MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. CON NGƯỜI VÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG 2
1. Khái niệm con người 2
2. Vai trò của yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế 3
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác yếu tố con người trong quá trình lao động 7
4. Sự cần thiết phải khai thác yếu tố con người trong nâng cao năng suất lao động 11
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM 13
1. Đặc điểm của trung tâm 13
a. Quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 13
b. Một số đặc điểm của trung tâm 16
2. Biến động năng suất lao động của trung tâm 23
a. Biến động năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng 23
b. Biến động năng suất lao động theo nghề 24
3. Những biện pháp của trung tâm nhằm khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động 25
a. Biện pháp sử dụng số lượng lao động 25
b. Biện pháp sử dụng thời gian lao động 27
c. Sử dụng chất lượng lao động 28
d. Tổ chức lao động 32
e. Môi trường lao động của trung tâm 38
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM 40
1. Định hướng phát triển trong thời gian tới 40
a. Hoạt động sản xuất kinh doanh 40
b. Lao động 40
c. Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị 41
2. Một số giải pháp khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi - thiết bị mầm non 42
a. Mở rộng phạm vi và đối tượng tiêu thụ 42
b. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ của trung tâm 42
c. Nâng cao chất lượng lao động 43
d. Khai thác hợp lý thời gian làm việc trong ngày và trong tháng 46
e. Tiến hành xây dựng định mức và kiểm tra việc thực hiện mức lao động 47
f. Hoàn thiện việc trả lương
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơn
Hoàn thiện
Công đoạn cưa: Sau khi nhận nguyên vật liệu cho sản xuất, cưa nguyên vật liệu thành các khối theo kích thước yêu cầu.
Công đoạn đẽo gọt: Sau khi cưa gỗ thành các khối, tiến hành đẽo gọt các khối đó thành hình cơ bản của sản phẩm.
Công đoạn lắp ghép, mài máy: Sau khi sản xuất xong các bộ phận của sản phẩm thì tiến hành lắp ráp các bộ phận đó thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó sản phẩm được mài cho phẳng.
Công đoạn chàtay: Sau khi chà máy xong, sản phẩm vẫn chưa mịn nên tiến hành chàtay để chà nhám bề mặt sản phẩm.
Công đoạn sơn: Sản phẩm sản xuất xong được sơn theo yêu cầu về màu sắc.
Công đoạn hoàn thiện: Thành phẩm được đóng gói và nhập kho.
Quy trình sản xuất xưởng nhựa.
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xưởng nhựa.
Trộn màu
Ép, thổi nhựa
Khuôn định dạng
Hoàn thiện
Công đoạn trộn màu: Sau khi chọn mẫu sản xuất tiến hành chọn hột màu để pha màu nhựa sao cho phù hợp yêu cầu màu sắc của sản phẩm.
Công đoạn ép, thổi nhựa: Nếu là sản phẩm ép thì tiến hành ép nhựa, nếu là sản phẩm thổi thì thổi nhựa.
Công đoạn đổ khuôn: Nhựa đã được ép và thổi xong đưa vào khuôn định dạng theo yêu cầu về hình dáng của sản phẩm.
Công đoạn hoàn thiện: Sản phẩm đã sản xuất xong được cắt gọt những chỗ dư để hoàn thiện sản phẩm. Sau đó đem đóng gói và nhập kho.
- Quy trình công nghệ xưởng đất nặn và bút sáp.
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất xưởng đất nặn, bút sáp.
Pha chế, nấu
định dạng sản phẩm
Hoàn thiện
Khâu pha chế và nấu nguyên liệu: Sau khi nhận kế hoạch sản xuất, xưởng tiến nhập các phụ gia cần thiết và đem pha chế chúng theo yêu cầu tiêu chuẩn và nấu.
Khâu định dạng sản phẩm: Các phụ gia đã đun nóng xong được đổ vào khuôn để định dạng sản phẩm.
