Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn, giảm sự thất thoát nước gây lãng phí từ 55% xuống còn 30%. Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng công suất, thay thế trang thiết bị và công nghệ sử lý nước hiện đại của các nước tiên tiến bằng nguồn vốn vay ODA của cộng hoà Liên Bang Đức. Chất lượng nước được đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý và hạch toán của công ty. Công tác kế toán vật liệu, CCDC đã đảm bảo phản ánh một cách đầy đủ và chặt chẽ việc nhập - xuất - tồn kho vật liệu, CCDC cả về thủ tục chứng từ nhập xuất, Tính giá theo đúng chế độ kế toán quy định, kế toán tổng hợp và kế toán phần hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, công việc tiến hành liên tục cụ thể đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo công ty, làm cơ sở để quản lý và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Về kế toán vật liệu: Định kỳ có sự kiểm tra để đối chiếu số liệu giữa kế toán với thủ kho, giữa thủ kho với cán bộ vật tư. Từ đó giảm sự hao hụt mất mát về hiện vật, vật tư đầu vào được giao nhận chặt chẽ, người nhận và chịu trách nhiệm chính là thủ kho. Do có sự kiểm tra đối chiếu thường xuyên và mục tiêu tổng quát của kiểm soát hàng tồn kho là duy trì các mức hàng tồn kho để đảm bảo hàng tồn kho luôn ở mức trung bình: không dự trữ qua lớn, gây ứ đọng vốn, không để thiếu hụt vật tư ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Thường hết quý hoặc 6 tháng đều tiến hành kiểm kê từ đó kịp thời phát hiện những vật tư thiếu hụt mất mát để xử lý và quy trách nhiệm.
80 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ là công ty 100% vốn Nhà nước tiền thân là Nhà máy nước Việt Trì, được thành lập từ những năm 60 có nhiệm vụ sản xuất nước phục vụ nước cho khu Công nghiệp Việt Trì.
Ngày 3/11/1992 Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Vĩnh Phú có quyết định số 1119/QĐ-UB về việc thành lập lại Nhà máy nước Việt Trì là loại hình Công ty Nhà nước theo Nghị định 388HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ).
Ngày 9/7/1993 UBND Tỉnh Vĩnh Phú có quyết định 890/QĐ-UB đổi tên doanh nghiệp Nhà máy nước Việt Trì thành Công ty Cấp nước Vĩnh Phú.
Ngày 16/1/1997 sau khi Tỉnh Phú Thọ được tái lập UBND Tỉnh Phú Thọ có quyết định số: 69/QĐ-UB về việc đổi tên gọi các Doanh nghiệp Nhà nước- Công ty đổi tên gọi thành Công ty Cấp nước Phú Thọ.
Căn cứ nghị định số 63/2001/NĐ- CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp của tổ chức chính phủ, tổ chức kinh tế xã hội thành Công ty TNHH một thành viên.
Căn cứ quyết định số 1456/QĐ- UB ngày 7/6/2005 về điều chỉnh hình thức sắp xếp Công ty Nhà nước năm 2005 của Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Thọ.
Công ty Cấp nước Phú Thọ đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ là một đơn vị hạch toán độc lập, chủ động tìm khách hàng tiêu thụ nước máy, sản xuất sản phẩm, tự chủ về tài chính. Công ty có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Nhà nước như chế độ hạch toán doanh nghiệp, luật thuế doanh nghiệp, bảo vệ tài nguyên môi trường, thực hiện tốt luật lao động, tuyển chọn lao động, trả lương công nhân viên. Công ty có quyền tổ chức sản xuất và huy động nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước ban hành.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ với nguồn vốn pháp định 4.533.659.000 đồng đến nay tổng vốn của Công ty lên tới 259 tỷ đồng. Tài sản cố định gồm: Một khu văn phòng, khu sử lý nước, hệ thống nhà kho, xưởng, hệ thống đường ống, bao trùm toàn bộ các khu dân cư và các nhà máy, Xí nghiệp của thành phố.
