Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là: vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.
Ngoài ra công ty còn tham gia hoạt động cho thuê kho bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, mua bán xi măng và một số hàng hóa khác .
Sản phẩm của công ty là dịch vụ vận tải, do vậy quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời diễn ra, sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể, không có sản phẩm làm dở.
Phải quản lý quá trình kinh doanh thành nhiều khâu trực tiếp giao dịch, hợp đồng và thanh toán với khách hàng.
Có phạm vi quản lý trên địa bàn rộng, đối tượng quản lý đa dạng, nhân viên làm việc chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp một cách độc lập, lưu động. Ngoài văn phòng chính đặt tại Nha Trang, công ty còn thành lập thêm hai chi nhánh ở Gia Lai và Quy Nhơn, một văn phòng đại diện ở Đăk Lăk .
Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, với chi phí đầu vào chủ yếu là giá mua nhiên liệu. Vì vậy khi giá nhiên liệu trong nước và thế giới có nhiều biến động sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 512 - “Doanh thu bán hàng nội bộ” dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp.
Bên Nợ: - Số thuế phải nộp (thuế TTĐB, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) của hàng hóa, dịch vụ đã xác định tiêu thụ nội bộ.
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ.
- Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ vào TK 911 - “Xác định KQKD”.
Bên Có: Doanh thu tiêu thụ nội bộ phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính” dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào TK 911 - “Xác định KQKD”.
Bên Có: Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 632 - “Giá vốn hàng bán” dùng để theo dõi giá vốn hàng bán của thành phẩm đã xác định tiêu thụ.
Bên Nợ: - Trị giá vốn của thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung vượt trên mức công suất tính vào giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ.
- Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Bên Có: - Trị giá vốn của thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ nhưng do một số nguyên nhân bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm thực tế đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định KQKD”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 - “Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 trong kỳ; hoặc
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 142 - “Chi phí trả trước” để chờ phân bổ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 - “Chi phí QLDN” dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hạch toán.
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí QLDN vào TK 911 trong kỳ; hoặc
- Kết chuyển chi phí QLDN vào TK 142 - “Chi phí trả trước” để chờ phân bổ.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 635 - “Chi phí tài chính” phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính.
Bên Nợ: - Các chi phí của hoạt động tài chính.
- Lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế.
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định KQKD.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 711- “Thu nhập khác” dùng để phản ánh thu nhập khác của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Kết chuyển thu nhập khác vào TK 911 “Xác định KQKD”.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 811- “Chi phí khác” dùng để phản ánh chi phí khác của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có: Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 - “Xác định KQKD”.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế TNDN” dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp làm căn cứ xác định KQKD của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Bên Nợ: - Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm.
- Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm hiện tại.
-Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 821 phát sinh trong năm vào bên Có TK 911 - “Xác định KQKD”.
Bên Có: - Số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã ghi nhận trong năm.
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có TK 821 phát sinh trong năm vào bên Nợ TK 911 - “Xác định KQKD”.
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 421- “ Lợi nhuận chưa phân phối ” dùng để phản ánh KQKD (lợi nhuận, lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
c) Sơ đồ hạch toán:
632 911 511
Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần
641 512
Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển doanh thu bán hàng
nội bộ
642 515
Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển doanh thu hoạt động
tài chính
635 711
Kết chuyển chi phí hoạt động Kết chuyển thu nhập khác
tài chính
811 421
Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển lỗ thuần
821
Kết chuyển chi phí thuế
TNDN
421
Kết chuyển lợi nhuận sau thuế
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 911.
d) Tổ chức sổ kế toán:
Căn cứ vào số tài khoản được sử dụng trong kế toán xác định KQKD, kế toán lập các sổ cái và sổ chi tiết tương ứng cho từng tài khoản. Cụ thể:
Sổ cái và sổ chi tiết TK 511.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 512.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 515.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 632.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 635.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 641.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 642.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 711.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 811.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 821.
Sổ cái và sổ chi tiết TK 911.
Tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, kế toán mở thêm sổ chi tiết cho từng loại doanh thu, chi phí để phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng
kế toán xác định KQKD tại công ty CP
vận tải đa phương thức 5.
2.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
2.1.1 Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn:
Để thu thập dữ liệu trong đề tài tôi sử dụng nhiều phương pháp thu thập khác nhau, trong đó phương pháp chủ yếu dựa trên phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp.Cụ thể:
2.1.1.1: Phương pháp thu thập thông tin dựa trên phiếu điều tra trắc nghiệm:
Là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi sẵn trên giấy theo các nội dung xác định.
