Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân dân năm 1989 đã qui định: “Mọi người có trách nhiệm thực hiện KHHGĐ, có quyền lựa chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch theo nguyện vọng .Nghiêm cấm hành vi gây trở ngại hoặc cưỡng bức trong việc thực hiện KHHGĐ”.
Để đảm bảo sự tự nguyện sử dụng và quyền tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai, các cơ quan tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình đã bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, tư vấn đến các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tác dụng và điều kiện sử dụng các biện pháp tránh thai.
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát chính sách dân số thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p kế hoạch hoá gia đình, cấm cung cấp các dịch vụ tránh thai, cấm triệt sản, và nạo phá thai, ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí bị phạt tù tuỳ theo mức độ vi phạm. Ngoài ra một số nước còn đề lên thành Luật nhằm mục đích khuyến sinh như: Giảm độ tuổi kết hôn hoặc cho phép ly hôn vì lý do vô sinh. Chúng ta hãy nghiên cứu chính sách khuyến sinh tại một số nước theo các tiêu chí sau:
1. Khuyến khích bằng tiền:
Hình thức khuyến khích bằng tiền bao gồm các biện pháp sau:
1.1. Trợ cấp khi sinh: Khoản tiền trợ cấp này phụ thuộc vào số thứ tự của đứa con:
- Bungari: Đứa con thứ nhất được trợ cấp 100 Leva, đứa thứ hai được 250 Leva và đứa con thứ ba được hưởng 500leva trong khi đó trung bình ở nước này là 154 Leva. Nhưng từ đứa con thứ 4 trở lên thì chỉ được trợ cấp Leva. Như vậy chúng ta thấy, Bungari khuyến khích sinh 3 con.
- Có nước trợ cấp đồng loạt cho mỗi lần sinh như ở Đức, Balan, Tiệp, Nam tư.
- Rumani trợ cấp cho đứa con thứ 3 trở lên.
- Hungari, trợ cấp lại sức khoẻ cho người mẹ. Nếu người mẹ phải đi khán ít nhất 4 lần/tháng thì được trợ cấp 250Frăng. Nếu chỉ 1 lần thì được trợ cấp 1000Ftăng.
Đối tượng trợ cấp cũng khác nhau: Có nước chỉ là các bà mẹ làm việc có lương (nhưng không phụ thuộc vào mức lương). Các bà mẹ (hoặc chồng của họ) có nước là mọi bà mẹ.
1.2. Trợ cấp cho con
Hàng tháng trẻ em được Nhà nước trợ cấp, mức trợ cấp phụ thuộc: số con (thường ưu tiên con thứ ba, thứ tư trở lên. Đối với đứa con thứ nhất, mức trợ cấp cao hơn nếu là con của bố hoặc mẹ cô đơn hoặc bản thân đứa trẻ bị tàn tật).
- Khu vực: Giữa thành thị và nông thôn thì thành thị được trợ cấp nhiều hơn (Rumani)
- Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình (Balan)
- Mức trợ cấp cao nhất khoảng 1/3 tháng lương của bố mẹ.
- Tuổi của trẻ em được trợ cấp dưới 16 tuổi, người đi học thì được hưởng trợ cấp đến 25 tuổi (Balan); người tàn tật thì được hưởng trợ cấp đến 27 tuổi.
1.3. Thời gian nghỉ đẻ được hưởng lương
- Phụ thuộc vào thứ tự lần sinh, cao nhất là khi sinh con thứ ba: 180 ngày (Bungari)
- Phụ thuộc vào số con sinh trong một lần sinh đôi sinh ba….hoặc sinh khó (Cộng hoà dân chủ Đức)
- Đa số các nước quy định được hưởng 100% lương; Riêng pháp quy định hưởng 90% lương và không vượt quá 120Frăng.
1.4. Trợ cấp bằng tín dụng: Các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi khi sinh con được cho vay với lãi suất ưu đãi tới 30.000 cu – ron để giải quyết các nhu cầu gia đình.