Sản phẩm chính của công ty là nước sạch phục vụ sinh hoạt cho dân cư, cho kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong vài năm gần đây hình thành nên những khu công nghiệp, các cơ sở công cộng, dịch vụ khách sạn phát triển nhanh chóng điều đó có nghĩa là nhu cầu về sử dụng nước nhiều hơn. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước Công ty đã mạnh dạn vay vốn của Chính phủ cộng hoà Liên Bang Đức xây dựng hệ thống nước mới với công suất 60.000 m3/ ngày đêm.
Đến nay Công ty đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có đội ngũ công nhân dầy dạn kinh nghiệm, được đào tạo cơ bản để phù hợp quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại hoàn toàn nhập ngoại, phục vụ tốt cho nhu cầu dùng nước của dân và sản xuất công nghiệp chống thất thu, thất thoát và kinh doanh có hiệu quả.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 7 – Trang 7 – Phụ lục )
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
* Mô hình tổ chức: Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ là mô hình cơ cấu tổ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty.
Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
( Phụ lục 8 – Trang 8 – Phụ lục )
* Cơ cấu tổ chức :
- Công ty xây dựng mô hình tổ chức như sau :
+ Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty
+ Giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các Phòng ban chức năng.
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ ( Chủ tịch kiêm Giám đốc, các Phó Giám đốc và các Phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ) đây là mô hình phù hợp với thực tế kể cả cho phát triển trong tương lai của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ. Thể hiện là việc ra quyết định tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ gồm 6 người có trách nhiệm, gắn bó với công việc mình làm. Là một doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nên bộ máy kế toán của công ty cũng được tổ chức một cách hợp lý và phù hợp với cơ chế kinh doanh.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ ( Phụ lục 9 – Trang 9 – Phụ lục )
Chức năng nhiệm vụ của từng người:
* Kế toán trưởng: có 01 người thực hiện các nhiệm vụ như sau:
+ Điều hành và giám sát các nhân viên kế toán trong phòng thực hiện công tác kế toán hàng ngày.
+ Kế toán TSCĐ, các khoản vay và nghiệp vụ phi tiền mặt
+ Cập nhật sổ cái các tài khoản
+ Tổng hợp kế toán và chuẩn bị báo cáo tài chính quý, năm.
+ Báo cáo trực tiếp lên Giám đốc về các vấn đề tài chính và báo cáo các cấp có thẩm quyền liên quan.
+ Giám sát các hoạt động SXKD liên quan đến các phòng ban khác.
* Kế toán tiền mặt – Ngân hàng: có 01 người thực hiện các nhiệm vụ về tiền mặt của công ty như là:
+Kế toán nghiệp vụ quỹ tiền mặt
+ Kế toán nghiệp vụ Ngân hàng
+ Kế toán các khoản phải trả, phải thu khác
+ Trợ giúp kế toán trưởng tổng hợp kế toán
* Kế toán vật tư- công trình: có 01 người
+ Kế toán kho vật tư hàng hóa
+ Kế toán công trình sửa chữa, lắp đặt
+ Trợ giúp kế toán trưởng tổng hợp kế toán
* Kế toán Xí nghiệp nước Phú Thọ : có 01 người thực hiện các nghiệp vụ kế toán Xí nghiệp nước Thị xã Phú Thọ và làm nhiệm vụ:
+ Kế toán nghiệp vụ Xí nghiệp nước Thị xã Phú Thọ
+ Chuẩn bị số liệu, sổ sách kế toán và trình nộp lên phòng kế toán Công ty để tổng hợp kế toán quý, năm.
+Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Xí nghiệp về các vấn đề tài chính của Xí nghiệp nước Thị xã Phú Thọ.
* Kế toán Xí nghiệp thi công: có 01 nguời
+Làm nhiệm vụ tập hợp số liệu ở đội để báo sổ lên phòng tài vụ
*Thủ quỹ kiêm thủ kho: có 01 người làm các nhiệm vụ
+ Thực hiện chức năng thủ quỹ tiền mặt của công ty
+ Thực hiện chức năng thủ kho vật tư công ty
2.2. Tình hình thực tế tổ chức kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
2.2.1. Đặc điểm NVL, CCDC tại công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
* Đặc điểm NVL:
Do đặc điểm tình hình SXKD tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ là sản xuất và phân phối nước, thi công lắp đặt đường ống tới f 400. Nên NVL chính để sản xuất nước là: Phèn, Zaven, keo tụ, Clo.
