MỤC LỤC
Lời mở đầu. . 1
Nội dung . . 2
1. Một số nét cơ bản về cà phê Việt Nam . 2
1.1. Nhữn nét chung về cà phê . . 2
1.2. Nguồn cung cấp cà phê trên thế giới và xu hướng tiêu thụ . 3
2. Vị trí, vai trò hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam . 5
2.1. Về vị trí cà phê Việt Nam . 5
2.2. Vai trò của ngành cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu . 5
3. Đánh giá về khả năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam . 6
4. Một số giải pháp cơ bản về khả năng thâm nhập thị trường cà phê Việt Nam
sang thị trường Mỹ . 7
Kết luận . 11
Tài liệu tham khảo . 13
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng thâm nhập của ngành cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................ 1
Nội dung ............................................................................................................ 2
1. Một số nét cơ bản về cà phê Việt Nam ........................................................... 2
1.1. Nhữn nét chung về cà phê ............................................................................ 2
1.2. Nguồn cung cấp cà phê trên thế giới và xu hướng tiêu thụ .......................... 3
2. Vị trí, vai trò hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam .... 5
2.1. Về vị trí cà phê Việt Nam ............................................................................. 5
2.2. Vai trò của ngành cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu .......................... 5
3. Đánh giá về khả năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam ................................... 6
4. Một số giải pháp cơ bản về khả năng thâm nhập thị trường cà phê Việt Nam
sang thị trường Mỹ ............................................................................................. 7
Kết luận ........................................................................................................... 11
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 13
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, cà phê là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng ngày càng được
khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Từ một nước xuất
khẩu cà phê nhỏ, năm 2000 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới về
xuất khẩu cà phê. Hàng năm ngành cà phê đưa lại cho đất nước một khối lượng
kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng
trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi và Tây Nguyên. Những thành tựu
đó đã khẳng định vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Bất kỳ một ngành hàng xuất khẩu nào cũng tự tìm cho mình những thị
trường có khả năng tiêu thụ cao. Và ngành cà phê đã tự tìm cho một thị trường
đầy tiềm năng đó là thị trường Mỹ. Kể từ ngày 3/2/1994 Mỹ bỏ lệnh cấm vận
Việt Nam và ngày 6/8/1995, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã chính thức khai
trương, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết ngày 13/7/200 và được
thông qua vào ngày 11/12/2001, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan
hệ hai nước nói chung và quan hệ thương mại nói riêng. Không chỉ ngành cà phê
mà rất nhiều ngành khác cũng đã coi thị trường Mỹ là một thị trường không thể
không thâm nhập. Nhờ vậy kim ngạch buôn bán giữa Việt - Mỹ đã có những
bước tiến đáng kể, tuy vẫn còn rất nhỏ bé so với tiềm năng và nhu cầu của hai
bên.
Đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, thị trường Mỹ với dân số khoảng
270 triệu người, kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoản 1100 tỷ USD,
GDP/người khoảng 27000 USD với nhu cầu đa dạng, là một thị trường hấp dẫn.
Riêng với mặt hàng cà phê Mỹ phải nhập với số lượng lớn, kim ngạch năm
khoảng 5 tỷ USD là từ hai mươi nước vì vậy khả năng chiếm lĩnh thị phần của
cà phê Việt Nam là không nhỏ.
Đề tài: Khả năng thâm nhập của ngành cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ
NỘI DUNG
1. Một số nét cơ bản về cà phê Việt Nam
1.1. Những nét chung về cà phê
Cà phê là loại đồ uống được ưa thích ở hầu hết các nước trên thế giới, nó
là sản phẩm nhiệt đới nhưng lại tiêu thụ nhiều ở các nước ôn đới nhưng lại tiêu
thụ nhiều ở các nước ôn đới. Ngày nay cà phê được sử dụng rộng rãi vì trong hạt
cà phê nhân sống thông thường có chứa 1- 2,5% chất cofein có tác dụng kích
thích thần kinh, tăng cường hoạt động của tế bào não. Ngoài ra trong hạt cà phê
còn có chứa các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: đường, protein, các sinh tố B
(B1, B2, B6, B12).
