Đề tài Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam

Mục lục

Trang

I. Mở đầu 5

II. Tổng Quan 7

II.1. Cơ sở pháp lý và và giới hạn Đề tài 7

II.2. Các văn bản pháp quy của Việt Nam về vấn đề cGCN 7

II.3. Tình hình phát triển của CNHC và CNDK tại Việt Nam 8

II.3.1. Tình hình phát triển của CNHC tại Việt Nam 8

II.3.1.1. Vài nét về lịch sử 8

II.3.1.2. Hiện trạng phát triển CNHC 18

II.3.1.3. Định hướng và triển vọng phát triển CNHC 32

II.3.2. Tình hình phát triển của Công nghiệp Dầu khí tại Việt Nam 37

II.3.2.1. Vài nét về lịch sử 37

II.3.2.2. Hiện trạng và triển vọng phát triển CNDK Việt Nam 41

II.3.2.3. Định hướng phát triển CNDK Việt Nam 43

III. Nghiêncứu hiện trạng chuyển giao công nghệ trong

cNHC và CNdK việtnam44

III.1. Phương pháp tiếp cận các nguồn cơ sởdữ liệu 44

III.2. Quá trình phát triển côngnghệ sản xuất trong cNHC việt nam45

III.2.1. Tình hình pháttriển công nghệ sản xuất trong CNHC 45

III.2.2. Đánh giá hiện trạng công nghệ một số ngành sản xuất chính trong CNHC 56

III.2.2.1. Nhóm công nghệ sản xuất phân bón 57

III.2.2.2. Nhóm công nghệ sản xuất thuốc BVTV 58

III.2.2.3. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su 59

III.2.2.4. Nhóm công nghệ sản xuất hóa chất cơ bản 59

III.2.2.5. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm điện hóa 61

III.2.2.6. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm giặt rửa 62

III.2.2.7. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa dầu 62

III.2.2.8. Nhóm công nghệ khai thác quặng nguyên liệu 62

III.2.2.9. Nhóm công nghệ sản xuất sơn, và vật liệu hàn 63

III.2.3. Yêu cầu công nghệ trong CNHC 64

III.3. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất trongCNDK 65

III.3.1. Phát triển công nghệ thăm dò và khai thác dầu khí 65

III.3.2. Phát triển công nghệ lọcư hóa dầu 66

III.3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển công nghệ một số ngành sản xuất chính trong CNDK 68

