Đề tài Kháng chiến chống xâm lược trong các bài thơ thuộc chương trình sách tiếng việt tiểu học

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời nói đầu 4

Phần một: Mở đầu 5

I. Tên đề tài 5

II. Lý do chọn đề tài 5

III. Đối tượng phạm vi ngiên cứu 6

IV. Phương pháp nghiên cứu 6

V. Cấu trúc đề tài 6

Phần hai: Nội dung 8

Chương I: Đề tài kháng chiến trong lịch sử Văn học viết Việt Nam 8

I. Đại cương lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1975 8

II. Văn học viết về đề tài kháng chiến chống xâm lược 20

1. Văn học viết về đề tài kháng chiến chống xâm lược là một chủ đề quan trọng 20

2. Văn học viết về đề tài kháng chiến chống xâm lược góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học viết Việt Nam bồi đắp tình cảm yêu nước cho các thế hệ 21

Chương II: Đề tài kháng chiến chống xâm lược trong các bài thơ thuộc chương trình sách Tiếng Việt Tiểu học 22

I. Đặc điểm về nội dung tư tưởng 22

1 Vẻ đẹp tâm hồn của Chủ tich Hồ Chí Minh kính yêu trong các bài thuộc chương trình sách Tiếng Việt Tiểu học 22

2. Hình ảnh những người chiến sĩ cách mạng, những anh bộ đội cụ Hồ trong các bài thơ thuộc chương trình sách Tiếng Việt Tiểu học 24

3. Hình ảnh những người mẹ, người bà trong các thơ thuộc chương trình sách Tiếng Việt Tiểu học 27

4. Hình ảnh quê hương đất nước trong các bài thơ thuộc chương trình sách Tiếng Việt Tiểu học 30

II. Đặc điểm về nghệ thuật 33

Chương III: Một vài suy nghĩ về phương pháp giảng dạy 35

1. Nắm vững lịch sử 35

2. Rèn luyện kỹ năng kể chuyện 36

Phần ba: Kết luận 38

1. Đề tài kháng chiến chống xâm lược là một đề tài lớn và thường trực trong nền văn học viết dân tộc 38

2. Đề tài kháng chiến chống xâm lược có một vị trí đặc biệt quan trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 38