Nước thô bơm lên
Bể sử lý
Bể lắng
Bể lọc
Bể chứa nước sạch
Phân phối
Ngoài nguyên vật liệu chính trên công ty còn sử dụng một số vật tư khác như nhiên liệu, phụ tùng thay thế và thiết bị XDCB. Vật liệu là đối tượng ban đầu, là cơ sở vật chất ban đầu cho sản xuất nước, là tài sản dự trữ trong SXKD được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Về mặt giá trị vật liệu chuyển 1 lần toàn bộ giá trị vào giá thành sản phẩm mới tạo ra, do đó chi phí vật liệu chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm dẫn tới việc lựa chọn loại vật liệu tốt, phù hợp là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả SXKD.
* Phân loại vật liệu và CCDC:
Là đơn vị SXKD sản xuất mặt hàng công nghiệp sản phẩm chính là nước sạch. Do vậy vật tư chính của sản xuất nước là: Phèn, Zaven, keo tụ, Clo.
Vật tư trên do phòng kế hoạch vật tư cung ứng chịu trách nhiệm mua về và xuất cho phân xưởng sản xuất vật liệu, công cụ được phân loại như sau:
+ Nhóm vật liệu phục vụ cho sản xuất: Đất cao lanh, axít, than cám, phèn, Zaven, clo.
+ Nhóm vật liệu phục vụ cho thay thế, sửa chữa: Vòng bi, bu lông, ty van, van, mỡ, dầu nhờn.
+ Nhóm công cụ phục vụ sinh hoạt: Tủ, bàn ghế.
+ Nhóm công cụ phục vụ cho sản xuất: Máy khuấy, máy cắt pa lăng xích, dầy, gang tay...
2.2.2. Đánh giá NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
Để đảm bảo phản ánh đúng, đầy đủ trung thực giá trị vật liệu, CCDC trong công ty. Công ty sử dụng giá thực tế đối với các loại vật tư mua ngoài theo giá mua ghi trên hoá đơn.
Vật tư tự gia công sản xuất - giá nhập được tính theo giá thành thực tế nhập kho.
- Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do mua ngoài
Các khoản chiết khấu giảm giá
=
-
+
Trị giá mua NVL, CCDC trên hoá đơn
Chi phí mua phát sinh
Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho
Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất kho để gia công
- Vật liệu do doanh nghiệp gia công chế biến ( nếu có )
Chi phí vận chuyển bốc dỡ
+
Chi phí gia công chế biến
+
=
Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho
Chi phí vận chuyển bốc dỡ
Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất kho
Chi phí phải trả cho người gia công chế biến
Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho
- Vật liệu do thuê ngoài gia công chế biến
+
=
+
Trên cơ sở giá nhập kho để nhập kho để tính giá xuất kho cũng chính là giá nhập.
Công ty sử dụng phương pháp tính giá thực tế xuất kho hay còn gọi là phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn hay còn gọi là phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập.
VD: Tính giá xuất của 58300 kg đất cao lanh, đơn giá 60 sử dụng ngày 31/12/2006 của phiếu xuất kho số 35.
Vậy giá trị phiếu xuất kho số 35 như sau: 53800 x 60 = 34.980.000 đồng
2.2.3. Thủ tục nhập, xuất kho NVL, CCDC
2.2.3.1.Thủ tục nhập kho NVL, CCDC
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau như: mua ngoài, thuê gia công…trong đó nhập từ mua ngoài là chủ yếu.
