CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 6
1.1: Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống đánh lửa. 6
1.1.1: Nhiệm vụ. 6
1.1.2: Yêu cầu. 6
1.2. Phân loại hệ thống đánh lửa. 6
1.2.1. Hệ thống đánh lửa thường. 6
1.2.2 Hệ thống đánh lửa Manhêtô. 8
1.2.3 Hệ thống đánh lửa bán dẫn. 9
1.2.3.1Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm điều khiển. 9
1.2.3.2 Hệ thống đánh lửa bán dẫn không có tiếp điểm. 10
a. Hệ thống đánh lửa bán dẫn sử dụng cảm biến điện từ. 10
b. Hệ thống đánh lửa bán dẫn sử dụng cảm biến quang. 11
1.2.4. Hệ thống đánh lửa điện tử. 13
1.2.4.1. Hệ thống đánh lửa gián tiếp. 13
1.2.4.2 Hệ thống đánh lửa trực tiếp. 14
a. Hệ thống đánh lửa sử dụng bobin đôi. 14
b. Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng bobin đơn. 15
1.3 Giới thiệu chung về xe VIOS 22
1.3.1 Khái quát chung về xe VIOS 22
1.3.2 Động cơ xe . 24
1.3.3 Thông số kỹ thuật về xe VIOS 25
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP TRÊN XE TOYOTA VIOS. 27
2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe Toyota Vios. 27
a. Cảm biến vị trí trục khuỷu (tín hiệu NE). 27
b.Cảm biến vị trí trục cam (tín hiệu G). 27
c. Cảm biến lưu lượng khí nạp (tín hiệu VG). 28
d. Cảm biến nhiệt độ nước (tín hiệu THW). 31
e. Cảm biến tiếng gõ (tín hiệu KNK). Cảm biến này phát hiện tiếng gõ động cơ. 32
f. Cảm biến ô xy (tín hiệu OX). 33
g. Cảm biến ô xy (tín hiệu OX). 34
2.1.1.1 .Vị trí lắp đặt. 38
2.1.1.2Cuộn đánh lửa có IC. 39
a. Cấu tạo. 40
b. Nguyên lý hoạt động. 41
c. Hoạt động của IC đánh lửa. 42
2.1.1.3 Buji. 45
2.1.1.4 . Bộ sử lý và điều khiển trung tâm ECU. 46
a. Vai trò của ECU (ELECTRIC CONTROL UNIT) 47
b. Sự điều khiển thời điểm đánh lửa. 47
c. Điều khiển góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh. 49
d . Nguyên lý hoạt động. 52
CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN 53
3.1: Giới thiệu chung về thiết bị chẩn đoán 53
3.1.1: Các thiết bị kết nối và giao thức 53
3.1.2: Các loại máy chẩn đoán 57
3.2: Khai thác kỹ thuật chung thiết bị chẩn đoán 60
3.2.1: Cấu trúc của máy chẩn đoán CARMAN SCAN VG 60
a. Kết cấu của thân máy chính 60
b. Bảng menu chính 65
c. Lựa đoán chọn chương trình chuẩn 67
d .Chương trình chuẩn đoán (Diagnosis Program) 70
2.2.3: Các chức năng của máy CARMAN SCAN VG 77
CHƯƠNG 4. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP TRÊN XE TOYOTA VIOS. 79
4.1.Những hư hỏng của hệ thống. 79
4.1.2 .Kiểm tra buji. 80
4.2: Khai thác hệ thống đánh lửa bằng thiết bị chuẩn đoán 82
4.2.1 Cách kết nối và lựa chọn chương trình chẩn đoán 82
a. Kết nối tới ô tô 82
b. Lựa chọn chương trình chẩn đoán 83
4.2.2 Khai thác hệ thống đánh lửa trên xe vios bằng thiết bị carman scan 86
4.2.3 Xây dựng một số bài thực hành trên thiết bị 94
4.2.3.1 Vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga để chẩn đoán 94
3.3.3.2 Vô hiệu hóa cảm biến vị trí trục cam để chẩn đoán 95
4.3: Giới thiệu một số mã lỗi, các nguyên nhân gây ra lỗi, và khoanh vùng khu vực hư hỏng 96
4.4: Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị chẩn đoán trên xe ô tô. 102
4.4.4: Các bước cơ bản xác định lỗi động cơ bằng thiết bị chuẩn đoán khi vào Garage 102
4.4.2: Việc đọc lỗi không thành công có thể do một số lý do sau 103
KẾT LUẬN 105
94 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác kỹ thuật hệ thống đánh lửa xe Vios, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố loại động cơ, việc hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm này phụ thuộc vào điều kiện sử dụng điều hòa hoặc chỉ hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm khi tốc độ cầm chừng bị giảm xuống dưới mức quy định.