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống, chủng loại cà phê, nhưng phổ
biến sản xuất có những chủng loại sau:
- Cà phê chè (Arabica):
Loại cà phê chè Arabica có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma Etiopia, đây
là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, năng suất khá, có giá trị kinh tế cao
được chú trọng phát triển sớm nhất và chiếm 70% lượng cà phê thế giới. Cà phê
chè có rất nkhiều chủng loại, người ta chia thành các chủng loại său:
+ Cà phê Arabica dịu dàng Côlômbia, cácnước sản xuất nhiều loại này là
Côlômbia, Keynia, Tanzania.
+ Cà phê Arabica Brazil, các nước sản xuất gồm Brazil, Etiopia.
+ Cà phê Arabica dịu khác, các nước sản xuất gồm Bôlivia, Costrica,
Cuba, ElSanvado, Indonesia, Việt Nam.
- Cà phê vối (Canephora):
Loại cà phê này có nguồn gốc từ hạ lưu sông CôngGô, thích hợp với khí
hậu nhiệt đới. Đây là chủng loại dễ trồng, chịu hạn tốt nhưng phẩm chất không
cao. Chủng loại được trồng nhiều nhất là cà phê vối Robusta với sản lượng
chiếm tỷ lệ trên 25% trên thế giới.
- Cà phê mít (Exllsa):
Đây là loại cà phê sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh, chịu hạn hán nhưng
phẩm chất kém, ít hương thơm và có vị chua, diện tích trồng rất thấp.
Ở Việt Nam diện tích cà phê vối được trồng phổ biến, rộng rãi nhất chiếm
90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm 9%, còn lại là cà phê mít.
1.2. Nguồn cung cấp cà phê trên thế giới và xu hướng tiêu thụ.
a) Nguồn cung cấp cà phê trên thế giới.
Cây cà phê có nguồn gốc Châu Phi, vào thế kỷ XVII, cà phê đưa sang
trồng ở Indonesia, sáng thế kỷ XVIII nó được đưa sang trồng ở Tây bán cầu, và
được trồng đầu tiên ở Matinique và Swriname vùng đảo Cabire. Kể từ đó nó
được trồng ở khắp vành đai nhiệt đới, cận nhiệt đới và Châu Mỹ - Latin. Sau này
dù cà phê được nhân rộng ở Châu Á Châi Phi nhưng Mỹ - Latin vẫn chiếm 2/3
sản lượng sản xuất và xuất khẩu trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 70 nước sản xuất cà phê. Mặc dù cà phê
chủ yếu được trồng ở vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới nhưng phần lớn lại được
tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển. Việc phân loại các nước sản xuất cà
phê được tiến hành theo 2 cách. Căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu người ta chia
các nước sản xuất cà phê thành nhóm sản xuất cà phê Arabica và nhóm sản xuất
cà phê Robusta. Tất nhiên cũng có nước thuộc nhóm sản xuất cà phê arabia lại
sản xuất cà phê Robusta và ngược lại. Người ta cũng có thể chia các nước sản
xuất cà phê theo khu vực và vùng lãnh thổ như arabica ở vùng Bắc và Trung
Mỹ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Mặt khác, theo Commodity Expert dự đoán sản lượng vụ cà phê
2002/2003 toàn thế giới đạt 124,3 triệu bao tăng 11,9 so với vụ 2001/2002. Sự
tăng trưởng này quyết định bởi sự tăng trưởng sản lượng của Braxin. Trong khi
sản lượng giảm ở nước thứ nhì thế giới là Việt Nam, cùng với việc giảm sản
lượng ở Ấn Độ và một số nước Trung Mỹ… thì sản lượng Braxin tăng từ 33
triệu bao vụ 2001/2002 lên 47,5 triệu bao vụ 2002/2003. Với sản lượng từ 45-50
triệu bao cà phê (2,7 - 3 triệu tấn) Braxin là một nhân tố quan trọng đẩy giá cà
phê xuống thấp. Đây là một điểm phải tính toán đến khi hoạch định mục tiêu
xuất khẩu cà phê.
Vụ 2001/2002 sản lượng cà phê của Braxin theo F.O Litch là 34,4 triệu bao
trong đó 10,55 triệu bao Robusta, còn lại là Arabica chiếm 23,75 triệu bao.
