Khách du lịch đến với lễ hội là đến với các di tích thắng cảnh như đình, chùa, miếu vì hầu hết các lễ hội đều diễn ra ở nơi có di tích lịch sử . Lễ hội cũng là nơI du khách có thể thưởng thức và tham gia các trò chơi dân gian, là dịp thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng dân tộc bằng hình thức dâng hương, tế lễ.
Lễ hội ở Sóc Sơn diễn ra vào ngày 6-7-8 tháng giêng trong đó lễ hội chính vào ngày mồng 6 . Hàng năm vào ngày này du khách hội tụ về đây rất đông đúc để tham gia lễ hội.
Lễ hội diễn ra với sự liên kết 7 xã trong vùng, mỗi xã được phân công rước một thứ tượng trưng cho những vật thiêng liên quan đến huyền thoại Thánh Gióng như rước dò hoa tre, rước voi, rước ngà voi, rước cỏ voi, rước cầu húc, rước cơI trầu, rước nữ tướng. Sau khi tế dâng lên Thánh Gióng và các vị thần linh có tổ chức cướp lộc
Đến khoảng 10/3 âm lịch kết thúc các hội, đền giống như các lễ hội ở Cổ Loa, đền Hùng
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác tiềm năng du lịch huyện Sóc Sơn phục vụ du lịch cuối tuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là chỉ tiêu về nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như gió, mưa, thành phần lí hoá của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác.
Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính mùa vụ mà nhân tố chính tác động đến tính mùa vụ là khí hậu.
Mùa du lịch cả năm thích hợp với du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng hoặc du lịch trên núi. Còn với các loại hình du lịch khác thì phụ thuộc vào khí hậu rất lớn. Ví dụ mùa hè có thể phát triển những loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch núi, đồi, đồng bằng… Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng mà du lịch cuối tuần rất thích hợp với loại hoạt động du lịch ngoài trời.
Khi con người phải sống trong bầu không khí ngột ngạt, ô nhiễm của công việc và môi trường rất cần đi đến những nơi có khí hậu mát mẻ trong lành. Do vậy hoạt động du lịch cuối tuần sẽ càng có khả năng thu hút khách hơn.
* Tài nguyên nước
Đối với hoạt động du lịch, thuỷ văn được xem như một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước như thể thao nước, nghỉ biển…
Nước là nguồn cung cấp cần thiết cho đời sống con người nói chung và khách du lịch nói riêng để uống, sinh hoạt hàng ngày.
Trong các nguồn tài nguyên nước cần phải nói đến nguồn tài nguyên nước khoáng có giá trị an dưỡng và chữa bệnh, thuận lợi cho phát triển du lịch chữa bệnh.
Đối với du lịch cuối tuần, các vùng ven sông hồ, các bãi biển gần thành phố là nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Những ao hồ có cá thả sẽ là điều kiện để phát triển loại hình câu cá- thú vui thích hợp với nhiều lứa tuổi.
* Động thực vật
Động thực vật là tài nguyên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành du lịch
Thực vật có chức năng làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm, giảm tiếng ồn, điều hoà nhiệt độ trong khu vực. Việc phát triển và bảo vệ các khu rừng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông hồ ở các vùng đồng bằng và thung lũng có giá trị khá lớn với loại hình du lịch cuối tuần.
Thực vật gắn liền với môi trường sống tự nhiên của động vật. Tài nguyên động thực vật có ý nghĩa lớn đối với du lịch tham quan tìm hiểu, khám phá thiên nhiên và nhất là du lịch săn bắn, thể thao.
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên do con người sáng tạo ra bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và các cơ sở văn hoá nghệ thuật.
Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản quý giá của mỗi địa phương, chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hoá nghệ thuật của quốc gia. Tham gia các di tích này giúp con người hiểu biết thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như truyền thống văn hoá đặc sắc của cha ông.
Các lễ hội truyền thống: đây là hình thức sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng phong phú là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, nêu lên những ước mơ, khát vọng của mình. Lễ hội cũng là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá từ nhiều thế hệ.
Nghề thủ công truyền thống: mỗi loại sản phẩm thủ công mang những nét riêng của tong địa phương. Đó là sự kết tinh của bàn tay và khối óc con người.