III.3.3.1. Công nghệ thăm dò và khai thác dầu khí 68

III.3.3.2. Công nghệ chế biến dầu khí 69

III.4. đặc điểm chuyển giaocông nghệ trong cNHC và CNDK ở nước ta69

III.4.1. Trong CNHC 69

III.4.2. Trong CNDK 73

IV. vấn đề hỗ trợ và thúc đẩy công tác chuyển giao

công nghệ trong cNHC và CNdK phù hợp với điều kiện việt nam75

IV.1. Đối với CNHC 75

IV.2. Đối với CNDK 76

IV.3. Vai trò của Nhà nước trong đẩy mạnh CGCN 76

V. Kết luận và kiến nghị 76

Tài liệu tham khảo 78

Phụ Lục 79

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và triển khai xây dựng cơ sở sản xuất olefin từ condensat/naphta trong Tổ hợp hóa dầu số 2 để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất PE, PP, sợi polyeste (PET). Dự kiến có thể đ−a Tổ hợp vào hoạt động cuối năm 2011. Xây dựng Tổ hợp Hóa dầu số 3 cùng với Liên hợp lọc hóa dầu tại Nghi Sơn (Thanh Hóa), bao gồm Nhà máy Lọc dầu số 2, các nhà máy sản xuất chất dẻo (PP), sợi polyeste (PET) và một số sản phẩm hóa dầu khác. Cũng trong giai đoạn này Tập đoàn có kế hoạch đầu t− Dự án nhà máy lọc dầu số 3 ở phía Nam với công suất trên 7,0 triệu tấn/năm. - Giai đoạn 2016-2025: Tiếp tục phát triển Tổ hợp lọc hóa dầu số 2 và 3 Tại Đông Nam bộ và Thanh Hóa, trong đó nghiên cứu khả năng mở rộng Tổ hợp Hóa dầu số 2 hoặc xây dựng thêm tại Tại Đông Nam bộ một tổ hợp hóa dầu mới từ khí nếu có đủ nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, PetroVietnam còn chuẩn bị đầu t− Tổ hợp lọc hóa dầu số 4 gồm một nhà máy lọc dầu mới và các nhà máy hóa dầu để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chất dẻo (VCM, PVC, SM, PS, PE), sợi tổng hợp, hoạt chất, phân bón, LAB (nguyên liệu sản xuất chất hoạt động bề mặt LAS) và các sản phẩm khác nh− PP, PTA, PET, SM, nhựa đ−ờng, dung môi, v.v… III. Nghiên cứu hiện trạng chuyển giao công nghệ trong cNHC và CNdK việt nam III.1. Ph−ơng pháp tiếp cận các nguồn cơ sở dữ liệu Để thực hiện nội dung thực hiện Đề tài “Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam”, chúng tôi đã triển khai: 1. Tiếp cận các nguồn cơ sở dữ liệu: - Theo phiếu điều tra đến 50 viện nghiên cứu và doanh nghiệp lớn thuộc CNHC và dầu khí trong n−ớc; - Điều tra trực tiếp một số doanh nghiệp lớn có các công nghệ đ−ợc chuyển giao; 44 - Tra cứu dữ liệu từ các tài liệu xuất bản, báo cáo KHCN của các doanh nghiệp, nhà t− vấn và thiết kế trong n−ớc; - Tra cứu trên mạng. 2. Xử lý các nguồn cơ sở dữ liệu. III.2. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất trong cNHC việt nam III.2.1. Tình hình phát triển công nghệ sản xuất trong CNHC Suốt từ thời kỳ thành lập đến nay, cùng với sự phát triển chung của CNHC n−ớc ta, công nghệ sản xuất đ−ợc áp dụng trong các cơ sở sản xuất trong ngành cũng liên tục có b−ớc phát triển h−ớng vào các mục tiêu: - Nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất và chất l−ợng sản phẩm. - Đáp ứng sự thay đổi của điều kiện sản xuất (thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu, năng l−ợng, v.v...). - Đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, cả thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi tr−ờng. Nói tóm lại, mục tiêu cuối cùng của sự phát triển công nghệ là tăng hiệu quả sản xuất, h−ớng tới sự phát triển cao hơn của doanh nghiệp. Có thể chia sự phát triển công nghệ sản xuất trong CNHC n−ớc ta theo các thời kỳ sau đây: 1. Thời kỳ CNHC mới hình thành Đây là thời kỳ ứng với thời gian kháng chiến chống Pháp. Ba mục tiêu quan trọng của CNHC trong thời kỳ này là phục vụ quốc phòng, nông nghiệp và dân sinh với việc sản xuất các sản phẩm giản đơn nh−ng thiết yếu đối với yêu cầu của các mặt trận và đời sống của