1.3 Giới thiệu chung về xe VIOS
1.3.1 Khái quát chung về xe VIOS
Toyota Vios là phiên bản Sedan cỡ nhỏ ra đời năm 2003 để thay thế cho dòng Soluna ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc. Thế hệ đầu là một phần trong dự án hợp tác giữa các kỹ sư Thái Lan và những nhà thiết kế Nhật Bản của công ty Toyota và được sản xuất tại nhà máy Toyota Gateway, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. Thế hệ thứ 2 ra đời năm 2007. Nhưng không chỉ dừng lại ở thị trường Châu Á, những chiếc Sedan này dần được Toyota ra mắt tại các thị trường khác.
- Thế hệ đầu 2003-2007.
Kiểu thiết kế: Sedan 4 chỗ.
Động cơ: 1.3 và 1.5 lít.
Phần lớn các xe Vios tại thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được trang bị động cơ 1.5 lít trừ ở Philippines. Người dân nước này ưa chuộng phiên bản sử dụng động cơ nhỏ hơn với dung tích 1.3 lít.
Phiên bản đầu tiên được chế tạo dựa trên mẫu Toyota Platz. Nhờ cải tiến về ngoại thất, những chiếc Vios mang một dáng vẻ khác biệt, đặc biệt là phiên bản 2006.
Phiên bản này được chỉnh sửa khá nhiều với lưới tản nhiệt, đèn pha, đèn hậu được làm mới cùng với vành đúc và nội thất mới.
Thế hệ thứ 2 ( từ năm 2007 đến nay). Kiểu thiết kế: Sedan 4 chỗ.
Động cơ 1.5 lít.
Chiếc Vios mới là sự tái hiện lại mẫu Toyota Belta sedan ra mắt năm 2005. Toyota Belta còn có tên khác là Toyota Yaris (tên này chỉ có ở Mỹ, Nhật, Australia), Toyota Echo (tên gọi tại Canada) và Toyota Vitz. Nếu Vios chỉ có phiên bản sedan thì Belta có thêm phiên bản hachtback.
Toyota Vios 2007 vẫn sử dụng động cơ cũ (năm 2003) I4, ký hiệu 1NZ-FE 1.5L DOHC tích hợp công nghệ điều khiển van biến thiên VVT-i. Công suất cực đại của
động cơ là 107 mã lực, mô men xoắn tối đa 144 Nm. Tuy nhiên, khung gầm thiết kế hoàn toàn mới.
Phiên bản Vios mới 1.5E 5 số sàn được nâng cấp từ Vios 2003 1.5G 5 số sàn, còn phiên bản 1.5G mới 4 số tự động lần đầu tiên được ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Toyota Vios 2007 có kích thước lớn hơn xe đời cũ. Trang bị an toàn và tiện nghi có nhiều cải tiến. Về ngoại thất, thay đổi lớn nhất là lưới tản nhiệt có cấu trúc hình chữ V, cụm đèn hậu nhô ra ngoài, đèn xi nhan tích hợp trên gương, vành hợp kim thiết kế mới,...
1.3.2 Động cơ xe .
- Loại động cơ : 1NZ-FD 4 xi lanh , thẳng hàng , 16 van .
- Với trục cam kép (DOHC) và hệ thống điều khiển van nạp thông minh(VVT-i) chức năng “Cranking hold” sẽ duy trì mô tơ khởi động ở trạng thái hoạt động không cần phải giữ chìa ở vị trí start.
- ECU động cơ tích hợp chức năng điều khiển hộp số HCTình
Hình 2: Động cơ 1NZ-FD
1.3.3 Thông số kỹ thuật về xe VIOS
Kích thước: (dài x rộng x cao) 4300 x 1700 x 1460 (mm).
HÌnh 1.3 Kích thước xe vios
Thông số
Toyota Vios
Kích thước tổng thể D x R x C (mm)
4.300 x 1.700 x 1.470
Kích thước tổng thể bên trong D x R x C (mm)
1.895 x 1.420 x 1.205
Chiều dài cơ sở (mm)
2.550
Chiều rộng cơ sở trước/sau (mm)
1.480 / 1.470
Khoảng sáng gầm xe (mm)
150
Bán kính vòng quay tối thiểu (mm)
5,1
Khối lượng không tải (kg)
1.110 - G CVT/ 1.105 - E CVT/ 1.075 E MT
Khối lượng toàn tải (kg)
1.550
Dung tích khoang hàng lý (lít)
506
Dung tích bình chứa nhiên liệu (lít)
42
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP TRÊN XE TOYOTA VIOS.
2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe Toyota Vios.
* Nguyên lý kết cấu các cảm biến
a. Cảm biến vị trí trục khuỷu (tín hiệu NE).
Cảm biến này phát hiện góc quay trục khuỷu và tốc độ động cơ.
Tín hiệu NE được tạo ra bởi khe hở không khí giữa cảm biến và các răng trên chu vi của rô to tín hiệu NE lắp trên trục khuỷu. Tùy loại mà cảm biến có 12, 24, 34 răng và có hai răng khuyết. Khu vực có hai răng khuyết được sử dụng để phát hiện góc quay trục khuỷu, nhưng nó không phát hiện được điểm chết trên của kỳ nén hoặc xả.