Đối tượng điều tra : các cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các nhân viên phòng kế toán, kế toán trưởng.
Mục đích:
Nhằm thu thập các thông tin từ cán bộ công nhân viên trong công ty về đặc điểm hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán.
Cách thực hiện:
Bước 1: Thiết kế phiếu:
Phiếu điều tra phải được thiết kế sao cho phù hợp với mục đích ở trên do đó yêu cầu của phiếu điều tra:
+ Các thông tin trên phiếu phải đầy đủ, logic và hợp lý.
+ Các câu hỏi trên phiếu điều tra phải rõ ràng, dễ dàng cho người được điều tra tạo điều kiện tốt cho việc xử lý thu thập thông tin.
+ Câu hỏi trong phiếu điều tra hầu hết được thiết kế theo kiểu câu hỏi trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời đã được soạn sẵn.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, nội dung của phiếu điều tra gồm ba phần chính: phần định danh đối tượng điều tra, phần thông tin chung về công ty và phần câu hỏi. Nội dung của phần câu hỏi tập trung ở hai vấn đề chính : Phần tìm hiểu tổng quan về tình hình công ty và phần tìm hiểu về bộ máy kế toán và công tác kế toán xác định KQKD.
Bước 2: Phát phiếu điều tra:
+ Các phiếu điều tra được gửi cho : trưởng các phòng ban, nhân viên phòng kế toán, sau đó nhận lại phiếu khi đã có câu trả lời.
Nội dung thông tin đã thu thập thông qua phương pháp này được tổng kết vào phần phụ lục.
2.1.1.2: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Là phương pháp điều tra mà theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp tin dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.
Mục đích: Để tìm hiểu được sâu hơn một số vấn đề cần nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán xác định KQKD.
Đối tượng được phỏng vấn: là nhân viên phòng kinh doanh, phòng kế toán.
Cách thực hiện: người phỏng vấn phải khéo léo đưa ra các câu hỏi mang tính chất gợi mở được thiết kế sẵn để thu được thông tin một cách hiệu quả nhất từ người được phỏng vấn, sau đó ghi chép lại.
Nội dung các câu hỏi phỏng vấn được tập hợp trong bảng câu hỏi phỏng vấn để ở phần phụ lục.
Kết quả thu được: thông qua hai phương pháp trên dùng để đánh giá tổng quan về công ty: bộ máy quản lý, bộ máy kế toán.
2.1.2 Phương pháp quan sát thực tế, nghiên cứu tài liệu:
Quan sát thực tế các hoạt động diễn ra tại phòng kế toán, nhất là công tác kế toán xác định KQKD từ các khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến lập báo cáo KQKD.
Từ đó tổng hợp, so sánh với kết quả thu được thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn trực tiếp. Để có cái nhìn thực tế, cụ thể, chính xác về công tác kế toán xác định KQKD của công ty. Kết quả thu được thông qua phương pháp này được dùng để mô tả quy trình kế toán xác định KQKD của công ty.
Thu thập, nghiên cứu các tài liệu như: giáo trình kế toán doanh nghiệp, kế toán tài chính, các chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo KQKD của công ty; sau đó tổng hợp, xử lý, phân tích các thông tin có được để đưa ra kết quả nghiên cứu. Kết quả thu được thông qua phương pháp này được dùng làm cơ sở lý luận và minh chứng số liệu thực tế cho đề tài nghiên cứu.
2.2 Đánh giá tổng quan về công ty và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán xác định KQKD:
2.2.1 Đánh giá tổng quan về công ty CP vận tải đa phương thức 5:
Tên công ty: CÔNG TY CP VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 5
Tên tiếng Anh: Multi – Modal Transport Joint Stock Company No 5.
Tên viết tắt: Vietranstimex 5.
Địa chỉ: Số 20A Trần Quang Khải – Phường Lộc Thọ - Thành phố Nha Trang Tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: 058.3526871 – 058.3526872.
Fax: 058.3522653.
Email: vietranstimexnt@dng.vnn.vn.
2.2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là: vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.
Ngoài ra công ty còn tham gia hoạt động cho thuê kho bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, mua bán xi măng và một số hàng hóa khác….
Sản phẩm của công ty là dịch vụ vận tải, do vậy quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời diễn ra, sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể, không có sản phẩm làm dở.