nhân dân các vùng tự do. Trong thời kỳ này, mục tiêu sản phẩm chính của các cơ sở sản xuất th−ờng không phải là hóa chất trung gian mà là các sản phẩm cuối cùng nh− thuốc nổ, ngòi nổ, đạn d−ợc, than cốc, giấy viết, diêm, mực in, v.v... để phục vụ nhu cầu chiến đấu và dân sinh. Công nghệ sản xuất của các công binh x−ởng hoặc các cơ sở sản xuất buổi đầu hết sức thô sơ, lạc hậu và đa số công nghệ có đ−ợc đều trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của các nhà trí thức, cán bộ kháng chiến đ−ợc đào tạo ở n−ớc ngoài về n−ớc truyền đạt và h−ớng dẫn lại. Trong thời kỳ này, có một số công nghệ chính về sản xuất hóa chất và vật liệu đã đ−ợc áp dụng tại các cơ sở sản xuất nh− sau: 45 Trong sản xuất hóa chất và vật liệu: - Công nghệ sản xuất axit sunfuric phòng chì. - Công nghệ sản xuất các hóa chất dùng trong chế tạo thuốc nổ đen, ngòi nổ (natri nitrat, kali clorat, thủy ngân fuminat, v.v…). - Công nghệ luyện than cốc dùng trong luyện gang làm vỏ lựu đạn. Trong sản xuất sản phẩm tiêu dùng: - Công nghệ sản xuất sản phẩm gia dụng (đồ gốm, mực viết, mực in, diêm...). 2. Thời kỳ khôi phục và phát triển sản xuất ở miền Bắc (1955-1960) Đây là thời kỳ những năm sau hòa bình lập lại. Trong thời kỳ này, CNHC chỉ bao gồm một số ít ỏi các cơ sở sản xuất với công nghệ sản xuất rất lạc hậu. Tr−ớc nhu cầu cấp thiết về phân bón cho nông nghiệp, với sự khôi phục và phát triển sản xuất, trong thời kỳ này CNHC đã đầu t− phát triển một số công nghệ sau đây: Trong sản xuất phân bón: - Công nghệ sản xuất supe phốt phát (supe lân) đơn theo ph−ơng pháp thùng hóa thành (bulker) mẻ gián đoạn, sử dụng nguyên liệu là quặng apatit loại I tại Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ) năm 1959. Nguồn Công nghệ: Liên Xô. Trong sản xuất hóa chất cơ bản: - Công nghệ sản xuất axit sunfuric đi từ nguyên liệu quặng pyrit tại Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ) năm 1959. Nguồn Công nghệ: Liên Xô. Trong sản xuất các sản phẩm cao su: - Công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su (chủ yếu là săm, lốp xe đạp) tại Nhà máy Cao su Sao Vàng (Hà Nội) năm 1960. Nguồn công nghệ: Trung Quốc. Trong sản xuất các sản phẩm điện hóavà các sản phẩm khác: - Công nghệ sản xuất pin Lơ Clăngsê dùng hồ điện dịch tại Nhà máy Pin Văn Điển (Hà Nội) năm 1960. Nguồn công nghệ Trung Quốc. - Công nghệ sản xuất ăc quy chì tại Nhà máy Ăcquy Tam Bạc (tiền thân của Công ty Ăc quy Tia Sáng-Hải Phòng ngày nay) năm 1960. Nguồn công nghệ Trung Quốc. Trong khai thác quặng nguyên liệu: - Công nghệ khai thác quặng apatit lộ thiên tại Lào Cai (vốn do các chủ mỏ ng−ời Pháp du nhập và áp dụng tại Mỏ Apatit Lào Cai từ năm 1940). Nguồn công nghệ: Pháp. 46 - Công nghệ sản xuất một số sản phẩm phục vụ công nghiệp và dân sinh (ôxy, gạch chịu lửa, xi măng, v.v...) tại một số địa ph−ơng miền Bắc. Nguồn công nghệ chủ yếu là Trung Quốc. 3. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) Trong kỳ kế hoạch này, trên cơ sở hình thành các khu CNHC tập trung tại Hà Nội, Phú Thọ (Việt Trì - Lâm Thao) và Hải Phòng, hàng loạt nhà máy lớn đã đ−ợc đầu t− xây dựng chủ yếu trên nguồn viện trợ của các n−ớc trong phe XHCN. Tại các nhà máy mới xây dựng, công nghệ sản xuất đ−ợc nhập khẩu và chuyển giao cùng dây chuyền thiết bị sản xuất. Cụ thể, trong giai đoạn này CNHC đã tiếp nhận các công nghệ sản xuất sau: Trong sản xuất phân bón: - Công nghệ sản xuất PLNC dùng nguyên liệu là quặng apatit loại I và than cốc tại Nhà máy Phân lân Văn Điển (Hà Nội) năm 1960. Nguồn công nghệ: Trung Quốc. Trong sản xuất hóa chất cơ bản: - Công nghệ sản xuất xút-clo sử dụng thùng điện phân Hooker (màng