Phần I: Tìm hiểu thực trạng công ty . 3
1. Giới thiệu năng lực và hình thành công ty 3
2. Cơ cấu tổ chức & mô hình quản lý điều hành công ty . 5
3. Thực trạng ứng dụng . 5
Phần II: Khảo sát giao thức mạngmáy tính . 7
Chương I: Tổng quan về mạng . 7
I.1 Khái niệm mạng . 7
I.1.1. mạng là gì? . 7
I.1.2. Mô hình mạng . 7
I.1.3. Phân loại mạng . 7
I.1.4. Phân loại cấu trúc mạng . 11
I.1.5. Môi trường truyền dẫn 11
I.1.6. Phương thức truyền theo đường kết nối . 12
I.2. Mô hình tham chiếu OSI . 13
I.2.1. Mô hình tham chiếu OSI . 13
I.2.1.1. Lớp vật lý . 13
I.2.1.2. Liên kết dữ liệu (Data Link) . 13
I.2.1.3. Lớp mạng . 14
I.2.1.4. Lớp giao vận . 14
I.2.1.5. Lớp phiên . 14
I.2.1.6. Liên kết dữ liệu . 14
I.2.1.7. Ứng dụng . 14
I.2.2. Kiến trúc phân tầng . 15
I.2.3. Truyền tin đóng gói trong mô hình OSI . 15
I.2.4. Các giao thức chuẩn IOS 16
Chương II: Các cơ sở của giao thức truyền tin 18
II.1. Cơ sở nhận biết của gói tin 18
II.1.1. Khung tin 18
II.1.2. Nhận biết gói tin 18
II.2. Kiểm soát lỗi 18
II.2.1. Phương pháp bít chẵn lẻ 19
II.2.2. Phương pháp kiểm tra vòng 19
II.3. Điều khiển luồng 19
II.3.1. Chức năng 19
II.3.2. Phân loại 20
Chương III: Các giao thức tầng hai - ba - bốn 23
III.1. Các giao thức điều khiển luồng liên kết dữ liệu 23
III.1.1. Giao thức Kermit 23
III.1.2. Giao thức truyền tin đồng bộ nhị phân 25
III.1.3. Giao thức điều khiển liên kết dữ liệu cấp cao 26
III.1.4. Giao thức truy cập đường truyền cân bằng 30
III.1.5. Giao thức truy cập liên kết kênh 33
III.1.6. Giao thức liên kết dữ liệu 35
III.2. Các giao thức tầng mạng 37
III.2.1. Giao thức X-25 37
III.2.2. Giao thức liên mạng 38
III.2.3. Frame Relay 40
III.3. Các giao thức tầng giao vận 42
III.3.1. Giao thức đường truyền TCP 42
III.3.2. Giao thức dữ liệu người dùng UDP 44
Chương IV: Phương thức truy nhập đường truyền 45
IV.1. Mạng cục bộ 45
IV.1.1. Khái niệm mạng cục bộ 45
IV.1.2. Các giao thức của mạng cục bộ 45
IV.1.3. Khảo sát các giao thức cơ bản mạng Novell Netware 46
IV.2. Công nghệ truyền mạch nhanh trong mạng LAN 47
IV.3. Phương thức truy nhập đường truyền 49
IV.4. Khuôn dạng Frame và tốc độ của mạng LAN 57
IV.4.1. Khuôn dạng khung 57
IV.4.2. So sánh kích thước gói tin và tốc độ đường truyền giữa các LAN 58
IV.4.3. Phương thức hoạt động giao tiếp giữa các LAN 59
Đánh giá về chất lượng mạng 60
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo 63
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát giao thức mạng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng cách:
Khi phát tin: Cứ sau 5 số 1 liên tiếp thì thêm một số 0.
Khi thu tin: Bit 0 được chèn thêm được huỷ bỏ.
- FCS (Frame Check Sum): Chuỗi kiểm tra dư vòng 16 bit cho toàn bộ nội dung của khung bao quanh giữa hai cờ giới hạn. HDLC có ba chế độ hoạt động:
Chế độ dị bộ cân bằng SABM (Set Asynchronous Balanced Mode): Được dùng chủ yếu trong những liên kết điểm - điểm, hai chiều (duplex), trong đó các trạm có vai trò tương đương, giao thức tầng hai của thủ tục X.25 được xây dựng theo phương thức này của HDLC.