Bảo tàng : nơi lưu giữ các chứng tích lịch sử, tham quan bảo tàng sẽ giúp du khách hiểu thêm những gì diễn ra trong lịch sử và từ đó hướng về tương lai.
Tài nguyên nhân văn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh mỗi người dân Việt Nam. Hàng năm, nước ta đón một lượng du khách khá lớn tham quan tìm hiểu tài nguyên nhân văn kết hợp tài nguyên tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Bao gồm: mạng lưới và phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và hệ thông cung cấp điện nước.
* Mạng lưới và phương tiện giao thông
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu vì du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông.
Đặc điểm của du lịch cuối tuần là hạn chế về thời gian do đó điều này càng có ý nghĩa quyết định. Với mạng lưới và phương tiện giao thông thông xuyên suốt và đa dạng sẽ giảm bớt thời gian đi lại và tăng thời gian nghỉ ngơi giải trí cho du khách.
* Thông tin liên lạc:
Là một phần rất quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế . Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi những dòng thông tin khác nhau của xã hội, được thoả mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau.
Trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng không thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc. Nó đảm nhiệm việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các nước.
* Hệ thống cung cấp điện và cấp thoát nước
Đây là phương tiện hàng đầu trong việc đảm bảo điều kiện sinh hoạt bình thường cho du khách. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi , giải trí của du khách.
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, nên sự phát triển của ngành du lịch gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.
Việc đánh giá cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chuẩn chủ yếu:
Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch
Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kĩ thuật.
Thuận tiện cho du khách từ các nơi đến.
Nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch cần chú ý các thành phần chủ yếu sau:
Cơ sở lưu trú: là thành phần quan trọng và đặc trưng nhất trong toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch , thường được xây dựng gần những nơi có tài nguyên du lịch hoặc các đô thị, đầu mối giao thông.
Cơ sở ăn uống: đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người
Dịch vụ mua sắm và bán hàng lưu niệm
Cơ sở vui chơi giải trí
+ Các cơ sở thể thao
+ Các công trình phục vụ thông tin văn hoá: phòng chiếu phim, nhà hát,…
Cơ sở y tế
Các dịch vụ bổ sung khác: Trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim….
Các công trình này được xây dựng thường là để phục vụ nhân dân địa phương là chủ yếu còn đối với du lịch chúng có vai trò thứ yếu nhưng tại các điểm du lịch chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch.
Chương II:
Thực trạng khai thác du lịch
cuối tuần ở huyện Sóc Sơn
1. Giới thiệu khái quát về huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, giáp ranh với 4 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Sóc Sơn có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh kinh tế – xã hội.Chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiện toàn Hà Nội. Đồng thời Sóc Sơn được biết đến như là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc thủ đô và cũng là nơi có tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch , dịch vụ như hệ thống các di tích lịch sử , văn hoá , cách mạng của Huyện
Mang trong mình tiềm năng lớn trên đã và đang tạo điều kiện cho Sóc Sơn trở thành một trung tâm du lịch một khu nghỉ cuối tuần , gắn kết liên hoàn với khu Đại Lải- Xuân Hoà và khu du lịch Tam Đảo, tạo ra vùng du lịch văn hoá và sinh tháI hấp dẫn du khách.
Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lí hoạt động du lịch tại Sóc Sơn còn yếu. Phòng Văn hóa Huyện hầu như không thu thập các số liệu liên quan đến khách du lịch và các dịch vụ du lịch nên gây không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và quản lí phát triển hoạt động du lịch tại đây.
2. Tài nguyên du lịch cuối tuần ở Sóc Sơn
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
(Nguồn: Báo cáo một số số liệu cơ bản của huyện Sóc Sơn gửi lên Sở Du lịch Hà Nội).
Sóc Sơn thực sự có thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch trong vùng đặc biệt là du lịch cuối tuần.
* Địa hình:
Sóc Sơn là khu vực duy nhất của thành phố Hà Nội là vùng bán sơn địa mang tính chất chuyển tiếp giữa các núi hùng vĩ vùng Tây Bắc và đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Cấu trúc địa hình ở đây không phức tạp, độ cao nghiêng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam với độ dốc trung bình là 25 độ. Càng lên cao thì độ dốc càng lớn. Địa hình cao nhất là núi Đền có độ cao 300m là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ lại chưa bị bàn tay con người khai thác nhiều nên có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cuối tuần.