cách amian, anôt grafit) tại Nhà máy Hoá chất Việt Trì (Phú Thọ) năm 1961. Nguồn Công nghệ Trung Quốc. Trong sản xuất một số sản phẩm khác: - Công nghệ sản xuất PVC từ axêtylen đ−ợc áp dụng để hỗ trợ cân bằng clo tại Nhà máy Hóa chất Việt Trì với công suất ban đầu 350 tấn/ năm và tăng lên 500 tấn/năm vào năm 1975. Nguồn Công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên công nghệ này không phát huy hiệu quả trong điều kiện của Nhà máy có công suất quá nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị thấp và chất l−ợng không ổn định nên phải dẹp bỏ. - Công nghệ sản xuất xà phòng dùng nguồn nguyên liệu dầu mỡ động thực vật tại Nhà máy Xà phòng Hà Nội (Hà Nội) năm 1960. Nguồn công nghệ: Trung Quốc. 4. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ (1965 - 1975) Từ cuối năm 1964, khi miền Bắc phải đ−ơng đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, CNHC chủ yếu tập trung sơ tán, bảo vệ thiết bị và duy trì một phần sản xuất để có sản phẩm phục vụ nhu cầu. Trong thời gian này chỉ có Nhà máy Que hàn điện Việt Đức tại Th−ờng Tín, Hà Tây (cũ) (năm 1967) và 47 Nhà máy Sơn tổng hợp Hà Nội tại Hà Nội (năm 1971) đ−ợc đầu t− xây dựng mới và đi vào sản xuất. Trong kỳ có các công nghệ sản xuất sau đây đ−ợc áp dụng: Trong sản xuất phân bón: - Công nghệ sản xuất phân đạm urê theo công nghệ khí hóa lò đáy cố định Lurgy (năm 1973) tại Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Công nghệ đ−ợc áp dụng và thay thế công nghệ sản xuất amoni nitrat (đầu t− ban đầu từ 1960 nh−ng phải dừng lại năm 1965 do chiến tranh phá hoại leo thang). Năm 1977 Nhà máy chính thức đi vào sản xuất sau khôi phục. Nguồn công nghệ : Trung Quốc. - Cải tiến công nghệ sản xuất PLNC sử dụng quặng apatit loại II thay cho quặng apatit loại I ; than antraxit nội địa thay cho than cốc nhập khẩu. Công nghệ là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm của Phòng Phân bón thuộc Viện Hóa học Công nghiệp và đ−ợc áp dụng vào sản xuất ổn định từ năm 1971 ( theo Tạp chí Công nghiệp Hóa chất số 2,6/1971). Trong sản xuất sơn, que hàn: - Công nghệ sản xuất que hàn điện tại Nhà máy Que hàn điện Việt Đức (Hà Nội) năm 1967. Nguồn Công nghệ: Cộng Hòa Dân chủ Đức. - Công nghệ sản xuất nhựa alkyd và sản xuất sơn tại Nhà máy Sơn tổng hợp Hà Nội năm 1971. Nguồn công nghệ: Kết quả nghiên cứu của bộ môn Cao phân tử thuộc Viện Hóa học Công nghiệp. Phần lớn thiết bị sản xuất trong n−ớc. 5. Thời kỳ hợp nhất và chuyển đổi các cơ sở sản xuất của CNHC sau ngày thống nhất đất n−ớc ( 1976-1985) Sau ngày đất n−ớc thống nhất và giải phóng miền Nam, CNHC đã tiếp quản và quốc hữu hóa hàng loạt xí nghiệp công nghiệp tại miền Nam, trong đó có các xí nghiệp thuộc các ngành hàng hóa chất, phân bón, bột giặt, sơn, pin điện, ắc quy, v.v... Thời kỳ này CNHC cũng đ−ợc bổ sung thêm một nguồn công nghệ mới hoặc một số công nghệ đ−ợc nâng cấp. Cụ thể: Trong sản xuất phân bón: - Công nghệ sản xuất phân trộn và phân hỗn hợp NPK. Tuy công nghệ này đã đ−ợc nghiên cứu và áp dụng thử ở miền Bắc tr−ớc năm 1975, song thực sự công nghệ này chỉ phát triển mạnh từ sau khi đất n−ớc thống nhất Trong sản xuất hóa chất cơ bản: - Công nghệ sản xuất axit sunfuric từ nguyên liệu l−u huỳnh tại Nhà máy Hóa chất Tân Bình (COPHATA) thuộc SBCC. - Công nghê sản xuất alumin, phèn nhôm từ quặng bôxit (nhập khẩu) tại COPHATA. 