ECU kết hợp hai tín hiệu NE và G để xác định chính xác góc quay trục khuỷu.
Không có tín hiệu này động cơ không thể hoạt động.
b.Cảm biến vị trí trục cam (tín hiệu G).
Cảm biến này phát hiện góc quay chuẩn và thời điểm của trục cam.
Cấu tạo tương tự cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam có đĩa tín hiệu G có các răng, khi trục cam quay khe hở không khí giữa các vấu nhô ra trên trục cam thay đổi, sinh ra tín hiệu G. Tín hiệu được truyền đi như một thông tin về góc chuẩn của trục khuỷu đến ECU động cơ. Kết hợp với tín hiệu NE để ECU xác định đúng thời gian phun nhiên liệu, thời điểm đánh lửa.
Cảm biến lưu lượng khí nạp (tín hiệu VG).
Phát hiện khối lượng khí nạp.
Là loại dây sấy, được lắp vào đường nạp để đo trực tiếp lưu lượng không khí nạp.
Hoạt động:
Dòng điện chạy vào dây sấy và làm cho nó nóng lên. Khi có luồng khí thổi qua sẽ làm nguội dây sấy. Bằng cách điều chỉnh dòng điện vào dây sấy để nhiệt độ dây sấy không đổi, dòng điện đó sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng không khí nạp. Sau đó có thể đo khối lượng không khí nạp bằng cách phát hiện dòng điện đó. Tín hiệu được truyền đến ECU động cơ bằng tín hiệu VG.
Khi sây sấy Rh được khí nạp làm mát, điện thế tại A- B sẽ chênh nhau. Bộ khuyêch đại tín hiệu sẽ xử lý và làm tăng điện áp đặt vào dây sấy. Nhiệt độ dây sấy tăng dẫn đến việc tăng tương ứng của điện trở cho đến khi điện thế ại A và B bằng nhau (các điện áp của các điểm A,B trở nên cao hơn). Bằng cách sử dụng mạch cầu này cảm biến lưu lượng khí nạp có thể đo khối lượng khí nạp bằng tín hiệu điện áp tại điểm B.
Cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall (tín hiệu VTA). Cảm biến bày phát hiện vị trí của bướm ga.
Được lắp trên cổ họng gió. Biến đổi vị trí của bướm ga thành tín hiệu điện áp và truyền về ECU động cơ.
Loại phần tử Hall:
Gồm mạch IC Hall, phần tử Hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm quay cùng bướm ga. Khi các nam châm quay thì từ thông gây ra bởi sự thay đổi vị trí các nam châm tạo ra điện áp của hiệu ứng Hall. Tín hiệu này được truyền đến ECU thành tín hiệu mở bướm ga.
Hiệu ứng Hall:
Hiệu ứng Hall làm chênh điện thế tại vị trí xảy ra dòng điện vuông góc với từ trường, khi một từ trường được đặt vuông góc với dòng điện chạy trong dây dẫn. Điện áp được tạo ra bởi độ chênh điện thế này thay đổi theo tỷ lệ mật độ từ thông đặt vào. Cảm biến dùng nguyên lý này để biến đổi sự thay đổi của vị trí bướm ga thành điện áp và đo chính xác sự thay đổi này
Cảm biến nhiệt độ nước (tín hiệu THW).
Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của nước làm mát.
Cảm biến nhiệt độ nước được gắn một nhiệt điện trở bên trong. Nhiệt độ càng thấp, trị số điện trở càng lớn và ngược lại. Sự thay đổi giá trị điện trở này được sử dụng để phát hiện các thay đổi về nhiệt độ nước làm mát.
Khi nhiệt độ của nước làm mát thấp, phải tăng tốc độ động cơ, góc đánh lửa sớm,...nhằm cải thiện khả năng làm việc và hâm nóng, vì thế nó không thể thiếu được với hệ thống điều khiển động cơ.
Cảm biến tiếng gõ (tín hiệu KNK). Cảm biến này phát hiện tiếng gõ động cơ.
Được gắn vào thân máy.gồm phần tử áp điện tạo ra một điện áp AC khi tiếng gõ gây ra rung động trong thân máy và làm biến dạng phần tử này. Tần số tiếng gõ của động cơ giới hạn từ 6 đến 13khz tùy loại động cơ.
Cảm biến ô xy (tín hiệu OX).
Cảm biến phát hiện nồng độ ô xy trong khí xả.
Cảm biến ô xy phát hiện nồng độ ô xy trong khí xả nhằm duy trì tỷ lệ không khí nhiên liệu lý thuyết.