Chế độ trả lời chuẩn SNRM (Set Normal Response Mode): Được dùng trong cấu hình không cân bằng.
Chế độ trả lời dị bộ SARM (Set Asynchonous Response Mode): Được dùng trong cấu hình không cân bằng nhưng có nới rộng của trạm tớ nghĩa là cho phép một trạm tớ thiết lập đường truyền mà không cần trạm chủ cho phép. Chế độ này thương dùng cho cấu hình điểm - điểm với liên kết hai chiều và cho phép trạm tớ gửi khung không đồng bộ đối với trạm chủ.
Trường S: Trong khung giám sát được định nghĩa như sau:
RR (Ready Receive): Sẵn sàng nhận tin, đã nhận tới N (R)-1
REJ (Reject): Yêu cầu phát hay phát lại từ N (R).
RNR (Receive Not Ready): Chưa sắn sàng nhận, đã nhận tới N (R)-1.
SREJ (Selective Reject): Yêu cầu truyền một frame I duy nhất có số hiệu N(R).
Trường N: Trong khung không đánh số dùng để định nghĩa các kiểu khung không đặc biệt.
1100P010 DíC (Disconnect) : Yêu cầu tách.
1110P110 UA (Unnumbered Acknowledgment): Đã nhận được lệnh và tiếp nhận sự điều khiển.
1110F001 CMDR/FRMR (Command Reject/Frame Reject): Không tiếp nhận sự điều khiển.
Đối với Frame loại I, có hai tham số N(S) và N(R) được dùng trong sự liên kết thủ tục điều khiển luồng và lỗi có ý nghĩa như sau:
N(S): Là số thứ tự của frame gửi đi.
N(R): Là chỉ số thứ tự của frame I mà trạm gửi đang chờ để nhận.
Sử dụng 3 bit cho N(S) và N(R) nghĩa là số thứ tự có thể trong khoảng 0-7. Tức là cửa sổ gửi lớn nhất có thể chọn là 7. Khuôn dạng mở rộng dùng 7 bit, vì thế làm tăng cửa sổ gửi lớn nhất đến 127.
Bit P/F (Poll/Final): Bit này có ý nghĩa P nếu đó là frame yêu cầu, và F nếu đó là frame trả lời. Nghĩa là khi P=1 thì dứt khoát phải có frame trả lời.
đNhận xét:
Nội dung của trường địa chỉ phụ thuộc vào chế độ hoạt động của SNRM. Mỗi trạm tớ được ấn định một địa chỉ duy nhất, nên bất kỳ lúc nào trạm chủ thông tin với một trạm tớ, trường địa chỉ cũng chứa địa chỉ của trạm tớ. Ngoài ra, một địa chỉ quản bá (Broadcast) cũng có thể được dùng để truyền một khung đến tất cả các trạm ở trong mạng liên kết.
Trường địa chỉ không được dùng theo cách này trong ABM bởi vì chỉ liên quan đến liên kết điểm - điểm trức tiếp. Thay vào đó, nó được dùng để chỉ hướng của những yêu cầu phù hợp với sự trả lời.
Mặc dù có bốn loại khung giám sát, chỉ có RR và RNR được dùng cho cả SNRM và SABM. Hai khung REJ và SREJ được dùng trong ABM mà cho phép đồng thời hai đường thông tin qua liên kết điểm - điểm. Hai loại này không được dùng để chỉ đến một trạm khác có một lỗi xảy ra, khung I chứa thứ tự N(S) nhận được. Khung SREJ được dùng với thủ tục truyền lại từ khung N.
b> Hoạt động của giao thức:
Cơ chế vận hành của HDLC xoay quanh hai chức năng cơ bản quản lý liên kết dữ liệu và chuyển số liệu (bao gồm điều khiển luồng và lỗi).
đ Quản lý liên kết:
Trước khi truyền một thông tin bất kỳ giữa hai trạm kết nối bằng liên kết điểm - điểm, một kết nối logic được thiết lập giữa hai bộ phận truyền thông tin. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi hai khung không đánh số, được trình bày ở trên. Thủ tục có tácdụng khởi động biến thứ tự ban đầu có trong mỗi trạm. Những biến này được dùng thủ tục điều khiển luồng và điều khiển lỗi.
