Đề tài Kết quả hoạt động ngoại thương được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào. Vận dụng đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam 2000 đến nay

Nhập khẩu tăng, khiến nhập siêu cao, nhưng cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát: Nhập khẩu và nhập siêu tăng do 4 yếu tố chính:

 - Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, tới năm 2007 con số đó còn tăng gấp rưỡi. Một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, và mới đây là thuỷ sản và ngành điều, muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên liêu. Trong số các nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu có khá nhiều chủng loại chúng ta có thể sản xuất được, nhưng vì nền công nghiệp phụ trợ trong nước còn kém phát triển, nên buộc phải nhập khẩu. Điều này đúng với cả nhiều ngành sản xuất hàng tiêu thụ nội địa.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả hoạt động ngoại thương được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào. Vận dụng đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam 2000 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường xuất nhập khẩu. Quy mô và tốc độ của hoạt động xuất nhập khẩu. Quy mô vầ tốc độ hoạt động ngoại thương phản ánh khả năng phát triển hoạt động ngoại thương thông qua mức ra tăng ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân, tốc độ tăng bình quân... 1.1.Cán cân thương mại ( CCTM) - Cán cân xuất nhập khẩu: CCTM = XK - NK. - Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng: + Mức chênh lệch > 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. + Mức chênh lệch < 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. + Mức chênh lệch = 0, thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. - Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại > 0. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại < 0. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại - Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại: + Nhập khẩu: là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác.Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên,chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...).Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước( Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao) và tỷ giá hối đoái( Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi) Hàm nhập khẩu: M = γ.Y + δ Ký hiệu: * M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu * Y: tổng thu nhập quốc dân * δ: giá trị nhập khẩu cơ bản không phụ thuộc vào thu nhập * γ: khuynh hướng nhập khẩu biên Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu:Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng Nhập khẩu có xu hướng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.Ví dụ, MPZ = 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. + Xuất khẩu: là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài,chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài:Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên và tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa + Tỷ giá hối đoái:ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Tác động của cán cân thương mại đến GDP: Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế. 1.2. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân. Tổng lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986 đến 2005 là 20,7 tỷ USD/1 năm (gấp 7 lần năm 1985). Tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ rất cao, thời kỳ từ 1996- 2000 tăng gấp 3 lần 5 năm trước đó và đạt trên 100 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 17.2%), thời kỳ 2001-2005 tăng hơn 2 lần giai đoạn trước, đạt 241 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 18.2%). Trong đó khu vực kinh tế trong nước giai đoạn 1986-1990 có vai trò chủ đạo chiếm tới 96.6% tổng giá trị xuất nhập khẩu. 1.3. Hệ số tăng trưởng gấp bao nhiêu lần GDP. Họat động ngoại thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thị trường thế giới rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản xuất quy mô lớn. Mặt khác, thông qua hoạt động ngoại thưong sẽ nhập khẩu được thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phưong pháp quản lý khoa học. Những nguời lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý có điều kiện để học tập bí quyết công nghệ, nâng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý. 