MỤC LỤC
Đề mục Trang
Mở đầu . 1
Chương I: Tổng quan về chất thải rắn . 3
I. Khái niệm chât thải rắn.3
II. Phân loại, thnàh phần và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn . 3
III. Thành phần lý hoá học của chất thải rắn . 5
IV. Các loại chất thải rắn . 7
Chương II: Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu . 12
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .13
I. Hiện trạng và khả năng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh - Nghệ An . 13
II. Đề xuất các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt .45
Chương IV: Kết luận và đề nghị . 50
53 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ chôn lấp
vệ sinh chiếm đất rất lớn, mỗi năm với khối lượng chất thải rắn đô thị khoảng 5.900-6.200 tấn/ngày thành phố Hồ Chí Minh cần 9 - 12ha đất để chôn lấp và diện tích này sẽ khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài (30-50 năm), không những thế, chúng còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm (20-25 năm sau khi đóng bãi) khá
lớn.
1.1.2.4. Rác thải sinh hoạt:
Điều tra rác thải 420 hộ gia đình tại 3 phường: Phường Thống Nhất, phường Bom Hán, Phường Bắc Lệnh tại thị xã Cam Đường, bình quân tỷ lệ rác thải trên đầu người là 0,33kg/ngày đêm. Lượng rác thải trong một ngày đêm của toàn thị xã khoảng 25 m3 tương đương 10 tấn. Lượng rác thải được thu gom khoảng (45%). Lượng rác không được thu gom qua điều tra thì thấy chủ yếu các hộ tự xử lý như đốt, chôn, sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Huyện Nhơn Trạch có 26.363 hộ với trên 137 ngàn nhân khẩu, trong đó có nhiều khu dân cư tập trung quanh các khu công nghiệp. Bình quân mỗi ngày một hộ thải ra từ 10 đến 15 kg rác sinh hoạt. Đó là chưa kể đến những hộ tạm trú, ở nhà trọ đang làm việc tại các khu công nghiệp.
1.1.2.5. Rác thải công nghiệp:
15 hộ dân cư tổ 41 An Hoà - An Hải Bắc (quận Sơn Trà) đã đồng loạt ký vào lá đơn kiến nghị và khẩn cầu (ngày 5/3), gửi chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố giải quyết tình trạng Công ty Giày da Quốc Bảo (100% vốn Đài Loan) tiếp tục xử lý rác thải sản xuất của mình bằng cách đốt thiêu huỷ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các khu vực dân cư lân cận.
Tình trạng trên không chỉ riêng ở Công ty Quốc Bảo, mới đây tại quận Sơn Trà đã phát hiện được một bãi chứa rác thải công nghiệp trái phép ước tính lên đến 500 m3. Nó nằm trên bãi biển Bắc Mỹ An, gồm các loại rác của doanh nghiệp thuộc ngành giày da thải ra trong quá trình sản xuất. Đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý đối với bãi rác này.
1.1.3. Môi trường không khí:
Trong không khí hiện nay có đủ các thành phần bụi: bụi hô hấp (có đường kính từ 10 micrômét trở xuống), bụi lơ lửng (đường kính từ 10 micrômét trở lên)... Trớ trêu ở chỗ bụi lơ lửng lại đúng ngang mặt người (1,5m cách với mặt đất) cho nên càng dễ tác động xấu đến sức khỏe của con người.
Theo đánh giá của Thạc sĩ Lưu Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn thuộc Bộ Xây dựng, hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi và ô nhiễm tới mức trầm trọng. Đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, nồng độ bụi trung bình trong không khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Ở những nơi đang xây dựng các cơ sở hạ tầng như cầu cống, nhà cửa, đường sá... con số này còn vượt so với tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần.
Từ các khu dân cư đến các trục đường chính, những nút giao thông hay ở tất cả các khu công nghiệp, không khí đều ô nhiễm bụi nặng. Trong khi tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh theo Tiêu chuẩn Việt Nam, giá trị giới hạn đối với bụi đặc biệt là bụi lơ lửng trung bình 1 giờ là 0,3mg/m3, trung bình 24 giờ là 0,2mg/m3
Tại các khu công nghiệp như Tân Bình, TP HCM: 0,57mg/m3, Sóng Thần, Bình Dương: 0,37mg/m3, Nhơn Trạch, Đồng Nai: 0,31mg/m3... Và hầu hết ở những khu vực này đều là bụi lơ lửng.