Việc cung ứng vật tư cho sản xuất, cho các đối tượng khác trong Công ty do Phòng Kế hoạch vật tư thực hiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất và dự trữ NVL, CCDC của toàn công ty, Phòng Kế hoạch vật tư lập kế hoạch thu mua NVL, CCDC.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ hiện nay trong công tác kế toán nhập NVL, CCDC đang sử dụng các chứng từ hạch toán sau:
- Phiếu nhập kho ( Phụ lục 15, 16, 17, 18, 19 -Trang 15, 16, 17, 18, 19 - Phụ lục )
- Giấy đề nghị nhập kho ( Phụ lục 14 - Trang 14 - Phụ lục )
- Hoá đơn GTGT ( Phụ lục 10, 11, 12, 13 - Trang 10, 11, 12, 13 - Phụ lục )
- Nhật ký nhập NVL, CCDC ( Phụ lục 38, 39 - Trang 38, 39 - Phụ lục )
Ở Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ thủ tục nhập kho khá chặt chẽ. Do phòng kế toán lập, phiếu nhập được viết thành 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại gốc
+ Liên 2: Giao cho cán bộ vật tư để thanh toán
+ Liên 3: Liên 3 đính trên hoá đơn mua hàng kế toán vật tư giao trả kho để vào thẻ kho ( Phụ lục 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 - Trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 - Phụ lục ) cuối tháng chuyển trả kế toán vật tư để vào sổ chi tiết vật tư và lưu giữ. ( Phụ lục 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 - Trang 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 - Phụ lục )
2.2.3.2.Thủ tục xuất kho NVL, CCDC
Căn cứ vào yêu cầu SXKD của từng bộ phận, phân xưởng đề nghị lên được ban Giám đốc phê duyệt. Phòng kế toán ( kế toán vật tư lên phiếu xuất kho )
Chứng từ để xuất kho NVL, CCDC là “ Phiếu xuất kho ”. ( Phụ lục 21, 22, 23 - Trang 21, 22, 23 - Phụ lục ). Phiếu do bộ phận xin lĩnh NVL, CCDC lập. Phiếu được lập cho một hoặc nhiều thứ NVL, CCDC tại cùng một kho, cùng sử dụng để sản xuất một loại sản phẩm. Phiếu được lập thành 3 liên ( 1 liên người lĩnh giữ, 1 liên gửi lên Phòng Kế hoạch vật tư, 1 liên thủ kho chuyển cho Phòng Kế toán).
2.2.4. Kế toán chi tiết NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
Hạch toán chi tiết vật liệu, CCDC tại công ty được phản ánh cả về số lượng, giá trị của từng danh điểm vật liệu. Để thực hiện công tác hạch toán chi tiết công ty áp dụng phương pháp thẻ song song.
+ Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, CCDC theo chỉ tiêu số lượng, thẻ kho được mở hàng năm thuộc loại thẻ dời, mỗi loại vật liệu, CCDC được theo dõi riêng 1 thẻ kho để tiện việc đối chiếu và kiểm tra. ( Phụ lục 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 - Trang 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 - Phụ lục )
+ Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ chi tiết vật tư, dụng cụ để phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, CCDC chỉ tiêu số lượng và giá trị, chất lượng. Hàng tháng, quý cộng thẻ để xác định số lượng và giá trị của từng vật liệu, CCDC nhập xuất hàng tháng quý và tồn cuối và đối chiếu với thẻ kho (Do thủ kho giữ).
Trên cơ sở sổ chi tiết vật liệu, CCDC để lên báo cáo tổng hợp: Nhập, xuất, tồn vật liệu, CCDC. ( Phụ lục 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 - Trang 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 - Phụ lục )
2.2.5. Kế toán tổng hợp nhập, xuất NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
Kế toán sử dụng thước đo tiền tệ là thước đo chủ yếu. Đề cập tới hạch toán kế toán là đề cập tới sự phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo chỉ tiêu giá trị kế toán. Kế toán chi tiết NVL, CCDC chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu này do đó kế toán tổng hợp sẽ thay kế toán chi tiết để ghi chép phản ánh các đối tượng kế toán theo chỉ tiêu giá trị trên các tài khoản, các sổ kế toán tổng hợp.
2.2.5.1. Tài khoản sử dụng
Hiện nay công ty tiến hành hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do vậy kế toán tổng hợp NVL, CCDC sử dụng các tài khoản kế toán sau:
+ TK 152: Nguyên vật liệu
+ TK 153: Công cụ dụng cụ
+ TK 331: Phải trả người bán
+ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như: TK 111, 112, 141, 621, 627, 641, 642, …Các TK này được chi tiết đến các TK cấp 2.