1.5. Trợ cấp cho mẹ nuôi con nhỏ:
Hết thời hạn được nghỉ hưởng lương nuôi con sau khi sinh, nếu người mẹ chưa muốn đi làm để ở nhà nuôi con thì được hưởng trợ cấp. Khoản trợ cấp này phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Tình trạng hôn nhân của người mẹ: có chồng hay không có chồng (áo)
- Khoản trợ cấp như nhau là 80 leva nhưng khoản trợ cấp khác nhau phụ thuộc vào mỗi lần sinh: con đầu được 6 tháng, con thứ hai 7 tháng, con thứ ba là 8 tháng.
Khoản trợ cấp này được kéo dài đến khi con 3 tuổi.
1.6. Giảm thuế thu nhập:
Nhiều nước dùng thuế thu nhập để khuyến sinh bằng cách thu thuế theo từng người chứ không phải thu theo gia đình (áo, Tây Đức).
1.7. Các hình thức khuyến khích khác như:
Nhà nước còn trợ cấp cho nhà trẻ, mẫu giáo, phụ cấp cho các bữa ăn trong các trường phổ thông, xây dựng nhà trẻ, trợ giá dày dép, đồ dùng trẻ em…..
2. Khuyến khích tinh thần:
- ở Liên Xô cũ: Huy chương “Người mẹ” cho các bà mẹ có 5 con, hay hạng 4 cho bà mẹ có 6 con, hạng 3 cho bà mẹ có 7 con, hạng 2 cho bà mẹ có 8 con, hạng 1 cho bà mẹ có 9 con và tặng Huân chương Người mẹ anh hùng cho các bà mẹ có từ 10 con trở lên.
3. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ/trẻ em:
- Phụ nữ mang thai được cán bộ y tế khám miễn phí dù khám ở nhà hay ở bệnh viện (ở Hungari số lần khám trung bình cho mỗi bà mẹ mang thai là 7,4 lần).
- Hưởng nguyên lương khi nghỉ đẻ, nghỉ chăm sóc con khi đau ốm theo thứ tự và được trợ cấp thêm. Thời gian nghỉ việc phụ thuộc vào thứ tự số con.
- Khi vợ đẻ thì chồng được nghỉ 1 tháng để chăm sóc (Thuỵ Điển).
4. Chính sách khuyến sinh ở Singapore.
Chính sách ưu sinh của Singapore đã trở thành mối quan tâm đặc biệt cho các nhà nhân khẩu học khi mức sinh của nước này rất cao trong thậm kỷ 60 nhưng lại giảm xuống mức thấp hơn mức sinh thay thế trong thập kỷ 80. Chính vì vậy năm 1983 Singapore đã sửa đổi chính sách dân số từ việc hạn chế sinh thành khuyến khích sinh với mục đích là tăng cường khả năng trí tuệ của các thế hệ tương lai, điều này được thực hiện thông qua việc khuyến khích và trợ giúp đặc biệt cho các cặp vợ chồng có học vấn từ đại học trở lên để họ có thêm con.
- Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng sự chênh lệch mức sinh theo trình độ học vấn sẽ làm cho đất nước này suy yếu. Tương lai của đất nước sẽ bị đe doạ vì những hậu quả tiêu cực về gen vì những cặp cợ chồng ít học lại có nhiều con.
- Hình thức tuyên truyền: “Nếu bạn có học vấn, bạn có nghĩa vụ kết hôn và sinh đẻ” “Tài năng cho tương lai”, “80% là thông minh và 20% là giỏi”…Vấn đề ưu sinh nhằm vào các phụ nữ gốc Trung Quốc có trình độ học vấn cao học còn được hiểu là một lá chắn cho vấn đề dân tộc ở nước này.
- Chương trình hỗ trợ cho các bà mẹ tốt nghiệp đại học
- Dự án triệt sản có thưởng: Đối với phụ nữ nghèo có trình độ học vấn thấp.
- Chính phủ chủ động “làm mối” cho những người có trình độ học vấn kết hôn.
- Chương trình khuyến sinh từ năm 1987: Giảm thuế 20.000 USD chia ra trong 5 năm áp dụng cho các vợ chồng có 3 con, giảm 15% thuế thu nhập tối 10.000 USD cho các gia đình 3, hoặc 4 con, trợ cấp miễn viện phí khi sinh con thứ 3,4. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như: ưu tiên chọn trường và nhà ở, giảm thời gian chờ đợi để nhận dịch vụ nhà ở của Chính phủ từ 2 năm xuống 2 tháng, trợ cấp gửi thẻ, các phúc lợi cho nữ nhân viên Chính phủ nghỉ đẻ.