Khâu hoàn thiện: Sản phẩm sản xuất xong được cắt gọt những chỗ thừa để hoàn thiện sản phẩm. Sau đó đem đóng gói và nhập kho.
b3) Đặc điểm về nguyên vật liệu và năng lượng.
+ Nguyên vật liệu: Do sản phẩm của trung tâm rất đa dạng về chủng loại nên nguyên vật liệu để sản xuất ra các mặt hàng này cũng rất phong phú và đa dạng bao gồm: Các loại thép đủ kích cỡ và chủng loại, các loại gỗ như gỗ thông, cao su, ván ép... Các loại nhựa như nhựa PP, HD, LD, PE... ngoài ra còn có bột đá, phụ gia, sơn các màu và các bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất khác.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì quá trình sản xuất, vì vậy việc đảm bảo nguyên vật liệu đầy đủ và kịp thời là rất quan trọng. Ở trung tâm không có nguyên vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất. Khi nào có hợp đồng thì mới lên kế hoạch sản xuất và định mức nguyên vật liệu cần thiết sau đó mới đi mua, chứ không nhập ồ ạt nguyên vật liệu vào kho vì như vậy sẽ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản. Khối lượng nguyên vật liệu dùng cho mỗi hợp đồng không nhiều, trung tâm thường mua hàng trước, thanh toán sau. Vì thế nhiều khi các nơi cung cấp không muốn bán hoặc trì hoãn việc giao hàng làm chậm tiến độ sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tuy nhiên, trung tâm tiến hành thu mua ở nhiều nơi cung cấp khác nhau nên nguyên vật liệu vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất.
+ Về năng lượng: Năng lượng chủ yếu dùng trong sản xuất ở trung tâm là điện. Trung tâm chỉ có một nguồn điện là nguồn điện cao thế, ngoài ra không còn nguồn điện nào khác để dự trữ. Vì thế, nếu mất điện trung tâm phải ngừng sản xuất. Tuy nhiên, điện lưới ở đây rất ổn định, khi nào sửa chữa đường dây bên điện lực sẽ báo trước để trung tâm có thể chuẩn bị và khắc phục. Vì vậy, điện vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất.
b4) Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Đặc điểm sản xuất của trung tâm là sản xuất đơn lẻ nên số lượng máy móc của quá trình sản xuất ít. Trung tâm có khoảng 25 chủng loại máy móc khác nhau. Mỗi loại máy chỉ có 1 đến 2 cái. Các loại máy móc trung tâm sử dụng thể hiện ở bảng 2.
Nói chung, phần lớn máy móc thiết bị của đơn vị đã lỗi thời, quá cũ và không đồng bộ. Máy móc đơn giản, thô sơ, đòi hỏi phải có người trực tiếp điều khiển hoạt động. Do máy móc thiết bị của trung tâm thô sơ và cũ nên năng suất lao động không cao. Hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của các trường.
Tuy nhiên, gần đây trung tâm cũng đã nhận thấy cần phải cải tiến về công nghệ để nâng cao năng suất lao động và bước đầu đã thay một số máy móc quá cũ bằng những máy mới và hiện đại hơn như máy rôtơ của mộc, ép nhựa tự động, máy mài của cơ khí...
b4) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ một thủ trưởng. Giám đốc trung tâm là người điều hành cao nhất. Dưới giám đốc là 2 phó giám đốc và tiếp theo là các phòng chức năng và các xưởng sản xuất. Đứng đầu các tổ là tổ trưởng, đứng đầu các xưởng là xưởng trưởng. Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn và quy định mối quan hệ của các cá nhân với các bộ phận trong bộ máy quản lý của trung tâm là do giám đốc quy định. Mô hình tổ chức bộ máy được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy của trung tâm
Giám đốc
Tổ cung ứng
Phó giảm đóc tài chính và tổ chức
Phó giám đốc cung ứng
Tổ quản lý sản xuất
Tổ kế toán
Xưởng nhựa
Xưởng đất nặn, bút sáp
Tổ kế hoạch cung ứng
Xuởng mộc
Xưởng cơ khí
Cửa hàng kinh doanh
2. Biến động năng suất lao động của trung tâm.
a) Biến động năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng.