Cảm biến được lắp trong đ ường ống xả. Gồm có 1 phần tử ziconi oxit (ZrO2),bên trong và bên ngoài đ ược bọc bằng 1 lớp platin mỏng. Không khí được dẫn vào bên trong cảm biến và bên ngoài cảm biến tiếp xúc với khí xả. ở nhiệt độ cao phần tử ziconi tạo ra một điện áp như là sự chênh lệch lớn giữa nồng độ ô xy phía trong và phía ngoài phần tử ziconi này. Platin đóng vai trò là chất xúc tác gây ra phản ứng hóa học giữa ô xy và cacbon monoxit (CO) trong khí xả. Khi hỗn hợp không khí- nhiên liệu nghèo phải có ô xy trong khí xả sao cho chỉ có một chênh lệch nhỏ về nồng độ ô xy bên trong và ngoài cảm biến, phần tử ziconi chỉ tạo ra điện áp gần Ov. Khi tỷ lệ không khí nhiên liệu giàu, hầu nhƣ không có ô xy trong khí xả vì vậy có sự chệnh lệch lớn giữa ô xy bên trong và bên ngoài cảm biến, phần tử ziconi phát ra giá trị điện áp xấp xỉ 1V. Căn cứ vào tìn hiệu Ox do cảm biến truyền đến, ECU sẽ tăng hoặc giảm luợng phun nhiên liệu để duy trì tỷ lệ không khí nhiên liệu lý thuyết.
Cảm biến phát hiện nồng độ ô xy trong khí xả.
Cấu tạo.
Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe Toyota Vios.
Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe Toyota Vios.
Hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe Toyota Vios gồm: ECU động cơ, các IC đánh lửa, cuộn dây đánh lửa và các buji.
2.1.1.1 .Vị trí lắp đặt.
ECU (ECM) động cơ Vios lắp trong khoang động cơ.
Vị trí cuộn đánh lửa và buji.
2.1.1.2Cuộn đánh lửa có IC.
Vị trí lắp đặt trên động cơ.
Cuộn đánh lửa có IC Toyota Vios.
Cấu tạo.
Công dụng: cuộn đánh lửa tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa hai điện cực của buji. Các cuộn sơ cấp và thứ cấp được quấn quanh lõi sắt từ. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn hơn số vòng của cuộn sơ cấp khoẳng 100 lần.
Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh lửa, còn một đầu của cuộn thứ cấp được nối với buji. Các đầu còn lại của các cuộn được nối với ắc quy.
Nguyên lý hoạt động.
Dòng điện trong cuộn sơ cấp.
Khi động cơ chạy, dòng điện từ ắc quy chạy qua IC đánh lửa vào cuộn sơ cấp, phù hợp với tín hiệu thời điểm đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra. Kết quả là các đường sức từ được tạo ra chung quanh cuộn dây có lõi ở trung tâm.
Ngắt dòng vào cuộn sơ cấp.
Khi động cơ tiếp tục chạy, IC đánh lửa nhanh chóng ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp phù hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra. Kết quả là từ thông của cuộn sơ cấp bắt đầu giảm. Vì vậy, tạo ra một sức điện động chống lại sự giảm từ thông hiện có, thông qua sự tự cảm của cuộn dây sơ cấp và cảm ứng tương hỗ của cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một điện thế khoảng 500V trong cuộn sơ cấp và hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của cuộn thứ cấp tạo ra một điện thế khoảng 30KV. Điện thế này làm buji phát ra tia lửa. Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dòng sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp càng lớn.
Hoạt động của IC đánh lửa.
IC đánh lửa thực hiện một cách chính xác sự ngắt dòng sơ cấp đi vào cuộn đánh lửa phù hợp với tín hiệu điều khiển đánh lửa do ECU động cơ phát ra.
Tín hiệu thời điểm đánh lửa IGT.
Khi tín hiệu IGT chuyển từ ngắt sang đóng, IC đánh lửa bắt đầu cho dòng điện vào cuộn sơ cấp.
+ Điều khiển dòng không đổi: khi dòng sơ cấp đã đạt đến một trị số xác định, IC đánh lửa sẽ khống chế cường độ cực đại bằng cách điều chỉnh dòng.
+ Điều khiển góc đóng tiếp điểm: để điều chỉnh quãng thời gian (góc đóng) tồn tại của dòng sơ cấp: thời gian cần phải giảm xuống khi tốc độ của động cơ tăng lên. Khi tín hiệu IGT chuyển từ đóng sang ngắt, IC đánh lửa sẽ ngắt dòng sơ cấp, thời điểm dòng sơ cấp bị ngắt, điện thế hàng trăm vôn được tạo ra trong cuộn sơ cấp và hàng chục ngàn vôn được tạo ra trong cuộn thứ cấp, làm buji
phóng ra tia lửa
Tín hiệu thời điểm đánh lửa IGT được bật ON ngay trước khi thời điểm đánh lửa được ECU tính toán và sau đó tắt đi. Khi tín hiệu IGT bị ngắt, các buji sẽ đánh lửa.
- Tín hiệu phản hồi đánh lửa IGF.