Vụ 2002/2003 sản lượng cà phê Braxin dự kiến sẽ tăng lên tới 45,2 triệu
bao trong đó cà phê Robusta tăng 10,8 triệu bao còn Arabica là 34,4 triệu bao.
Như vậy có nghĩa là cà phê Braxin tăng nhiều về Arabica còn nhẹ về Robusta.
b) Xu hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới
Tổng sản lượng cà phê niên vụ 1999/2000 đạt 114,2 triệu bao, tăng 10
triệu bao so với dự án ban đầu, trong đó Việt Nam đạt 11,5 triệu bao. Sản lượng
niên vụ 2000/2001 đạt 114,7 triệu bao. Như vậy, sản lượng cà phê sản xuất giảm
không đáng kể.
Tiêu thụ cà phê trên thế giới trong niên lịch 1999 khoản 102,2 triệu bao,
trong đó có 24,9 triệu bao tiêu thụ tại các nước xuất khẩu và 77,3 triệu bao tại
các nước nhập khẩu. Các ước tính sơ bộ cho thấy năm 2000, tiêu thụ cà phê ở
các nước nhập khẩu đã giảm xuống từ 79,1 triệu bao xuống 77,3 triệu bao.
Riêng Mỹ, tiêu thụ giảm 1,4 triệu bao và Liên minh Châu Âu giảm 1,4 triệu bao.
Còn ở Nhật Bản, con số này tăng từ 6,3 triệu bao năm 1999 lên 6,5 triệu bao
năm 2000.
Lượng tồn kho đầu năm 2000 khoảng 38,5 triệu bao, trong đó các nước xuất
khẩu 29,9 triệu bao, các nước nhập khẩu 6 triệu bao và các cảng tự do 4,6 triệu bao.
Như vậy, tình hình trên cho thấy xu hướng cung vượt xa cầu "làm cho thị
trường cà phê thế giới suy sụp, khiến cho các nhà sản xuất không kiểm soát được
nữa, còn các nhà nhập khẩu luôn đóng vai trò chủ động trong việc thực thi những
chính sách mua hàng tạm thời và tận hưởng các quyền mà họ mới có".
Nhu cầu và xu hướng tiêu thụ cà phê ở Mỹ
Theo kết quả khảo sát gần đây cho thấy 79% số thanh niên Mỹ uống cà
phê. Số người uống cà phê hàng ngày ở Mỹ là 54% hay 110 triệu người, số
người uống cà phê không thường xuyên là 51 triệu người, tăng 1 triệu và 3 triệu
người tương ứng so với năm 1999. Theo số liệu khảo sát thì ở khu vực uống cà
phê không thường xuên được tăng thêm 13 triệu người trong vòng bốn năm qua.
Tiêu thụ cà phê đặc biệt đang tăng dần với tỷ lệ cao. Tiêu thụ loại cà phê
đặc biệt trong đối tượng uống cà phê hàng ngày tăng khoảng 9% năm 2000 so với
gần 3% năm 1995. Trong khi đó tiêu thụ cà phê đặc biệt của những người uống cà
phê không thường xuyên tăng 53% trong năm 2000 so với 35% năm 1997.
Giá trị bán lẻ cà phê ở Mỹ đạt 13 tỷ USD trong năm 1993 nay tăng lên
đến 18,5 tỷ USD vì khu vực uống cà phê không thường xuyên đang mở rộng và
thị trường cà phê đặc biệt ngày càng có ưu thế.
Tiêu thụ cà phê theo đầu người ở Mỹ dự kiến vẫn ở mức 3,1 cốc/ngày
nhưng khác ở chỗ trong lượng mỗi cốc cà phê tăng lên 9 ounce trong năm 2000
(1 ounce = 28,35 gam).
Thực tế, trong số đồ uống ngọt, đồ uống có vị cà phê đang được giới trẻ
quan tâm. Đó chính là cái đích và mục tiêu cần khai thác để mở rộng thị trường
tiêu thụ cà phê không chỉ ở Mỹ mà ở toàn thế giới.
2. Vị trí, vai trò hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam
2.1. Về vị trí cà phê Việt Nam
- Cà phê là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn, hết sức quan
trọng ở nước ta, có thể đánh giá đúng vị trí của nó để có cơ chế và định hướng
phát triển trong 2 kế hoạch 5 năm (1996-2000 và 2001-2005).