Tính năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng cho ta biết được năng lực sản xuất của trung tâm. Năng suất lao động của trung tâm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng.
Chỉ tiêu
đơn vị
2001
2002
2003
2003/2002
Tuyệt đối
%
Tổng giá trị sản lượng
1000đ
3703438
3607251
7280526
3577088
196,59
Tổng lao động
Người
113
116
124
18
116,98
NSLĐ bq i lao động
1000đ/ng
32773,79
31096,99
58713,92
25940,13
179,15
Năm 2001 năng suất lao động bình quân 1 lao động của trung tâm là 32773,79 nghìn đồng. Năm 2002 năng suất lao động bình quân 1 lao động là 31096,99 nghìn đồng giảm 1676,8 nghìn đồng so với năm 2001. Năm 2003, năng suất lao động bình quân 1 lao động là 58713,99 tăng 27616,93 nghìn đồng so với năm 2002, và tăng 25940,13 nghìn đồng so với năm 2001. Điều này cho thấy năng suất lao động của trung tâm trong những năm vừa qua có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Thể hiện:
TW2002/2001= (W2002- W2001)´100/ W2001= -5,12 %
Tính tương tự ta có:
TW2003/2002= 88,81 %
TW2003/2001= 79,15 %
Ta thấy rằng tốc độ tăng năng suất lao động của trung tâm năm 2002 -5,12%, năm 2003 là 88,81% tăng 93,93% so với năm 2002, và so với năm 2001 thì . năm 2003 năng suất lao động tăng 79,15%. Điều này cho thấy, mặc dù năng suất lao động của trung tâm tăng nhưng không ổn định. Mặt khác, ta thấy rằng năng suất lao động bình quân 1 lao động của trung tâm còn tương đối thấp, điều này chứng tỏ rằng năng suất lao động của trung tâm còn thấp.
b) Biến động năng suất lao động theo nghề.
Thông qua năng suất lao động theo từng nghề cho ta thấy sự biến động năng suất lao động của các nghề ảnh hưởng tới năng suất lao động chung.
Bảng 4: Biến động năng suất lao động theo nghề.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2003/2001
Tuyệt đối
%
Tổng giá trị sản lượng
1000đ
3703438
3607251
7280526
3577088
196,59
Xưởng Mộc
-
905982
1007374
1772733
866751
195,61
Xưởng Cơ khí
-
2198546
2034624
1969362
-229184
89,58
Xưởng Đất nặn
-
486118
408974
3008203
2522085
618,82
Xưởng Nhựa
-
112792
156279
530288
417496
470,15
Lao động sản xuất
Người
81
80
86
5
106,17
Xưởng Mộc
-
35
38
35
0
0
Xưởng Cơ khí
-
19
18
21
2
110,53
Xưởng Đất nặn
-
21
18
23
2
9,52
Xưởng Nhựa
-
6
6
7
1
116,67
NSLĐ bq 1 CNSX
1000đ/ ng
45721,46
45090,64
84657,28
38935,82
185,16
Xưởng Mộc
-
25885,20
26509,84
50649,51
24764,31
195,67
Xưởng Cơ khí
-
115712,95
113034,67
93779,14
-21933,81
81,04
Xưởng Đất nặn
-
23148,48
22720,78
130791,43
107642,95
565,00
Xưởng Nhựa
-
18798,67
26046,50
75746,86
56948,19
402,94
Qua bảng 4 ta thấy, năng suất lao động giữa các xưởng là không đều.
