thực tế về công tác hạch toán vật liệu tại Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810

26

I- Tình hình và đặc điểm chung của Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 26

1- Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quá trình hình thành phát triển 26

2- Đặc điểm tổ chức quản lý tổ chức sản xuất 28

3- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 31

II. Thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty 35

1- Đặc điểm phân loại của nguyên vật liệu ở Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810

35

2- Tổ chức chứng từ 36

3- Hạch toán chi tiết quá trình nhập xuất nguyên vật liệu 42

4- Hạch toán tổng hợp quá trình nhập xuất nguyên vật liệu 47

5- Tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp 54

6- Kiểm kê vật tư tồn kho 58

Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810

60

I- Những ưu điểm 60

1- Đánh giá vật liệu 61

2- Quản lý vật liệu 61

II- Những hạn chế và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở Công ty

61

1- ý kiến 1 Về việc phân loại và lập sổ danh điểm vật liệu 61

2- ý kiến 2 Về phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu 63

3- ý kiến 3 Về việc tính giá vật liệu nhập 64

4- ý kiến 4 áp dụng máy vi tính vào hạch toán kế toán. 64

5- ý kiến 5 Sử dụng TK 113- Tiền đang chuyển 66

Kết luận 67

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán vật liệu tại công ty xây dựng công trình giao thông 810, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế toán tổng hợp. Biểu số 6: Sổ đối chiếu luân chuyển. Số tt Tên vật liệu đơn vị tính Số dư đầu tháng 1 Luân chuyển tháng 1 Số dư đầu tháng 2 Nhập Xuất Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền áp dụng phương pháp này công việc ghi chép chi tiết của kế toán được giảm nhẹ nhưng toàn bộ công việc bị dồn vào cuối tháng, cho nên việc hạch toán và lập báo cáo hàng tháng thường bị chậm trễ. Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thường có đặc trưng là chủng loại vật liệu phong phú, mật độ nhập xuất lớn, hệ thống kho tàng phân tán và quản lý tổng hợp lao động kế toán không đủ để thực hiện đối chiếu thường xuyên. Phương pháp sổ số dư. Phương pháp sổ số dư là một bước cải tiến căn bản trong việc tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của phòng kế toán và trên cơ sở kết hợp đó ở kho chỉ hạch toán về số lượng còn phòng kế toán hạch toán về mặt giá trị, xoá bỏ được việc ghi chép trùng lặp ở hai nơi, tạo điều kiện kiểm tra thường xuyên và có hệ thống của kế toán đối với thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời. Sơ đồ 7- Hạch toán chi tiết vật liệu Chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ thẻ kho (số lượng ) Sổ số dư Bảng kê xuất Bảng kê nhập Bảng luỹ kế nhập (tiền) Bảng luỹ kế xuất (tiền) Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn Sổ tổng hợp Tại kho: Giống các phương pháp trên định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng vật liệu quy định. Sau đó lập "Phiếu giao nhận chứng từ" (Biểu số 7) và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập xuất kho vật liệu. Ngoài ra thủ kho còn phải ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vật liệu vào sổ số dư. "Sổ số dư" (Biểu số 8) được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, trước ngày cuối tháng, kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ. Ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền. Nhân viên kế toán vật liệu phụ trách theo dõi kho nào phải thường xuyên hay định kỳ xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ cùng với thủ kho ký tên vào phiếu giao nhận chứng từ: Biểu số 7: Phiếu giao nhận chứng từ Từ ngày . . . đến ngày . . . tháng. . .năm. . . Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Số tiền Ngày . . .tháng. . .năm . . . Người nhận. . . Người giao. . . Biểu số 8: Sổ số dư Năm. . . Kho . . . Sổ danh điểm Tên vật liệu đơn vị tính định mức dự trữ Số dư đầu năm Số dư cuối tháng Ghi chú Lượng Tiền Lượng Tiền Tại phòng kế toán: Nhận được các chứng từ nhập xuất kho vật liệu và phiếu giao nhận chứng từ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ có liên quan. Sau đó kế toán tính giá các chứng từ theo giá hạch toán tổng cộng số tiền của các chứng từ nhập xuất kho theo từng nhóm vật liệu và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ đã được tính giá kế toán ghi vào "Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu" (Biểu số 9). Bảng này được mở cho từng kho, số cột trong các phần nhập xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào số lần quy định của kế toán xuống kho nhận chứng từ. Biểu số 9: Bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho vật liệu Tháng. . .năm . . . Kho. . . Nhóm vật liệu Tồn đầu tháng Nhập Xuất Tồn cuối tháng Từ ngày. . đến ngày. . Từ ngày. . đến ngày. . Từ ngày. . đến ngày. . Từ ngày. . đến ngày. . Sổ tồn kho cuối tháng của từng nhóm vật liệu trên bảng kê luỹ kế được sử dụng để đối chiếu với số dư bằng tiền trên sổ số dư và với bảng kê tính gía vật liệu của kế toán tổng hợp. Phương pháp này có ưu điểm là giảm bớt khối lượng ghi sổ kế toán công việc được tiến hành đều trong tháng. Tuy nhiên do kế toán chưa ghi số liệu liên quan nên không thể biết trước số hiện có và tình hình tăng, giảm của từng loại vật liệu mà phải xem số liệu trên thẻ kho. Ngoài ra việc kiểm tra, phát hiện sai sót, nhầm lẫn rất khó khăn. Phần II Tình hình thực tế về công tác kế toán vật liệu tại Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 Tình hình và đặc điểm chung của Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810. Đặc điểm sản xuất kinh doanh, quá trình hình thành phát triển. Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 là một doanh nghiệp nhà nước thành lập lại theo quyết định số 4897/QĐ- TCCBLĐ ngày 27/11/1995 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trên cơ sở đổi tên Công ty Xây Dựng công trình 810, thành lập theo quyết định số 1097/QĐ- TCCBLĐ ngày 2/6/1993. Là đơn vị thành viên, hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Xây Dựng công trình giao thông 8 Bộ giao thông vận tải. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp xây dựng đường 210 được thành lập tháng 3 năm 1983 trên cơ sở sát nhập Công ty đại tu đường bộ 101 được thành lập tháng 7 năm 1967 trụ sở tại xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì Hà Nội và Công ty 302 trụ sở tại xã Kiêu Kỵ Gia Lâm Hà Nội thuộc cục quản lý đường bộ. Trụ sở của Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 hiện nay tại xã Hoàng Liệt Thanh Trì Hà Nội. Nhiệm vụ chính của Công ty là sửa chữa và xây dựng các công trình giao thông trong phạm vi cả nước, bao gồm các công việc chính: Nề, mộc, bê tông, cốt thép. Đào, đắp đất đá, san lấp mặt bằng, tạo bãi. Sửa chữa nhỏ xe máy thi công. Thi công các loại công trình: Xây dựng, sửa chữa công trình giao thông các loại. Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng loại vừa và nhỏ phục vụ ngành giao thông vận tải. Công ty có vốn kinh doanh: 3.761 triệu đồng Trong đó: Vốn cố định: 1.991 triệu đồng. Vốn lưu động 1.770 triệu đồng. Bao gồm các nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước cấp: 1881 triệu đồng. Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 276 triệu đồng. Vốn vay: 1.604 triệu đồng. Công ty hiện có 404 Cán bộ công nhân viên trong đó nữ là 142 người được tổ chức thành 10 đơn vị trực thuộc gồm hai Xí nghiệp, bảy đội sản xuất và một văn phòng Công ty. Số Cán bộ tốt nghiệp đại học: 45 người. Số Cán bộ trung cấp và tương đương: 37 người. Công nhân kỹ thuật : 166 người bình quân bậc thợ 4,75. Công nhân lao động phổ thông 111 người bình quân bậc thợ 4,4. Nhân viên phục vụ, Cán bộ chuyên trách đoàn thể, cô nuôi dạy trẻ 45 người. Trong thời kỳ bao cấp sản lượng của Công ty chỉ đạt trên dưới 100 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống của công nhân trong Công ty gặp nhiều khó khăn. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 đã có những bước phát triển vượt bậc, Công ty đã mạnh dạn đầu tư và đã đạt được kết quả khách quan. Lợi nhuận, sản lượng, số nộp ngân sách cũng như thu nhập bình quân của công nhân viên trong Công ty ngày một tăng. Mặc dù Công ty là đơn vị có số lao động khá đông, tuy nhiên Công ty đã cố gắng tìm kiếm việc làm, thực hiện tốt các chế độ đối với Cán bộ công nhân viên như mua bảo hiểm thân thể, BH y tế, BHXH đầy đủ. Cụ thể trong những năm gần đây Chỉ tiêu đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 1. Giá trị sản lượng Tr. đồng 23.000 42.041 66.443 2. Doanh thu thực hiện " 23.462 38.429 60.545 3. Vốn kinh doanh " 2.550 8.778 10.260 - Vốn ngân sách " 1.388 1.532 2.932 - Vốn tự bổ sung " 1.162 7.246 7.328 4. Nộp ngân sách " 573 684 1.467 - Thuế doanh thu " 368 541 700 - Thuế lợi tức " 150 598 697 - Thuế sử dụng vốn " 55 49 52 5. Lao động bình quân Người 379 395 404 6. Thu nhập bình quân Đồng 433.000 642.000 912.000 Công ty chuyên xây dựng, mở rộng nâng cấp các công trình giao thông. 