IC đánh lửa thực hiện chính xác sự ngắt dòng sơ cấp đi vào cuộn đánh lửa phù hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra. Sau đó, IC đánh lửa truyền một tín hiệu khẳng định IGF cho ECU phù hợp với cường độ của dòng sơ cấp. Tín hiệu IGF được phát ra khi dòng sơ cấp đạt đến một trị số đã được ấn định IGF1. Khi dòng sơ cấp vượt quá trị số đã định IGF2 thì hệ thống sẽ xác định rằng l ượng dòng cần thiết đã chạy qua và cho phát tín hiệu IGF để trở về điện thế ban đầu.
Nếu ECU không nhận được tín hiệu IGF, nó xác định rằng đã có sai sót trong hệ thống đánh lửa, để ngăn chặn sự quá nhiệt ECU sẽ cho ngừng phun nhiên liệu và lưu giữ sự sai sót này trong chức năng chẩn đoán. Tuy nhên ECU không thể phát hiện ra các sai sót trong mạch thứ cấp vì nó chỉ kiểm soát mạch sơ cấp để nhận tín hiệu IGF.
Sơ đồ vị trí giắc cắm:
C11, C12, C13, C14 : giắc cắm vào cuộn đánh lửa và IC. C23: giắc cắm vào ECU (ECM)
2.1.1.3 Buji.
Buji NGK BKR5EYA lắp trên Toyota Vios.
Cấu tạo buji
Mô tả: điện thế cao trong cuộn thứ cấp làm phát sinh tia lửa giữa điện cực trung tâm và điện cực nối đất để đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu đã được nén trong xy lanh.
Buji sử dụng trên xe Toyota Vios 2007 là: NGK BKR5EYA hoặc DENSO K16- RU.
Các thông số của buji:
Điện trở tiêu chuẩn 10 MΩ trở lên.
Khe hở điện cực tối đa: 1.1 mm (0.043 in).
Khe hở điện cực: 0.7 – 0.8 mm (0.028 – 0.032 in) với buji mới.
2.1.1.4 . Bộ sử lý và điều khiển trung tâm ECU.
ECU Vios
Vai trò của ECU (ELECTRIC CONTROL UNIT)
ECU nhận các tín hiệu từ các cảm biến và tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu theo các tình trạng của động cơ và truyền tín hiệu IGT (tín hiệu đánh lửa) tới IC đánh lửa
Sự điều khiển thời điểm đánh lửa.
Điều khiển khi khởi động.
Điều khiển đánh lửa lúc khởi động được thực hiện bằng việc tiến hành đánh lửa ở góc quay trục khuỷu được xác định trước. Góc quay trục khuỷu được gọi là góc thời điểm đánh lửa ban đầu.
Khi khởi động, tốc độ của động cơ thấp và khối lượng không khí nạp chưa ổn định nên không thể sử dụng tín hiệu VG để điều chỉnh. Vì vậy, thời điểm đánh lửa được đặt ở góc thời điểm đánh lửa ban đầu. Góc thời điểm đánh lửa ban đầu được đặt trong IC dự trữ trong ECU động cơ. Ngoài ra tín hiệu NE được dùng để xác định khi động cơ đang được khởi động và tốc độ động cơ là 500 vòng/phút hoặc nhỏ hơn cho biết việc khởi động đang xảy ra.
Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động.
Việc điều chỉnh góc đánh lửa sau khi khởi động được thực hiện bằng góc thời điểm đánh lửa ban đầu, góc đánh lửa sớm cơ bản, được tính toán theo tải trọng và tốc độ động cơ và các hiệu chỉnh khác nhau.
Đây là việc điều chỉnh khi động cơ đang chạy sau khi đã khởi động. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách tiến hành các hiệu chỉnh khác nhau đối với góc thời điểm đánh lửa ban đầu và góc đánh lửa sớm cơ bản.
Thời điểm đánh lửa = góc thời điểm đánh lửa ban đầu + góc đánh lửa sớm + góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh.
Khi thực hiện việc điều chỉnh đánh lửa sau khi khởi động, tín hiệu IGT được bộ sử lý tính toán và truyền qua IC dự trữ này.
Điều khiển góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh.
Hiệu chỉnh để hâm nóng.
Khi nhiệt độ nước làm mát thấp, góc đánh lửa sớm hơn để cải thiện khả năng làm việc. Góc đánh lửa sớm lên xấp xỉ 15 độ
Hiệu chỉnh khi quá nhiệt độ.
Khi nhiệt độ của nước làm mát quá cao thời điểm đánh lửa được làm muộn đi để tránh tiếng gõ và quá nóng. Góc làm muộn được hiệu chỉnh tối đa là 5 độ.
Hiệu chỉnh để tốc độ chạy không tải được ổn định.