Xưởng cơ khí mặc dù năng suất lao động cao hơn so với các xưởng khác nhưng lại có xu hướng giảm xuống qua các năm. năm 2001, năng suất lao động xưởng cơ khí là115712,95 nghìn đồng, trong khi đó năng suất lao động của xưởng nhựa là 18798,67 nghìn đồng, bằng 1/6 xưởng cơ khí, năng suất lao động xưởng đất nặn bút sáp bằng 1/5 xưởng cơ khí. Nhưng năm 2002, năng suất lao động xưởng cơ khí là113034,67 nghìn đồng, giảm 2678,28 nghìn đồng so với năm 2001. Năm 2003, năng suất lao động là 93779,14 nghìn đồng, giảm 19255,53 nghìn so với năm 2002. Năng suất lao động của trung tâm trong những năm gần đây có xu hướng giảm là do: Máy móc đã quá cũ, nhiều máy móc bị hỏng nên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Xưởng đất nặn, năng suất lao động không ổn định nhưng có xu hướng tăng lên. Thể hiện, năm 2001 năng suất lao động của xưởng là 23148,48 nghìn đồng, năm 2002 năng suất lao động của xưởng là 22720,78 nghìn đồng, giảm so với năm 2001 là 1,85%. Nhưng năm 2003 năng suất lao động của xưởng lại tăng vọt lên là 130791,43 nghìn đồng, gấp 5,65 lần so với năm 2001. Sở dĩ năm 2003, năng suất lao động của xưởng lại tăng vọt lên là do năm 2003 xưởng đất nặn thành lập thêm tổ hoàn thiện, chuyên gia công hàng bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất khác, vì thế doanh thu của xưởng tăng lên làm năng suất lao động tăng.
Trong khi năng suất lao động xưởng đất nặn và cơ khí không ổn định, thì năng suất lao động xưởng nhựa và xưởng mộc mặc dù không cao nhưng có xu hướng tăng và ổn định. Nếu năm 2002, năng suất lao động xưởng mộc và xưởng nhựa là 25885,20 nghìn và 18798,67 nghìn tăng so với năm 2001 là 2,41% và 38,56% thì năm 2003 năng suất lao động của 2 xưởng này lần lượt là 50649,51 nghìn và 75746,86 nghìn, tăng gấp 2 và 3 lần so với năm 2002. Nguyên nhân khiến năng suất lao động 2 xưởng này tăng và ổn định là do trong những năm vừa qua trung tâm đã đầu tư, trang bị mơi một số máy móc thiết bị hiện đại cho 2 xưởng này, vì thế làm năng suất lao động tăng.
Tóm lại, qua biến động năng suất lao động của các nghề này ta lý giải được tại sao năng suất lao động của trung tâm không ổn định, khâu nào đã dẫn đến sự không ổn định đó.
3. Những biện pháp của trung tâm nhằm khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động.
Biện pháp sử dụng số lượng lao động.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của trung tâm mang tính thời vụ. Vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến số lượng lao động của trung tâm. Lao động dài hạn và biên chế của trung tâm hàng năm chỉ chiếm khoảng 35% tổng lao động, còn lại là lao động thời vụ và hợp đồng ngắn hạn. Do chủ yếu là lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ nên lao động của trung tâm biến động thường xuyên qua các năm tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nào nhiều việc, để đảm bảo tiến độ, trung tâm sẽ thuê thêm lao động và khi nào ít việc trung tâm sẽ giảm bớt lao động. Tình hình lao động của trung tâm trong những năm vừa qua như sau:
Bảng 5: Kết cấu lao động của trung tâm.
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng lao động
113
100
116
100
124
100
Lao động quản lý
32
28,32
36
31,03
38
30,65
Công nhân sản xuất
81
71,68
80
68,97
86
69,35
Công nhân chính
45
55,56
46
57,50
51
59,30
Công nhân phụ
36
44,44
34
42,50
35
40,70
Năm 2001, tổng số lao động của trung tâm là 113 người, năm 2002 là 116 người, tăng 3 người so với năm 2001. Và năm 2003 tổng lao động của trung tâm là 124 người, tăng 8 người so với năm 2002. Như vậy, tổng lao động của trung tâm có xu hướng tăng lên. Việc tăng số lượng lao động đã góp ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Không chỉ có trung tổng số lao động mà sự thay đổi kết cấu lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động. Kết cấu lao động của trung tâm trong những năm vừa qua cũng có sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi này là không hợp lý. Thể hiện, số lao động quản lý chiếm tỉ trong ngày càng cao trong tổng số lao động, còn tỉ trọng lao động sản xuất lại có xu hướng giảm. Điều này trái với quy luật sản xuất, muốn tăng năng suất lao động phải giảm tỉ trọng lao động quản lý và tăng tỉ trọng lao động sản xuất. Chính sự không hợp lý này đã ảnh hưởng đến năng suất lao động và làm cho năng suất lao động của trung tâm trong những năm vừa qua không ổn định, tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm.