4 năm gần đây Công ty đã tham gia thi công các dự án lớn do Tổng Công ty Xây Dựng công trình giao thông 8 thắng thầu giao cho như đường quốc lộ 5 Km 47- 62 đã bàn giao và đưa vào sử dụng được nhà nước cấp chứng chỉ chất lượng đạt huy chương vàng. Hiện đang thi công đường quốc lộ 1A- hợp đồng: NH1- R100 1786- 1890( Xuân Lộc -Cầu Sài Gòn), Quốc lộ 18 Km 35-53 (Chí Linh- Đông Triều). Ngày 14/12/1997 đã bàn giao đưa vào sử dụng 25 Km 1865-1890 (Thành phố Biên Hoà- Cảng Sài Gòn) được hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước khen ngợi về chất lượng. Ngoài ra Công ty đã thắng thầu và thi công nhiều công trình đường ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Hoà Bình, Tuyên Quang, Hà Bắc, Thanh Hoá. . .trong những năm tới Công ty sẽ thực hiện dự thầu các dự án lớn, khai thác và sử dụng tốt công suất máy móc, thiết bị, quản lý sử dụng lao động hợp lý. Đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập vì vậy bộ máy quản lý sản xuất của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng thành các phòng ban thực hiện các chức năng quản lý nhất định, cụ thể là: Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Ngoài việc uỷ nhiệm cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy các trưởng phòng. Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách về kỹ thuật thi công và an toàn thi công trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật. Phó giám đốc phụ trách vật tư thiết bị, kỹ thuật xe, máy và nội chính của Công ty trực tiếp phụ trách phòng vật tư thiết bị và phòng hành chính. Nhiệm vụ của 2 phó giám đốc là giúp việc cho giám đốc và trự tiếp chỉ huy các bộ phận được phân công uỷ quyền. Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ huy trực tiếp hoặc gián tiếp của giám đốc bao gồm 6 phòng ban với các chức năng nhiệm vụ: Phòng tiếp thị: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho toàn bộ hoạt động của Công ty. Tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các công trình, ký các hợp đồng thi công công trình. Thanh quyết toán công trình với các bên A và nội B. Phòng kỹ thuật: Căn cứ vào thiết kế của bên A, tổ chức kiểm tra hồ sơ và các chỉ tiêu kế hoạch để vạch ra phương án thi công tối ưu nhất vừa đảm bảo thiết kế, đồng thời đảm bảo an toàn trong thi công. Trong khi kiểm tra nếu phát hiện ra các lỗi kỹ thuật phải có trách nhiệm báo cho bên A biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Giám sa thi công và nghiệm thu các công trình về mặt kỹ thuật. Thanh quyết toán về khối lượng và lập hồ sơ hoàn công. Sơ đồ 8- Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính, y tế Phòng kỹ thuật Phòng vật tư thiết bị Phòng tổ chức lao động Phòng tiếp thị Các đội công trình 1, 2, 4, 5, 6, 7 Đội cơ khí xây dựng 8 Xí nghiệp giao thông 3 Xí nghiệp liên doanh Ngọc Hồi Phòng tổ chức lao động: Tổ chức, tuyển chọn lao động theo kế hoạch được giao. Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động theo đúng chế độ nhà nước quy định như lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo. . . Lập định mức lao động- tiền lương, các chế độ bảo hộ lao động, kế hoạch đào tạo. . . Quản lý hồ sơ, nhận xét cán bộ, lập tờ trình để bổ nhiệm, đề bạt. . . ngoài ra phòng lao động tiền lương của Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 còn đảm nhiệm các vấn đề an ninh, trật tự, quân sự, tự vệ. Phòng vật tư thiết bị: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất do phòng tiếp thị lập ra phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch đầu tư thiết bị cho sản xuất. Mua sắm, cung cấp vật tư theo yêu cầu cho các công trình, thanh quyết toán về vật tư. Phòng hành chính- y tế: Chịu trách nhiệm về các vấn đề ăn, ở, làm việc của công nhân viên, văn thư lưu trữ, tổ chức hội nghị, các cuộc họp, tiếp khách, theo dõi sức khỏe, khám chữa bệnh, BH y tế cho công nhân viên. