Đề tài Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thực hiện phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

 Giáo dục là nhân tố quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Sự phát triển ồ ạt theo số lượng về giáo dục ở nước ta đặt ra những vấn đề bất cân đối giữa chất lượng và số lượng, giữa các tầng lớp và các ngành nghề.

 Vấn đề quan trọng hiện nay là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, số lượng lao động được đào tạo phải ngày một tăng nhưng đi đôi với nó là chất lượng đào tạo cũng được nâng lên.

 Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục là điều cần được các cơ quan chức năng quan tâm. Chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo ngay từ các bậc tiểu học, trung học. Không chỉ đạo tạo về các môn khoa học mà cần giảng dạy về các vấn đề xã hội, làm thế nào để định hướng cho học sinh, sinh viên có thể lựa chọn được các nghề phù hợp, thông qua đó có thể phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thực hiện phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thực hiện phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. I. Phát biểu vấn đề Nước ta đang đứng trước những cơ hội vô cùng thuận lợi để đưa đất nước đột phá bước sang một giai đoạn phát triển mới, có thể khắc phục tình trạng tụt hậu so với các nước trên thế giới. Nhưng thực tế nước ta đang vấp phải 3 trở lực lớn đó là: chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu thực tế phát triển nền kinh tế; Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập; năng lực quản lý còn thiếu về nhiều mặt. Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”.Vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực hiện đang là vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. Luận chứng lý do nêu vấn đề Trong các văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa …”. Sự thực chưa lúc nào vấn đề phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực lại được xã hội quan tâm như hiện nay. Đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, điều này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng được nhu cầu của thế giới. Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất cơ hội đang đến với đất nước; thậm chí nếu không mau chóng khắc phục được yếu kém, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, sẽ kéo dài sự tụt hậu của đất nước.  Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có những phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển kinh tế trong suốt 10 năm qua trung bình đạt 7,5%, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước đổi mới, đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Đến tháng 10 năm 2007 Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc khoá 2008 – 2009 đã cho thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, nguồn nhân lực nước ta đã chuẩn bị được những gì để nắm bắt những cơ hội và vượt qua thách thức. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng lên rõ rệt, năng suất lao động nâng cao đã làm cho kinh tế đất nước luôn phát triển với tốc độ cao. Số lượng lao động có đào tạo tăng nhanh. Theo số liệu thống kê ở Việt Nam, GDP tính theo đầu người của Việt Nam năm 2006 tăng gấp 4 lần năm 1986, nhưng dường như khoảng cách với thế giới lại ngày càng nới rộng thêm. Theo số liệu năm 2006 của quỹ tiền tệ thế giới IMF, GDP danh nghĩa tính theo đầu người của Việt Nam là 650 USD bằng 9% mức trung bình của thế giới (7263USD). Năm 1986, GDP bình quân đầu người của Việt Nam kém Trung Quốc 200 USD, kém Thái Lan 997 USD, kém Indonexia 550 USD và Hàn Quốc 6940 USD, đến năm 2006 con số này tương ứng là : 1100 USD, 2140USD, 750USD, 17.000USD. Như vậy nếu đứng trên quan điểm toàn diện, để xem xét vấn đề thì rõ ràng năng suất lao động của chúng ta tăng nhưng là tăng so với chúng ta trước đây 20 năm, còn so với tốc độ tăng năng suất của các nước khác trên thế giới thì năng suất lao động của chúng ta thấp hơn rất nhiều. Để nền kinh tế đất nước bắt kịp với các nước trên thế giới cần tạo ra lợi thế cạnh tranh từ việc phát huy nguồn lực con người. Đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn, trình độ, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, chỉ có như thế chúng ta mới hy vọng bắt kịp với sự phát triển của kinh tế thế giới. III. Phê phán một số phương pháp luận sai lầm