Nằm ở khu vực cách trung tâm thủ đô 40km về phía Bắc, kề bên sân bay Quốc tế Nội Bài, khu chế xuất Sóc Sơn và ngay sát tuyến đường cao tốc Hà Nội- Nội Bài đi qua là khu di tích đền Sóc, ngoài ra tại đây còn có 9 hồ nước khác nhau ( diện tích mặt nước khoảng 300ha), 1200ha rừng thông… Do vậy, Sóc Sơn là một khu vực lí tưởng để phát triển loại hình du lịch nghỉ ngơi cuối tuần cho người dân thành phố và các khu vực xung quanh.
* Khí hậu:
Sóc Sơn có khí hậu chung với khí hậu thành phố Hà Nội, mang sắc thái của khí nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên, do yếu tố địa hình đã tạo cho các thềm chân núi có nhiệt độ thấp hơn vùng kế cận 4 –5 0 C và mùa đông ấm áp hơn do có núi che chắn.
Nhiệt độ bình quân: 23,5 0 C
Lượng mưa bình quân:1680 mm/năm
Độ ẩm trung bình trong năm: 85% (có ngày đạt tới 100%)
Hướng gió chủ đạo: gió Đông Nam vào mùa hè và gió Đông Bắc vào mùa đông
Mưa là hiện tượng thời tiết gây trở ngại đối với du lịch đặc biệt là du lịch cuối tuần vì hoạt động này thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, tại các điểm du lịch lượng mưa càng thấp càng thuận lợi. Mùa mưa ở Sóc Sơn thường kéo dàI từ tháng 5 đến tháng 10, mưa trong mùa thường là mưa rào, mưa giông trong thời gian ngắn , do đó ít ảnh hưởng đến hoạt động du lịch cuối tuần.
Nhìn chung, khí hậu Sóc Sơn rất thuận lợi cho việc khai thác du lịch cuối tuần đặc biệt là vào mùa hạ.
* Nước
Trong khu vực hiện chưa có hệ thống cấp và thoát nước của thành phố. Nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của dân cư trong khu vực chủ yếu dựa vào nước giếng và nước mưa.
Hệ thống thuỷ lợi không đồng bộ, nhỏ, phân tán. Nước sạch phục vụ cho sinh hoạt , sản xuất công nghiệp, đô thị, và du lịch cực kì thiếu do nước mặt của sông Cầu , sông Cà Lồ bị ô nhiễm không dùng được.
Sóc Sơn có diện tích mặt nước hồ nhân tạo khá lớn (9 hồ – 300ha) song để phục vụ cho phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch chủ yếu ở hồ Đồng Đẽn và Đồng Quan.
Mặt khác, một vấn đề cần được quan tâm đối với hoạt động du lịch ở các hồ trong khu vực là mực nước trong hồ. Các hồ này được xây dựng trước hết cho mục đích thuỷ lợi, trong năm mức nước trong hồ có sự thay đổi để điều tiết thuỷ lợi nên có nhiều thời kì mưa ít mà hồ phải xả nước phục vụ việc chống hạn cho sản xuất, phun nước dập tắt các đám cháy rừng… làm mức nước hồ xuống thấp. Như vậy, cần có sự liên kết giữa việc phát triển du lịch với công tác thuỷ lợi để tạo sự hài hoà cho cả 2 bên.
* Sinh vật:
Đối với du lịch cuối tuần thảm thực vật và động vật có ý nghĩa rất quan trọng. Nơi có hệ động thực vật phong phú sẽ tạo nên môi trường trong lành làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên và tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với du khách.