1.2. Ảnh hưởng đến con người và môi trường
Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người tống ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống...
1.2.1. Gây hại đến sức khoẻ con người
1.2.1.1. Rác thải sinh hoạt :
Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vectơ gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột….Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển thành dịch. Rác thải sinh họat có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và công nhân vệ sinh.
Nhiều thành phần trong các loại rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy... cũng dễ gây độc cho người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa những kim loại nặng (như chì, thủy ngân...), pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken... Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng, nhưng khi các thành phần nguy hại có trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc nhiễm vào thực phẩm sẽ gây ngộ độc.
1.2.1.2. Chất thải rắn y tế:
Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lượng lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa... Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn...
1.2.1.3. Chất thải công nghiệp
Ngoài ra, trong chất thải công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư, như các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzen, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp và xây dựng)... nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư bàng quang, ung thư
1.2.2. Huỷ hoại môi trường
Không chỉ tác động có hại trực tiếp lên sức khỏe của con người, về lâu dài nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẽ hủy hoại cả môi trường sống và có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
1.2.2.1. Gây ô nhiễm nguồn nước
Chất thải rắn không được thu gom, thải thẳng vào kênh rạch sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Rác nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, rác nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. Rác có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối.
Nước hình thành trong các bãi chôn lấp có hàm lương chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao với COD từ 7.000 – 45.000 mg/L, BOD từ 5.000- 30.000 mg/L cùng với hàm lượng cao của Photpho và amoniac gây ô nhiễm nguồn nước mặt sinh hoạt của các hộ dân
1.2.2.2.Gây ô nhiễm không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không
khí.Rác có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ
ẩm cao nên sau một thời gian ngắn vhúng bị phân huỷ hiếu khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3…ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Mêtan có thể gây cháy nổ nên rác cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
1.2.2.3.Gây ô nhiễm đất:
Nước rò rỉ từ các bãi rác mang nhiều chất ô nhiễm và độc hạI khi không được kiểm soát an toàn thấm vào đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim lọai nặng trong nước rác gây độc cho cây trồng và động vật đất.
Tóm lại, chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống : nước, đất , không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, động vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. Khâu truyền độc chất trung gian này con người rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mà nó mang lại.
1.3. Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh - Nghệ An
1.3.1. Tình hình lượng rác thải
Bảng số liệu
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tấn/ngày
116,5
180
180
187
190
Năm 2006 là khoảng 190tấn/ ngày
Dự báo đến năm 2010 là 365 tấn/ngày, tăng 1,91 lần, năm 2020 là 630 tấn/ngày tăng 1,74 lần so với năm 2010
Trung bình 0.8 kg rác/ngày/người
Thành phần rác hữu cơ là hơn 60%, rác phi hữu cơ (xuơng, sứ, thủy tinh....) là 39,4%
Toàn thành phố có 23 chợ với lượng rác thải hàng năm là 32200 tấn/năm tương đương với khoảng 95 tấn / ngày
thành phố Vinh có 7 bệnh viện tổng lượng rác thải sinh hoạt của các bệnh viện là 3.520 tấn/ ngày , theo ước tính lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày là 0.37 tấn/ ngày.
Môi trường ở thành phố Vinh đang bị ô nhiễm
Rác tiện đâu xả đấy
Xe rác lấn phố
Bãi rác
Bãi rác Đông Vinh với diện tích 6 ha,Xây dựng năm 1977
Hằng ngày tiếp nhận khoảng 200 tấn rác,rác thải chất cao lên 7-8 m
Do không được xây dựng và chôn lấp đúng quy trình,nước thải không được sử lý nên đây là điểm nóng về ô nhiễm môi trường
1.3.3. Tình hình thu gom rác
Còn thiếu cơ sở vật chất như: xe thu rác,trang bị bảo hộ
Tình trạng rác tập kết ở trên đường,hay nhưng xe trở rác nhếch nhác trên đường gây múi hôi thói và mất mĩ quan đô thị.