2. Cơ cấu và danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu. So với thời kỳ 1986-1995, mức độ nhập khẩu các nguyên liệu, hàng hóa chủ yếu thời kỳ 1996-2005 (khoảng 45-50% giá trị nhập khẩu ) phần nào thể hiện sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và tiêu dùng xã hội. Với những hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nhu cầu xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu cho ngành dệt, may, nhìn chung công tác điều hành đã đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong các mặt hàng trên tốc độ tăng cao nhất thuộc về ôtô, sắt thép, vải, chất dẻo, xăng dầu… Hoạt động ngoại thương thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Ở các nước đang phát triển, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lao động trong nông nghiệp chiếm đại bộ phận, hoạt động dịch vụ nhỏ bé, lạc hậu. Phát triển ngoại thương sẽ thúc đẩy mối liên kết ngược và xuôi chiều giữa các ngành, sự phát triển của các ngành trực tiếp xuất khẩu không những làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà đồng thời tác động tới ngành cung cấp đầu vào, thúc đẩy sự phát triển của các ngành này. Sau đó, khi tích lũy đựơc nâng cao, các sản phẩm thô vốn sử dụng cho xuất khẩu, lại trở thành nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển của các nganh này lại thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. 3. Cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu. Họat động ngoại thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thị trường thế giới rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản xuất quy mô lớn. Mặt khác, thông qua hoạt động ngoại thưong sẽ nhập khẩu được thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phưong pháp quản lý khoa học. Những nguời lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý có điều kiện để học tập bí quyết công nghệ, nâng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý. Chương II. Đánh giá hoạt động ngoại thương Việt Nam 2000 đến nay. 1. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Tổng số Chia ra Cân đối Xuất khẩu Nhập khẩu Triệu đô la Mỹ 2000 30119.2 14482.7 15636.5 -1153.8 2001 31247.1 15029.2 16217.9 -1188.7 2002 36451.7 16706.1 19745.6 -3039.5 2003 45405.1 20149.3 25255.8 -5106.5 2004 58453.8 26485.0 31968.8 -5483.8 2005 69208.2 32447.1 36761.1 -4314.0 2006 84717.3 39826.2 44891.1 -5064.9 Sơ bộ 2007 111243.6 48561.4 62682.2 -14120.8 Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - % 2000 129.4 125.5 133.2 2001 103.7 103.8 103.7 2002 116.7 111.2 121.8 2003 124.6 120.6 127.9 2004 128.7 131.4 126.6 2005 118.4 122.5 115.0 2006 122.4 122.7 122.1 2007 131.3 121.9 139.6 Theo thống kê trên, Việt Nam hiện nay đang đứng trước vấn đề rất lớn đó là thâm hụt cán cân thương mại. Đặc biệt là năm 2007, vấn đề này đã góp phần lớn trong việc gia tăng chỉ số giá CPI một cách không thể kiểm soát. Thực tế này có thể được giải thích thông qua hệ số trao đổi hàng hóa In. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô với giá thấp, trong khi đó, nhập khẩu hàng công nghệ giá cao, lẽ dĩ nhiên dẫn đến sự thâm hụt trong cán cân thanh tóan quốc tế. Đây cũng là vấn đề chung mà các nước đang phát triển gặp phải trên con đường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để định hướng danh mục sản phẩm xuất khẩu, trước hết cần phải dựa vào lợi thế so sánh của đất nước. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn trước mắt vẫn là tài nguyên và lao động. Do đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung vào các ngành khai thác có lợi thế. Lợi thế về tài nguyên là các sản phẩm: Dầu thô, thủy sản, gạo , cà phê, rau, cao su, hạt tiêu... Lợi thế về lao động và các ngành hàng: dệt may, giầy dép, điện tử, máy tính, thủ công mỹ nghệ 2. Cơ cấu thị trường xuất- nhập khẩu. Vào năm 1986, Việt Nam có quan hệ xuất nhập khẩu với 43 quốc gia. Năm 1995 là 100 Quốc gia, năm 2000 là 192 Quốc gia; đến nay khoảng hơn 200 nước. Thị phần xuất nhập khẩu có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nếu giai đoạn 1986-1990 chiếm tỷ trọng lớn nhất là Châu Âu(65.3%) mà trong đó chủ yếu là khối Đông Âu(chiếm 57.1% so tổng số), thì các giai đoạn sau đó, quan hệ thương mại của Việt Nam chuyển hướng sang các nước Châu Á cũng chiếm tới 2/3, trong đó cao nhất là khối các nước Đông Nam Á(tỷ trọng chiếm trên 20%). Quan hệ với Châu Mỹ tăng khá nhanh. Nếu