48 - Công nghệ sản xuất xút- clo đ−ợc nâng cấp, đ−ợc áp dụng tại một số cơ sở sản xuất nh−: Nhà máy Hóa chất Việt Trì thay thế thùng điện phân xút- clo dung tích nhỏ (I= 3000 A) bằng hệ thùng điện phân dung tích lớn (I=7500A) năm 1976; Nhà máy Giấy Bãi Bằng đ−ợc đầu t− dây chuyền sản xuất xút- clo công suất 7 nghìn tấn/năm theo công nghệ t−ơng đối hiện đại (dùng thùng điện phân hệ DeNora của ý với anốt titan phủ ruteni) từ nguồn vốn của chính phủ Thụy Điển viện trợ không hoàn lại, v.v... - Công nghệ sản xuất một số hóa chất nhỏ (MgSO4, MgCl2, C6H5Cl, NH4Cl, KClO3 điện phân, FeCl3, CaC2 và sản xuất PVC, v.v... tại một số nhà máy hóa chất trong n−ớc. Trong sản xuất một số sản phẩm khác: Công nghệ sản xuất bột giặt, gia công chất dẻo, v.v... là những công nghệ đã đ−ợc áp dụng tại miền Bắc từ tr−ớc năm 1975, nh−ng số công nghệ mới đ−ợc tiếp quản sau ngày giải phóng miền Nam có trình độ hoàn thiện hơn, hiệu quả cao hơn và tạo thêm cơ hội phát triển mới cho các ngành sản xuất này. 6. Thời kỳ đổi mới nền kinh tế (1986 trở lại đây) Từ sau năm 1986, cả n−ớc b−ớc vào thực hiện đổi mới nền kinh tế với những thay đổi trong chính sách và cơ chế của Nhà n−ớc. Đặc biệt sau năm 1990 khi CNHC cùng các ngành kinh tế khác phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa có tính định h−ớng, giao quyền tự chủ SXKD cho các doanh nghiệp (trừ một số sản phẩm phân bón đ−ợc giao theo chỉ tiêu pháp lệnh) và thay đổi tổ chức quản lý, thì các doanh nghiệp trong ngành đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong đầu t− phát triển, nhất là tăng c−ờng đầu t− chiều sâu. Trong kỳ kế hoạch 5 năm (1991-1995), trên cơ sở xuất hiện những công ty liên doanh sản xuất chất tẩy rửa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tập đoàn đa quốc gia mạnh trên thế giới nh− P&G Việt Nam (liên doanh với P&G), Unilever Haso và Unilever Viso (liên doanh với Unilever và là tiền thân của Công ty Lever Việt Nam ngày nay), v.v...mà trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa và mỹ phẩm có thêm những công nghệ mới trong sản xuất, những ph−ơng pháp mới quản lý doanh nghiệp và ph−ơng pháp marketing hiệu quả hơn. Thời kỳ sau khi VINACHEM đ−ợc thành lập (từ năm 1996 trở lại đây) là thời kỳ phát triển mạnh về công nghệ của CNHC. Trong thời kỳ này, VINACHEM đã thực hiện những giải pháp có tính chiến l−ợc quan trọng về thị tr−ơng, đầu t−, v.v..., trong đó lấy việc đổi mới công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển của Tổng Công ty. Đây cũng là thời kỳ sự chỉ đạo tập trung của Tổng 49 Công ty và sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm tiền đề cho đầu t− chiều sâu và đổi mới công nghệ trong CNHC. Cụ thể: trong giai đoạn này đã có các công nghệ sau đ−ợc đầu t− mới hoặc thay đổi, nâng cấp : Trong sản xuất phân bón: - Nâng cấp công nghệ sản xuất PLNC. Cán bộ, công nhân VAFCO đã tập trung nghiên cứu, thay đổi công nghệ sản xuất theo các h−ớng : Đóng bánh tận dụng quặng vụn và than vụn để tận dụng nguyên liệu; Tìm giải pháp sản xuất PLNC chất l−ợng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu bằng quặng apatit nghèo; Cải tạo kết cấu và trắc đồ lò cao: Lần 1 (năm 1988) giải pháp đã đ−ợc cấp Bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích (GPHI) số HI-0030 ngày 11/01/1991 và đ−ợc tặng Giải nhất Hội thi sáng tạo toàn quốc năm 1991. Lần 2 (năm 1996) và lần 3 (năm 2000-2001). Kết quả cải tạo đã đ−a năng suất lò lên cao lên 11-12 tấn sản phẩm/giờ và giảm định mức than từ 0,25 tấn xuống 0,22 tấn/tấn sản phẩm. Giải pháp đã đ−ợc cấp Bằng Sáng chế số 1991 ngày 12/4/2001. T−ơng tự, NIFERCO cũng có các cải tiến hoàn thiện công nghệ và thay đổi kết cấu lò cao sản xuất PLNC. Giải pháp đã đ−ợc cấp Bằng Độc quyền GPHI số 325 ngày 26/3/2003. - Định hình công nghệ sản xuất phân NPK + Loại trộn (dạng bột và dạng hạt 3 màu): Là công nghệ sản xuất phân trộn đơn giản từ các bột phối liệu hoặc từ các loại phân bón dạng hạt (urê, DAP, MAP, MOP…) có sẵn trên thị tr−ờng. Công nghệ do các đơn vị sản xuất phân bón tự đề xuất và thực hiện từ những năm 1976-1977. + Loại một hạt: Đ−ợc nghiên cứu hoặc nhập công nghệ và áp dụng đại trà từ những năm 1980-2000 tại nhiều cơ sở sản xuất phân bón trong n−ớc và đ−ợc áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn nh− : CFC (tự nghiên cứu năm 1985 và 1998 nghiên cứu áp dụng ph−ơng pháp tạo hạt mới), SFC (1998), Phân bón Việt Nhật- JVF (nhập công nghệ của Nhật Bản năm 1995 nh−ng năm 1999 mới áp dụng), LAFCHEMCO (năm 2001), Cổ phần Quốc tế Năm Sao (nhập công nghệ của Đài Loan năm 2001), v.v… Tuy nhiên tr−ớc năm 2000 vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất áp dụng ph−ơng pháp tạo hạt không sấy nên chất l−ợng phân bón thấp. Từ sau năm 2000 trở đi nhiều cơ sở sản xuất đã áp dụng ph−ơng pháp 50 tạo hạt mới (thùng quay và dùng hơi n−ớc) và có sấy nên chất l−ợng phân NPK đã cao hơn, t−ơng đ−ợng với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu. - Công nghệ sản xuất phân đạm urê từ than đ−ợc nâng cấp trong đợt cải tạo kỹ thuật Nhà máy Phân đạm Hà Bắc (năm 2000-2003). Quy trình công nghệ sản xuất nhìn chung vẫn đ−ợc giữ nguyên nh−ng hệ thống thiết bị đ−ợc nâng cấp toàn diện (do các công ty An Hóa, Trung Đại của Trung Quốc Thực hiện). - Công nghệ sản xuất phân đạm từ than cám sẽ đ−ợc áp dụng tại Nhà máy phân đạm Ninh Bình và Dự án cải tạo nâng công suất Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Nhìn chung công nghệ này (đối với Nhà máy Phân đạm Ninh Bình) bao gồm 4 công nghệ nhánh sau: STT Tên công nghệ Tóm tắt nội dung công nghệ Tên hãng chuyển giao Tên đơn vị nhận chuyển giao Số hợp đồng và ngày ký hợp đồng 1 Shell coal Gasication Proces Licence Agreemant- Final as of September 12, 2007 Khí hóa than cám Shell (Hà Lan) VINACHEM 19/11/2007 2 Hợp đồng chuyển giao công nghệ Quy trình kỹ thuật của phân x−ởng rửa Rectisol và nitơ Rửa khí Linder (Đức) VINACHEM 20/12/2007 3 Hợp đồng chuyển giao công nghệ Quy trình kỹ thuật công nghệ amoniac Tổng hợp amôniac Haldor Topsoe (Đan Mạch) VINACHEM 20/12/2007 4 Lience Agreement for Snamprogetti Urea Technology Tổng hợp urê Snampro- getti (ý) VINACHEM 20/12/2007 - Công nghệ sản xuất phân phức hợp diamoni phốt phát (DAP) tại Nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng) gồm 3 công nghệ nhánh sau : 51 STT Tên công nghệ Tóm tắt nội dung công nghệ Tên hãng chuyển giao Tên đơn vị nhận chuyển giao Số hợp đồng và ngày ký hợp đồng 1 Sản xuất axit sunfuric H2SO4 - Tiếp xúc kép, hấp thụ kép. - Hiệu suất chuyển hoá 99,9% MONSANT O (Hoa Kỳ) VINACHEM Số 200520M1- 03-01). Ký ngày 27/11/2005 2 Sản xuất axit phôtphoric trích ly H3PO4 Công nghệ Đi hyđrat PRAYON- MARK IV (Bỉ) VINACHEM Số 200520M1- 03-02. Ký ngày 9/12/2005 3 Sản xuất điamoni phôtphat (NH4)2HPO4 Công nghệ phản ứng ống tiền trung hoà INCRO (Tây Ban Nha) VINACHEM Số 200520M1- 03-03. Ký ngày 16/12/2005 Trong sản xuất hóa chất BVTV: - Các công nghệ tiên tiến trong gia công thuốc BVTV (dạng hạt –GR; dung dịch đậm đặc- SL; nhũ t−ơng đậm đặc-EC; huyền phù đậm đặc-SC; vi nhũ t−ơng – ME; huyền phù vi nang – CS ; v,v…) đ−ợc nhập khẩu và áp dụng từ sau năm 2000 tại một số doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV, trong đó có VIPESCO thuộc VINACHEM. Nguồn công nghệ : Trung Quốc, Đài Loan, v.v… Trong sản xuất các sản phẩm cao su : - ổn định áp dụng các công nghệ sản xuất săm lốp sẵn có: Nhìn chung, một số doanh nghiệp cao su thuộc VINACHEM đ−ợc thành lập sau ngày giải phóng miền Nam (nh− DRC, CASUMINA) chỉ sản xuất săm lốp xe đạp/ xe máy và đắp lốp ô tô. Đến thời kỳ 