trong định hướng phát triển nguồn nhân lực 1. Lợi thế so sánh về nguồn nhân lực giá rẻ Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thường nhắc tới một lợi thế của nước ta đó là: dân số nước ta đông, kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần một nửa số dân cả nước, con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Đó quả thực là một lợi thế mà chúng ta đã sử dụng khá thành công trong thời gian vừa qua và cần phát huy. Nhưng khi mà nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, với các quy trình sản xuất và máy móc hiện đại, với những phương thức và kỹ thuật quản lý mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao thì lợi thế về nguồn nhân lực mà chúng ta nhắc tới vẫn chỉ là nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, người lao động cần cù, chịu khó mà không thấy nhắc đến trình độ của nguồn nhân lực, một điều quan trọng trong việc xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư của các tập đoàn kinh tế nước ngoài như các tập đoàn sản xuất thiết bị công nghệ cao, các tập đoàn tài chính.... Rõ ràng lao động dồi dào và giá rẻ đang dần không còn là ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút vồn đầu tư nước ngoài vào nước ta như trước nữa. Thay vào đó các quốc gia, tập đoàn, công ty trên thế giới đang rất chú ý tới chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia họ dự định sẽ đầu tư. 2. Phát triển nguồn nhân lực đại trà, trình độ không đáp ứng được nhu cầu thực tế Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước một thực tế là phát triển nguồn nhân lực một cách đại trà, đào tạo nhiều mà dùng được ít, số người được đào tạo ra có tỷ lệ thất nghiệp khá cao, trong khi kinh phí xã hội bỏ ra cho việc đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng lớn thì kết quả thu lại được thật đáng thất vọng. Hiện mức chi cho giáo dục ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới, năm 2007 mức chi ngân sách cho giáo dục chiếm 20% tổng mức chi ngân sách của Nhà nước. Tỷ lệ trung bình hàng năm là 8%, cao hơn so với Mỹ là 6%, và Trung Quốc là 2,7%. Như vậy có thể nói, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đua nhau thành lập, theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng hơn 300 trường đại học, cao đẳng; Nếu tính theo tỷ lệ dân cư trên số trường đại học, cao đẳng thì chúng ta cao hơn so với Trung Quốc 15%. Quy mô của các trường lại quá lớn, trường đại học lớn nhất nước Mỹ có 52.000 sinh viên (trường đại học Arizona State), còn lại hầu hết các trường lớn khác có khoảng 15.000 sinh viên; Trong khi các trường đại học ở nước ta chỉ tiêu tuyển sinh quá nhiều, quá nhiều các hình thức đào tạo – đào tạo từ xa, chuyên tu, tại chức - số sinh viên tại Đại học Quốc gia TP HCM là 81.000, Đại học Huế là 81.000, Đại học Đà Nẵng 52.000, Đại học Mở Hà Nội là 46 nghìn, Đại học Thái Nguyên là 34.000 sinh viên. Với số lượng sinh viên nhiều như thế liệu có đảm bảo sinh viên ra trường đáp ứng được công việc hay không? Có thể trả lời ngay rằng hầu hết là chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, sinh viên ra trường khoảng 60% là không đáp ứng được nhu cầu công việc. Số còn lại đều phải đào tạo lại theo nhu cầu của từng cơ quan, doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lượng không cao lại xảy ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Cứ một cán bộ tốt nghiệp đại học thì có 1,16 cán bộ trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật trong khi tỷ lệ này của thế giới là 1:4:10. Đây cũng là kết quả của việc định hướng và phân cấp giáo dục chưa tốt, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, nhưng chất mới có thể tốt hoặc không tốt bằng chất cũ. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng cần được xem xét trên góc độ này. Không phải cứ đào tạo ồ ạt, đào tạo thật nhiều là có thể nói chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã được nâng cao, cái cần được quan tâm ở đây là cái chất lượng thực sự, cái chất mới tốt hơn và tiến bộ hơn so với cái cũ. 3.Tư tưởng sai lệch trong đánh giá năng lực của con người Tình trạng đánh giá khả năng, trình độ của mỗi cá nhân theo bằng cấp đã tạo nên những suy nghĩ lệch lạc về việc học, học là vì bằng cấp chứ không phải để nâng cao trình độ của chính bản thân mỗi cá nhân, dẫn đến mắc bệnh thành tích, bằng thật học giả. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các kỹ sư, cử nhân của chúng ta ra trường mặc dù thành tích học tập khá nhưng lại không thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Nếu so sánh trình độ kỹ sư của nước ta với các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương thì rõ ràng vấn đề đào tạo kỹ sư, cử nhân của chúng ta cần xem xét lại rất nhiều. Việc đánh giá khả năng, trình độ của mỗi cá nhân người lao động nhìn chung mang nhiều tính chất chủ quan của người đánh giá, tuy vậy việc đánh giá cũng phải dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan, theo những tiêu chí phí hợp với sự phát triển của xã hội, hay nói cách khác là cần có sự tôn trọng tri thức khoa học trong việc đánh giá năng lực thực sự của người lao động, qua đó có kế hoạch nâng cao trình độ người lao động, dần dần làm chủ tri thức khoa học của nhân loại và không ngừng phát triển nó. 4.Chủ quan, nóng vội, quan liêu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục của nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thế giới, không khai thác lợi thế nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, duy ý chí hoặc nhân  danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng, nhưng thực tế là lạc lõng. Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực đôi khi không được sát với thực tế bởi lẽ người quản lý giáo dục nhiều khi lại không hiểu nhiều về giáo dục, dẫn đến đề xuất và tiến hành thực hiện các chủ trương, chính sách một cách duy ý chí, không quan tâm đến các điều kiện thực tế khách quan. Không lường đúng những khó khăn, mẫu thuẫn giữa một bên là khả năng của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển. Không lường đúng những khó khăn, phức tạp rất đa dạng của lĩnh vực thiết yếu bậc nhất và vô cùng nhạy cảm này sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện. Không nhận thức hết được sự yếu kém trong việc tổ chức và quản lý việc phát triển nguồn nhân lực vì thế dẫn đến tình trạng thay đổi liên tục, thay đổi quá nhiều trong công tác quản lý, thực hiện đào tạo con người mà không đem lại hiệu quả thực sự. Tri thức, tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học được giao nhiệm vụ trực tiếp làm chính sách quốc gia về giáo dục – đào tạo – khoa học, của những người được trực tiếp giao nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý lĩnh vực phát triển giáo dục và nguồn lực con người, nhìn chung trình độ của đội ngũ này còn nhiều điểm cần bổ sung so với đòi hỏi của nhiệm vụ. Như vậy có thể kết luận rằng, chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của nước ta về cơ bản cần được quan tâm phát triển hơn nữa mới có thể bắt kịp trình độ của thế giới và thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. IV.Xác định phương pháp luận mới trong định hướng phát triển nguồn nhân lực nước ta Có người đã nhận xét: xây dựng được con người như thế nào thì sẽ hình thành quốc gia và xã tắc như thế ấy. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào chính con người của quốc gia đó. Vì vậy mà vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng phải được chú trọng hơn bao giờ hết. 1. Phát triển con người một cách toàn diện Phát triển nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là phát triển về trình độ chuyên môn mà cần quan tâm tới việc phát triển con người một cách toàn diện. Muốn vậy, một mặt cần tập trung nâng cao tình độ chuyên môn của người lao động, một mặt phải thường xuyên và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và gìn giữ môi trường tự nhiên của quốc gia. Không thể quan niệm nguồn nhân lực với nghĩa là lực lượng lao động chỉ bao gồm những người nông dân, công nhân lao động chân tay mà phải hiểu nguồn nhân lực là tổng thể tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội vì thế phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ, ý thức tự giác học tập, nghiên cứu của mỗi cá nhân trong xã hội. Sự phát triển của mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển chung của nguồn nhân lực đất nước nói riêng và trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực, về phát huy và sử dụng con người và người tài đòi hỏi phải gắn liền với việc đẩy mạnh đổi mới trên nhiều phương diện – về lâu dài là đổi mới toàn diện cả thể chế và xã hội. Phát triển nguồn nhân lực hiển nhiên đòi hỏi phải đồng thời đổi mới triệt để