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi Công ty. Giúp lãnh đạo những thông tin kinh tế cần thiết hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách như chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Lập kế hoạch về tài chính hàng năm cho đầu tư chiều sâu trong quá trình sản xuất. Hạch toán, quyết toán làm báo cáo quyết toán theo chế độ báo cáo kế toán của nhà nước. Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 tổ chức hoạt động với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh trong đó chủ yếu là hoạt động xây dựng, sửa chữa công trình giao thông các loại và xây dựng công trình công nghiệp dân dụng loại vừa và nhỏ phục vụ ngành giao thông vận tải do cấp trên giao hoặc do Công ty tự tìn kiếm, liên doanh, liên kết. Với đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng, nó tác động trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý. Quy mô công trình giao thông rất lớn, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng và đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, một yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị xây dựng là phải xây dựng nên mức giá dự toán thi công. Trong quá trình sản xuất, thi công giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau khi hoàn thành công trình, giá dự toán lại là cơ sở để nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình, xác định giá thành quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng kinh tế đã ký kết. Bên cạnh sự tác động của đặc điểm sản phẩm xây dựng thì việc tổ chức quản lý sản xuất, hạch toán kế toán các yếu tố đầu vào còn chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ. ở Công ty hiện nay có ba quy trình công nghệ chính là làm đường mới, vá sửa đường và dải thảm đường bê tông Alphal. Sơ đồ 9- quy trình công nghệ của Công ty. Dây truyền làm đường mới. Tưới nhựa nhũ tương Lu lèn Đào khuôn đường Rải đá 1 x 2 Lu lèn Rải đá 4 x6 Trồng đá hộc Đập mép đường Lu bánh lốp Lu nặng 10 tấn Rải bê tông Alphal Vá, sửa đường. Tưới nhựa nhũ tương Rải đá 1 x 2 Lu lèn Rải đá 4 x6 Cuốc sửa vuông chỗ vá Vệ sinh mặt đường Rải thảm đường bê tông Alphal. đập mép đường Vệ sinh mặt đường Bổ lỗ chân chim Tưới nhựa dính bám Rải nhựa bê tông Alphal Lu nặng 10 tấn Lu bánh lốp Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập,có con dấu riêng, có bộ máy kế toán sổ kế toán riêng và được phép mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty là bộ phận trung tam đứng đầu chỉ đạo mọi hoạt động diễn ra ở 7 đội công trình và 2 Xí nghiệp trực thuộc. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước bộ phận chủ quản, các cơ quan nhà nước cũng như các bên liên quan về toàn bộ hoạt động của Công ty. Với tư cách pháp nhân Công ty có thể đứng ra vay vốn, đấu thầu công trình, nhận thầu xây dựng. Trên cơ sở hợp đồng thi công đã được ký kết Công ty tiến hành giao khoán cho 9 đơn vị sản xuất thi công. Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau thời gian thi công lâu dài, mang tính đơn chiếc nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành 7 đội công trình và 2 Xí nghiệp. Mỗi đơn vị lại được sắp xếp tổ chức thành các tổ sản xuất được phân công nhiệm vụ cụ thể tuỳ thuộc nhu cầu sản xuất thi công. ở mỗi đội công trình có 1 đội trưởng, đội phó và các nhân viên kinh tế kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về mặt kinh tế, kỹ thuật, phụ trách tổ sản xuất là các tổ trưởng. Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty áp dụng bộ máy kế toán tập trung nửa phân tán theo chế độ kế toán mới. Tại các đội công trình không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ bố trí từ 1- 2 nhân viên thống kê kinh tế làm nhiệm vụ như thu thập, ghi chép sổ sách hạch toán một cách giản đơn, cuối tháng chuyển chứng từ, báo cáo về phòng kế toán tài chính của Công ty để tiến hành công việc ghi sổ kế toán. còn tại Xí nghiệp giao thông 3 và liên doanh Ngọc Hồi là 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc thì có tổ chức bộ máy kế toán cũng bao gồm phụ trách kế toán và các nhân viên kế toán. ở các đội công trình việc nhận và cấp phát vật liệu tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công và kế hoạch cung ứng vật tư của Công ty cho từng công trình. Việc nhập, xuất