Sóc Sơn mang trong mình nét hấp dẫn riêng khác với các vùng khác bởi hệ thống rừng có vào đây du khách mới thấy hết phong cảnh sơn thuỷ hữu tình của những đồi thông xanh mướt xen vào đó là hệ thống hồ , đập thơ mộng hơn nữa độ dốc đồi núi không lớn (81,6% diện tích đất có độ cao chưa đến 200m so với mực nước biển). Đây là điều kiện rất thuận lợi cho những chuyến picnic ngắn ngày của du khách.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nói đến Sóc Sơn không một người dân đất Việt nào lại không nghĩ ngay đến huyền thoại Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời bởi đây là biểu trưng cho tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Lịch sử văn hiến lâu đời để lại cho Sóc Sơn một kho tàng tài nguyên nhân văn đặc sắc. Nguồn tài nguyên này bao gồm các di tích lịch sử , văn hoá, lễ hội cổ truyền…
* Di tích lịch sử – văn hoá
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử trên mảnh đất huyền thoại Thánh Gióng, huyện Sóc Sơn lưu giữ nhiều di tích lịch sử – văn hoá. Tính đến tháng 6/2000, Sóc Sơn có 12 di tích được xếp hạng:
STT
Tên di tích
Địa chỉ
Năm xếp hạng
1
Đền Sóc Sơn
Xã Vệ Linh
1962
2
Đền Thanh Nhàn
Xã Thanh Xuân
1990
3
Đền Thuỵ Hương
Xã Phú Cường
1990
4
Đền Hương Gia
Xã Phú Cường
1990
5
Đình – chùa Phù Xá Đoài
Xã Phù Ninh
1991
6
Đình – chùa Đức Hậu
Xã Đức Hoà
1994
7
Đền Thắng Trí
Xã Minh Trí
1994
8
Đền Sọ
Xã Phù Lỗ
1997
9
Đình thượng Xuân Lai
Xã Xuân Thu
1997
10
Chùa Đại Bi
Xã Xuân Thu
1997
11
Đình Hạ Xuân Lai
Xã Xuân Thu
1997
12
Đình Hiền Lương
Xã Hiền Linh
1998
(Nguồn: Ban Quản lí Di tích và Danh thắng Hà Nội)
Các di tích và danh thắng ở Sóc Sơn nhìn chung được bảo tồn nhưng do vốn hạn hẹp và nhận thức chưa đầy đủ nên chưa được nâng cấp thoả đáng và phát sinh nhiều vấn đề như vệ sinh môI trường khu vực di tích, việc bảo vệ di tích của người dân. Duy chỉ có khu di tích lịch sử đền Sóc Sơn là một quần thể gồm các đền miếu thờ Thánh Gióng, thờ Phật, các vị thần được quan tâm tu tạo khá thường xuyên.
Hiện nay, ở các di tích đang có sự gia tăng các hàng quán của dân địa phương ( bán hương hoa, đồ ăn thức uống, đổi tiền lẻ, quà lưu niệm…) đã lấn vào khu vực vành đai bảovệ của di tích gây ảnh hưởng đến chất lượng di tích mất mĩ quan gây tâm lí không tốt cho du khách.
Phần lớn các di tích trong vùng đều được xây đựng ở những nơi có cảnh quan đẹp, liền kề với các đIểm tài nguyên tự nhiên nên có thể kết hợp thăm quan ngắm cảnh với các hoạt động vui chơi giải trí khác như cắm trại, đốt lửa trại…
Bên cạnh khu di tích đền Sóc, ẩn hiện trên triền núi khuất sau những rặng thông xanh mướt có một ngôi chùa mới được trùng tu tôn tạo mang tên NON NƯớC. Sở dĩ gọi là chùa Non Nước bởi mọi cảnh vật quanh chùa gắn với non xanh nước biếc , từ vị trí của chùa có thể nhìn ra rất xa mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ nơI đây. Mặc dù chùa đang tích cực được hoàn thiện song cũng đã có rất nhiều du khách tò mò khám phá về một mảnh đất được coi là khá linh thiêng này, mảnh đất hội tụ giá trị tâm linh hướng về Phật về sự tĩnh tại thanh thản của tâm hồn nơi có bức tượng PhậT THíCH CA MÂU NI bằng đồng đen, nặng 30 tấn, cao 6.5m lớn nhất Việt Nam.
* Lễ hội
Khách du lịch đến với lễ hội là đến với các di tích thắng cảnh như đình, chùa, miếu vì hầu hết các lễ hội đều diễn ra ở nơi có di tích lịch sử . Lễ hội cũng là nơI du khách có thể thưởng thức và tham gia các trò chơi dân gian, là dịp thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng dân tộc bằng hình thức dâng hương, tế lễ..