b) Biện pháp sử dụng thời gian lao động.
Số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tháng và trong năm cũng ảnh hưởng lớn tới người lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tình hình sử dụng thời gian làm việc ở trung tâm thể hiện như sau: (bảng 6)
Bảng 6: Bảng sử dụng thời gian lao động của công nhân năm 2003.
Chỉ tiêu
đơn vị
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
CNSX bq 1 tháng
Người
84
94
85
81
Tổng số ngày làm việc trong quý
Ngày
5002
5752
5978
5869
Tổng số giờ làm việc trong quý
Giờ
4623,89
5931,95
7157,46
6712,04
Số ngày làm việc bq 1 lao động/ tháng
Ngày
20
21
24
24
Số giờ làm việc bq1 lao động/ ngày
Giờ
7,40
8,25
9,58
9,15
Thông qua bảng sử dụng thời gian lao động của công nhân năm 2003 ta thấy việc khai thác thời gian lao động của trung tâm chưa được hợp lý. Nó thể hiện ở sự bất hợp lý giữa số giờ sử dụng trong ngày, và số ngày trong tháng của từng quý và giữa các quý.
Quý I, số ngày làm việc bình quân trong tháng là 20 ngày ít hơn so với quy định là 2 đến 4 ngày, số giờ làm việc bình quân trong ngày là 7,4 giờ thấp hơn so với quy định là 0,6 giờ. Qua đó ta thấy có sự lãng phí trong việc sử dụng thời gian lao động trong quý I.
Trong khi đó, tình trạng phải làm thêm giờ và thêm ngày thường xuyên diễn ra trong quý III và quý IV. Số giờ làm việc bình quân 1 ngày của quý III là 9,58 giờ và của quý IV là 9, 15 giờ. Số ngày làm việc bình quân một ngày của quý III và quý IV là 24 ngày. Trên thực tế, số ngày người công nhân phải làm việc quá 26 ngày một tháng, có tháng họ phải làm việc từ 28 đến 29 ngày, và phải làm việc liên tục từ 10 giờ đến 12 giờ một ngày trong tháng. Tình trạng làm thêm giờ và thêm ngày liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của người lao động. Với cường độ lao động như vậy nó sẽ làm kiệt quệ dần sức khoẻ của người lao động, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và từ đó giảm khả năng làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên số ngày làm việc bình quân và số giờ làm việc bình quân chỉ là 24 ngày và 9,5 giờ là do có một số công nhân không làm đủ số ngày trong tháng, có tháng họ chỉ làm nửa tháng, thậm chí dưới mười ngày, và số giờ làm việc trong ngày chưa đủ 8 tiếng, hoặc chỉ làm nửa ngày (đây chủ yếu là công nhân phụ, hợp đồng thời vụ).
Việc bố trí công nhân làm thêm giờ nhưng trung tâm vẫn đảm bảo thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc, tức là người lao động không làm thêm quá 4 giờ một ngày. Số giờ làm việc tối đa ở trung tâm là 12 tiếng. Đối với những công nhân làm thêm giờ ngoài tiền lương được trả theo quy định của pháp luật, họ còn được trung tâm trả thêm 8000 đồng đối với 1 ngày làm thêm giờ.