Những chiếc xe đựng rác, ép rác hôi thối, bẩn thỉu, nhữngđiểm tập kết rác tự phát nằm sát khu dân cư… như những ổ dịch di động đang từng ngày đe dọa đời sống người dân TP.
Ổ dich di động
Mô phỏng bằng hình ảnh quy trình thu gom CTRSH
Quy trình thu gom, tái chế chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình sẽ được nhân viên môi trường nhặt rác là các chai nhựa, sắt thép… dễ nhận thấy cho vào bọc riêng và đưa về bán cho các cơ sở tái chế
- Rác tại bãi chôn lấp sẽ được “đội quân” nhặt rác “phân loại” thành các có thể tái chế như bao nilo, hộp vỏ nhựa, kim loại… sau đó được đóng gói và bán cho các cơ sở tái chế, nhiều nhất là nhựa và kim loại
- Các cơ sở tái chế nhập nguồn phế liệu này chủ yếu tạo thành các nguyên liệu như hạt nhựa hay tạo thành các sản phẩm khác
Hình 2.3: Quy trình thu gom và tái chế rác thải
NGUYÊN NHÂN
Dân số tăng nhanh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mức sống nguời dân ngày càng đuợc nâng cao
Ý thức nguời dân còn kém
Hệ thống giao thông khá hoàn thiện, tuy nhiên các cấp chính quyền chưa quan tâm đến các bãi tập kết, các ga rác....
2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
2.1. Công cụ kỹ thuật
Công ty Cổ phần Môi trường xanh nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạt thành phân Compost theo công nghệ Seraphin tại Đông Vinh
Ưu và nhược điểm: Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay.
Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là do có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau.
Đề xuất: tăng khả năng thu gom,bằng cáchđổi mới trang thiết bị mở rộng phạm vi thu gom trang bị các xe tải nhỏ để phục vụ cho các tuyến đuờng phố hẹp.
Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là do có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau.
2.2. Công cụ kinh tế
Mức thu phí có sự phân nấc:tùy thuộc vào mức sống hay đặc điểm nghề nghiệp, kinh doanh mà có lượng rác xả thải là khác nhau về thành phần và khối lượng
Hộ sinh hoạt bình thường thu từ 5-10 nghìn đồng trên tháng, điều này còn phụ thuộc vào số nhân khẩu của mỗi hộ và mức sống của các hộ, và vị trí địa lí như ở nội thành hay ngoại thành, ở những khu vực phát triển hay kém phát triển
Hộ kinh doanh nhỏ như bán cà phê, tạp hóa thì thu từ 10-20 nghìn đông/ hộ/ tháng tùy thuộc vào quy mô kinh doanh
Hộ kinh doanh lớn như; xăng dầu, nhà hàng, khách sạn, thu từ 20-50 nghìn đồng/ tháng
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp thu từ 50-100 nghìn đông/ tháng
Ưu điểm:
Mức thu phí do UBND thành phố Vinh quy định mức sàn trên đơn vị khối lượng rác, còn cụ thể bao nhiêu thì tùy thuộc vào hương ước của các đơn vị cơ sở.Đây là cơ chế đúng đắn vì tùy thuộc vào mức sống hay đặc điểm nghề nghiệp, kinh doanh mà có lượng rác xả thải là khác nhau về thành phần và khối lượng chính vì thế mức thu phí đánh giá theo mức xả thải là hoàn toàn hợp lí nhất.
Nhược điểm:
Mức phí trên tại thời điểm năm 2008 là còn thấp, chưa đủ để đầu tư kinh phí để thu gom và xử lí triệt để,Cần có mức phí rộng, áp dụng cho nhiều đối tượng
ĐỀ XUẤT:
Cần sớm áp dụng công tác phân loại rác, để giảm thiểu chi phí thu gom, phân loại cũng như xử lý
Nên cung cấp thêm cho người dân những túi nilon dễ tiêu với khối lượng nhất định ( 1kg chẳng hạn) để người dân để rác thải vào những túi đó và cho vào những thùng phù hợp. Và việc đếm những túi như thế có thể sẽ xác định được tương đối chính xác lượng rác thải ra với những thành phần như thế nào.