Lễ hội ở Sóc Sơn diễn ra vào ngày 6-7-8 tháng giêng trong đó lễ hội chính vào ngày mồng 6 . Hàng năm vào ngày này du khách hội tụ về đây rất đông đúc để tham gia lễ hội.
Lễ hội diễn ra với sự liên kết 7 xã trong vùng, mỗi xã được phân công rước một thứ tượng trưng cho những vật thiêng liên quan đến huyền thoại Thánh Gióng như rước dò hoa tre, rước voi, rước ngà voi, rước cỏ voi, rước cầu húc, rước cơI trầu, rước nữ tướng. Sau khi tế dâng lên Thánh Gióng và các vị thần linh có tổ chức cướp lộc…
Đến khoảng 10/3 âm lịch kết thúc các hội, đền giống như các lễ hội ở Cổ Loa, đền Hùng…
Lễ hội còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian thú vị gây hứng thú sâu sắc cho du khách như cờ người, cướp dò hoa tre…
Để khai thác hiệu quả hơn nữa hoạt động du lịch cuối tuần thiết nghĩ cần có sự quan tâm nhiều hơn, công phu hơn các lễ hội và tổ chức lễ hội ở những nơi có phong cảnh đẹp.
3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
3.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch, nó đảm bảo sự hài lòng của du khách trong quá trình di chuyển.
* Giao thông vận tải
Hoạt động du lịch gắn liền với việc di chuyển của con người nên giao thông vận tải là vấn đề then chốt. Đối với du lịch cuối tuần mạng lưới phương tiện giao thông càng có ý nghĩa quan trọng vì với lượng thời gian ngắn du khách tận dụng được thời gian để vui chơI giải trí thư giãn. Nếu giao thông không thuận tiện, du khách phải mất nhiều thời gian cho việc di chuyển như vậy chuyến đi khó đem lại sự hài lòng hoàn toàn cho khách.
Hiện tại huyện Sóc Sơn chỉ có một tuyến đường đi từ quốc lộ 3 vào khu vực đền Sóc. Kết cấu mặt đường rải đá, bề rộng từ 3-4 m . Ngoài ra , còn có tuyến đường từ quốc lộ 2 vào khu vực dã chiến phục vụ quốc phòng (xây dựng từ những năm chiến tranh) hiện đã xuống cấp mặt đường nhiều chỗ hang, hệ thống chiếu sáng chưa được xây dựng. Thực tế những năm vừa qua cho thấy tuyến đường này đang trở thành tuyến đường chính của khu vực. Lượng giao thông đi lại có chiều hướng gia tăng nhất là vào dịp lễ hội khiến mặt đường ngày càng chật hẹp.
Như vậy, mạng lưới đường để phục vụ cho đi lại của người dân địa phương và du khách nói riêng hầu như chưa có , các phương tiện giao thông cơ giới đi lại rất khó khăn.
Các tuyến đường giao thông chủ yếu:
4 tuyến quốc lộ:
+ Quốc lộ 2 qua huyện 17km
+ Quốc lộ 3 qua huyện 17km
+ Quốc lộ 18 đang thi công
+ Cao tốc Nội Bài- Hà Nội
Tuyến đường liên tỉnh:
+ Đường 16 qua huyện 6km
+ Đường liên xã, trục chính của huyện đã được trải nhựa 53 km
50% số thôn làng trong Huyện đã được bê tông hóa đường trục chính
Với hệ thống đường hàng không : sân bay Quốc tế Nội Bài ở huyện, tuy nhiên du lịch huyện chưa tận dụng được lợi thế này thường du khách từ sân bay về thẳng trung tâm thành phố.
Phương tiện giao thông: do đặc điểm của mạng lưới giao thông hiện nay nên phương tiện được sử dụng nhiều nhất tới các điểm du lịch cuối tuần trong khu vực là ô tô, xe máy và một phương tiện công cộng mới là xe buýt ( hiện có tuyến số 15)
* Thông tin liên lạc
Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, nó đảm bảo sự giao lưu cho khách và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp du lịch . Trong thời gian qua, Sóc Sơn đã có rất nhiều cố gắng nâng cấp mạng lưới thông tin liên lạc nhưng nhìn chung mạng lưới thông tin trong vùng chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin liên lạc . Hiện nay khu vực xã Phù Ninh, thị trấn Sóc Sơn được cấp nguồn thuê bao đIện thoại là 5000 số.