Tài liệu tham khảo 40

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3403 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kháng chiến chống xâm lược trong các bài thơ thuộc chương trình sách tiếng việt tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nước – Chế Lan Viên Vào tháng 12 năm 1920 Nguyễn ái Quốc tham dự Đại hội ở Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Ngoài ra trong thời gian tham dự ở đó Người còn tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc đia, cũng trong thời gian này Người xuất bản tờ báo “Người cùng khổ” và Người viết những trang đầu tiên tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Dưới ngòi bút sắc sảo Nguyễn ái Quốc, tác phẩm đã nghiêm khắc tố cáo tội ác tầy trời của thưc dân Pháp đã gây ra đối với các nước thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam, trước toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới. Đồng thời, tác phẩm cũng khích lệ tinh thần đấu tranh chống thực dân, đế quốc vì nền độc lập dân tộc. Sau một thời gian hoạt động ở Pháp, năm 1923 Nguyễn ái Quốc đã bí mật sang Liên Xô dự Hội nghi quốc tế nông dân. Người còn tham gia hội nghị khác như : Quốc tế phụ nữ, Quốc tế thanh niên … Đặc biệt Người đã tham dự Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ V tổ chức tại Matxơcơva. Tại diễn đàn của hội nghi Người đã kẳng định vai trò quan trọng của cách mạng ở các nước thuộc địa. Người ví rằng: Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, muốn giết con vật đó thì cùng một lúc phải cắt cả hai cái vòi của nó. Nghĩa là phải thực hiện cả cách mạng vô sản ở các nước chính quốc cả cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giai cấp công nhân. Cuối năm 1924 Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc để chỉ đạo phong trào cách mạng các nước trong khu vực và có điều kiện gần gũi chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, năm 1925 Người lựa chọn một số người tiêu biểu của tổ chức “Tâm tâm xã” sáng lập ra một tổ chức chính trị mới là tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Người còn cho xuất bản báo “Thanh niên”. Trực tiếp mở các lớp tập huấn tại Quảng Châu để đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng rồi tìm cách đưa họ về hoạt động. Những bài giảng đó, sau này được tập hợp trong cuốn “Đường kách mệnh”. Nội dung của cuốn “ Đường kách mệnh” này được Người thể hiện rất rõ về đường lối chính trị của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để hình thành đường lối cách mạng của Đảng ta. Nhờ những hoạt động thuận lợi của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và giá tri lớn của tác phẩm “Đường kách mệnh” và vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá sâu rộng và liên tục vào phong trào cách mạng Việt Nam đặc biệt là phong trào công nhân. Bên cạnh những thuận lợi đó, sự ra đời của tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng (tháng 6/1930), An Nam cộng sản Đảng ( tháng 7/1929), Đông Dương cộng sản liên đoàn (tháng 9/1929) và Đông Dương cộng sản Đảng ( tháng 6/1930). Tuy nhiên trong một thời gian hoạt động ba tổ chức này thường xuyên công kích , xâu xé nhau để giành quần chúng tranh giành quền lực kiến cho tình hình vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Một lần nữa lãnh tụ Nguyễn ái Quốc lại xuất hiên rất đúng lúc Người đã thay mặt Quốc tế cộng sản triệu tập hội nghi hợp nhất Đảng ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc. Hội nghi đã thông qua bản “Chính cương sách lược vắn tắt” do chính Người khởi thảo và bầu ra Ban chỉ huy lâm thời để chỉ đạo phong trào cách mạng và công tác tổ chức Đảng. Có thể nói, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là một bước ngoặt trong lịch sử vĩ đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam. Cũng từ đây, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân nhân trên đà phát triển mạnh mẽ thành cao trào cách mạng rộng khắp điển hình là cao trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh, và tiếp sau đó là cao trào cách mạng năm 1936 – 1939. Qua hai cao trào đã để lại những bài học vô cùng quý báu cho Đảng ta trong quá trình chỉ đạo cách mạng và đây cũng là những cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945. Trước những biến đổi sâu sắc về tình hình chính trị trên thế giới, Đông Dương và Việt Nam. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII họp (tháng 5/19941) tại Pác Bó – Cao Bằng đã nêu rõ sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của nước ta. Cũng trong hội này mặt trận Việt Minh đã được thành lập (ngày 19/5/1941). Ngày 9/3/1945, Nhật ất cẳng Pháp, Đảng và Bác đã nhận định thời cơ thuận lợi đã đến, Đảng phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước”, ngày 18/3/1945 phát xít Nhật buộc phải ký kết hiệp định đầu hàng không điều kiện quân đồng minh, Đảng nhận định thời cơ cách mạng đã chín muồi, phải tranh thủ điều kiện thuận lợi khi quân đồng minh chưa kịp vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Từ ngày 14 – 28/8/1945 chỉ trong vòng 15 ngày, sau khi lệnh Tổng khởi nghĩa được ban hành cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc chính quyền cả nước thực sự thuộc về tay nhân dân.Trong không khí tưng bừng của chiến thắng, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân và thế giới nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập, tự do ra đời. Cách mạng tháng Tám thành công, là thành quả to lớn của nhân dân ta. Thắng lợi đó đã phá tan hai xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và phát xít Nhật, đồng thời nó còn lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn một nghìn năm. Từ đây, nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ phận nô lệ thành người độc lập tự do, dân chủ và bắc ái. 6. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 ( giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 ) Có thể nói, cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời thế nhưng nền cộng hoà còn non trẻ đã phải đối mặt với những biến động to lớn của tình hình chính trị trong và ngoài nước. Những khó khăn to lớn đó do thù trong giặc ngoài đã đẩy cách mạng Việt Nam đến một tình thế hiểm nghèo: “ Ngàn cân treo sợi tóc”. Để tránh tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng ta đã thực hiện sách lược hoà với quân Tưởng nhằm hạn chế, ngăn chặn một cách có hiệu quả mưu đồ chống phá chống phá cách mạng của Tưởng và bọn tay sai. Mặt khác ta có điều kiện tập trung để tiến hành cuộc khởi nghiã ở Nam Bộ, hạn chế chiến tranh mở rộng phạm vi trên cả nước. Trên cơ sở vận dụng sách lược phân hoá kẻ thù của chủ nghĩa Mac – Lênin, Đảng và Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ký kết với thực dân Pháp bản hiệp ước sơ bộ ( ngày 6/3/1946 ) và bản tạm ước (ngày 14/9 1946) việc ký kết này ta đã mượn tay Pháp gạt 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi miền Bắc, đồng thời ta cũng tranh thủ thời gian hoà bình để tiếp tục chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. Trước những thái độ ngoan cố của kẻ thù, tìm nhiều chiêu bài khiêu khích và hành động xâm lược ngày càng trắng trợn, ngày 19/12/1946, thay mặt Đảng và chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với đường lối “ Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”. Với đường lối kháng chiến đúng đắn cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhân dân ta đã giành được thắng lợi to lớn trong chiến dịch Việt bắc - Thu đông năm 1947. Đồng thời mở rộng chiến dịch Biên giới - Thu đông (1950) giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ về tay nhân dân ta từ đó tạo đà thắng lợi trong chiến dịch Đông – Xuân (1953 – 1954), với đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu trấn động địa cầu. Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu, đến ngày 7/5/1954, tướng Đờ Cát và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt, gần một vạn quân địch ra hàng. Thắng lợi của quân và nhân dân ta, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán để ký kết hiệp định Giơnevơ. Hiệp định Giơnevơ đuợc ký kết ngày 21/7/1954 đã châm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có Mỹ giúp sức ở Đông Dương, Pháp phải rút quân viễn chinh về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của nhân dân ta trong trân chiến Điện Biên Phủ, không những bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám, mà đây sẽ là mở ra một thời kỳ chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong một thế kỷ. Đồng thời giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 7. Lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 (giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam) Từ khi hiệp định Giơnevơ được ký kết ở Đông Dương, trong điều kiện đất nước bị chia cắt làm hai miền, Đảng và chính phủ đã đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược riêng cho phù hợp với đặc điểm tình hình. ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản được hoàn thành thì sẽ tiến hành công cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa. Còn miền Nam, do vẫn còn ách thống trị của đế quốc tay sai Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Bên cạnh những nhiệm vụ riêng của hai miền, đều có nhiệm vụ chung là đánh Mỹ và lũ tay sai của chúng, nhanh chóng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong khi miền Bắc đang cố gắng dồn sức lực vào công cuộc cải cách ruộng đất khôi phục kinh tế, thì ở miền Nam từ những năm 1957 – 1959, Mỹ – Diệm tổ chứ mở rộng “Tố cộng, diệt cộng”, với khẩu hiệu “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam giết hại những người dân vô tội. Phong trào đấu tranh của quần chúng bị kẻ địch khủng bố, đàn áp dữ dội, cách mạng bị tổn thất nặng nề. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ XV (đầu năm 1959) đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng quần chúng chủ yếu là kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. Từ khi có nghị quyết của Đảng soi đường, các phong trào nổi dậy ở khắp nơi và lan rộng ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, (năm 1959) tiêu biểu là phong trào nổi dậy ở Bến Tre. Cuộc “Đồng khởi”, đã giáng một đòn nặng vào chính sách thưc dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Đứng trước sự lớn mạnh của phong trào ngày 20/12/1960, Mặt trận giải phóng miền Nam đã ra đời trực tiếp lãnh đạo các phong trào cách mạng quần chúng. Nhân dân miền Nam được sự phối hợp và chi viện ngày càng lớn mạnh của hậu phương miền Bắc đã anh dũng chiến đấu và đập tan mọi âm mưu của Mỹ trong các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” liên tiếp giành thắng lợi giòn rã trong trận ấp Bắc – Mỹ Tho (ngày 2/1/1963) , trận Bình Giã (ngày 19/8/1965) rồi đến cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1968. Với hy vọng tìm được một lối thoát damh dự, Mỹ tiếp tục chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc lần hai (16/4/1972) với quy mô lớn hơn rất nhiều so với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Trải qua 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quân dân miền Bắc đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mỹ phải ngồi vào bàn ở hội nghị Pari. Việc ký kết hiệp định Pari năm 1973 là thắng lợi lịch sử quan trọng tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh đổ nguỵ quyền, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với trận mở đầu là ở Buôn Ma Thuật và chiến dịch Tây Nguyên, và tiếp đó là chiến dịch Huế - Đà Nẵng, và cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi sau gần 2 tháng liên tục (từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 2 tháng 5 năm 1975). Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỷ nguyên mới đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ thời kỳ khai thiên lập quốc có thể nói chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ và cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh đã để lại một mốc son lịch sử chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử nước ta. 8. Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn cả nước đi lên chủ ngiã xã hội. Công cuộc xây dựng đất nước tiến hành chưa được bao lâu thì nhân dân ta lại phải đương đầu với những quân xâm lược mới có quy mô lớn và khó khăn ở biên giới Tây – Nam của tổ quốc của tập đoàn phản động PônPốt – Iêng xari (22/12/1978), và cuộc xâm lược biên giới phía Bắc của Trung Quốc (17/2/1979). Có thể nói, đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh gian nan vất vả, nhưng nhìn chung đất nước và con người Việt Nam đã và đang thu được những thành tựu to lớn về mọi mặt, thêm vào đó Việt Nam hiện nay đang được bầu ban quốc tế tin tưởng và ủng hộ. Việt Nam hiện này là thành viên của các tổ chức như : ASEAN, thành viên của WTO, thành viên của Liên hợp quốc …đây là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc, là điều kiện thuộn lợi cho sự phát triển của nước ta trên con đường hội nhập và phát triển do Đảng và Bác đã lựa chọn. II. văn học việt nam về đề tài kháng chiến chống xâm lược 1. Văn học viết về đề tài kháng chiến chống xâm lược là một chủ đề quan trọng Trong nền văn học viết Việt Nam, hai dòng cảm hứng sáng tạo chính nổi lên xuyên suốt đó là mạch văn dân tộc là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Từ khi xuất hiện nền văn học viết Việt Nam từ thế kỷ thứ X, thì cảm hứng yêu nước xuất hiện trước, trở thành một dòng chảy chủ đạo suốt từ thế kỷ XV. Sau thế kỷ XV, cảm hứng nhân đạo mới xuất hiện và phát triển thành một dòng chảy chính. Trong đó cảm hứng yêu nước vẫn liên tục là dòng chảy trung tâm tạo ra các giá trị văn chương bất tử. Trong dòng cảm hứng yêu nước, đề tài kháng chiến chống quân xâm lược có vị trị vô cùng quan trọng. Nhiều giai đoạn lịch sử đề tài này chiếm nhiều vị trí trung tâm, quyết định các khuynh hướng tư tưởng, các thành tựu nghệ thuật trong giai đoạn này. Sở dĩ như vậy bởi vì nước ta liên tục phải trải qua nhiều cuộc xâm lược, nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Từ cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỷ XI) đến ba lần kháng chiến chống Nguyên – Mông (thế kỷ XIII), từ cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỷ XV) đến cuộc tân công vĩ đại của Quang Trung - Nguyễn Huệ, quét sạch quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta (thế kỷ XVIII), từ các cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp mới vào nước ta tới cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 lịch sử ; từ cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp (1946 – 1954) đến cuộc kháng chiến oai hùng chống Mỹ (1955- 1975)và các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc gân đây. Lịch sử nước ta không một trang nào không được vẽ hình một thanh gươm và tô đậm một màu máu. Văn học bao giờ bao giờ cũng là tâm gương phản chiếu lịch sử, nhịp bước cùng dân tộc, là tấm kíng hội tụ những ánh sáng lung linh trong cuộc sống tinh thần đất nước. Do đó, đề tài kháng chiến chống xâm lược có một vị trí vô cùng quan trọng trong nền vưn học viết Việt Nam. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, đây là đề tài có chiếm nhiều số lượng tác giả, để lại nhiều tác phâm hay và cũng có nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật nhất. Vì vậy trong các chương trình văn học nhà trường, đề tài kháng chiến chống xâm lược chiếm giữ một vị trí đáng kể, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ thống tác phẩm văn học ở nhà trường. 2. Văn học viết về đề tài kháng chiến chống xâm lược góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học viết Việt Nam bồi đắp tình cảm yêu nước cho các thế hệ Văn học viết về đề tài kháng chiến chống xâm lược góp phần bồi dưỡng tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ để chiến đấu, tinh thàn dũng cảm kiên cường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhìn chung tác phẩm viết về đề tài này đều bồi dưỡng ý thức công dân chân chính, xây dựng những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn thế hệ trẻ. Lật lại những trang sách thắm máu đỏ của cha ông, các em học sinh sẽ hiểu được những giá trị máu xương mà cha ông ta đã phải đổi lấy để có nền độc lập tự do và cuộc sống yên vui hạnh phúc hôm nay. Các em sẽ càng thêm yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, hiểu được những trang vàng của lịch sử, những chiến công anh dũng những nhân vật anh hùng đã góp phần làm vẻ vang cho đất nước. Những giá trị quá khứ anh hùng luôn có sứ sống trong hiện tại và tương lai để tạo ra một sự kế truyền liên tục làm nên nhân cách và bản sắc Việt Nam. Đề tài kháng chiến chống xâm lược có vị trí đặc biệt quan trọng trong hành trình đó. Chương II đề tài kháng chiến chống xâm lược trong các bài thơ thuộc chương trình sách tiếng việt tiểu học I. đặc điểm về nội dung tư tưởng Trong chương trình sách Tiếng Việt ở Tiểu học nhìn chung đã đề cập nhiều vấn đề, nhiều