- Nước ta có nhiều vùng sinh thái rất thích hợp cho phát triển cây cà phê
gồm các tỉnh: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và miền núi
phía Bắc. Quĩ đất qui hoạch cho phát triển cây cà phê còn lớn và không bị tranh
chấp bởi các cây trồng khác. Đất trồng cà phê chủ yếu là các vùng miền núi, dân
tộc
- Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản hàng hoá xuất khẩu chủ
yếu, đưa lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Năm1995, kim ngạch xuất khẩu cà
phê có thể đạt 400 đến 450triệu USD, tương đương với xuất khẩu gạo. Hiện nay,
sản xuất và xuất khẩu cà phê nước ta đứng thứ 1 Châu Á và là đứng thứ 2 trong
số 70 nước xuất khẩu cà phê trên thế giới, đã có thị trường xuất khẩu ổn định với
hơn 60 nước và khu vực .
2.2. Vai trò của ngành cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Kể từ sau 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, việc phát triển cà phê đã
trở thành một chủ trương lớn của Nhà nước và được nhân dân các vung khác
nhau đều đồng tình hưởng ứng. Từ đó đến nay ngành cà phê Việt Nam ngày
càng đi lên thể hiện rõ là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, tạo công ăn
việc làm cho hàng chục vạn lao động, tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu ngày
càng lớn, đem lai kim ngạch xuất khẩu ngày càng nhiều, góp phần nâng cao kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
- So với đầu năm 1990, cả nước có 100 ngàn ha cà phê hầu hết mới trồng,
sản lượng không đầy 100 ngàn tấn. Đến nay diện tích cà phê cả nước đã là 500
ngàn ha, sản lượng đạt xấp xỉ 800 ngàn tấn, tức là tăng đến 10 lần. Vị thế của
ngành cà phê đầu thập kỷ 90 chưa có gì nổi trội, chỉ đứng thứ 20 trong tổng số
70 nước sản xuất cà phê trên thế giới. Nhưng từ đó đến nay sản lượng tăng
nhanh hàng năm và nhanh chóng vượt qua Cốt ĐiVoa, Uganda, Indonesia để
đứng vị trí thứ 3 thế giới. Đến năm 2000 Việt Nam vượt qua Côlômbia đứng thứ
nhì thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil và đứng đầu thế giới về cà phê
Robusta. Có thể nói khó có một ngành nông nghiệp nào trong cả nướcvà trong
cả nước có một tốc độ tăng trưởng cao đến thế.
- Là một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng cây cà phê được coi là
một cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh trung du, miền núi và cao
nguyên. Ngành cà phê còn tham gia có hiệu quả cao vào các chương trình kinh
tế - xã hội lớn của đất nướcnhư chương trình định canh, định cư cho đồng bào
các dân tộc thiểu số, chương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người
lao động và chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Cà phê sản xuất ra phần lớn là để xuất khẩu. Thị trường cà phê Việt Nam
phân bổ trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục khác nhau. Hàng
năm Việt Nam có những thị trường lớn tiêu thụ trên 200.000 bao và các thị
trường lớn này chiếm 89 % tổng số cà phê đã sản xuất.
Nhìn trên biểu đồ ta thấy rằng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản
xuất khẩu có tính chất quan trọng, kim ngạch nó mang lại chỉ đứng sau thủy sản
và gạo. hàng năm xuất khẩu cà phê mang lại cho đất nước gần nửa tỷ USD, đây
là một thành quả không nhỏ. Đó là sự phần đầu của toàn ngành cũng như từng
đơn vị trong ngành để đạt được thành quả đó.
3. Đánh giá về khả năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam
Hiện nay, cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 63 nước và thị
trường trên thế giới. Cơ cấu khách hàng của ta cũng đã có những thay đổi quan
trọng. Nếu như trước đây 60% lượng hàng được xuất sang Singapore (để chế
biến và tái xuất khẩu ), số còn lại được xuất theo Nghị định thư sang Liên Xô cũ
và các nước Đông Âu thì ngày nay cà phê Việt Nam được xuất trực tiếp đi khắp
các châu lục. Những năm gần đây Mỹ đã trở thành khách hàng lớn nhất của
ngành cà phê Việt Nam, tiếp đó là các nước trong EU, Nhật Bản, các nước
Trung cận đông và Bắc Phi.