vật liệu phải cân đo đong đếm cụ thể để lập phiếu nhập xuất kho, các phiếu này được tập hợp làm cơ sở cho việc kiểm kê cuối kỳ. Các đội trưởng, tổ trưởng sản xuất quản lý và theo dõi tình hình lao động trong đội, trong tổ lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền công, bảng theo dõi thanh toán chi phí nhân công, chi phí nhân viên quản lý đội. Các chứng từ ban đầu nói trên ở các đội công trình sau khi được tập hợp, phân loại sẽ được tính kèm theo với "Giấy đề nghị thanh toán" do đội trưởng hoặc kế toán đội lập có xác nhận của kỹ thuật Công ty gửi lên phòng kế toán xin thanh toán cho các đối tượng được thanh toán. Tại phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, kế toán tiến hành kiểm tra phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ, tổng hợp hệ thống hóa số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý. Đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo Công ty trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 8 người được phân công công việc cụ thể như sau: Đứng đầu là kế toán trưởng kiểm trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ chế quản lý mới, điều hành các công việc trong phòng đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình kinh tế tài chính ở Công ty cũng như dươí các đội công trình và các Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Phó phòng kế toán điều hành trực tiếp công việc đến từng phần hành khi trưởng phòng đi vắng, phụ trách phần việc kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, lập các báo cáo kế toán. Kế toán phụ trách phần kế toán vật liệu và thanh toán với người bán làm nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất vật liệu theo từng công trình và theo dõi việc thanh toán chi tiết cho từng người bán. Kế toán TSCĐ chuyên theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính trích khấu hao cho từng đối tượng kiêm cả nghiệp vụ về quỹ tiền mặt. Kế toán tiền lương, bảo hiểm và thanh toán tạm ứng có nhiệm vụ tính lương, bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên văn phòng, tổng hợp lương, bảo hiểm cho các đơn vị phụ thuộc và theo dõi phần thanh toán tạm ứng với toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Hai kế toán phụ trách thanh toán nội bộ chịu trách nhiệm theo dõi chi phí phát sinh của từng công trình, thanh quyết toán với các đơn vị nội bộ. Một kế toán ngân hàng phụ trách công việc giao dịch với ngân hàng theo dõi các khoản tiền vay ở ngân hàng, lập nhu cầu vay theo kỳ và cho từng công trình. Sơ đồ 10- tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán TSCĐ, thủ quỹ Kế toán lương, BH, tạm ứng Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán nội bộ Kế toán vật liệu, thanh toán với người bán Các nhân viên Kế toán ở các đội Bộ máy kế toán của XNLD Ngọc Hồi Bộ máy kế toán của XN giao thông 3 Tổ chức công tác kế toán. Trong những năm gần đây đất nước ta đang chuyển mình theo cơ chế mới để phát huy vai trò đắc lực của một công cụ quản lý kinh tế, cơ chế tài chính kế toán cũng có những bước thay đổi, biểu hiện rõ nét của sự thay đổi này là sự ra đời của hệ thống kế toán mới ban hành theo quyết định số 1205/ CĐKT ngày 14/2/1994 của Bộ trưởng Bộ tài chính được áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp. Từ năm 1996 Công ty bắt đầu áp dụng hệ thống kế toán mới với hình thức sổ sử dụng là chứng từ ghi sổ, trong hơn 3 năm qua Công ty đã nghiên cứu và bước đầu áp dụng triển khai hệ thống này với những đặc thù riêng của ngành giao thông vận tải và đặc điểm riêng của Công ty. Một hệ thống tài khoản phục vụ cho công tác hạch toán kế toán đã được áp dụng tại Công ty theo chế độ kế toán mới có sự lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của Công ty. Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản, việc xây dựng nên hình thức sổ sách kế toán thích hợp cho quá trình thực hiện công tác kế toán là điều kiện vô cùng quan trọng trong công tác tổ chức hạch toán. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty quy mô vừa đồng thời có nhu cầu phân công lao động kế toán, vì vậy từ năm 1996 Công ty bắt dầu sử dụng hình thức "Chứng từ ghi sổ" thay cho hình thức "Nhật ký chứng từ" đã sử dụng trước đây. Theo hình thức này số lượng sổ sách sử dụng tại Công ty bao gồm đầy đủ các loại sổ tổng hợp, chi tiết đúng mẫu theo quy định của Bộ tài chính và một số mẫu biểu do Công ty tự lập để tập hợp. Phiếu định khoản kế toán (bảng kê chứng từ) được lập theo định kỳ hàng tháng, riêng cho từng phần hành và mỗi tài khoản được ghi riêng phần nợ hoặc có. Phiếu phân tích kế toán là bảng tổng hợp số phát sinh được lập căn cứ vào dòng tổng cộng của các phiếu định khoản bên nợ hoặc có của một tài khoản. Chứng từ ghi sổ là hình thức sổ tờ rời được mở riêng cho từng tài khoản theo định kỳ mỗi tháng một lần, căn cứ vào chứng từ phát sinh theo từng loại để lên chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. Sổ cái được mở riêng cho từng tài khoản. mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và là căn cứ để lập báo cáo tài chính. Các sổ thẻ kế toán chi tiết được mở bao gồm: + Sổ TSCĐ và sổ đăng ký khấu hao TSCĐ do cục quản lý vốn duyệt. + Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hóa. + Thẻ kho (ở kho vật liệu sản phẩm hàng hóa). + Sổ chi phí sản xuất. + Thẻ tính giá thành sản phẩm. + Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả. + Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. + Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, thanh toán nội bộ, với ngân sách. . . + Sổ chi tiết tiêu thụ. Sơ đồ 11- trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối kế toán Báo cáo tài chính Thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810. Đặc điểm, phân loại của nguyên vật liệu ở Công ty. Đặc điểm vật liệu. Công ty Xây Dựng công trình giao thông 810 là một đơn vị xây dựng cơ bản nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tới 80% giá trị tổng sản lượng. Do đó yêu cầu đặt ra cho Công ty một nhiệm vụ hết sức nặng nề trong công tác quản lý và hạch toán các quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Do điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thuận lợi trong việc thu mua các loại nguyên vật liệu mang tính chất đặc thù của Công ty và chính sách khoán sản phẩm đến từng tổ, đội sản xuất nên tại Công ty không bố trí hệ thống kho tàng như thời bao cấp mà chỉ có những bãi dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu của từng công trình và chỉ dự trữ một lượng vừa đủ cho công trình đó. Bộ phận quản lý vật tư là phòng vật tư có trách nhiệm quản lý vật tư và làm theo lệnh của giám đốc. Tiến hành nhập xuất vật tư trong tháng, định kỳ tiến hành kiểm kê để tham mưu cho giám đốc những chủng loại vật tư cần dùng cho sản xuất, những loại vật tư còn tồn đọng. . .để giám đốc có những biện pháp giải quyết hợp lý, tránh tình trạng cung ứng không kịp thời làm giảm tiến độ sản xuất thi công hay tình trạng ứ đọng vốn do vật tư tồn đọng quá nhiều, không sử dụng hết. Bên cạnh cán bộ của phòng vật tư, thống kê đội, thủ kho có tránh nhiệm nhập, xuất vật tư theo phiếu nhập, phiếu xuất đủ thủ tục chứng từ mà Công ty quy định. Hàng tháng, hàng quý kết hợp với cán bộ chuyên môn khác tiến hành kiểm kê vật liệu thừa thiếu trong tháng, quý. Kế toán nguyên vật liệu là người chuyên theo dõi nguyên vật liệu, kết hợp với phòng vật tư và thủ kho để tiến hành hạch toán, đối chiếu, ghi sổ nguyên vật liệu của Công ty. Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty. Vật liệu của Công ty bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tổng hợp cũng như hạch toán chi tiết tới từng loại, từng thứ vật liệu phục vụ cho sản xuất, kế toán cần phải phân loại nguyên liệu, vật liệu. Công ty tiến hành phân loại vật liệu dựa trên nội dung kinh tế, vai trò, tác dụng của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty và là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm như nhựa đường, đá các loại, cát vàng, xi măng, sắt thép. Vật liệu phụ: Cũng là đối tượng lao động, nó không cấu thành nên thực thể của công trình làm ra nhưng có tác dụng làm tăng chất lượng của công trình và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường bao gồm các loại như phụ gia bê tông, gỗ, đất đèn, dầu mỡ bôi trơn. . . Nhiên liệu: Bao gồm xăng dầu, các loại như xăng, dầu Diezel, dầu phụ. . dùng để cung cấp cho đội xe cơ giới để vận chuyển, chuyên chở vật liệu hoặc cho cán bộ lãnh đạo của Công ty hay các phòng ban để công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0602.doc
Tài liệu liên quan