nội dung phong phú trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Các tác phẩm đã ca ngợi tinh thần cao đẹp của nhân dân ta đứng lên bảo vệ Tổ quốc: Hình tượng về những người yêu nước anh hùng bảo vệ Tổ quốc và hình tượng quê hương đất nước. Có thể nói, trong hình tượng những con người yêu nước tôi nhận thấy có các anh hùng ở những giai đoạn đầu của thời kỳ dựng nước như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo…rồi những chiến sĩ cách mạng, những anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó còn có hình ảnh những người phụ nữ kháng chiến, những người mẹ, người bà, người chị du kích, những em thiếu nhi dũng cảm kiên cường trong chiến đấu. Nổi bật lên là hình ảnh Bác Hồ, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người cha già của dân tộc luôn ung dung đàng hoàng trong các bài thơ. 1. Vẻ đẹp tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong các bài thơ thuộc chương trình sách Tiếng Việt Tiêủ học Nói tới thơ ca kháng chiến của Bác, người ta nhớ ngay đến các bài thơ như: “Cảnh rừng Việt Bắc”; “Rằm tháng riêng”; “Tin thắng trận”. Cả ba bài thơ đều toát lên ở Bác một tinh thần lạc quan, yêu đời luôn tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng. Đồng thời cũng thấy được tình yêu thiên nhiên của Người luôn gắn liền với tinh yêu đất nước, với sự nghiệp cách mạng. Người vừa là một chiến sĩ, vừa là một thi sĩ. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp xâm lược đầy khó khăn, thiếu thốn và gian khổ cuộc sống ở chiến khu lại được thể hiện trong thơ Bác thật vui tươi, sôi động lạ thường. Việt Bắc giàu có với những sản vật sẵn của núi rừng, và hơn thế Việt Bắc còn có rất nhiều cảnh đẹp “non xanh nước biếc” để khách tha hồ dạo chơi. Phải là con người rất yêu thiên nhiên, luôn luôn lạc quan yêu đời thì Bác mới phát hiên ra cảnh đẹp độc đáo của chiến khu Việt Bắc mà không phải nơi nào cũng có. Mở đầu bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” Bác viết : “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay” Phải chăng đây không phải là cảnh vật thiên nhiên bình thường mà là cảnh có nhiều điều lạ, nhiều nét đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên mà Bác dùng từ “Cảnh rừng”, “Cảnh rừng” khác với núi rừng, chốn rừng, khu rừng. “Cảnh rừng” gợi cho người ta một ấn tượng sáng đẹp hùng vĩ chứa chất bao điều thú vị. Tình yêu thiên nhiên của Bác luôn luôn gắn liền với Tổ quốc. Bác làm tất cả vì nươc, vì dân, kháng chiến cho đến thành công nhưng không hề nghĩ đến danh lợi cho bản thân mình. Bác mong đất nước được độc lập nhân dân được ấm no hạnh phúc, còn mình thì sẽ trở về sống ẩn dật nơi núi rừng hằng ngày bầu bạn với thiên nhiên và các lão nông : “Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa hạc cũ với xuân này” Không chỉ là chiến sĩ Bác còn còn có tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng trước một cảnh đẹp, một ý thơ la lòng Bác lại trào dâng những xúc cảm. Chính vì vậy mà tết nguyên tiêu năm 1948, tuy công việc rất bận nhưng trước cảnh sắc đêm rằm đầu xuân chiến thắng, tâm hồn thơ và tinh yêu thiên nhiên của Bác vẫn mặn nồng : “Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngảt trăng ngân đầy thuyền” Tết nguyên tiêu mà Bác vẫn làm việc, không kể thời gian, quên cả nghỉ ngơi. Và chỉ khi công việc đã tạm xong, trời đã khuya. Người mới hoàn toàn yên tâm thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng rằm đầu xuân. Đọc qua những vần thơ của Bác, người đọc như thấy hiện lên giữa đêm trăng rằm bát ngát là dáng vẻ ung dung, thư thái của một tâm hồn cao đẹp. Đồng chí Vũ Kỳ đã từng nhận xét: “Bài “Nguyên tiêu” toát lên nhân cách lớn, tâm hồn lớn của thi sĩ, vốn là nhà chiến lược thiên tài, cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, nhưng vẫn làm chủ được tình cảm và trách nhiệm của mình”. (Tìm hiểu thơ kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Văn hoá dân tộc. 1999, Tr202). Sự hoà hợp giữa tình yêu thiên nhiên, tình yêu Tổ quốc giữa phẩm chất nghệ sĩ với phẩm chất chiến sĩ một lần nữa thể hiện trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc” là như vậy: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Khách đến thì mời ngô nếp nướng Săn về