trước khi cải cách đổi mới, tỷ lệ kim ngạch so với tổng số không đáng kể (0.6%), tới nay tỷ lệ này tăng tới 11.1%, trong đó đóng góp chủ yếu là Hoa Kỳ, trước năm 2001 chỉ dưới 3.5%, giai đoạn hiện nay tăng lên 9.3% Cơ cấu thị trường của tổng mức lưu chuyển ngoại thương Triệu USD Giai đoạn 1991-1995 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001- 2005 Tổng số 39940.2 240981.8 113438.8 Châu Á 28597.8 80985.0 159808.9 Tỷ trọng(%) 27.3 25.0 20.5 Trong đó Đông Nam Á 10898.5 28319.5 49490.5 Tỷ trọng(%) 27.3 25.0 20.5 Châu Âu 6600.1 20683.6 40274.9 Tỷ trọng 16.5 18.2 16.7 Châu Mỹ 758.9 4952.2 26844.1 Tỷ trọng 1.9 4.4 11.1 Trong đó Mỹ 446.3 3704.7 22383.9 Tỷ trọng 1.1 3.3 9.3 Châu Phi 120.7 551.1 2264.0 Tỷ trọng 0.3 0.5 0.9 Đại Dương 425.2 4266.7 10763.3 Tỷ trọng 1.1 3.8 4.5 3. Nhập siêu. Vấn đề xuất khẩu hiện nay Việt Nam còn gặp phải nhiều vấn đề về nhập khẩu và có tình trạng nhập siêu.Nhập siêu 7 tháng qua đã ở mức 15,01 tỷ USD, bằng 40,7% trên tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước vẫn là linh kiện ôtô, thép thành phẩm, phôi thép, phân urê, xăng dầu, nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng, dầu mỡ động thực vật, bột giấy…. Nhập siêu là yếu tố cơ bản gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán và nợ quốc tế. Việc điều chỉnh cán cân thương mại, hạn chế nhập siêu có vai trò quan trọng để lành mạnh hoá cán cân thanh toán quốc tế. Tại các nước, cán cân tài khoản vãng lai phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại vì xuất- nhập khẩu dịch vụ và các giao dịch chuyển giao khác còn hạn chế. Trong giai đoạn 2001- 2008 đã có sự thuận chiều giữa sự gia tăng mức nhập siêu với thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và tác động mạnh đến cán cân thanh toán tổng thể. Dự kiến, tổng mức nhập siêu giai đoạn 2001- 2008 vào khoảng 57,032 tỷ USD, chiếm 78,6% tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai (72,5 tỷ USD) và bằng khoảng 13,8% tổng GDP của cả giai đoạn. Nhập siêu theo nhóm chủ thể nhập khẩu của Việt Nam Năm/chủ thể nhập khẩu 2005 2006 2007 Giai đoạn 2001- 2008 I. Các doanh nghiệp có vốn FDI a. Xuất khẩu: - Tính cả xuất khẩu dầu thô 18.553 23.013 27.776 86.356 - Không tính xuất khẩu dầu thô 11.180 14.749 19.288 56.570 b. Nhập khẩu: 13.640 16.489 21.715 65.864 c. Nhập khẩu ròng: - Tính cả xuất khẩu dầu thô +4.913 +6.524 +6.061 +20.492 - Không tính xuất khẩu dầu thô -2.460 -1.740 -2.427 -9.249 d. Tỷ lệ xuất siêu so với kim ngạch XK 26,5 28,3 21,8 23,7 II. Các doanh nghiệp trong nước: - Xuất khẩu 13.889 16.813 20.785 65.090 - Nhập khẩu 18.425 28.402 40.967 118.614 - Xuất khẩu ròng -4.536 -11.589 -20.182 -53.524 - Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK 32,6 68,9 97,1 82,2 III. Tổng số (I+ II) - Xuất khẩu 32.442 39.826 48.561 151.445 - Nhập khẩu 36.978 44.891 62.682 189.390 - Xuất khẩu ròng -4.536 -5.065 -14.121 -37.945 - Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK 19,3 12,7 29,1 25 Nhập khẩu tăng, khiến nhập siêu cao, nhưng cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát: Nhập khẩu và nhập siêu tăng do 4 yếu tố chính: - Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, tới năm 2007 con số đó còn tăng gấp rưỡi. Một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, và mới đây là thuỷ sản và ngành điều, muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên liêu. Trong số các nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu có khá nhiều chủng loại chúng ta có thể sản xuất được, nhưng vì nền công nghiệp phụ trợ trong nước còn kém phát triển, nên buộc phải nhập khẩu. Điều này đúng với cả nhiều ngành sản xuất hàng tiêu thụ nội địa. - Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD. Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để “hạ nhiệt” nhập khẩu và nhập siêu. - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Nhập siêu = kim ngạch NK - kim ngạch XK và tỷ lệ nhập siêu là thương số của trị giá nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu. Mấy năm trước đây, xuất khẩu thường tăng nhanh hơn nhập khẩu, nhưng năm nay chẳng những không cùng tăng ở thế đồng hành, mà lại đổi ngôi nên kết cục trên là không tránh khỏi - Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao, nhất là tâm lý “sính” tiêu xài hàng ngoại khiến cho dòng hàng nhập khẩu càng có điều kiện đổ vào Việt Nam. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, nghĩa là kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên, phụ liệu chiếm tuyệt đại bộ phận trong cấu thành nhập khẩu, nên chúng ta có thể yên tâm rằng, tuy nhập khẩu tăng (điều tất yếu trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu sản suất hướng tới xuất khẩu), nhưng là sự tăng lành mạnh. Về lâu dài, khi trình độ sản xuất trong nước khá lên, xu hướng trên vẫn tiếp diễn, chỉ có thay đổi cơ cấu nhập khẩu theo hướng hàm lượng nhập khẩu công nghệ cao tăng lên, nhằm theo kịp trình độ của thế giới.Mặc dù còn nhập siêu cao, song cán cân thanh toán của chúng ta vẫn trong tầm kiểm soát vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ…đều tăng. Theo đánh giá của Bộ Công thương, nhập siêu tăng mạnh trước hết do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế. Nhưng đáng lo ngại là một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày và mới đây là thủy sản, điều..., muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Trong khi, VN hoàn toàn có khả năng để sản xuất, nhưng đáng tiếc nền công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được. Và một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa cũng trong tình trạng tương tự.  Về sâu xa, nhập siêu tăng cao cũng có nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong khi nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và đầu tư phát triển tăng cao thì khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực lại có xu hướng giảm, các nhóm hàng công nghiệp chế tạo được kỳ vọng lại chưa có sự tăng trưởng bứt phá. Điều này thể hiện một thực tế là năng lượng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao, khiến hàng ngoại thừa cơ “đổ bộ”. Tuy vậy, nền ngoại thương của VN vẫn được đánh giá là lành mạnh. Hơn nữa, dù nhập siêu, song cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát, vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hóa, mấy năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ... đều tăng. Tất nhiên, vẫn cần có ngay những biện pháp hữu hiệu kiềm chế nhập siêu, không để ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. 4. Chính sách ngoại thương. Hai chính sách ngoại thương đặc biệt quan trọng đó là chính sách bảo hộ và tự do hóa . Trong quá trình hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc xây dựng và hòan chỉnh hai chính sách này thành công sẽ là thành công bước đầu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và tăng giá trị xuất khẩu của Quốc gia. Năm 1998 chính phủ ban hành nghị quyết số 57/CP để thực hiện Luật Thương Mại. Theo đó, xoa bỏ hoàn toàn toàn chế đọ giấy phép kinh doanh xuất – nhập khẩu. Cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép xuất- nhập khẩu hàng hóa theo phạm vi ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Nghị định số 10/CP, cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xuất khẩu và được quyền xuất khẩu tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp này khai thác được trên thị trường Việt Nam. Những chính sách đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy hoạt động thương mại Việt Nam. Trị giá xuất khẩu hàng hoá theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương Triệu USD NĂM 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TỔNG SỐ 14482.7 15029.2 16706.1 20149.3 26485.0 32447.1 39826.2 Hàng thô hoặc mới sơ chế 8078.8 8009.8 8289.5 9397.2 12554.1 16100.7 19226.8 Lương thực, thực phẩm và động vật sống 3779.5 4051.6 4117.6 4432.0 5277.6 6345.7 7509.2 Đồ uống và thuốc lá 18.8 45.5 75.2 159.8 174.0 150.0 143.5 NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 384.0 412.6 516.5 631.3 830.9 1229.1 1845.3 Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan 3824.7 3468.5 3567.8 4151.1 6233.2 8358.0 9709.4 Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 71.8 31.6 12.5 23.0 38.4 17.9 19.4 Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 6397.5 7019.0 8414.6 10747.8 13927.6 16341.0 20592.0 Hoá chất và sản phẩm liên quan 158.5 222.1 262.2 339.9 421.3 536.0 791.9 Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 911.1 989.7 1124.9 1354.8 1889.6 2165.4 2926.3 Máy móc, phương tiện vận tảI và phụ tùng 1276.0 1399.0 1336.9 1792.8 2562.1 3145.1 4194.7 Hàng chế biến khác 4051.9 4408.2 5690.6 7260.3 9054.6 10494.5 12679.1 Hàng hoá không thuộc các nhóm trên 6.4 0.4 2.0 4.3 3.3 5.4 7.4 Theo dự báo của WB, tình hình nhập khẩu hàng hóa của toàn thế giới