2.2.5.2. Kế toán tổng hợp nhập, xuất NVL, CCDC
* Kế toán tổng hợp nhập NVL, CCDC
Kế toán Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính về hạch toán tổng hợp NVL, CCDC đối với doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp hàng tồn kho và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Trường hợp mua NVL, CCDC thanh toán ngay cho người bán
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn bán hàng (GTGT) định khoản như sau:
Nợ TK 152, 153
Nợ TK 133
Có TK 111
VD: Kế toán căn cứ vào số nhập kho số 194 ngày 31/12/2006 và hoá đơn GTGT ghi như sau: ( Phụ lục 18 - Trang 18 - Phụ lục )
- Mua CCDC bằng tiền mặt
Nợ TK 153: 11.339.300 đồng
Nợ TK 133: 1.133.930 đồng
Có TK 111: 12.473.230 đồng
* Kế toán tổng hợp xuất NVL, CCDC
VD: Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ( Phụ lục 22, 23 - Trang 22, 23 - Phụ lục ) hoặc phiếu lĩnh vật tư ( Phụ lục 20- Trang 20 - Phụ lục ) theo hạn mức ghi sổ như sau:
- Trường hợp xuất trực tiếp cho sản xuất
Nợ TK 621: 326.387.750 đồng
Có TK 152: 326.387.750 đồng
- Trường hợp xuất kho công cụ cho công tác bán hàng kế toán ghi
Nợ TK 641: 11.339.930 đồng
Có TK 153: 11.339.930 đồng
2.2.6. Kiểm kê NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
Kiểm kê NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ nhằm xác định một cách chính xác số lượng từng thứ NVL, CCDC hiện có trong kho của Công ty. Đồng thời công tác kiểm kê NVL, CCDC còn có mục đích đôn đốc và kiểm tra tình hình bảo quản, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp hao hụt, hư hỏng…NVL, CCDC tại các kho.
Công tác kiểm kê NVL, CCDC được thực hiện thường hết quý hoặc 6 tháng một lần do Ban kiểm kê tài sản của Công ty tiến hành.
Sau khi kiểm kê kế toán NVL, CCDC tập hợp kết quả và nhập số liệu vào máy tính. Máy tính dựa vào số liệu trên sổ sách của NVL, CCDC tính ra số liệu
thừa, thiếu thành tiền của NVL, CCDC.Trong đó:
Số lượng theo sổ sách tại thời điểm kiểm kê
Số lượng thực tế tại thời điểm kiểm kê
Số lượng thừa hoặc thiếu
-
=
=
Trị giá
(thành tiền)
Giá đơn vị bình quân
x
Số lượng
Thành tiền
VD: Bàn ghế trang bị các phòng khi phát hiện qua kiểm kê thấy thiếu kế toán ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642: 11.133.930 đồng
Có TK 153: 11.133.930 đồng
PHẦN 3
NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC PHÚ THỌ
3.1. Nhận xét về công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
3.1.1.Ưu điểm
Qua mấy chục năm xây dựng và trưởng thành Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ đã không ngừng cố gắng vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, từ lúc doanh thu không đủ bù đắp chi phí, lỗ triền miên, nợ đọng chồng chất. Đến nay công ty đã vượt qua khó khăn, doanh thu bán sản phẩm tăng hàng chục lần, làm ăn có lãi, hàng năm nộp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại mở rộng mạng lưới cung cấp sâu rộng. Đội ngũ cán bộ đã bổ sung và được trang bị kiến thức hoàn thiện về chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý vật tư - tài chính được nâng cao. Trong nền kinh tế thị trường đầy khó khăn và thử thách tuy không cạnh tranh, nhưng để đứng vững trên thị trường và làm ăn có hiệu quả vì cuộc sống của mấy trăm ngàn dân trong thành phố, vì lợi ích chung của đơn vị sản xuất trong tỉnh, về lợi ích xã hội, vì sự tồn vong của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn, giảm sự thất thoát nước gây lãng phí từ 55% xuống còn 30%. Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng công suất, thay thế trang thiết bị và công nghệ sử lý nước hiện đại của các nước tiên tiến bằng nguồn vốn vay ODA của cộng hoà Liên Bang Đức. Chất lượng nước được đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý và hạch toán của công ty. Công tác kế toán vật liệu, CCDC đã đảm bảo phản ánh một cách đầy đủ và chặt chẽ việc nhập - xuất - tồn kho vật liệu, CCDC cả về thủ tục chứng từ nhập xuất, Tính giá theo đúng chế độ kế toán quy định, kế toán tổng hợp và kế toán phần hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, công việc tiến hành liên tục cụ thể đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo công ty, làm cơ sở để quản lý và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Về kế toán vật liệu: Định kỳ có sự kiểm tra để đối chiếu số liệu giữa kế toán với thủ kho, giữa thủ kho với cán bộ vật tư. Từ đó giảm sự hao hụt mất mát về hiện vật, vật tư đầu vào được giao nhận chặt chẽ, người nhận và chịu trách nhiệm chính là thủ kho. Do có sự kiểm tra đối chiếu thường xuyên và mục tiêu tổng quát của kiểm soát hàng tồn kho là duy trì các mức hàng tồn kho để đảm bảo hàng tồn kho luôn ở mức trung bình: không dự trữ qua lớn, gây ứ đọng vốn, không để thiếu hụt vật tư ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Thường hết quý hoặc 6 tháng đều tiến hành kiểm kê từ đó kịp thời phát hiện những vật tư thiếu hụt mất mát để xử lý và quy trách nhiệm.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên công tác kế toán vật liệu, CCDC của công ty vẫn còn những hạn chế sau:
+ Việc tổ chức và dự trữ vật liệu ở kho chưa được theo dõi phân riêng rẽ từng nhóm, loại hàng riêng rẽ để tiện cho việc xuất nhập.Vì vậy rất mất thời gian trong việc theo dõi, hạch toán, không có sự thống nhất giữa thủ kho và kế toán vật tư trong việc ghi chép tên, các loại vật liệu làm ảnh hưởng đến việc hạch toán.
+ Phải lên danh mục những mặt hàng hay thay thế thường xuyên, để có mức dự trữ hợp lý khi cần đáp ứng được ngay không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Đối với một số vật liệu phụ phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh chưa xây dựng được định mức cụ thể nên việc sử dụng còn lãng phí lớn, không có hiệu quả kinh tế.
+ Khi xác định thiếu qua kiểm kê, kế toán ghi sổ chưa đúng với chế độ:
Nợ TK 642: 11.133.930 đồng
Có TK 153: 11. 133.930 đồng
+ Hiện nay, Công ty chưa có bảng kê Nợ TK 152 ghi Có các TK vì vậy chưa thuận tiện cho việc theo dõi, lấy số liệu và kiểm tra tình hình nhập NVL, CCDC trong tháng để từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ
Như đã trình bày ở phần trên dù dã qua nhiều năm hoạt động với kinh nghiệm trong công tác ké toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể, công tác tổ chức kế toán gọn nhẹ, phối hợp có hiệu quả. Để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng muốn đạt hiệu quả tới cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: Hoàn thiện phải trên cơ sở chế độ tài chính, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Và phải xây dựng một chế độ kế toán phù hợp thống nhất với cơ chế kinh tế tài chính đó.
Việc tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế cụ thể được phép cải biên chứ không bắt buộc dập khuân máy móc nhưng trong khuân khổ nhất định vẫn phải tôn trọng quy chế, tôn trọng chế độ kế toán tài chính hiện hành.
Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Hoàn thiện phải dựa trên cở sở tiết kiệm chi phí, sử dụng hiện quả đạt mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là bảo toàn vốn và có lãi.
Hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý.
Trên cơ sở những yêu cầu hoàn thiện và thực trạng của việc quản lý vật liệu, CCDC tại công ty. Em xin được đưa ra một số ý kiến khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, hạch toán vật liệu, CCDC.
+ Việc tổ chức quản lý kho: Thủ kho vẫn sắp xếp theo từng loại, từng danh điểm vật liệu nhưng chia ra làm 2 loại.