Phải quản lý quá trình kinh doanh thành nhiều khâu trực tiếp giao dịch, hợp đồng và thanh toán với khách hàng.
Có phạm vi quản lý trên địa bàn rộng, đối tượng quản lý đa dạng, nhân viên làm việc chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp một cách độc lập, lưu động. Ngoài văn phòng chính đặt tại Nha Trang, công ty còn thành lập thêm hai chi nhánh ở Gia Lai và Quy Nhơn, một văn phòng đại diện ở Đăk Lăk .
Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, với chi phí đầu vào chủ yếu là giá mua nhiên liệu. Vì vậy khi giá nhiên liệu trong nước và thế giới có nhiều biến động sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn.
2.2.1.2 Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh:
Đại hội đồng cổ đông
Giám đốc
Chi nhánh Gia Lai
Chi nhánh Quy Nhơn
VPĐD
Đắk Lắk
P.Tài chính kế toán
P.Tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Chỉ đạo trực tuyến
Quan hệ phối hợp
P.Kỹ thuật vật tư
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty hiện có 32 lao động trực tiếp, trong đó có 28 người đạt trình độ đại học, được phân công làm việc ở các phòng ban và chi nhánh như sơ đồ trên. Trong đó quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản lý và của từng phòng ban được quy định như sau:
Hội đồng quản trị:
Quyết định chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch kinh doanh hằng năm; quyết định dự án đầu tư.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với giám đốc, kế toán trưởng….
Chịu trách nhiệm trước cổ đông và trước pháp luật về các quyết định, hiệu quả kinh doanh của công ty.
Ban kiểm soát:
Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty.
Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, quy chế của công ty….
Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra giám sát.
Giám đốc:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.
Quyết định việc mua sắm trang thiết bị, phụ tùng, vật tư.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
Tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao động.
Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những sai phạm do bản thân gây tổn thất cho công ty.
Chịu sự kiểm tra giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát đối với việc điều hành hoạt động của công ty.
Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu, quản lý, chỉ đạo các công tác tổ chức lao động, tiền lương, hành chính quản trị toàn công ty.
Theo dõi, nhắc nhở các đơn vị trực thuộc thực hiện chỉ thị, quyết định của công ty ban hành.
Soạn thảo, cung cấp các văn bản hành chính phục vụ cho công tác quản lý của công ty.
Phòng kinh doanh:
Đề xuất các biện pháp tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm thị trường, giao dịch với khách hàng.
Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động SXKD và đàm phán ký kết hợp đồng.
Đề xuất chủ trương, biện pháp để giám đốc xử lý giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến kế hoạch SXKD của công ty.
Phòng kỹ thuật vật tư:
Quản lý công tác mua sắm, dự trữ và thanh lý các phương tiện, thiết bị, công cụ, vật tư, phụ tùng của công ty.
Quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa, sử dụng phương tiện, trang thiết bị, công cụ.
Tham mưu cho giám đốc về việc mua sắm các phương tiện vận tải, xếp dỡ, thiết bị, vật tư, phụ tùng phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.
2.2.1.3 Tổ chức công tác kế toán:
a) Sơ đồ bộ máy kế toán:
Kế toán chi nhánh Gia Lai
Thủ quỹ
Kế toán chi nhánh Quy Nhơn
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng:
Trợ giúp cho Giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán và đồng thời là kiểm soát viên tài chính của công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cấp trên và cơ quan tài chính thống kê. Tổ chức quản lý dữ liệu, giữ bí mật dữ liệu, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ tài sản, tiền vốn, các chính sách chế độ đối với người lao động, kiểm kê đánh giá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ của công ty.
Có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức phân phối hoạt động kinh tế. Tham gia nghiên cứu cải tiến quản lý kinh doanh. Tổ chức thi hành, hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý các chế độ, thể lệ tài chính kinh tế do Nhà nước quy định.
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cũng như phổ biến và hướng dẫn quy định mới cho các bộ phận, cá nhân có liên quan cũng như trong bộ máy kế toán. Tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mà trọng tâm là kế hoạch tài chính đồng thời không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán trong đơn vị.
Kế toán trưởng có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong đơn vị cung cấp những tài liệu thông tin cần thiết cho công việc kế toán và kiểm kê. Các loại báo cáo kế toán thống kê cũng như các hợp đồng phải có chữ ký của Kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý.
Kế toán tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp số liệu của đơn vị kế toán cấp dưới để lập thành các báo cáo tài chính cung cấp cho kế toán trưởng và Giám đốc duyệt. Thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng.