trong một vài năm tới còn tiếp tục tăng ở mức cao, bình quân là 6,7%/ năm. Trong đó, các thị trường chính của VN như EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước phát triển ở châu Á... đều duy trì ở mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất. Hơn nữa, bước sang giai đoạn hội nhập sâu hơn trong WTO, hàng xuất khẩu của VN sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường hơn, mức thuế thấp hơn, và nhiều ưu đãi thương mại hơn. Vị trí và vai trò của VN trên trường quốc tế cũng đã được cải thiện, nhất là trong hợp tác kinh tế thương mại. Theo đó, nhận định “ngoại thương VN sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công từ hội nhập trong thời gian tới” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài là hoàn toàn có cơ sở.  Điều đáng lo ngại trong nhập khẩu là vấn đề điều hành nhập nguyên liệu phế thải,vi phạm Luật Môi trường, trong khi đó một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép. Cần đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật,giải toả khó khăn cho doanh nghiệp. Không những thế,thủ tục hành chính trong vận hành xuất khẩu và nhập khẩu tuy đã được cải tiến nhiều, nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải "làm luật" mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu.Tất cả những điều đó nói lên rằng, vẫn còn nhiều việc phải làm trong cải cách thủ tục hành chính để có môi trường kinh doanh tốt hơn. Trong giai đoạn tới, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đặt ra tăng mạnh, nhưng hàng hóa thuộc loại hình gia công vẫn còn lớn, hàm lượng nguyên liệu phải nhập khẩu sẽ cao. Đồng thời để đạt được mục tiêu tới năm 2010, đất nước ta trở thành nước có nền công nghiệp tiên tiến trong khu vực thì nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại vẫn tăng, mặt khác nhu cầu đầu tư mới sẽ tiếp tục phát triển, vì vậy kiềm chế và hạ thấp tỷ lệ nhập siêu tuy là những mục tiêu phấn đấu nhưng trong những năm trước mắt còn chậm phù hợp và khó thực hiện. Một số giải pháp cho Ngoại thương Việt Nam 1. Mặt hàng xuất khẩu. Lâu nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác các khả năng sẵn có, mặt số lượng được coi trọng hơn mặt chất lượng. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nông sản Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường khác nhau, hiệu quả xuất khẩu thấp và người sản xuất gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá. Việc hình thành một chiến lược phát triển có luận cứ khoa học được coi là điều kiện tiền đề để áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chiến lược phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí. Điều này hoàn toàn trái với tư duy kiểu cũ trong xây dựng chiến lược: dựa trên cơ sở khả năng để hoạch định phương hướng sản xuất. Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, phải coi trọng công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường và củng cố vị thế của hàng hoá trên từng thị trường cụ thể. Chiến lược phát triển nông nghiệp phải hướng tới hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm tạo điều kiện đầu tư ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản hàng hoá. Chiến lược phát triển nông nghiệp được hoạch định có cơ sở khoa học phải được sử dụng như một trong những công cụ trọng yếu để Nhà nước định hướng đầu tư phát triển và xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy các nhà sản xuất đầu tư theo định hướng đó. 2. Các giải pháp thị trường và hỗ trợ xuất khẩu. Các vấn đề cần giải quyết: - Trợ giúp nâng cao năng lực thị trường cho các chủ thể sản xuất nông sản. Chỉ khi nào bản thân người sản xuất hàng hoá có hiểu biết về thị trường và các quan hệ thị trường họ mới biết cách điều chỉnh sản xuất của mình theo yêu cầu của thị trường. Đây chính là mặt yếu của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn hiện nay, do vậy, họ dễ bị điều tiết một cách tự phát bởi các quan hệ thị trường, dễ bị thua thiệt trong hành xử trên thị trường. Công tác khuyến nông, khuyến thương cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường của các chủ thể sản xuất hàng hoá ở nông thôn. - Trợ giúp các chủ thể sản xuất nông sản xây dựng thương hiệu hàng hoá, trước hết với những cây, con đặc sản ở từng vùng. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế. - Tạo điều kiện cho cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24901.doc
Tài liệu liên quan