Với những túi rác có thể tái chế được như rác hữu cơ, đồ nhựa (vỏ chai, lọ …) thì chúng ta khuyến khích và có thể đổi lấy những vật chất, ví dụ như 1kg rác hữư cơ có thể đổi lấy 1 đồng xu may mắn, và 10 đồng xu may mắn có thể đổi được một túi sử dụng nhiều lần thân thiện môi trường…
2.3. Công cụ pháp luật
Văn bản số 59/2007/NĐ-CP: ngày 09 tháng 04 năm 2997 Về quản lý chất thải rắn.
Văn bản số 23/2006/QĐ-BTNMT: Ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006 Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Văn bản số 12/2006/TT-BTNMT: Ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy.
Văn bản số 12/2006/TT-BTNMT: Ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy.
Văn bản số 74/2007/QĐ-UBND: Quyết định Ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định sô 137 của UBND thành phố Vinh về việc thu phí chất thải và một số văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác BVMT nói chung và quản lí chất thải sinh hoạt nói riêng trên địa bàn thành phố Vinh
Ưu điểm:
Từ khi các văn bản này đuợc ban hành công tác quản lí chất thải sinh họat từng buớc đi vào nề nếp, thành phố Vinh đã tiến hành phân cấp quản lí, vệ sinh đuờng phố rõ ràng cho các cấp
Nhược điểm:
Hệ thống các văn bản về quản lí chất thải sinh hoạt còn chưa đầy đủ, đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển công tác thu gom, vận chuyển, xử lí chất thải, xã hội hóa ( bao gồm sự tham gia của cộng đồng và xúc tiến tư nhân hóa).
2.4. Công cụ giáo dục truyền thông
Các cấp quyền chính quyền đã quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục: như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi truờng, tuyên truyền, phát tờ rơi về bảo vệ môi truờng..... nhưng chưa thật thật hiệu quả vì thiếu tính liên tục.
ĐỀ XUẤT:
- Đưa phần mềm giáo dục môi trường vào giáo dục trong nhà trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thế hệ trẻ của thành phố
3. Khả năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Xử lý CTR là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý CTR (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý CTR đóng vai trò quan trọng trong BVMT - PTBV, bởi nó không chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ CTR (nếu không xử lý hoặc xử lý không hiệu quả, không đúng quy trình, yêu cầu), mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm qua, nước ta đã áp dụng một số công nghệ để xử lý CTR. Tuy nhiên, rất nhiều đô thị vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp. Hiện nay, các đô thị nước ta chủ yếu vẫn chôn lấp CTR chưa đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao. Chính vì vậy, cần hiểu rõ công nghệ và phương pháp lựa chọn công nghệ xử lý CTR.
3.1. Các công nghệ xử lý CTR
3.1.1 Chiến lược 3RVE
Hiện nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong quản lý và xử lý CTR. Đó là: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sử dụng lại), Recycle (tái sinh, tái chế), Validate (nâng cao giá trị chất thải bằng cách áp dụng các công nghệ xử lý “sinh lợi” nhằm thu hồi lại vật chất và năng lượng từ CTR. Cuối cùng, những thành phần còn lại không thể tận dụng được nữa phải xử lý thải bỏ (Eliminate), chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiên, khi chôn lấp cũng phải xem xét khả năng có thể thu hồi khí gas phục vụ cuộc sống. Chiến lược 3RVE được thể hiện thứ tự ưu tiên để lựa chọn phương thức quản lý và công nghệ xử lý (nghĩa là giảm thiểu, sử dụng lại, tái chế/tái sinh, nâng cao giá trị CRT và thải bỏ).
3.1.2. Các công nghệ xử lý CTR đang áp dụng trên thế giới
Tuỳ theo thành phần, tính chất, khối lượng CTR và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chọn công nghệ xử lý CTR cho thích hợp. Các công nghệ xử lý CTR được chia ra các loại sau:
- Theo mục tiêu xử lý, gồm có:
+ Xử lý nhằm sử dụng lại thu hồi sản phẩm – vật liệu, tái tạo tài nguyên... để giải quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Xử lý thải bỏ nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Theo nguyên tắc công nghệ , gồm có:
+ Xử lý sơ bộ (tách, phân loại, giảm thể tích, giảm kích thước chất thải).
+ Xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ yếm khí để xử lý các chất thải có thành phần hữu cơ).
+ Xử lý hoá học và nhiệt (đốt, thuỷ phân, chưng không có không khí, nhiệt phân...).
+ Xử lý cơ học (nén, ép kiện, nghiền)
Ngoài ra còn có một số công nghệ khác (hoá dầu, hydromex...)
Các loại CTR (sinh hoạt, công nghiệp, y tế), sau khi thu gom, phân loại tách các thành phần có thể tái chế, sử dụng lại thường được xử lý theo các công nghệ sau:
- CTR sinh hoạt: Ủ sinh học để chế biến phân compost, thu khí; chôn lấp (truyền thống và đặc biệt chế biến khí, SX phân Compost); đốt (có hoặc không thu hồi năng lượng).
- CTR công nghiệp: Nếu không nguy hại thì xử lý như CTR sinh hoạt; CTR nguy hại thì xử lý: đốt, chôn lấp đặc biệt (có xử lý trước bằng các phương pháp hoá lý, sinh học), ổn định hoá rắn.
- CTR y tế chứa nhiều thành phần nguy hại, cần xử lý: khử khuẩn (bằng các phản ứng hoá học trong những thiết bị đặc biệt, bằng nhiệt khô hoặc nhiệt ẩm, bằng vi sóng), đốt hoặc chôn lấp trong các hộc đặc biệt.
3.1.3. Các công nghệ xử lý CTR đang áp dụng ở các đô thị nước ta
Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng các công nghệ xử lý CTR sau: Chôn lấp, chế biến phân vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/tái sử dụng và xử lý chất thải bằng công nghệ ASC, Seraphin và công nghệ MBT - CD - 08.
3.1.3.1. Chôn lấp
* Hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTR là chủ yếu. Tuy nhiên, chỉ có 15/64 tỉnh/thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh/thành phố và 128 bãi cấp huyện/thị trấn). Năm 2006, cả nước có 98 BCL CTR đang hoạt động, trong đó chỉ có 16/98 BCL VS, 82/98 BCL không hợp vệ sinh, chỉ là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không hiệu quả.
* Về thực chất, đa số BCL CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác, chưa được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định BCLVS: vị trí gần khu dân cư (cách 200 - 500m, thậm chí có bãi chỉ cách 100m); không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp; không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí rác nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải tập trung xử lý triệt để (theo Quyết định 64/2003/QĐ - TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ) có 52 BCL CTR.
* Tình trạng chôn lấp chung CTR y tế và công nghiệp nguy hại chưa qua xử lý với CTR sinh hoạt còn phổ biến ở nhiều đô thị.
* Nhiều đô thị gặp khó khăn về địa điểm và quỹ đất xây dựng BCL.
Gần đây, một số đô thị đã xây dựng BCL CTRVS, bước đầu hoạt động có hiệu quả, điển hình là BCL Nam Sơn (Hà Nội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng)...
3.1.3.2. Chế biến phân vi sinh (compost)
Nước ta hiện có hơn 10 nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh. Các nhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50.000 tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất xử lý 250 tấn/ngày (công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hoóc Môn, TP HCM công suất 240 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng với công suất 200 tấn/ngày... Ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Sơn Tây, Huế, Ninh Thuận... cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo.
Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt. Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm với kết quả khả quan.
3.1.3.3. Thiêu đốt
Ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hợp xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ sử dụng công nghệ thiêu đốt đối với CTR y tế. Tính đến năm 2003, cả nước có 61 lò đốt CTR y tế, trong đó:
- 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài.
- 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải (nhưng chỉ có hai lò đốt vận hành thiết bị xử lý khí thải).
- 2/61 lò dốt công suất lớn sử dụng chung (công suất > 1 tấn/ngày) được đặt bên ngoài bệnh viện; các lò đốt khác đều đặt trong khuôn viên bệnh viện.