Do đặc điểm của khu vực này chủ yếu là đồi núi, làng xóm dân cư thưa nên mật độ thuê bao điện thoại rất thấp. Mạng lưới thông tin điện thoại còn sơ sài, chắp vá. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch cuối tuần nơi đây.
3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thiết lập và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Do mức độ khai thác du lịch chưa cao nên tại các điểm du lịch ở Sóc Sơn số lượng và chất lượng của các cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch còn hạn chế.
* Cơ sở lưu trú
Nhìn chung cơ sở lưu trú của các điểm du lịch ở Sóc Sơn còn rất nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao do xây dựng đã lâu, phòng cũ cảI tạo lại. Điều này là một bước cản rất lớn khi du khách muốn thực hiện lưu trú qua đêm ( Tour Du lịch cuối tuần 2 ngày).
* Cơ sở phục vụ ăn uống
ở hầu hết các đIểm du lịch trong khu vực Sóc Sơn đều có hàng ăn. Tuy nhiên các món ăn thì chưa được phong phú, trình độ chế biến chưa cao, chưa đảm bảo về chất lượng, các món đặc sản mang hương vị núi rừng còn hạn chế. Đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống chưa được thực sự quan tâm ở đây. (Theo phiếu điều tra- bảng hỏi du khách)
Chính vì thế khi du lịch cuối tuần ở đây khách du lịch thường tự chuẩn bị đồ ăn thức uống nên doanh thu từ hoạt động phục vụ ăn uống tại các khu du lịch của Huyện rất khiêm tốn.
* Dịch vụ thương mại
Toàn huyện có 2300 hộ kinh doanh thương mại, 1400 hộ kinh doanh dịch vụ, 850 nhà hàng , có 14 chợ nằm ở các vùng đông dân cư.
3.3. Nguồn khách (đối tượng khách du lịch)
Theo phỏng vấn trực tiếp Ban quản lí di tích đền Sóc, đối tượng khách du lịch chủ yếu đến đây là học sinh- sinh viên, các cặp tình nhân và khách du lịch đi cùng với gia đình. Do Sóc Sơn là điểm du lịch mới còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng… nên chưa thu hút được nhiều đối tượng khách như các địa danh du lịch khác
Theo bảng hỏi, lượng khách du lịch:
2 người chiếm 39%
2-7 người chiếm 16%
7-10 người chiếm 30%
Hơn 10 người chiếm 15%
4. Tổ chức quản lí , hoạt động du lịch ở Sóc Sơn
Việc tổ chức hoạt động quản lí ở Sóc Sơn còn nhiều yếu kém , không có một mô hình tổ chức , đIều hành thống nhất. Sự không thống nhất này dẫn đến việc khai thác tài nguyên du lịch lộn xộn, làm tổn hại đến môi trường du lịch. Toàn huyện có phòng văn hoá chuyên phụ trách về văn hoá du lịch Huyện, tuy nhiên việc quản lí không được quan tâm thường xuyên. Mặt khác, khu du lịch Sóc Sơn không bán vé nên việc quản lí nguồn khách du lịch và các hoạt động du lịch khác hiệu quả rất thấp.
Chương III:
Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cuối tuần ở Huyện Sóc Sơn
Du lịch cuối tuần là loại hình du lịch đã trở thành phổ biến tại nhiều nước trên thế giới bởi du khách cảm nhận rõ rệt lợi ích của hoạt động này. Theo nghiên cứu mới đây sau một kì nghỉ cuối tuần , du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn và làm hiệu quả trong 5 tuần sau đó. ở nước ta trong những năm qua nền kinh tế đã có nhiều bước tăng trưởng đáng kể và du lịch cuối tuần đã dần trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với người dân đặc biệt là các trung tâm đô thị như Hà Nội, TP. HCM.