Năm 1995, khi mới thành lập Tổng công ty cà phê Việt Nam xuất khẩu với
số lượng là 39.966 tấn, kim ngạch 99 triệu USD, giá bình quân 2.477 USD/tấn;
đến năm 1998 xuất khẩu đạt số lượng 76.443, kim ngạch 121 triệu USD, giá
bình quân 1.583 USD/ tấn thì năm 2000 số lượng xuất khẩu đạt tới 171.333 tấn,
kim ngạch chỉ đạt 106 triệu USD giá bình quân còn 619,1 USD/ tấn và trong 6
tháng đầu năm 2001 số lượng xuất khẩu 170.826 tấn, kim ngạch 74,2 triệu USD,
giá bình quân xuống còn 4.34,4 triệu USD/tấn.
4. Một số giải pháp cơ bản về khả năng thâm nhập thị trường cà phê Việt
Nam sang thị trường Mỹ.
* Những giải pháp từ phía Nhà nước.
- Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu
đang bị thua lỗ nguyên nhân do giá cà phê xuông thấp. Đồng thời quy định giá
sàn trả cho nông dân khi giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, giá bán thấp
hơn giá thành sản xuất ra. Dĩ nhiên các nhà xuất khẩu lại bị thua thiệt và thông
qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nhà nước sẽ bù lỗ cho các nhà xuất khẩu.
- Nhà nước có cơ chế tín dụng như cho vay không lãi (hoặc bù lãi suất), trừ
phần phụ thu xuất khẩu cho một số doanh nghiệp của Tổng công ty có nguồn
nhân lực thu gom, gom trữ cà phê ngay từ đầu vụ với số lượng khoảng 10% để
phối hợp với ACPC nhằm đẩy giá cà phê quốc tế tăng lên, và chủ động xuất
khẩu và sản xuất.
- Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về cà phê, hỗ tợ ngành cũng
như Tổng công ty đào tạo đội ngũ có năng lực về chuyên môn cây cà phê cũng
như đội ngũ phân tích thị trường thế giới để giúp ngành có những bước đi đúng
đắn.
- Chính phủ hỗ trợ phát triển thị trường bàng cách mở rộng quan hệ thương
mại ngoại giao trên mọi lĩnh vực, ký kết các hiệp định trả nợ với các nước có
nhu cầu với số lượng hàng năm lên tới 100.000 tấn - 150.000 tấn.
- Nhà nước cần tạo điều kiện để xúc tiến việc tổ chức trung tâm giao dịch cà
phê Việt Nam là nơi tập trung mọi giao dịch về cà phê.
- Để đảm bảo thực thi chiến lược mang tính quốc tế về sản xuất và tiêu thụ cà
phê, Nhà nước cần thành lập Hội đồng cà phê quốc gia chịu trách nhiệm toàn bộ
từ sản xuất đến tiêu thụ, quản lý qũy bảo hiểm sản xuất và xuất khẩu cà phê
cũng như kế hoạch dự trữ cà phê quốc gia. Hình thức này đã được áp dụng ở
một số sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thấy có hiệu quả.
- Cần tổ chức các nhà xuất khẩu lại với nhau trên từng khu vực để phối hợp
với nhau trong việc chào và bán hàng, tránh tình trạng tranh mua tranh bán và
tăng khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam với cà phê các nước.
- Đối với thi thị trường Mỹ thì Chính phủ giúp đỡ ngành trong việc tham gia
thị trường cà phê New York
* Giải pháp từ phía Bộ chủ quản và các bộ có liên quan.
- Bộ chủ quản trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải
có hướng chỉ đạo đầu tư giữ không để hao hụt diện tích Robusta hiện đang kinh
doanh có hiệu quả, mở rộng vùng cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện thật
sự thích hợp.
- Bộ Thương mại cần chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải triệt để
tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng ban hành và có biện pháp xử lý phù hợp đối với
những đơn vị thực hiện không đúng qui định làm tổn hại uy tín cà phê Việt Nam
trên thị trường thế giới.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xây dựng một chiến lược đầu tư phù hợp theo cơ
cấu ngành nói chung cũng như các cây nông nghiệp nói riêng..