toàn xã hội hướng thiện - theo những giá trị chân chính – để có một môi trường xã hội trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức; pháp luật được coi làm chuẩn mực; xã hội trở thành xã hội học tập, tức là muốn có nguồn nhân lực nào thì cũng phải đồng thời tạo ra môi trường ấy. Một xã hội mà con người coi việc nâng cao trình độ là quyền lợi và trách nhiệm của bản thân với đất nước, không chỉ đơn thuần vì lợi ích cá nhân mà còn vì lợi ích chung của toàn xã hội. 2.Con người tự giác là yếu tố quyết định nhất thay đổi xã hội và quốc gia Bất kỳ trong hoàn cảnh nói, ý chí phấn đấu vươn lên, tinh thần ham học, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách để học và học thành tài là vốn quý của quốc gia. Tinh thần này, ý chí này cần được nâng niu, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ. Thay đổi cách nghĩ, quan niệm suy nghĩ lệch lạc về vấn đề học thức. Chống lại bệnh hình thức và thành tích chủ nghĩa. Khi mà quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển nguồn nhân lực không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước mà còn phục vụ cho sự phát triển của toàn nhân loại. 3.Phát triển nguồn nhân lực về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người Để con người có thể phát huy được hết khả năng, giải phóng toàn bộ sức mạnh góp phần xây dựng đất nước cần tập trung mọi trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, đồng thời thường xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và gìn giữ môi trường tự nhiện của quốc gia. Vấn đề lớn nhất đặt ra cho nước ta là ý chí phấn đấu với tất cả trí tuệ và nguồn lực trong tay cho phát triển nguồn nhân lực – ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Xây dựng một thể chế chính trị và đời sống kinh tế - xã hội – văn hoá hướng vào phát huy những giá trị chân chính của con người, phát huy sự sáng tạo và kế thừa những thành tựu của nhân loại. 4.Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đi đôi với mở rộng về số lượng Giáo dục là nhân tố quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Sự phát triển ồ ạt theo số lượng về giáo dục ở nước ta đặt ra những vấn đề bất cân đối giữa chất lượng và số lượng, giữa các tầng lớp và các ngành nghề. Vấn đề quan trọng hiện nay là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, số lượng lao động được đào tạo phải ngày một tăng nhưng đi đôi với nó là chất lượng đào tạo cũng được nâng lên. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục là điều cần được các cơ quan chức năng quan tâm. Chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo ngay từ các bậc tiểu học, trung học. Không chỉ đạo tạo về các môn khoa học mà cần giảng dạy về các vấn đề xã hội, làm thế nào để định hướng cho học sinh, sinh viên có thể lựa chọn được các nghề phù hợp, thông qua đó có thể phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo qua đó nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn giúp cho người lao động có thể hoà nhập, nắm bắt công việc một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đào tạo một con người toàn diện, giỏi về trình độ chuyên môn, nhưng cũng phải hiểu các vấn đề xã hội, có khả năng và trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp, học tập các kinh nghiệm của nước ngoài, tiếp thu nền văn minh nhân loại đã gây dựng trong suốt hàng ngàn năm lịch sử loài người. Tóm lại, trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đổi mới, cách gì đi nữa, thì vẫn cần tiếp tục duy trì sự phát triển năng động, ổn định và có chất lượng ngày càng tốt hơn của toàn bộ nền kinh tế. 5.Nhận thức về việc thực hiện quá trình phát triển nguồn nhân lực Có thể không thể tạo ra một nguồn nhân lực được coi là có trình độ cao trong một sớm, một chiều mà cần có một thời gian nhất định nhưng vấn đề là các cơ quan quản lý, các cấp lãnh đạo và ngay chính bản thân mỗi cá nhân cần có những nhận thức đúng đắn để xác định đúng hướng đi, xác định được cái đích cần đạt đến rồi mới hoạch định ra những bước đi và những việc làm cụ thể, không thể thực hiện theo phương châm đến đâu làm đến đó, chắp nối, lắp ghép, vừa tốn kém cho của cải của xã hội vừa không đem lại hiệu quả như mong muốn. Căn cứ vào thực tế, khả năng cho phép làm đến đâu ta làm đến đấy, cái gì có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng đến mục tiêu chung thì có thể bỏ qua, nhưng không vì thế mà nóng vội, chủ quan, thực hiện trái với sự tuần tự của quy luật khách quan. Điểm lại vấn đề phát triển giáo dục – nhân tố quyết định đến việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia - sau hơn 20 năm đất nước thực hiện đổi mới, Nhà nước đã có rất nhiều lần tiến hành những thay đổi đối với giáo dục nước ta, đó có thể là sự thay đổi một phần, trong một cấp học hay trong một phần chương trình học, hoặc thay đổi toàn bộ chương trình đào tạo nhưng kết cục cuối cùng là giáo dục nước ta đang gặp phải những vấn đề hết sức khó khăn như chất lượng đào tạo không cao, nạn tiêu cực trong thi cử, chương trình học chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sự mất cân đối trong các nghành nghề, trong cơ cấu lao động…. Đã đến lúc không chỉ các cơ quan chức năng, mà toàn xã hội phải thay đổi cách nhìn về vấn đề giáo dục – đào tạo, chỉ có như thế mới có thể khắc phục được những khó khăn, những vấn đề vướng mắc trong suốt những năm qua. 6.Giáo dục là quốc sách hàng đầu Đây là vấn đề đã được nhắc đến trong các văn kiện Đại hội Đảng của nước ta và thực tế là Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho giáo dục – đào tạo. Giáo dục có ảnh hưởng rất to lớn đến nhận thức, suy nghĩ của xã hội, chỉ có thực hiện tốt công tác giáo dục mới có thể có một xã hội phát triển và giữ được bản sắc dân tộc. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện có hiệu quả chủ trương mà Nhà nước đã đưa ra. Các vấn đề về giáo dục cần được đưa ra bàn luận, xin ý kiến rông rãi của công chúng, thông qua những ý kiến đóng góp đó tập hợp lại rồi Hội đồng giáo dục Quốc gia có những quyết sách hợp lý, đem lại hiệu quả cao. Sẵn sàng thay đổi những vấn đề chưa hợp lý để giáo dục thực sự đem lại hiệu quả. 7. Tư tưởng về chiến lược “trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh, một vấn đề cần nghiên cứu và phát triển Quan điểm “trồng người” của Hồ Chí Minh là một quan điểm rất toàn diện và linh hoạt, theo Người trong thời kỳ xây dựng Xã hội chủ nghĩa cần xây dựng con người có những yếu tố sau: - Có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham ô, lãng phí, quan liêu, có ý thức làm chủ và tinh thần tập thể. - Có ý chí học hỏi, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hoá, khoa học - kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại. - Có tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tế công tác để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đó là những yếu tố cơ bản của con người Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đang dầy công xây dựng. Nhìn lại sau mấy chục năm đầu tư mạnh cho nghiên cứu về vấn đề phát triển con người có thể thấy rằng tư tưởng về phát triển con người của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên những giá trị để những nhà quản lý giáo dục và phát triển nguồn nhân lực nước ta quan tâm nghiên cứu. 8.Các chính sách thúc đẩy, phát triển và phát huy tài năng của con người Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến. Muốn phát huy được hết tài năng, năng lực của mỗi cá nhân, phục vụ cho sự phát triển của đất nước thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích các tài năng đem hết sức mình cống hiến cho xã hội. Hiện nay, tình trạng chảy máu chất xám đang được rất nhiều báo chí nói đến. Tình trạng các công dân Việt Nam sau khi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài không quay trở về phục vụ cho quê hương đang xảy ra rất nhiều. Đảng và Nhà nước cần có những chính sách cụ thể để thu hút nhân tài, không chỉ là nhân tài trong nước mà thu hút cả nhân tài trên thế giới đến với nước ta, cống hiến, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Muốn như thế Đảng và Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt, tạo những điều kiện tốt nhất cho nghiên cứu khoa học, cho đời sống của những cá nhân có đóng góp đặc biệt cho xã hội, có như thế mới có thể thu hút, gìn giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trên đây là một số phân tích về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé trong việc phân tích vấn đề làm thế nào để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nước ta. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để em có được những nhận thức tốt hơn về vấn đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12687.doc
Tài liệu liên quan