Là khu vực có tiềm năng về tài nguyên du lịch, Sóc Sơn lại có vị trí thuận lợi ở gần các trung tâm đô thị như Hà Nội nên đây được coi là điểm đến du lịch tương đối hấp dẫn cho du khách. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc phát triển du lịch mới được thực sự quan tâm, Sóc Sơn đã và đang thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển du lịch (2001- 2020). Theo em, trong thời gian này phát triển du lịch cuối tuần là bước đi chính xác và hiệu quả nhất và sẽ là tiền đề cho sự phát triển hơn nữa của du lịch Sóc Sơn.
Điểm du lịch cuối tuần phải có một số tiêu chuẩn đặc trưng không giống như các điểm du lịch khác. Theo quan điểm hệ thống nhu cầu tâm lí của con người, nơi nghỉ cuối tuần phải có điều kiện:
Thoả mãn nhu cầu tự nhiên của con người:
Phải có quy hoạch nơi ăn, ở, vệ sinh hợp lí. Ngoài các bãi gửi xe an toàn, khu nghỉ cuối tuần phải có khoảng không gian để cắm trại, có khung lều trại cho thuê, có cửa hàng bán lương thực thực phẩm, cho thuê đồ nấu ăn…
Đảm bảo an toàn cho khách đến nghỉ
Điểm du lịch cuối tuần nên có các cơ quan chức năng để ngăn chăn hiểm hoạ, có thể đe doạ đến tính mạng và tài sản của du khách như chết đuối, hoả hoạn, trộm cắp, xung đột.
Thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí của khách và trở thành nơi trao đổi tình cảm tốt đẹp của con người: khoảng không gian dưới tán lá, thảm cỏ xanh hay ven bờ nước phục vụ mục đích vui chơi giải trí nhẹ nhàng là không thể thiếu được với điểm du lịch cuối tuần.
Qua phân tích, đánh giá khả năng và thực trạng phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Sóc Sơn cũng như tình hình khai thác tiềm năng du lịch tại một số điểm du lịch chính có thể thấy hoạt động du lịch cuối tuần Sóc Sơn đang được chú ý, bắt đầu có sự tăng trưởng. Tuy vậy sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và còn bộc lộ những tồn tại về cơ sở hạ tầng , cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch , về công tác đIều hành, quản lí phát triển du lịch.
Sau đây là một số phân tích cụ thể trước khi đưa ra các biện pháp.
3.1. Phân tích SWOT về du lịch huyện Sóc Sơn
3.1.1. S- strengths- đIểm mạnh
Vị trí địa lí:
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, giáp ranh với 4 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. ở mỗi tỉnh đều có những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Điều này rất thuận lợi để thiết lập tour du lịch từ Huyện.
Sóc Sơn là đầu mối của nhiều đường giao thông quan trọng ở phía Bắc thủ đô:
+ Đường không: sân bay Quốc tế Nội Bài
+ Đường quốc lộ: liên vùng nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc như đường quốc lộ số 2,3,18
+ Đường sắt: Hà Nội- Thái Nguyên
+ Đường thuỷ: có 3 sông bao bọc là sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ với chiều dài 40km
+ Tuyến đường xe buýt: Hà Nội- Sóc Sơn tuyến số 15
Ngoài ra còn các tuyến đường khác rất thuận lợi cho huyện Sóc Sơn thiết lập tour như Hà Nội- Đông Anh – Sóc Sơn tuyến 15,17,46.
Sóc Sơn là điểm du lịch có tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch gồm:
Hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng và danh thắng như:
+ Khu di tích đền Sóc
+ Chùa Non Nước
+ Chùa Thanh Nhàn
+ Núi Đôi
+ Di tích lịch sử hội nghị Trung Giã
+ Hệ thống hồ, đập
+ Hơn 6630ha rừng các loại
+ Các trang trại trồng cây ăn quả
+ Việt phủ thành Chương: đây là một điểm tham quan du lịch khá thú vị do tư nhân xây dựng, không vì mục đích kinh doanh.
Với các điều kiện về tài nguyên du lịch đã và đang tạo điều kiện cho Sóc Sơn trở thành trung tâm du lich, khu nghỉ cuối tuần, gắn kết liên hoàn với khu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67589.DOC