- Bộ Tài chính cần cấp đủ 30% định mức vốn lưu động trong các đơn vị thuộc
ngành, cấp ngân sách để xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hoá
kênh nương đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho diện tích cà phê hiện có và đang
xây dựng, nâng cấp trục đường giao thông đặc biệt là những dự án ở vùng sâu,
vùng xa, vùng căn cứ cách mạng nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
* Giải pháp từ phía ngành cà phê .
Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê hiện nay ở nước ta thì cần phải thực hiện trên
hai hướng chủ yếu:
Một là: Phát triển về bề rộng diện tích là giữ nguyên diện tích cà phê
Robusta hiện có và tăng diện tích cà phê Arabica, thâm canh tăng năng suất,
tăng tổng sản lượng để có khối lượng cà phê xuất khẩu lớn. Việc mở rông diện
tích cà phê Arabica là việc có thể tăng giá trị xuất khẩu của ngành cà phê Việt
Nam, vì giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới bao giờ cũng cao gấp đôi giá
cà phê Robusta.
Hai là: Tập trung phát triển về bề sâu như đa dạng hóa mặt hàng cà phê, đa
phương hóa thị trường cà phê. Nhất là cần xem thị trường Mỹ là một thị trường
tiềm năng.
Trước tình hình thị trường cà phê thế giới đầy biến động, giá cà phê liên tục
giảm xuông mức kỷ lục thì việc giá tăng một cách đột biến là không thể vì vậy
những biện pháp chủ yếu để:
- Cải tiến công tác xúc tiến thương mại theo hướng:
+ Tìm thị trường xuất khẩu trực tiếp đến người rang xay
+ Tổ chức sở giao dịch cà phê để cà phê Việt Nam trực tiếp tham gia vao
giao dịch chứng khoán tại Việt Nam .
+ Cử đại diện tham gia vào thị trường kỳ hạn Luân Đôn.
- Ngành cà phê cần xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành
trước mắt là Tổng công ty cà phê Việt Nam là cơ quan có quyền lực, trụ cột
trong các doanh nghiệp cà phê toàn quốc, tổ chức lại mạng lưới thông tin từ các
đơn vị cơ sở, nhất là các đơn vị xuất khẩu, cung ứng xuất khẩu phải thường
xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng kể cả thị trường trong
nước, ngoài nước, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh.
- Tiếp tục duy trì tốt những thị trường đã có và mở rộng thâm nhập thị trường
mới. Chiến lược về thị trường của ngành cà phê Việt Nam trong giai đoạn từ nay
đến năm 2010 là phải tiếp tục duy trì quan hệ buôn bán tốt cới các nước Tây Âu,
Bắc Âu như Pháp, Áo, Đức,… Và các nước Đông Nam Á như Nhật, Hàn Quốc,
Singapo… Đồng thời một hướng cần đặc biệt chú ý trong việc nghiên cứu khảo
sát thâm nhập thị trường Trung Quốc và mở rộng thị trường Mỹ nhất là Mỹ một
thị trường đầy khả năng xuất khẩu một lượng lớn vào thị trường này. Vì Mỹ là
một thị trường có sức mua cao, với những hợp đồng lớn với giá trị cao, và giá cả
tương đối hấp dẫn so với các nước khác. Nhưng để xuất khẩu sang Mỹ với số
lượng lớn thì đòi hỏi cà phê Việt Nam phải có chất lượng cạnh tranh.
- Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo trong và ngoài
nước dưới nhiều hình thức như thông qua mạng Internet, trên báo chí, truyền
hình .v.v…
- Phải sớm áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu TCVN 4193:2000
đã được ban hành. Để đáp ứng tiêu chuẩn của ICO, từ 01/10/2000 tổ chức cà
phê quốc tế áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu.
- Để nâng cao khả năng cạnh tranh cà phê Việt Nam cần thực hiện :
+ Hạ giá thành sản xuất.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện tiết kiệm ở từng khâu từ sản xuất đến lưu thông.
- Về thương hiệu, nhãn mác: Cần nghiên cứu để có thương hiệu cà phê Việt
Nam được quảng bá và bảo hộ trên thị trường quốc tế và phấn đấu để có dấu
hiệu chất lượng cao, nhằm cải thiện hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường
thế giới. Thị trường. Tất cả cà phê đưa ra xuất khẩu nên có nhãn mác riêng nhằm
xác định đó là cà phê đã được định nghĩa trong Điều 2 và Điều 36 của Hiệp định
cà phê quốc tế 2001. Cà phê thành phẩm cũng cần được dán nhãn như vậy.