1990-1995 các công ty này mới bắt đầu sản xuất lốp ôtô lốp bố chéo (BIAS) trên cơ sở tự nghiên cứu sản xuất với sự giúp đỡ của các chuyên gia từ SRC và các chuyên gia Nga. - Công nghệ sản xuât lôp ô tô cỡ lớn, siêu trọng với hàng chục quy cách khác nhau do DRC nhập công nghệ từ Nga (năm 2005) 52 - Công nghệ sản xuất lốp ô tô radial do CASUMINA tự nghiên cứu sản xuất (năm 2002-2003). Hiện Công ty đã sản xuất đ−ợc lốp cỡ vành 14-16 inch bố bán thép. Công ty đang triển khai nghiên cứu sản xuất lốp bố toàn thép dùng cho xe tải. Trong sản xuất hóa chất cơ bản : - Công nghệ sản xuất xút-clo sử dụng bình điện phân với màng trao đổi ion (membrane) tại SBCC (năm 2000), nguồn công nghệ : ý; tại Công ty Bột ngọt VEDAN (năm 1991-1995), nguồn công nghệ : Đài Loan. - Công nghệ sản xuất axit sunfuric + Cải tiến công nghệ trên cơ sở dùng nguyên liệu l−u huỳnh thay cho nguyên liệu pyrit tại LAFCHEMCO (năm 2002-2003). Nguồn công nghệ: Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (CECO). + Nâng cấp công nghệ sản xuất axit sunfuric theo ph−ơng pháp tiếp xúc kép, hấp thụ kép tại 3 dây chuyền sản xuất axit sunfuric của LAFCHEMCO (vào các năm 2004 và 2007-2008) và 1 dây chuyền sản xuất axit sunfuric của Nhà máy Supephốtphát Long Thành thuộc SFC (năm 2004). Nguồn công nghệ : do CECO mô phỏng và áp dụng theo một đề án có xuất xứ Đài Loan. - Công nghệ sản xuất phốt pho vàng từ quặng apatit loại I dạng cục theo ph−ơng pháp nhiệt với nhiên liệu than cốc tại 2 nhà máy phốt pho vàng của VINACHEM. Nguồn công nghệ: Trung Quốc. Công nghệ đ−ợc áp dụng đầu tiên từ năm 1999, đ−ợc các nhà sản xuất của VINACHEM nghiên cứu cải tiến theo h−ớng sử dụng một phần quặng apatit loại II dạng cục và thay một phần than cốc bằng than antraxit. - Công nghệ sản xuất axit phốtphoric và các muối phốt pho trên cơ sở kết quả nghiên cứu của CECO và một số cơ quan nghiên cứu thuộc VINACHEM từ năm 1990. - các công nghệ sản xuất hóa chất quy mô nhỏ, chủ yếu những năm 1990 trở đi. Nguồn công nghệ : CECO hoặc các doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng, gồm: + Các muối clorua: Đ−ợc phát triển tại VICCO và SBCC nh− CaCl2 (theo ph−ng pháp sấy phun), AlCl3 (từ alumin và HCl năm 1994), ZnCl2 (năm 2000), ZnSO4 (năm 2003), v.v… + Các loại phèn nhôm: Đ−ợc phát triển trên cơ sở sử dụng cao lin và axit sunfuric tại LAFCHEMCO và một số cơ sở khác. 53 + Các loại muối natri sunfit và natri bi sunfit : Đ−ợc phát triển trên cơ sở sử dụng nguồn khí sunfurơ (SO2) tại LAFCHEMCO. + Các loại thuốc trừ sâu Na2SiF6 : Đ−ợc phát triển trên cơ sở sử dụng sản phẩm phụ của quá trình sản xuất supe phốtphát. Công nghệ sản xuất sản phẩm này nằm trong tổ hợp công nghệ sản xuất supe phốt phát ( Nguồn công nghệ : Liên Xô cũ). Trong sản xuất các sản phẩm điện hóa : Từ sau năm 1986, tại các cơ sở sản xuất các sản phẩm điện hóa, các thiết bị cũ và lạc hậu không ngừng đ−ợc đầu t− thay thế bằng các thiết bị mới và hiện đại hơn để tăng công suất sản xuất và chất l−ợng sản phẩm. Bên cạnh đó còn có một số công nghệ mới đ−ợc áp dụng sau đây: - Công nghệ sản xuất pin khô dùng giấy tẩm hồ thay cho hồ điện dịch. Với công nghệ này có thể lắp ráp pin trên dây chuyền bán tự động, góp phần tự động hóa sản xuất, tăng năng suất lao động và cải thiện chất l−ợng pin. Công nghệ đ−ợc áp dụng năm 2003 tại các cơ sở sản xuất pin lớn nh− HABACO, PINACO. Nguồn công nghệ : Trung Quốc - Công nghệ sản xuât ắc quy chì-axit ít bảo d−ỡng (maintenance-free) với dây chuyền sản xuất tự động và bán tự động, điều khiển theo ch−ong trình (nhập khẩu từ châu âu và Mỹ). Công nghệ đ−ợc áp dụng năm 2003 tại PINACO. Nguồn Công nghệ : Hãng