thường chén thịt rừng quay” Nếu như hai câu đầu của bài thơ mang phong vị cổ điển gợi vẻ đẹp của một cảnh tiên êm ả thì hai câu thức lại gợi cảnh nhộn nhịp của một cảnh đời đầm ấm, vui tươi bên bếp lửa hồng. Chịu ảnh hưởng khá nhiều của thơ Đường, Bác đã sử dụng thành công và nhiều khi rất sáng tạo một số ngôn từ của thơ Đường bằng cách chuyển hoá để buồn thành vui. Cũng như cảnh “Yên ba” (Khói sóng) nhưng trong thơ của Tô Hiệu “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” là câu thơ buồn gợi nên nỗi sầu da diết khi xa quê hương. Còn trong câu thơ của Bác “Yên ba trong xứ đàm quân sự” lại là câu thơ vui, hình ảnh khói sóng ở đây không gợi buồn mà trái lại rất có ích cho công việc, bàn việc quân của Bác. 2. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng, những anh bộ đội cụ Hồ trong các bài thơ trong chương trình sách Tiếng Việt Tiểu học Hình ảnh người lính trong thơ kháng chiến từ anh Vệ quốc quân, Vệ quốc đoàn, bộ đội giải phóng quân là hình tượng người lính kiểu mới, lần đầu tiên xuất hiện trong thơ kháng chiến. Tuyệt đại đa số “Anh bộ đội cụ Hồ” đều là những người nông dân mặc áo lính, họ cầm súng để giải phóng cho mình và giai cấp, đồng bào mình. Hình ảnh người chiến sĩ trở thành đề tài hấp dẫn của văn học và là niềm ngưỡng mộ chung của tầng lớp nhân dân. Người ta nói tới anh bộ đội với tất cả sự trân trọng, và biết ơn và tin yêu. Thơ ca kháng chiến ít mô tả những trận đánh, mà chỉ miêu tả tâm hồn, tình cảm người lính. Người lính xuất hiện trong thơ phần nhiều là trước và sau trận đánh, người lính trong sinh hoạt đời thường và những tình cảm rất đôn hậu, giản dị. Đề tài viết về kháng chiến thuộc chương trình Tiểu học hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật là đẹp, đó là những con người còn rất trẻ, họ tạm biệt người thân, gia đình lên đường đánh giặc với một tinh thần quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, người chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã trở thành một biểu tượng đẹp, một tấm gương sáng về tinh thần cách mạng cho mọi thế hệ mại sau học tập và noi theo. Đến thăm nhà ngục Sơn La vào một chiều xuân hoa đào nở, trước những xúc động và sự khâm phục tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu tác giả Tạ Hữu Yên đã viết bài thơ “Anh về cùng mùa hoa” – một bài thơ sống mãi cùng năm tháng. Khi thực dân Pháp cầm tù trong nhà ngục tỉnh Sơn La Tô Hiệu đã ươm một hạt đào, vượt qua mọi thử thách của hoàn cảnh hạt đào ấy đã nảy mầm, lớn lên và ra hoa: “Tôi nghe hoa thì thầm Tôi nghe nụ nảy mầm Từ kẽ tường nhà ngục Trở trăn và khó nhọc Trong giá lạnh mùa đông” (Anh về cùng mùa hoa – Tạ Hữu Yên) Sự phát triển khó khăn của cây đào ở đây phải chăng chính là con đường cách mạng đầy hiểm nguy, gian khổ mà Tô Hiệu đã vượt qua. Phải chăng đó chính là tinh thần kiên trung, bất khuất là sức sống mãnh liệt không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được. Câu thơ “Nở mùa đào Cộng sản” là một câu thơ rất hay. Cây đào Tô Hiệu đã nở hoa, một màu đỏ tượng trưng cho sức sống tràn đầy, màu đổ của lý tưởng cao đẹp lớp lớp người chiến sĩ cách mạng đang phát triển: “Trái tim người cách mạng Sẽ không héo bao giờ Gieo ý nhạc vần thơ Cho mai sau hát mãi” Tác giả so sánh hao đào với “Trái tim người cách mạng” đều hồng tươi. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng,những anh bộ đội trong kháng chiến thật đẹp và anh dũng biết bao. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho nhân dân. Các chiến sĩ biên phòng đã ngày đêm đối mặt với bao khó khăn, thử thách. Hình ảnh chú công an biên phòng trong bài “Ngựa biên phòng” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn hiện lên thật đẹp, thật anh dũng nhưng cũng gần gũi, thân thiện biết bao: “ Chú công an biên phòng Rạp mình trên lưng ngựa Ngựa lao nhanh như bay Cả cánh rừng nổi gió’’ (Ngựa biên phòng – Phan Thị Thanh Nhàn) Khổ thơ đầu tiên đã gây được ấn tượng trong lòng người đọc bằng hình ảnh người chiến sĩ biên phòng rạp mình phi ngựa như bay tuần tra rừng biên giới. Đây là một khổ thơ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài kháng chiến chống xâm lược trong các bài thơ thuộc chương trình sách tiếng việt tiểu học.doc
Tài liệu liên quan