Nếu tốc độ chạy không tải cao khi khởi động vẫn tiếp tục hoặc tốc độ động cơ.vượt quá tốc độ không tải chuẩn thì ECU sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa muộn đi để động cơ chạy ở tốc độ không tải chuẩn. ECU liên tục tính toán tốc độ trung bình của động cơ, nếu tốc độ động cơ giảm xuống dưới tốc độ không tải chuẩn, ECU sẽ điều khiển làm sớm thời điểm đánh lửa lên. Góc thời điểm đánh lửa có thể được hiệu chỉnh tối đa là +-5 độ.
Hiệu chỉnh tiếng gõ.
Khi tiếng gõ xảy ra trong động cơ, cảm biến tiếng gõ biến đổi độ rung gây ra bởi tiếng gõ thành tín hiệu điện áp KNK, ECU sẽ xác định độ lớn của tiếng gõ để hiệu chỉnh. Khi tiếng gõ mạnh thời điểm đánh lửa bị muộn nhiều, khi tiếng gõ ít thì thời điểm đánh lửa bị muộn ít. Khi hết tiếng gõ ECU ngừng làm muộn thời điểm đánh lửa và làm sớm nó lên một chút so với thời điểm đánh lửa chuẩn. Góc thời điểm đánh lửa được làm muộn tối đa là 10 độ.
Các hiệu chỉnh khác.
+ Hiệu chỉnh phản hồi tỷ lệ không khí- nhiên liệu: trong lúc hiêu chỉnh, tốc độ động cơ sẽ thay đổi theo lượng không khí-nhiên liệu. Để duy trì tốc độ không tải ổn định, thời điểm đánh lửa được làm sớm lên hay muộn đi tùy theo lượng phun nhiên liệu. Việc hiệu chỉnh này không được thực hiện khi xe đang chạy.
+ Hiệu chỉnh chuyển tiếp: khi thay đổi tốc độ thời điểm đánh lửa được làm sớm lên hay muộn đi theo sự tăng tốc.
Điều khiển góc đánh lửa sớm nhất và nhỏ nhất.
Khi có sự cố đối với thời điểm đánh lửa được xác định trước từ thời điểm đánh lửa ban đầu, góc đánh lửa sớm cơ bản và góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh nó sẽ có hại tới hiệu suất của động cơ. Để ngăn chặn điều này, ECU sẽ điều chỉnh góc đánh lửa thực tế (thời điểm đánh lửa) để làm cho tổng của góc đánh lửa sớm cơ bản và hiệu chỉnh lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc đánh lửa chuẩn.
d . Nguyên lý hoạt động.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa trực tiếp
ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và xác định thời điểm đánh lửa tối ưu. ECU động cơ gửi tín hiệu đánh lửa IGT đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa, tín hiệu đánh lửa IGT được gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa của động cơ (1-3-4-2). Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp được ngắt đột ngột sẽ sinh ra dòng điện cao áp. Tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ khi dòng sơ cấp vượt quá một trị số đã định. Dòng cao áp phát ra từ cuộn thứ cấp sẽ được dẫn đến buji và gây đánh lửa.
CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3.1: Giới thiệu chung về thiết bị chẩn đoán
3.1.1: Các thiết bị kết nối và giao thức
I. Màn hình LCD 7 inch & có đầu ra VGA
800*400 pixel
Rất tốt cho việc huấn luyện và hội thảo
Màn hình đầy đủ màu sắc cho các chương trình, thông tin bảo dưỡng và các chỉ dẫn
II. Ổ cứng 40GB
Có thể lưu trực tiếp dữ liệu lớn.
2. Lưu trữ và tìm kiếm các thông tin bảo dưỡng.
III. Dao động WINDOWS@CE.NET
1.Menu thân thiện với người sử dụng cùng với hướng dẫn sử dụng
Đưa ra nhiều bài kiểm tra.
IV. Mạng LAN
1. Tìm kiếm thông tin lưu trữ trên internet
V. Sự đa dạng chức năng giao diện cùng USB
1. Máy ảnh USB, máy in và chuột ( mở rộng
Danh sách phụ kiện
3.1.2: Các loại máy chẩn đoán
* Máy chẩn đoán Intelligent tester II (ITII):
Thiết bị chẩn đoán giành cho xe TOYOTA và xe LEXUS
Hình 1.4 Máy chẩn đoán Intelligent tester II
Phần mềm cho ITII được thiết kế và phát triển theo quan điểm định hướng bởi người dùng. Chức năng tự động dò tìm và nhận diện hệ thống điều khiển điện tử của xe mà không cần biết Model của xe. Các phím tắt cho các chức năng thường sử dụng để đơn giản cho việc vận hành.
Intelligent Viewer là phần mềm trên máy tính để phân tích, lưu trữ và in dữ liệu từ ECU được sao chụp bởi ITII. Các file dữ liệu được lưu trữ có thể được truyền đi bằng việc đính kèm trong email. Hồ sơ lập trình ECU.
Các hệ thống có thể kiểm tra và tính năng của máy:
Động cơ hộp số/ABS/TRC/ESP/Túi khí.
Chống trộm, khóa cửa.
ICM, hành trình, giảm chấn, điều hòa/EPS.