II. Các biện pháp không khuyến khích sinh:
Các nước đang phát triển có dân số dân đông nhất nhưng lại có tốc độ gia tăng dân số cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Năm 1989, tốc độ gia tăng tự nhiên ở các nước đang phát triển là 2,1% thì ở các phát triển là 0,6%. Sự gia tăng dân số tạo ra sức ép dân số đối với các nước đang phát triển nơi cư trú của 4/5 dân số thế giới.
Hiện nay các nước đang phát triển ngày càng nhận thức được rằng giảm sinh là một bộ phận không thể thiếu được trong chương trình phát triển của họ. Vì phát triển kinh tế xã hội là cách duy nhất để giảm sinh không còn là biện pháp được nhiều người ủng hộ. Thực tế đã chứng minh được rằng chỉ những tiến bộ kinh tế xã hội thôi không đủ để làm giảm sinh đến mức có thể giải quyết được vấn đề đói nghèo và suy thoái môi trường và việc can thiệp của Chính phủ vào việc kế hoạch hoá gia đình không có nghĩa là vi phạm quyền con người trong chính sách dân số.
Các biện pháp hạn chế mức sinh bao gồm:
1. Các biện pháp hành chính / pháp luật
2. Các biện pháp kinh tế xã hội
3. Hình thức tuyên truyền, giáo dục.
4. Thiết lập hệ thống dịch vụ đầy đủ.
Các biện pháp không khuyến khích sinh có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: Các hình thức thưởng cho những người hạn chế sinh
Nhóm 2: Các hình thức phạt những người cố tình sinh nhiều con.
Việc thưởng cho những người sinh ít con cũng chính là hình thức phạt cho những người sinh nhiều con vì họ không được thưởng. Do nhiều lý do nên các nước đều thấy rằng nên nhấn mạnh việc áp dụng nhóm 1 hơn nhóm 2.
Trung Quốc và ấn Độ là những nước đông dân, nên mục tiêu của chính sách dân số của họ tập trung vào việc hạn chế sự gia tăng dân số. Các hình thức thưởng phạt cũng thể hiện tính đa dạng và quyết liệt:
1. Các hình thức thưởng cho người han chế sinh:
1.1. Cung cấp miễn dịch vụ, phương tiện tránh thai:
Ngoài việc cung cấp miễn phí dịch vụ, phương tiện tránh thai ra còn thưởng một khoản tiền nhất định cho những người vận động, người cung cấp dịch vụ và chấp nhận các biện pháp tránh thai có hiệu quả như: đình sản và dụng cụ tử cung. Các mức thưởng cho người chấp nhận phụ thuộc vào số con, giới tính của người đình sản. ở Triều Tiên năm 1989 đình sản khi có một con được thưởng 411 USD, khi có 2 con chỉ được hưởng 147 USD.
Đài Loan: Nam đình sản được hưởng nhiều gấp 3 lần nữ.
Pakistan nữ đình sản lại được hưởng nhiều gấp 2,43 lần so với nam giới.
Thái lan mức thưởng cho việc đình sản nhiều gấp 4 lần so với mức thưởng cho việc đặt dụng cụ tử cung.
1.2. Miễn thuế thu nhập: Miễn thuế thu nhập cho các gia đình có 1-2 con như ở Nam Triều Tiên từ năm 1997.
1.3. Hình thức tín dụng:
Ưu tiên cho người nghèo đã triệt sản vay vốn để làm ăn sinh sống – ở Nam Triều Tiên.
1.4. Trợ cấp:
- Trung Quốc trợ cấp cho đứa con độc nhất mỗi năm bằng 1 tháng lương trung bình. Việc trợ cấp này kéo dài 14 năm. Trợ cấp cho người già về hưu có một con bằng 5%, cho người không con 10%.