Kế toán chi nhánh: tập hợp chi phí, doanh thu, chứng từ phát sinh tại chi nhánh gửi cho kế toán tổng hợp.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi và bảo quản tiền mặt sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thu, chi và vào sổ quỹ theo dõi hàng ngày, đối chiếu với kế toán tiền mặt về số liệu sổ sách so với thực tế.
b) Hình thức kế toán:
Sổ kế toán
Chứng từ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Phần mềm kế toán
Máy vi tính
Hồ sơ lưu trữ
Báo cáo tài chính
Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán FAST Accounting 2006f – R1212 với các phần hành kế toán sau:
Kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay.
Kế toán bán hàng và công nợ phải thu.
Kế toán mua hàng và công nợ phải trả.
Kế toán hàng tồn kho.
Kế toán chi phí.
Kế toán TSCĐ.
Kế toán công cụ dụng cụ.
c) Chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty:
Kế toán sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Các chứng từ được lưu chuyển qua nhiều bộ phận nhưng nhìn chung tất cả các chứng từ đều được lập do bộ phận kế toán và tập trung lưu trữ, bảo quản ở phòng kế toán.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ).
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá.
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: nhập trước xuất trước.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
d) Quy trình kiểm tra số liệu:
Kiểm tra số liệu nhập với chứng từ gốc;
Kiểm tra số liệu trên bảng kê chứng từ (bảng kê chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; bảng kê phiếu nhập, phiếu xuất kho hàng hóa, CCDC; bảng kê phiếu kế toán; bảng kê hóa đơn đầu vào, đầu ra) với sổ kế toán chi tiết.
Kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết tài khoản với sổ cái tài khoản;
Kiểm tra số liệu trên sổ cái tài khoản với bảng cân đối phát sinh tài khoản;
Kiểm tra số liệu trên báo cáo tài chính với bảng cân đối phát sinh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản.
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán xác định KQKD:
2.2.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài:
Với xu thế cạnh tranh ngày càng gây gắt trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, buộc công ty phải đa dạng hóa loại hình hoạt động kinh doanh, từ đó phát sinh nhiều loại doanh thu khiến cho việc tổng hợp và quản lý doanh thu không hiệu quả làm ảnh hưởng đến công tác kế toán xác định KQKD và quản trị của công ty.
Bên cạnh đó giá nhiên liệu luôn biến động khó lường làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí, xác định giá vốn, xác định KQKD.
2.2.2.2 Các nhân tố môi trường bên trong:
Do công ty mới được thành lập nên công tác quản lý và kế toán còn gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp giữa các bộ phận còn chưa ổn định.
Đội ngũ nhân viên kế toán tuy có trình độ, kinh nghiệm nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng phần mềm kế toán mới vào công tác kế toán của công ty.
Do có nhiều chi nhánh ở các vùng địa lý cách xa nhau, nên cũng gây ảnh hưởng trong việc tập hợp luân chuyển chứng từ, xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận chưa kịp thời.
2.3 Khái quát thực trạng kế toán xác định KQKD tại công ty CP vận tải đa phương thức 5:
2.3.1 Chứng từ sử dụng:
Bảng kê hóa đơn bán hàng và dịch vụ.
Bảng kê hóa đơn mua hàng và dịch vụ.
Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt.
Giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng.
Phiếu kế toán.
Bảng lương.
Các chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí.
2.3.2 Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản 911 “Xác định KQKD” để xác định KQKD của công ty trong một kỳ hạch toán.
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan để hạch toán :
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”.
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.
Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Tài khoản 635 “Chi phí hoạt động tài chính”.
Tài khoản 642 “Chi phí QLDN”.
Tài khoản 821 “Chi phí thuế TNDN”.
Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.
2.3.3 Phương pháp xác định KQKD:
Do công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng, nên kế toán chỉ cần tính các chỉ tiêu sau để xác định KQKD và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
-
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí QLDN
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
-
-
+
=
Thu nhập khác
=
Chi phí khác
-
Thu nhập khác
=
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
+
=
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN
-
=
2.3.4 Quy trình kế toán xác định KQKD:
Chi nhánh Quy Nhơn
Chi nhánh Gia Lai
Tập hợp chứng từ phát sinh
Phân loại chứng từ
Chi phí
Doanh thu
Nhập số liệu vào phần mềm
Kết chuyển -Xác định KQ
Lỗ
Kết chuyển lỗ
Lãi
Lợi nhuận sau thuế
Tính chi phí thuế TNDN
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình kế toán xác định KQKD tại công ty.