Ghi dao động.
Kiểm tra cảm biến và cơ cấu chấp hành.
Kiểm tra cuộn đánh lửa sơ cấp và thứ cấp (tùy chọn).
Đo dao động đơn.
Đo dao động kép.
Ghi nhớ và xem lại sau.
Đồng hồ đo đa năng hiện số.
Hệ thống chuyên dụng đo áp suất, tần số, tỷ lệ làm việc.
Chức năng chính của ITII:
Đọc và xóa lỗi, Chuỗi dữ liệu, Vẽ biểu đồ chuỗi dữ liệu, Lập trình bộ điều khiển, Tự kiểm tra trạng thái của thiết bị kiểm tra, Ghi nhớ và xem lại, Chức năng điều khi, hai chiều các cơ cấu chấp hành một cách đồng thời.
Phụ kiện của máy:
Thân chính.
Đầu đo.
Cáp đo dao động.
Dây nguồn.
* Máy chẩn đoán Launch X431
Hình 1.5 Máy chẩn đoán Launch X431
Launch X431: là thiết bị kiểm tra quét lỗi tự động cho ôtô hiện đại. Sản phẩm là phát minh mới nhất dựa trên hệ thống điện ôtô và công nghệ thông tin. Hệ thống kiểm tra mở ôtô không chỉ là công nghệ chuẩn đoán hàng đầu trên thế giới mà còn là xu hướng và giải pháp ưu việt cho tương lai.
Người dùng có thể cập nhật dữ liệu cho từng đời xe tùy thích qua internet hoặc khi có yêu cầu. Hơn 100 upgrades (nâng cấp) được cung cấp hàng năm nhằm đáp ứng và theo kịp những model xe mới.
Sử dụng hệ điều hành mở dựa trên nền tảng hệ thống LINUX với sự trợ giúp của hộp thông minh và các đầu cắm chuẩn đoán, thiết bị kiểm tra có thể thực hiện các chức năng như đọc lỗi code, xóa lỗi code, đọc thông số dữ liệu kiểm tra trên động cơ xe, hộp số A/T, hệ thống phanh ABS, túi khí và hệ thống điều khiển trung tâm. Các chức năng khác bao gồm actuation test, kết nối với máy tính.v.v...
Trang bị cổng kết nối tiêu chuẩn cho phép kết nối với tất cả các loại xe, thiết bị kiểm tra cung cấp chức năng PDA như nhận dạng chữ viết tay, phần mềm quản lý thông tin cá nhân, từ điển song ngữ Anh-Trung Quốc, máy tính và trò chơi điện tử.
Các hãng xe có máy X431 thể chẩn đoán:
Hình 1.6 Các hãng xe máy X431 có thể chẩn đoán
Các bộ phận chính
Hình 1.7 Các phụ kiện đi kèm máy X431
TT
TÊN BỘ PHẬN
1
X431 Bảng điều khiển chính
2
Máy in mini
3
Thẻ nhớ CF
4
Dây cáp USB
5
Bộ đọc thẻ nhớ CF bằng cổng USB
6/7
Bộ phận kết nối chuẩn đoán
8
Dây nối nguồn 220V.
9
Cáp lấy nguồn từ đầu châm thuốc lá
10
Dây cáp nguồn ắc quy
11
Bộ đổi nguồn điện 220v
12
Cáp chuyền dữ liệu.
13
Hộp xử lý dữ liệu (Smart Box)
Chức năng chính của máy Launch X431 là:
Đọc lỗi.
Xóa lỗi.
Đọc dữ liệu hiện thời.
Kích hoạt kiểm tra.
Cài đặt lại bộ nhớ.
Chrysler, Citroen, Fiat / AlfaRomeo/ lancia
3.2: Khai thác kỹ thuật chung thiết bị chẩn đoán
3.2.1: Cấu trúc của máy chẩn đoán CARMAN SCAN VG
a. Kết cấu của thân máy chính
* Phần mặt trước của máy
Hình 3.1: Phía trước của thân máy chính
1- Đèn báo tình trạng
Thể hiện tình trạng của máy.
2- Phím điều khiển phải
Khi lựa chọn các mục, sử dụng các phím này để di chuyển lên, xuống, sang trái, sang phải. (Chức năng của các phím bên tay phải có thể được thay đổi với những phím điều khiển bên tay trái (10).
3- Phím vào/ra
Với những phím này ta có thể bắt đầu, xóa bỏ, thoát, hay lùi lại một bước trong chương trình.
4- Phím trợ giúp
Khi ấn phím này thì sẽ cho ta trợ giúp về các chức năng và cách sử dụng máy.
5/7- Loa
Cổng âm thanh ra của máy
6- Phím chức năng đặc biệt
(F1-F5)
Sử dụng để chạy các chương trình ứng dụng hay chức năng đặc biệt.
8- Nút nguồn
Sử dụng để tắt hay bật máy. Ấn giữ 3s hoặc hơn để tắt hay bật nguồn của máy.