Qua phân tích trên ta thấy rằng ở có sự không hợp lý trong việc khai thác thời gian lao động của công nhân trong trung tâm. Lý do dẫn đến sự bất hợp lý này là:
- Đặc điểm sản phẩm của trung tâm mang tính thời vụ, việc tiêu thụ hàng hoá và các đơn đặt hàng chủ yếu tập trung vào 6 tháng cuối năm. Vì vậy, trong quý III và quý IV công việc nhiều để đảm bảo tiến độ giao hàng, công nhân phải làm thêm giờ. Trong khi đó 6 tháng đầu năm, công việc ít, trung tâm tiến hành sản xuất cầm chừng, vì vậy nhiều khi không sử dụng hết số thời gian lao động trong ngày và trong tháng.
- Mặt khác, lý do công nhân phải làm thêm giờ là do công việc quá nhiều trong khi đó với khả năng sản xuất hiện tại của trung tâm lại không đảm bảo kịp tiến độ để giao hàng do máy móc thiết bị cũ, tốn nhiều hao phí lao động, chưa khai thác hiệu quả số ngày làm việc trong tháng của công nhân.
c) Sử dụng chất lượng lao động.
Chất lượng lao động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Khi xét về chất lượng lao động,ta thường xem xét trên 2 khía cạnh là trình độ chuyên môn và tình trạng sức khoẻ của người lao động.
+ Trình độ chuyên môn: Do lao động của trung tâm chut yếu là lao động thời vụ nên trình độ chuyên môn của lao động ở trung tâm không cao. Điều đó thể hiện như sau: (Bảng 7)
Số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm 50% tổng lao động của trung tâm, đây là một tỷ lệ tương đối lớn. Trong khi đó, lao động tốt nghiệp đại học và cao đẳng chiếm 23,38%, còn lao động đã qua đào tạo nghề là 26,62%.
Mặt khác, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng lại tập trung chủ yếu ở bộ phận quản lý. Số lao động quản lý có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 86,21% tổng số lao động có trình độ đại học. Còn công nhân sản xuất có trình độ đại học và cao đẳng chỉ chiếm 13,7%. Số công nhân sản xuất chưa qua đào tạo nghề chiếm 93,55 tổng số lao động chưa qua đào tạo nghề. Điều này cho thấy,trình độ chuyên môn của trung tâm còn thấp mà chủ yếu tập trung vào những người lao động sản xuất trực tiếp. Điều này giải thích tại sao năng suất lao động của trung tâm còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của cung ứng.
Xét về mặt cơ cấu của công nhân sản xuất, công nhân cơ khí có trình độ khá hơn công nhân các xưởng khác, số lượng lao động xưởng cơ khí đã qua đào tạo chiếm 71,43% tổng lao động xưởng cơ khí, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 28,57%. Còn trình độ chuyên môn của xưởng nhựa và xưởng mộc khá thấp và không đều. Số lượng lao động chưa qua đào tạo nghề ở xưởng mộc chiếm 82,86% tổng lao động xưởng mộc, và ở xưởng nhựa là 71,43% số lao động của xưởng chưa được qua đào tạo. Đây là một tỷ lệ lớn, và điều đó cũng giải thích sự khác nhau trong năng suất lao động giữa các xưởng.
Tóm lại, việc khai thác trình độ chuyên môn để nâng cao năng suất lao động ở trung tâm còn thấp đây là hạn chế của trung tâm và cần được khắc phục.
+ Tình trạng sức khoẻ của người lao động: Tình hình sức khoẻ của trung tâm thể hiện qua bảng 8.
Bảng 8 cho thấy tình trạng sức khoẻ của lao động ở trung tâm tương đối tốt và có xu hướng ngày càng ổn định hơn. Năm 2003, số lao động sức khoẻ loại 2 chiếm 94,44% số lao động được khám bệnh. Năm 2001, số lao động sức khoẻ loại 2 và loại 3 chiếm 95% số lao động được khám bệnh. Số lao động loại 5 trong 4 năm gần đây là 0%.