Bước 1: Tập hợp chứng từ phát sinh.
Tại văn phòng công ty, khi có chứng từ phát sinh phòng kinh doanh sẽ tập hợp chuyển qua phòng kế toán để tổng hợp kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Nếu thiếu sẽ yêu cầu phòng kinh doanh bổ sung.
Tại chi nhánh Quy Nhơn và Gia Lai, chứng từ phát sinh được tập hợp, kiểm tra tại bộ phận kế toán của chi nhánh. Hàng tháng mới tổng hợp gửi về văn phòng công ty.
Bước 2: Phân loại chứng từ.
Các chứng từ phát sinh được phân loại thành chứng từ phản ánh doanh thu, chứng từ phản ánh chi phí.
Công ty có các loại doanh thu phát sinh chủ yếu sau:
Doanh thu dich vụ vận tải.
Doanh thu cho thuê kho bãi.
Doanh thu cho thuê phương tiện.
Doanh thu kinh doanh xi măng.
Doanh thu khác.
Công ty có các loại chi phí phát sinh chủ yếu sau:
Giá vốn hàng bán.
Chi phí lương cho nhân viên.
Chi phí sản xuất chung.
Chi phí tài chính.
Chi phí QLDN.
Bước 3: Nhập số liệu vào phần mềm.
Các khoản doanh thu có liên quan đến hóa đơn bán hàng, dịch vụ thì được nhập liệu và tổng hợp tại phần Bảng kê hóa đơn bán hàng và dịch vụ có trong phần mềm.
Các khoản doanh thu có liên quan đến tiền mặt thì được nhập liệu tại phần Phiếu thu tiền mặt có trong phần mềm.
Các khoản doanh thu có liên quan đến tiền gửi thì được nhập liệu tại phần Giấy báo Có của ngân hàng.
Các khoản chi phí có liên quan đến tiền mặt thì được nhập liệu tại phần Phiếu chi tiền mặt
Các khoản chi phí có liên quan đến tiền gửi thì được nhập liệu tại phần Giấy báo Nợ của ngân hàng.
Các khoản chi phí còn lại thì được nhập liệu tại phần Phiếu kế toán.
Sau đó phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển số liệu vào các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí có liên quan.
Bước 4: Kết chuyển doanh thu, chi phí – xác định kết quả.
Cuối mỗi quý, kế toán khóa sổ các tài khoản doanh thu, chi phí và kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả theo sơ đồ sau:
Kết chuyển chi phí SXKD dở dang
Kết chuyển giá vốn hàng bán
CP nhân công trực tiếp
622 154 632 911 511
Kết chuyển doanh thu thuần
CP sản xuất chung
627
642 515
Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển doanh thu hoạt động
tài chính
635 711
Kết chuyển chi phí hoạt động Kết chuyển thu nhập khác
tài chính
811
Kết chuyển chi phí khác
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán TK 911 của công ty.
Sau khi xác định kết quả, nếu có lãi kế toán tiến hành tính chi phí thuế TNDN.
Bước 5: Tính chi phí thuế TNDN.
Chi phí thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trong quý 1 – 2009 doanh nghiệp được miễn giảm 30% thuế TNDN, nên công ty tính chi phí thuế TNDN theo công thức sau:
Chi phí thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x 25% x 70%.
Bước 6: Tính lợi nhuận sau thuế TNDN.
Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế TNDN – Chi phí thuế TNDN.
2.3.5 Sổ kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết tài khoản 511.
Sổ chi tiết tài khoản 515.
Sổ chi tiết tài khoản 622.
Sổ chi tiết tài khoản 627.
Sổ chi tiết tài khoản 154.
Sổ chi tiết tài khoản 632.
Sổ chi tiết tài khoản 635.
Sổ chi tiết tài khoản 642.
Sổ chi tiết tài khoản 711.
Sổ chi tiết tài khoản 811.
Sổ chi tiết tài khoản 911.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất kế toán xác định KQKD tại công ty CP vận tải đa phương thức 5.
3.1 Những kết luận và phát hiện về kế toán xác định KQKD tại công ty CP vận tải đa phương thức 5:
3.1.1 Những kết luận:
- Ban lãnh đạo Công ty thường xuyên cập nhật các quyết định được sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính về việc áp dụng các chế độ kế toán.
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn.
- C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo66 .doc