9- O/X
Dùng để lựa chọn có hoặc không khi xóa các mã lỗi hoặc khởi động phần tử tác động.
10- Phím điều khiển trái
Giống phần 2. Nó có thể thay thế chức năng của các phím trong phần 2.
11- LCD
Màn hinh hiển thị.
Mặt phía bên phải của máy
Hình 3.2: Phía mặt bên phải của thân máy chính
Cổng kết nối tai nghe
Dùng để kết nối tới tai nghe. Cung cấp chân cắm loại nhỏ 3.5mm.
Mặt phía bên trái của máy
Hình 3.3: Phía mặt bên trái của thân máy chính
1- Cổng kết nối với màn hình bên ngoài
Dùng để kết nối tới màn hình bên ngoài như màn hình CRT, màn hình LCD
2- Cổng kết nối bàn phím
Dùng để kết nối bàn phím ngoài.
3- Cổng kết nối tới hệ thống mạng LAN
Dùng để cắm cáp nối mạng LAN.
Mặt phía trên đầu của máy
Hình 3.4: Mặt phía trên đầu của máy
1- Cổng nguồn
Bộ kết nối để kết nối tới bộ biến đổi nguồn hoặc nguồn trên xe.
2- Cổng kết nối chuẩn RS 232
Dùng để kết nối với cáp chuẩn RS 232.
3- Cổng kết nối cáp thông tin DLC
Dùng để kết nối với cáp thông tin DLC: cáp dùng để chẩn đoán ô tô.
4/5- Cổng USB
Dùng để kết nối nối tới các thiết bị khác dùng chuẩn USB 2.0 hoặc 1.1 như máy in
6- Cổng kết nối với cáp của thiết bị chỉ báo
Cổng này dùng để kết nối cáp cho thiết bị dao động kế hoặc vạn năng kế.
Mặt phía sau của máy
Hình 3.5: Mặt phía sau của máy
1- Bút dùng cho bảng điều khiển cảm ứng
Vị trí này dùng để đặt bút sau khi sử dụng.
2- Giá đỡ
Giá đỡ này giúp cho việc đặt máy tạo ra một góc nghiêng tạo điều kiện làm việc dễ dàng.
3- Nắp đậy bảo vệ pin
Nắp đậy và bảo vệ pin
4- Lỗ thông gió
Lỗ thông gió dùng để tản nhiệt cho thiết bị. Khi ta bật nút nguồn thì quạt tản nhiệt sẽ quay để làm mát máy.
Nhóm đèn báo tình trạng
Hình 3.6: Nhóm đèn báo tình trạng
1- Đèn báo nguồn
Đèn này sẽ sáng khi máy được cắm với nguồn AC(từ bộ chuyển nguồn hoặc từ nguồn ô tô).
2- Đèn báo pin
Đèn này sẽ sáng khi năng lượng của pin được sử dụng.
3- Đèn LAN
Đèn này sáng khi cáp mạng LAN được cắm vào để kết nối tới máy tính khác hoặc kết nối vàp mạng internet.
4- Đèn báo ổ cứng (HDD)
Đèn sẽ sáng khi ổ cứng trong máy hoạt động.
5- Đèn DLC
Đèn này sẽ sáng khi kết nối cáp DLC với giắc DLC trên ô tô
6- TRIGGER
Đèn này sẽ sáng khi màn hình chức năng được sử dụng hoặc khi bộ kích hoạt dạng sóng được thể hiện.
b. Bảng menu chính
Cung cấp chức năng chẩn đoán xe ô tô và hiển thị thông số hiện thời của các cảm biến thông qua sự liên kết thông tin với xe chẩn đoán
Cung cấp các thông tin hỗ trợ cho việc chẩn đoán hệ thống điện động cơ. Bao gồm sơ đồ mạch điện và các thông số kỹ thuật khác.
Hiển thị các dữ liệu đã được lưu từ các cảm biến, dạng xung và hình ảnh chụp được.
Cung cấp dịch vụ internet khi kết nối qua cáp LAN.
Sử dụng 4 dải sóng, nó cung cấp chức năng đo xung đánh lửa sơ cấp và thứ cấp; các xung của cảm biến, cơ cấu khởi động Thêm vào một đồng hồ đo, một chức năng mô phỏng.
Cung cấp các chức năng: máy tính số, hiệu chỉnh màn hình cảm ứng và xem các file dữ liệu.
Cung cấp các chức năng download chương trình hay updates dữ liệu vào ổ cứng hay bộ nhớ trong của máy.
Cung cấp chức năng thay đổi hay sửa đổi các cài đặt cơ bản của máy.
Thể hiện trạng thái pin đang được sử dụng năng lượng hay đang được nạp năng lượng.
Hiện lên hay ẩn đi bàn phím để nhập dữ liệu trên màn hình.
Cung cấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_khai_thac_ky_thuat_he_thong_danh_lua_xe_vios.docx