Tại thành phố Hà Nội, ngoài lò đốt chất thải y tế tập trung ở Cầu Diễn (công suất 3,2 tấn/ngày) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện, còn có lò đốt CTR công nghiệp nguy hại (công suất 150 kg/giờ) đã hoạt động từ năm 2003.
3.1.3.4. Tái chế/tái sử dụng
Ngoài chế biến rác hữu cơ thành phân bón, các thành phần khác (như nilon, nhựa, cao su...) cũng được chế biến thành hạt nhựa, ống cống và vật liệu xây dựng tại một số nhà máy. Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tinh, cao su... có trong rác thải (khoảng 20% CTR) được lực lượng “đồng nát” thu mua và đưa đi tái sử dụng/tái chế tại các làng nghề.
3.1.3.5. Các công nghệ khác (do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo).
Trong vài năm gần đây, nước ta xuất hiện một số công nghệ xử lý CTR do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo. Đáng kể là:
- Bộ Quốc phòng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xuân Kiên nghiên cứu chế tạo lò đốt CTR y tế với công suất nhỏ.
- Công ty Cổ phần Môi trường xanh nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạt thành phân Compost theo công nghệ Seraphin tại Đông Vinh (thành phố Vinh – Nghệ An) và tại Sơn Tây (Hà tây cũ).
- Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa – ASC nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạt thành phân compost theo công nghệ An Sinh (ASC) tại Thuỷ Phương (Huế).
- Công ty TNHH Thuỷ lực máy nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạt thành nhiên liệu đốt dân dụng và công nghiệp theo công nghệ MBT – CD – 08 tại thị trấn Đồng Văn (huyện Duy Tiên – Hà Nam).
Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận cũng tiếp nhận công nghệ xử lý CTR sinh hoạt do Việt Nam nghiên cứu chế tạo (100%), đang hoạt động tốt.
Vừa qua, Hội đồng KHCN Bộ Xây dựng đã tổ chức thẩm định, đánh giá và đề nghị cấp phép lưu hành công nghệ An Sinh, công nghệ Seraphin và công nghệ MBT – CD – 08. Xuất phát điểm của các công nghệ này do một đơn vị nghiên cứu thử nghiệm, sau này mới tách ra, nên về cơ bản, ý tưởng công nghệ và loại sản phẩm tạo ra của ASC và Seraphin là giống nhau; chỉ khác nhau về trang thiết bị máy móc và chất lượng sản phẩm. Riêng sản phẩm của công nghệ MBT – CD – 08 linh hoạt hơn (có thể tạo ra phân bón hoặc nhiên liệu đốt).
3.1.4. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR
3.1.4.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến định hướng xử lý CTR.
Hiện nay, vấn đề quản lý CTR đã được Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn trước. Hàng loạt các văn bản pháp quy ra đời (luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn) liên quan đến quản lý CTR, trong đó có xử lý CTR như:
- Chiến lược quản lý CTR các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định số 152/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/7/1999.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP về hướng dẫn thi hành luật BVMT 2005.
- Chỉ thị số 23/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quy hoạch quản lý CTR.
- Thông tư số 13/2007/TT - BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ - CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý CTR.
- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch đô thị (QCXDVN 01/2008). Theo định hướng xử lý CTR trong thời gian gần đây, nhất là từ sau khi Luật Bảo vệ Môi trường 2005 ra đời đã nêu rõ phải lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp, khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, phát triển công nghệ sạch, các công nghệ do trong nước nghiên cứu chế tạo, ưu tiên tái sử dụng, tái chế CTR, hạn chế tối đa khối lượng CTR chôn lấp (< 15%), đặc biệt là với các đô thị thiếu quỹ đất làm bãi chôn lấp.
3.1.4.2. Các yếu tố làm căn cứ lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn
Để lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị phải căn cứ:
- Thành phần, đặc tính và khối lượng chất thải rắn của địa phương
- Điều kiện cụ thể của địa phương:
+ Khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn
+ Phong tục tập quán
+ Có diện tích đất đai đáp ứng cho nơi xử lý
- Yêu cầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh Nghệ An.doc