- Một hình thức trợ cấp có điều kiện nữa ở ấn Độ là phụ nữ trẻ khi mới cưới chồng được trợ cấp một ngân phiếu. Sau 20 năm nếu không có quá 2 con thì nhờ tấm ngân phiếu này sẽ được nhận 50.000 Rupi. Nếu sinh quá 2 con thì không được gì. Nếu vi phạm các điều kiện trên thì lần thứ nhất giảm 10%, lần thứ 2 cắt 30%.
- ấn Độ cũng trợ cấp cho người già không quá 2 con và cả hai đều là gái.
- Inđônêxia, Nam Triều Tiên đều có chính sách ưu tiên cho người già.
1.5. Trợ giá: Nam Triều tiên giảm lệ phí sinh cho người có 2 con đình sản tại bệnh viện công.
1.6. Giải quyết chế độ nhà ở:
Một số nước đã sử dụng nhà ở như một công cụ điều tiết mức sinh. Nam Triều Tiên, Singapore ưu tiên cung cấp nhà ở cho người có 1-2 con mà đình sản.
1.7. Chính sách ruộng đất: Gia đình 1 con cũng được chia ruộng như gia đình 2 con – Trung Quốc.
1.8. Chế độ chăm sóc mẹ: Chế độ “một con” và “con ruột” ở Trung Quốc chữa bệnh không thu tiền cho “con một” dưới 2 tuổi, ở Nam Triều Tiên chữa cho cả đứa con thứ hai cho đến dưới 5 tuổi.
- Con một miễn phí khi đẻ đi mẫu giáo, được cấp tiền mua sữa, được ưu tiên chọn trường phổ thông và được khẩu phần lương như thanh niên, đến tuổi lao động được ưu tiên sắp xếp công việc – Trung Quốc.
- Người mẹ đăng ký “một con” được nghỉ đẻ thêm 2 tuần và có lương.
Như vậy các biện pháp khen thưởng rất đa dạng và chỉ được trao cho những ai thực hiện tốt mục tiêu chính của chính sách dân số. Chẳng hạn ở Trung Quốc là chính sách “một con” và ở Nam Triều Tiên là tối đa 3 con, ấn Độ không quá 3 con.
Có nước đặt vấn đề phạt trực tiếp khi công dân vi phạm chính sách dân số của Nhà nước như Inđônêxia nhưng Trung Quốc lại có những hình thức cứng rắn như:
2.1. Mất việc làm: Trung Quốc – hình phạt này có thể xảy ra nhưng ở ấn Độ thì bị sa thải việc nếu có quá 3 con.
2.2. Giảm lương: Hình thức này cũng được áp dụng ở Trung Quốc.
2.3. Phạt tiền: Mức đạt từ 3 đến 5 lần tổng lương trong một năm của vợ, chồng trong 3 năm, ở một số địa phương phạt 10% tổng lương của cả 2 vợ chồng, việc phạt này kéo dài từ 14 đến 16 năm. Số tiền này đưa vào quỹ phúc lợi để phân phối cho gia đình 1 con.
2.4. Phạt tù: Luật “bắt buộc triệt sản” của bang Maha rahtan (ấn Độ thông qua ngày 21/7/76 qui định phạt tù cao nhất là 2 năm cho những ai vi phạm chính sách dân số).
2.5. Đình sản cưỡng bước: Năm 1975, ấn Độ đình sản cưỡng bước cho người có quá số con qui định.
2.6. Tăng thuế cư trú: Từ năm 1983 Nam Triều Tiên tăng thêm thuế cư trú đối với gia đình trên hai con, không cho cư trú tại đô thị nếu có trêni 2 con – ở Việt Nam.
2.7. Phân phối nhà ở: Đối với nhân viên Nhà nước, những người có trên 1 con sẽ được xếp cuối danh sách phân phối nhà - Trung Quốc.
2.9. Không ưu tiên cho trẻ em là con thứ hai, thứ ba trở lên: Trong việc gửi vào nhà trẻ, đi học và tìm việc làm.
2.10. Các biện pháp khác: Trung Quốc khai trừ khỏi Đảng, cách thức đối với cán bộ, đảng viên nếu vi phạm chính sách dân số. Người phụ trách địa phương nếu địa phương vi phạm chính sách dân số cũng bị kỷ luật.