Qua số liệu này cho thấy trung tâm cũng đã chú ý đến sức khoẻ của công nhân viên và tổ chức khám chữa bệnh hàng năm. Đây là mặt tích cực. Tuy nhiên, cũng qua bảng trên ta thấy rằng số người đi khám bệnh rất ít, chỉ khoảng 15% lao động của trung tâm. Sở dĩ như vậy là vì trung tâm chỉ tổ chức khám bệnh hàng năm cho lao động biên chế và hợp đồng dài hạn còn lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ thì không được khám sức khoẻ, mà số lao động này chiếm phần lớn lao động trong trung tâm. Nguyên nhân lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ không được khám bệnh vì số lao động này làm việc trong thời gian ngắn nên không tổ chức khám bệnh cho họ được. Chính vì thế, trung tâm chưa nắm được tình trạng sức khoẻ của bộ phận lớn lao động, từ đó tiến hành khai thác nâng cao năng suất lao động. Đây là một trong những mặt hạn chế của trung tâm.
Tóm lại, về mắt chất lượng lao động vẫn chưa được trung tâm quan tâm đúng mức và chú trọng khai thác, đây là hạn chế cần được khắc phục để nâng cao năng suất lao động.
Tổ chức lao động.
d1) Công tác xây dựng mức và thực hiện mức lao động.
Đây là một hạn chế của trung tâm, do số người phụ trách lao động ít nên chưa tiến hành xây dựng mức và theo dõi việc thực hiện mức. Trước đây, trung tâm cũng đã từng quy định mức cho từng xưởng sản xuất nhưng không có người theo dõi việc thực hiện mức cũng như xây dựng mức. Vì thế, đến nay trung tâm vẫn chưa tiến hành định mức cho người lao động. Đây là một hạn chế của trung tâm, việc không xây dựng mức khiến cho trung tâm không xác định thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Do đó, trung tâm không có cơ sở để khai thác mọi tiềm năng tăng năng suất lao động.
d2) Phân công lao động và hiệp tác lao động.
Sản phẩm của trung tâm rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Mỗi loại sản phẩm có quy trình công nghệ khác nhau. Do đó, hình thức phân công lao động ở trung tâm là phân công lao động theo công nghệ hay nói cách khác là phân công theo nghề. Ở trung tâm lao động được phân công vào 4 nghề (tương đương với 4 xưởng sản xuất): đó là nghề mộc, cơ khí, đất nặn- bút sáp- hoàn thiện, nhựa. Mỗi xưởng sẽ thực hiện sản xuất 1 sản phẩm hoàn chỉnh theo quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó. Như xưởng cơ khí sản xuất các sản phẩm kim loại, xưởng nhựa sản xuất các sản phẩm nhựa...
Trong mối nghề lại có sự chia nhỏ lao động theo từng bước công việc để sản xuất ra sản phẩm. Như nghề mộc chia lao động thành 6 tổ, tương ứng với 6 bước trong quy trình công nghệ gồm tổ cưa sẻ, tổ mộc tinh, tổ mài máy, tổ chà tay, tổ sơn và tổ hoàn thiện.
Còn xưởng cơ khí lại chia lao động ra thành 4 tổ: gồm tổ hàn, tổ mài, tổ nguội và tổ sơn. Xưởng nhựa chia công nhân thành 2 bộ phận: công nhân đứng máy sản xuất và công nhân hoàn thiện làm nhiệm vụ đóng gói.
Qua đó ta thấy ở trung tâm cũng đã có sự phân công lao động và sự phân công lao động này tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng nắm và thành thạo các kỹ năng,kỹ xảo nghề trong việc thực hiện công việc của mình.
d3) Tiền lương, tiền thưởng.
Tiền lương, tiền thưởng là yếu tố liên quan trực tiếp tới lợi ích của người lao động từ đó chi phối đến hành vi và thái độ lao động của công nhân. Do đó, quy chế trả lương và tiền lương bình quân của trung tâm có ảnh hưởng lớn tới khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động.
+ Quy chế trả lương: Ở trung tâm cũng đã xây dựng cho mình một quy chế trả lương riêng. Có sự khác nhau trong trả lương ở bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất.