Jungfer (áo). - Công nghệ sản xuât ắc quy lai (hybrid) đang đ−ợc dự kiến triển khai tại PINACO. Nguồn công nghệ dự kiến : Châu âu. Trong sản xuất các sản phẩm hóa dầu: - Công nghệ sản xuất bột chất dẻo PVC: Công nghệ sản xuất PVC đ−ợc áp dụng ở Việt Nam là công nghệ trùng hợp huyền phù. Công nghệ này đ−ợc Mitsui Vina (tiền thân của TPC Vina ngày nay) - liên doanh giữa Mitsui (Nhật Bản), VINACHEM và Công ty Nhựa Việt Nam (Vinaplast) áp dụng. Nguồn Công nghệ : Mitsui Chemical Inc. (MCI), Nhật Bản, có nâng cấp các giải pháp về xúc tác. - Công nghệ sản xuất chất dẻo hóa DOP : Công nghệ sản xuất chất dẻo hóa DOP bắt đầu đ−ợc nhập vào Việt Nam từ năm 1995 do công ty Hóa chất LG Vina -liên doanh giữa 2 công ty Việt Nam (Công ty chế biến và liên doanh sản phẩm Dầu mỏ, Công ty Phân bón miền Nam) và 2 công ty Hàn Quốc (LG Chemical Ltd. Co và LG International Corp.). Nguồn công nghệ : Hàn Quốc. 54 - Công nghệ sản xuất chất tạo bọt line alkyl sunfonic acid (LAS) do một số doanh nghiệp trong và ngoài VINACHEM nhập khẩu theo ph−ơng thức nhập kèm theo dây chuyền thiết bị sản xuất. DGC đã nhập khẩu dây chuyền công nghệ sản xuất LAS từ năm 1998. Nguồn công nghệ và thiết bị : ý. - Công nghệ trong n−ớc sản xuất dầu, mỡ nhờn, dầu phanh và các chất lỏng thuỷ lực đ−ợc Trung tâm Phát triển Phụ gia và các sản phẩm dầu mỏ thuộc Viện Hóa học Công nghiệp (nay là Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam) nghiên cứu đề xuất từ những năm 1970-1980. Năm 1996 Trung tâm chuyển thành Công ty Phát triển Phụ gia và các sản phẩm dầu mỏ (APP) thuộc VINACHEM. Công nghệ sản xuất dầu, mỡ nhờn đ−ợc tiếp tục áp dụng và phát triển tại Công ty. Dây chuyền thiết bị sản xuất toàn bộ đ−ợc lắp đặt trong n−ớc. - Công nghệ sản xuất thuốc tuyển (tập hợp) dùng trong tuyển quặng apatit loại III do Viện Hóa học Công nghiệp (nay là Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam) nghiên cứu, phát triển. Ngay từ năm 1958 các nhà khoa học Việt nam và Liên Xô (cũ) đã bắt đầu nghiên cứu khả năng làm giầu quặng apatit III Lào Cai và đạt đ−ợc tỷ lệ thu hồi P2O5 (thực thu) đạt 69%. Năm 1960 tại Liên Xô, ng−ời ta đã thử nghiệm tuyển quặng apatit loại III của Mỏ Cóc (Lào Cai) có hàm l−ợng 14,3% P2O5 và thu đ−ợc tinh quặng chứa 31 - 32% P2O5với hệ số thực thu P2O5 gần 60%. Cùng kỳ tại các phòng thí nghiệm ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng thí nghiệm tuyển quặng apatit và thu tinh quặng có hàm l−ợng P2O5 trung bình cỡ 30% với hệ số thực thu 50%. Trên cơ sở Nhà máy tuyển quặng apatit đang xây dựng dở dang theo thiết kế của Liên Xô (cũ), Nhà máy tuyển quặng apatit đ−ợc xây dựng lại và đi vào hoạt động từ năm 1994, sử dụng các loại thuốc tuyển nhập ngoại của Thuỵ Điển. Tr−ớc 1990, Viện Hoá học Công nghiệp đã thực hiện Đề tài nghiên cứu chế tạo thuốc tuyển quặng apatit Lào Cai (trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà n−ớc KC.06-01). Thuốc tuyển đã qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và cải tiến với các tên DPO -92; DPO - 93; DPO - 93a; VH - 2k2 và gần đây nhất (năm 2000) là VH 2000. Vào những năm 1996 – 2001, Nhà máy bắt đầu tuyển thử nghiệm ở quy mô pilot và công nghiệp các loại thuốc tuyển do Viện Hoá học Công nghiệp nghiên cứu, sản xuất. Ngày 16/11/2001, thuốc tuyển VH 2000 của Viện Hoá học Công nghiệp đã đ−ợc Hội đồng KHCN của VINACHEM đánh giá t−ơng đ−ơng với một số thuốc tuyển nhập ngoại và đ−ợc chấp nhận sử dụng để thay thế một phần các loại thuốc tuyển ngoại. Thuốc tuyển VH-2000 còn tiếp tục đ−ợc cải tiến chất l−ợng. Năm 2004 Viện đã khánh thành dây chuyền sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7073R.pdf