Phần thứ hai
Chính sách dân số Việt Nam
Hiện nay vấn đề dân số đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách dân số đầu tiên (Quyết định 216/CP ngày 26 tháng 12 năm 1961) với mục đích: “Vì sức khoẻ của bà mẹ, vì hạnh phúc và hoà thận trong gia đình, và để nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn chu đáo”.
Chính sách dân số Việt Nam là những văn bản của Đảng và Nhà nước quy định về các vấn đề liên quan đến dân số (quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số và sự phân bố dân cư và di dân) nhằm thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển của dân số trong hiện tại và tương lai phù hợp với lợi ích của đất nước.
Phần này, tập trung vào trình bày bốn nhóm chính sách cơ bản nhất:
1. Nhóm chính sách đối với cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh;
2. Nhóm chính sách về cung cấp dịch vụ KHHGĐ;
3. Nhóm chính sách về tổ chức – bộ máy DS – KHHGĐ;
4. Nhóm chính sách về thông tin – tuyên truyền – giáo dục về DS – KHHGĐ.
I. Nhóm chính sách đối với cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh
1.1. Tuổi được kết hôn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã qui định: “Nam từ 20 trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn”. Độ tuổi này qui định chung cho cả khu vực thành thị, nông thôn và đã tính đến cả yếu tố sức khoẻ, học tập, thể chất và kinh tế đố với thanh niên để đi tới hôn nhân.
Tuổi được kết hôn là qui định tối thiểu. Thông thường, người kết hôn sớm là người có trình độ học vấn thấp, 50% phụ nữ chưa từng đến trường kết hôn ở độ tuổi 19,8 và sống trong khu vực chậm phát triển, thu nhập không cao và chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Số con sinh đã trung bình các phụ nữ kết hôn lần đầu dưới tuổi 15 tới 4,6 con, cao gấp 1,5 lần số con tương ứng của những phụ nữ bắt đầu kết hôn ở độ tuổi 18 – 19 (3,2 con), gấp 2 lần số con tương ứng của những phụ nữ bắt đầu kết hôn ở độ tuổi 25 – 29 (2,1 con), gấp gần 3 lần số con tương ứng của những phụ nữ bắt đầu kết hôn ở độ tuổi từ 30 trở lên (1,4 con). Trong số phụ nữ có độ dài kết hôn là 20 – 24 năm, những người kết hôn lần đầu ở tuổi 18 – 19 có số con trung bình là 4,8 con, cao hơn số con tương ứng của những người kết hôn lần đầu ở tuổi 25 – 29 tới 1,2 con (số con của những người này là 3,6 con) và gần 0,5 con so với những phụ nữ kết hôn lần đầu ở độ tuổi 20 – 24.
Một chỉ tiêu đặc thù rất hay được sử dụng là tuổi trung bình kết hôn lần đầu. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế xã hội, có nghĩa là: Khi nam và nữ thanh niên được học tập văn hoá, nghề nghiệp, có việc làm sẽ kết hôn muộn hơn và ngược lại. Quan hệ giữa tuổi trung bình kết hôn lần đầu và trình độ phát triển kinh tế xã hội được thể hiện rất rõ ở nước ta, tuổi trung bình lúc kết hôn lần đầu năm 1989 là 23,2 năm 1994 là 23,3 (đối với nam là 24,5 tuổi và đối với nữ là 23,2 tuổi, tương ứng của khu vực thành thị là 26,5 và 24,7 và khu vực nông thôn là 24,0 và 22,6). So với các nước trong khu vực, tuổi trung bình lúc kết hôn lần đầu của nam và nữ ở Việt Nam chỉ thấp hơn Singapore, Burnây, tương đương hoặc cao hơn Thái Lan, Indônêxia, Philippin, Malaixia.