Loại luân chuyển thường xuyên và loại luân chuyển chậm và nếu sắp xếp theo từng lô nhập vào thì càng tốt để kịp thời phát hiện lô nào tồn kho lâu để xuất trước, và việc phân loại sẽ thuận lợi trong việc nhập xuất hàng ngày và công tác kiểm kê được dễ dàng.
+ Việc sắp xếp vật tư trong kho cần gọn gàng và khoa học hơn nữa, lưu ý những vật tư dễ hư hỏng ẩm ướt, rỉ phải được để trên giá đỡ cao để không ảnh hưởng tới chất lượng vật tư.
+ Phòng kế hoạch phải xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể. Từ NVL chính, vật liệu phụ, CCDC nào cần trang bị. Để từ đó có kế hoạch nhập xuất NVL cho phù hợp, tránh hiện tượng để dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá ít ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những vật tư, công cụ thay thế phải thực hiện việc “xuất mới đổi cũ” những vật tư, phụ tùng công cụ thay thế phải thu hồi về kho. Có như vậy việc sử dụng vật liệu, CCDC mới tiết kiệm và hiệu quả kinh tế.
+ Khi kiểm kê, nếu phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 138(1)
Có TK 153
VD: Trường hợp khi phát hiện thiếu bàn ghế trị giá 11.133.930 kế toán ghi:
Nợ TK 138(1): 11.133.930 đồng
Có TK 153: 11.133.930 đồng
Khi có cách xử lý, tuỳ theo xử lý của công ty mà kế toán ghi sổ cho phù hợp
+ Công ty nên sử dụng bảng kê ghi Nợ TK 152, ghi Có các TK. Các chứng từ nhập NVL, CCDC trong tháng được kế toán tổng hợp vào bảng kê ghi Nợ TK 152, ghi Có TK để tiện cho việc theo dõi, lấy số liệu và kiểm tra tình hình nhập NVL, CCDC trong tháng để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường tạo cơ hội cho chúng ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với sự thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế, các quy định về hạch toán cũng có nhiều thay đổi nhằm tạo ra sự hoà hợp giữa kế toán Việt Nam với kế toán các nước trong khu vực, tuy vậy để thích ứng với những thay đổi thường xuyên của chế độ kế toán cũng đặt ra cho những người làm kế toán nhu cầu thường xuyên phải cập nhật, bổ sung kiến thức về kế toán và nâng cao trình độ chuyên môn.
Trên đây là toàn bộ nội dung của luận văn tốt nghiệp với đề tài “Kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ.”
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ. Em cũng thấy được tầm quan trọng của NVL, CCDC trong doanh nghiệp SXKD.
Để có kết quả này trước hết em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Thế Khải và các cô chú trong phòng kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 20 tháng 3 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Xuân
Phụ lục 1
Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ
song song
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu (Bảng kê tính giá)
Thẻ kế toán chi tiết vật liệu
Bảng tổng hợp Nhập xuất tồn kho vật liệu
Thẻ kho
Ghi chú: Ghi hằng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu.
Phụ lục 2
Sơ đồ kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp đối chiếu
luân chuyển
Bảng kê nhập vật liệu
Phiếu nhập kho
Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tổn kho vật liệu
Số đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Bảng kê xuất vật liệu
Phiếu xuất kho
Ghi chú: Ghi hằng ngày; Ghi cuối tháng; Đối chiếu.
Phụ lục 3
Sơ đồ kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Phiếu nhập kho
Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu
Thẻ kho
Sổ số dư
Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Phiếu xuất kho
Ghi chú: Ghi trong tháng; Ghi cuối tháng; Đối chiếu.
Phụ lục 4
Sơ đồ tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX
111, 112, 311, 331… 152 621, 627, 641, 642…
Giá mua và chi phí mua NVL đã nhập kho Giá trị NVL xuất kho sử dụng
133 trong doanh nghiệp
VAT
đầu vào 154
151 Gtt NVL xuất để gia
Hàng đi đường công chế biến
Hàng mua đang nhập kho 221, 222, 223, 228
đi đường Xuất NVL để góp vốn đầu tư
154 811 3387, 771
Nhập kho NVL tự chế hoặc gia công CL CL
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán vật liệu và công cụ, dụng cụ tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ.docx