- Phải quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác
kiểm tra chất lượng cà phê. Đồng thời tích cực tuyên truyền và hướng dẫn kỹ
thuật cho công nhân, nhân dân trồng, sản xuất cà phê về công tác chế biến, bảo
quản cà phê ngay từ khi bắt đầu thu hoạch, chế biến, phân loại và quá trình bảo
quản trong từng gia đình đảm bảo phẩm chất cà phê xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Sau hơn một thập kỷ phấn đấu xây dựng và phát triển, ngành cà phê Việt
Nam mà nòng cốt là Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã phát triển vững chắc và
trở thành một trong những ngành xuất khẩu nông sản quan trọng của cả nước,
đạt kim ngạch xuất khẩu lớn. Đôí với nước ta, nông nghiệp đang là mặt trận
hàng đầu, có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân ta lại chịu khó cần cù và sáng
tạo. Điều kiện khí hậu lại khá phù hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Chúng
ta lại đang có diện tích đất đai rộng lớn đang bị hoang hoá ở các vùng Tây
Nguyên, trung du miền núi, đất đai nhiều vùng phù hợp điều kiện sinh trưởng
của cây cà phê.
Sản phẩm cà phê hiện nay vẫn là loại nước uống cao cấp, tiêu dùng rộng rãi
trên quốc tế, nhất là các nước phát triển, nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng, là một
trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, dễ thu ngoại tệ của nhiều nước. Vì
vậy, việc sản xuất, xuất nhập khẩu cà phê đang có ý nghĩa quan trọng đối với
nhiều nước trên thế giới.
Đối với Việt Nam, cây cà phê đã và đang có một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân và nhất là trong nông nghiệp. Xây dựng, phát triển ngành cà
phê là một trong những ngành mũi nhọn nhằm tạo ra các mặt hàng chủ lực trong
nông sản xuất khẩu là hướng đi đúng đắn và có đầy đủ điều kiện và tiềm năng
to lớn cần được khai thác.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua thị trường cà phê thế giới có nhiều diễn biến
sôi động do lượng cung cao hơn lượng cầu, giá cả luôn luôn biến động làm cho
người xuất khẩu và người nhập khẩu đều cảm thấy lo lắng. Vì vậy, các nước
thành viên trong Tổ chức cà phê Quốc tế đòi hỏi cần sớm có Hiệp định mới về
cà phê quốc tế, thiết lập lại chế độ cấp quota cho các nước thành viên nhằm thiết
lập lại trật tự buôn bán cà phê trên thế giới bảo đảm quyền lợi cho cả người sản
xuất và người tiêu thụ.
Do biến động giá cà phê quốc tế nên ngành kinh doanh cà phê gặp nhiều khó
khăn to lớn. Thực tế đó đòi hỏi phải có chính sách đúng đắn về kinh doanh xuất
nhập khẩu cà phê để ngành cà phê phát huy được hiệu quả.
Những giải pháp cơ bản đề ra trên là sự cụ thể hoá quan điểm của Đảng trong
đường lối chiến lược kinh tế – xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề
ra và hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện nay.
Những giải pháp đó cũng đã từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế, đúng với điều kiện, khả năng và sức mạnh của ngành. Do đó các
giải pháp hoàn toàn khả thi và là định hướng cho giai đoạn tới của ngành cà phê
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cà phê Việt Nam tiềm năng và triển vọng (Tạp chí Người đại biểu nhân
dân – số 19 NXB NN - 1997).
2. Phương hướng phát triển cà phê Việt Nam ( NXBNN – Hà Nội 1995).
3. Cây cà phê và thị trường thế giới (Thạc sỹ Đoàn Triệu Nhạn - 1999).
4. Tình hình cà phê năm 2000 (dịch từ tạp chí cà phê F.O Lichts Vol.15,
No15).
5. Báo cáo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu niên vụ 1997/1998 –
tháng 9/2002 của Vicofa.
6.
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khả năng thâm nhập của ngành cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ.pdf