Thực tế ở một số địa phương, việc cưới gả con con cái sớm để có thêm lao động (thường là gia đình nhà trai), theo quan niệm lạc hậu vẫn còn tồn tại. Mặc dù số người kết hôn và sống trong hôn nhân ở dưới độ tuổi tối thiểu theo quy định của pháp luật chiếm một tỷ trọng không lớn, nhưng vẫn còn hơn 5% nam dưới 20 tuổi và gần 3% nữ dưới 18 tuổi đã kết hôn là vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. Bên cạnh tảo hôn, tình trạng kết hôn không đăng ký vẫn xảy ra trên thực tế.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội, nhất là nhu cầu giáo dục, việc làm và đời sống của mỗi khu vực khác nhau, ở thành thị nam, nữ thanh niên lấy vợ, lấy chồng muộn, còn ở nông thôn, miền núi thì kết hôn sớm hơn, nên có 2 xu hướng đề nghị về thay đổi tuổi kết hôn. ở khu vực thành thị và vùng phụ cận có nguyện vọng nâng tuổi kết hôn lên thêm 2 tuổi nữa, ở khu vực nông thôn và miền núi có nguyện vọng giữ tuổi kết hôn như đã qui định.
Nâng cao tuổi kết hôn lần đầu là cần thiết và có ý nghĩa về nhiều mặt, trước hết là việc tạo điều kiện cho các cá nhân có thời gian để chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt: Sức khoẻ làm mẹ, sự tiến bộ của phụ nữ, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, khả năng ổn định gia đình, đảm bảo thu nhập và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên, kết hợp sớm là một vấn đề xã hội, là kết quả của mối quan hệ tổng hoà nhiều yếu tố, chịu tác động rất lớn của trình độ phát triển, nên quan trọng hơn là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức để mọi người hiểu rõ và quyết định đúng thời điểm kết hôn.
1.2. Tuổi sinh con đầu lòng:
Quyết định 162/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1998 của Hội đồng Bộ trưởng đã vận động phụ nữ sinh đẻ muộn (từ 22 tuổi trở lên). Tuổi của phụ nữ khi sinh con đầu lòng cũng như điều kiện kinh tế của họ có liên quan mật thiết đến tình hình sức khoẻ của cả mẹ và con, và là yếu tố kéo dài khoảng thời gian để có khả năng sinh con lần thứ 2 thứ 3 trong suốt độ tuổi sinh đẻ của họ (từ 15 đến 49 tuổi). Tuy thời gian của những lần sinh sau và quy mô gia đình đầy đủ có liên quan mật thiết đến tuổi sinh con đầu lòng. Vì vậy, tuổi sinh con đầu lòng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến qui mô gia đình và tốc độ gia tăng dân số.
Trên thực tế đã có 4,1% phụ nữ trong độ tuổi 15 – 19 đã sinh con đầu lòng và khoảng 7% phụ nữ trong độ tuổi 20-22 đã sinh con đầu lòng so với tổng số người sinh trong năm. Như vậy, so với chỉ tiêu vận động, vẫn còn 11,1% phụ nữ sinh con đầu lòng sớm (từ 22 tuổi trở xuống). Theo kết quả điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994, tuổi sinh con đầu lòng giữa các thế hệ phụ nữ có sự khác biệt: Nhóm 25 –29 tuổi có 40,5% phụ nữ là sinh con lần đầu trước tuổi 22 và 59,5% là sinh con lần đầu sau tuổi 22 hoặc là chưa sinh, trong khi nhóm 40-44 tuổi có 38,4% là sinh con lần đầu trước tuổi 22 và còn 61,6% là sinh con lần đầu sau tuổi 22 hoặc là chưa sinh.
Phụ nữ thành thị sinh con muộn hơn phụ nữ nông thôn. Tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng của phụ nữ thành thị năm 1996 là 27,6 tuổi, phụ nữ nông thôn sinh con đầu lòng sớm hơn phụ nữ thành thị gần 1 năm (26,8 tuổi) và từ đó được thể hiện qua xu hướng thay đổi của tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi. Khu vực nông thôn, mức độ sinh cao nhất ở nhóm tuổi 20 – 24 tuổi là 194%o trong khi khu vực thành thị mức độ sinh cực đại lại xảy ra ở nhóm tuổi 25-29 là 120,2%o.
Một chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá xu hướng chung về tuổi sinh con đầu lòng là tuổi trung vị của phụ nữ khi sinh con đầu lòng: Tuổi trung vị của phụ nữ khi sinh con đầu lòng là 22,28 tuổi, bình quân phụ nữ thành thị sinh con đầu lòng ở tuổi 23,3 lớn hơn giá trị tương ứng ở nông t hôn tới 1,3 năm (so với 22 năm). Nói chung, khi trình độ học vấn tăng lên, tuổi trung vị khi sinh con đầu lòng cũng tăng theo. Chênh lệch về chỉ tiêu này giữa phụ nữ chưa bao giờ đến trường (21,04 năm) và tốt nghiệp trung học trở lên (24,46 năm) lên tới 3,5 năm.