- Bộ phận sản xuất.
Quỹ lương trả cho công nhân phụ thuộc vào số sản phẩm mà các xưởng sản xuất ra. Nó được tính bằng công thức sau:
QLSX = ´ ni
QLSX : quỹ lương của công nhân sản xuất trong tháng
ĐGTLi: Đơn giá tiền công để sản xuất ra 1 sản phẩm i.
ni: Số sản phẩm i được sản xuất trong tháng.
i: Tên sản phẩm được sản xuất trong tháng.
m: Các loại sản phẩm được sản xuất trong tháng.
Quỹ lương này được phân phối như sau:
TLCNi= ĐG1công´ Cqđi
TLCNi: Là số tiền mà người công nhân i nhận được trong tháng.
ĐG1 công: Đơn giá tiền lương 1 công quy đổi.
Cqđi: Số công quy đổi trong một tháng của người công nhân.
Trong đó: ĐG1 công=
Cqđi = Công thực tếi ´ hệ sối
Hệ số: phản ánh chất lượng lao động của công nhân i. Hệ số này nằm trong khoảng từ 0,45 đến1. Do là hệ số phản ánh chất lượng lao động tức là phụ thuộc vào trình độ lành nghề, ý thức lao động, chất lượng công việc đạt được... Vì thế hệ số này thay đổi thường xuyên.
-Bộ phận quản lý.
Quỹ lương hàng năm trả cho bộ phận quản lý lại phụ thuộc vào doanh thu của năm đó. Quỹ lương được tính như sau:
QLql= 0,03 ´ å DT
QLql : Quỹ lương của lao động quản lý.
å DT: Tổng doanh thu.
Quỹ tiền lương được phân bổ cho lao động trong các tháng như sau:
TLqli= hi ´
TLqli: Tiền lương mà người lao động quản lý i nhận được trong 1 tháng.
hi: hệ số lương của người lao động i.
Qua quy chế trả lương trên ta thấy có ưu điểm là trong cách xây dựng quy chế trả lương đã chú ý đến chất lượng công việc mà người lao động thực hiện. Biểu hiện thông qua hệ số đó. (Chất lượng công việc nâng cao, ý thức tốt thì hệ số càng cao). Từ đó thúc đẩy người lao động, muốn tăng hệ số lương để tăng lương thì phải có ý thức và thái độ lao động tốt, không ngừng nâng cao trình độ để có thể làm tốt công việc từ đó nâng cao năng suất lao động.
Đặc biệt trong phương pháp trả lương cho công nhân sản xuất cũng chú ý đến ngày công lao động. Vì thế, nó thúc đẩy người lao động tận dụng tối đa ngày công lao động, hạn chế việc nghỉ việc vô ý thức, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc trả lương còn có hạn chế. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào hệ số của người đó. Hệ số này phụ thuộc vào ý thức, trình độ, chất lượng công việc mà người lao động có, nó mang tính chất định tính. Nếu xây dựng hệ số này không khách quan, không phản ánh thực chất chất lượng lao động sẽ có tác dụng ngược lại, làm lao động bất bình, chán nản từ đó năng suất lao động giảm. Ở trung tâm hiện nay đang vấp phải lỗi này trong việc trả lương.
+ Tiền lương bình quân của người lao động. Không chỉ quy chế trả lương mà số tiền hàng tháng người lao động nhận được cũng ảnh hưởng đến thái độ lao động, chất lượng lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiền lương bình quân của lao động ở trung tâm được thể hiện qua bảng 9.
Ta thấy rằng, tiền lương một tháng của người lao động so với mức sống hiện nay, đặc biệt là ở thành phố là khá thấp. Tiền lương bình quân năm 2003 là 650000 đồng/ 1 người/ 1 tháng. Năm 2002 là 628,6 nghìn đồng/ người/ tháng. Một số tiền quá ít để có thể nuôi dưỡng bản thân, gia đình, và tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động.
Nếu xét về kết cấu tiền lương bình quân của trung tâm thì tiền lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1801.doc