Tuy vận động sinh đẻ muộn, nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng: cần phải cho phép sinh con đầu lòng sóm hơn tuổi 22 hoặc không nên qui định tuổi sinh con đầu lòng mà chỉ khống chế ở 2 con là đủ. Cần nhấn mạnh rằng “Tuổi sinh con đầu lòng” là chỉ tiêu mang tính chất vận động, thuyết phục không có tính chất bắt buộc như một qui định. Việc vận động phụ nữ sinh muộn sau tuổi 22 là dựa vào yếu tố sức khỏe, phát triển trí lực và đảm bảo kinh tế của một gia đình. Xét trên góc độ khoa học y học thì phụ nữ từ 22 tuổi trở đi mới thực sự trưởng thành về trí tuệ và thể lực đẻ con cái họ sinh ra bảo đảm được sức khoẻ. Xét trên góc độ kinh tế, nói chung phụ nữ từ 22 tuổi trở đi mới sinh con sẽ có cơ hội nhiều hơn để học xong phổ thông và học xong nghề, đi làm việc, có thu nhập và lúc đó mới đảm bảo tốt hơn điều kiện sống của một gia đình.
Về lý thuyết cũng như thực tế, nếu sinh con, trước hết là làm tăng nhân khẩu và làm giảm thu nhập bình quân đầu người một cách đáng kể. Giảm 30% thu nhập đầu người trong mô hình gia đình hạt nhân sau lần sinh con thứ nhất và bản thân người vợ phải ngừng các hoạt động có thu nhập trong một thời gian dài, từ 3 đến 4 tháng (thời gian nghỉ đẻ), năng suất lao động của cả gia đình, đặc biệt là của người vợ bị giảm đáng kể từ khi mang thai và các hoạt động sau khi sinh. Mặt khác các chi phí thực tế trung bình trong vòng 5 –7 tháng trọng điểm tăng lên ở mức rất cao từ 2 đến 5 lần so với trước khi sinh con.
Theo báo cáo của Trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em thành phố Hà Nội năm 1995, nguy cơ mắc bệnh của bà mẹ sinh con ở độ tuổi quá trẻ lớn gấp 4 lần so với bà mẹ ở độ tuổi 24-29 và nguy cơ nhiễm bệnh đối với trẻ sơ sinh được sinh ra bởi bà mẹ quá trẻ cao hơn 6 lần so với đứa trẻ được sinh ra bởi bà mẹ ở độ tuổi 24-29.
I.3. Khoảng cách giữa các lần sinh:
Quyết định 162/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã vận động phụ nữ giãn khoảng cách giữa các lần sinh (từ 3 đến 5 năm). Khoảng cách giữa các lần sinh được đo bằng số tháng giữa các lần sinh liên tiếp. Khoảng cách này được hướng dẫn chung cho cả khu vực thành thị, nông thôn và cho cả giữa lần sinh thứ nhất với lần sinh thứ hai và giữa các lần sinh tiếp theo. Khoảng cách từ 3 đến 5 năm là đã tính đến cả yếu tố sức khoẻ của mẹ và con và yếu tố kinh tế của gia đình.
Độ dài trung vị của khoảng cách giữa lần sinh là 32 tháng, nhưng có 22,8% các trường hợp sinh có khoảng cách dưới 24 tháng và 36,9% có khoảng cách từ 24 đến 35 tháng (tức là 59,7% các trường hợp sinh không như chỉ tiêu vận động là từ 3 đến 5 năm). Chỉ có 40,3% các trường hợp sinh có khoảng cách từ 36 tháng trở lên. Sự khác biệt lớn nhất về khoảng cách sinh giữa thành thị và nông thôn với độ dài tương ứng là 42,2 và 31,3 tháng, giữa phụ nữ chưa đi học và phụ nữ tốt nghiệp trung học trở lên là 42,2 và 31,3 tháng, giữa phụ nữ chưa đi học và phụ nữ tốt nghiệp trung học trở lên là 30,4 và 36,9 tháng, giữa lao động nông nghiệp và lao động trí óc là 31,0 và 49,2 tháng, giữa vùng miền núi và trung du Bắc Bộ có khoảng cách giữa các lần sinh ngắn nhất 29,4 tháng, giữa vùng miền núi trung du Bắc Bộ có khoảng cách giữa các lần sinh ngắn nhất 29,4 tháng và vùng Đông Nam Bộ bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh tập trung dân cư đô thị có khoảng cách giữa các lần sinh dài nhất.
Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh, tỉ lệ chết của trẻ em và khoảng cách giữa các lần sinh của các bà mẹ. Khoảng cách sinh con ngắn làm tăng nguy cơ chết của mẹ, đặc biệt khi khoảng cách giữa các lần sinh dưới 24 tháng thì nguy cơ chế càng cao. Theo điều tra sức khoẻ sinh sản – 1995 (VNRHS-95), tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của các bà mẹ có tuổi sinh con dưới 20 lên tới 85%o đối với khoảng cách sinh so với lần sinh dưới 24 tháng, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 7,5%o đối với các trường hợp có khoảng cách sinh 36 tháng.
Trên thực tế, chi phí của mỗi lần sinh là rất lớn (bao gồm cả chi phí thực tế và chi phí cơ hội) và vì vậy, khoảng cách giữa các lần sinh ngày càng ngắn dễ gây ra tình trạng khó khăn về kinh tế của các gia đình và lâm vào cảnh túng thiếu, nghèo đói. Kết quả điều tra mức sống năm 1993 cho thấy: trong số 412 hộ nghèo có 317 hộ (chiếm 76,9%o) có khoảng cách sinh con thứ nhất và con thứ hai dưới 36 tháng, trong khi tỷ lệ chung của cả nước là 59,7%o. Về lý thuyết và thực tế cũng đã chứng minh là, nếu khoảng cách giữa các lần sinh càng cao thì khả năng tích lũy về kinh tế, đầu tư cho con và sức khoẻ của cả mẹ và con sẽ được đảm bảo tốt hơn.
Phân tích số liệu điều tra của Uỷ ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Hà Nội năm 1993 cho thấy: Chi phí cho khám chữa bệnh (ngoài phần các bệnh viện của Nhà nước thực hiện miễn phí đối với trẻ dưới 6 tuổi) đối với một đứa trẻ có khoảng cách giữa các lần sinh dưới 12 tháng cao gấp 2,1 lần so với đứa trẻ có khoảng cách sinh là 36 tháng, và chi phí cho đứa trẻ có khoảng cách giữa các lần sinh từ 12 đến 24 tháng cao gấp 1,39 lần.
Vận động phụ nữ giãn cách giữa các lần sinh là tạo điều kiện tối thiểu để duy trì sức lao động của phụ nữ, đảm bảo dinh dưỡng và sự chăm sóc cho thế hệ trẻ em, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và mỗi gia đình. Giãn khoảng cách giữa các lần sinh góp phần hạn chế sinh, nhưng quan trọng hơn là bảo vệ an toàn và sức khoẻ của người mẹ, bảo vệ an toàn và dinh dưỡng cho trẻ sinh ra. Đó là chỉ tiêu phù hợp với hướng tiếp cận chất lượng về sức khoẻ sinh sản.
Trên thực tế, một số ý kiến cho rằng không nên qui định khoảng cách giữa các lần sinh bởi mỗi cặp vợ chồng khi muốn sinh thêm con sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của họ. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên đưa thời gian vận động với khoảng cách tối thiểu là 3 năm, còn người ta có thể chọn khoảng thời gian thích hợp với hoàn cảnh của mình để sinh con thứ 2, kể cả các trường hợp đặc biệt như những người lấy chồng muộn (sau 30 tuổi).
I.4. Số con của mỗi cặp vợ chồng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 1/1993) đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, với mục tiêu cụ thể là mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con. Khẩu hiệu vận động của chương trình quốc gia là “Dừng ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” được xuyên suốt trong quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gdfgdf.doc