Cuối cùng sau khi truyền tất cả số liệu, gửi khung DISC để xoá liên kết và trả lời với một khung UA. Trong quá trình thiết lập nói tách, nếu quá thời gian qui định thì phát lại hoặc thoát khỏi liên kết.
Để thực hiện quá trình liên kết dữ liệu ta có thể minh hoạ bằng hình sau:
Tách
Phát SABM
Đợi UA Đợi UA
T< Tmax Nhận UA Phát DISC T<Tmax
T=T+1 Nối
Hình 3.4: Qua trình liên kết
đ Truyền số liệu:
Hai khía cạnh quan trọng nhất trong giai đoạn chuyển số liệu là điều khiển lỗi và điều khiển luồng. Điều khiển lỗi dùng thủ tục vận chuyển liên tục sử dụng phương pháp truyền lại từ khung thứ N (go back) hoặc truyền lại chon lọc (selective repeat), điều khiển luồng dựa trên cơ chế cửa sổ trượt đã đượ trình bày trong chương 2.
Quá trình thu phát số liệu được minh hoạ bằng sơ đồ sau:
Hình 3.5: Sơ đồ điều khiển trao đổi số liệu HDLC
Khi mỗi khung I được nhận, cả N(S) và N(R) đều được đọc. Đầu tiên so sánh N(S) với N(R). Nếu chúng bằng nhau tức là khung đúng thứ tự và được chấp nhận. Nếu chúng không bằng nhau khung sẽ bị huỷ bỏ và trở lại khung REJ hoặc khung SREJ. Sau đó N(R) được kiểm tra trong danh sách truyền lại.
c> Nhận xét:
Giao thức HDLC là giao thức định chuẩn hướng bit có kết nối, được đặc trưng bởi tính hiệu suất và độ tin cậy cao, chặt chẽ và mềm dẻo. Tính hiệu suất được thể hiện ở chỗ là chỉ bổ sung thêm một bit trong bản tin, phần điều khiển không dài dòng chỉ một byte nên giảm độ dư thừa và việc kiểm soát của byte điều khiển rất chặt chẽ, quản lý đơn giản, còn tính mềm dẻo thể hiện là bản tin bit nên không quan tâm đến ký tự truyền. HDLC được ứng dụng trong rất nhiều mạng hiện nay và tỏ ra là giao thức hoạt động có hiệu quả trên mạng diện rộng và mạng cục bộ.
III.1.4 Giao thức truy cập đường truyền cân bằng (Link Acess Procedures Balanaced –LAP –B).
LAP –B là một bộ phận của HDLC được dùng để điều khiển việc truyền các khung thông tin qua liên kết số liệu hai chiều, điểm - điểm để nối một máy tính đến mạng chuyển mạch gói công cộng.
LAP –B nghĩa là phương thức này truy cập tuyến cân bằng, có hai thủ tục đơn tuyến và đa tuyến giữa DTE và DCE. ở thủ tục đa tuyến có sự cố thì các tuyến khác được sử dụng mà không bị mất số liệu.
LAP –B được mở rộng của mạng con đầu tiên là thủ tục truy nhập liên kết (Link Access Procedure –LAP).
Máy tính là DTE và tổng đài chuyển mạch gói là DCE. LAP –B được dùng để điều khiển việc truyền của những khung thông tin qua giao diện cục bộ DTE –DCE và vì thế nó có ý nghĩa cục bộ.
Khuôn dạng của giao thức LAP –B giống như thủ tục HDLC. Thủ tục điều khiển, LAP –B sử dụng chế độ cân bằng không đồng bộ SABM với DTE và DCE và tất cả các khung thông tin được xử lý như những khung lệnh.
Bảng 4: Tóm tắt những khung xử dụng LAP –B
LAP –B
Khung
Lệnh
Đáp ứng
S
RR
RR
RNR
RNR
U
REJ
REJ
SABM
UA
I
DISC
FRMR
I
Trong đó:
RR: Sẵn sàng nhận.
RNR: Chưa sẵn sàng thu.
REJ: Yêu cầu truyền một frame I duy nhất có số hiệu N(R).
SABM: Phương thức trả lời cân bằng.
DISC: Giải phóng liên kết.
UA: Báo nhận.
SAP: Điểm truy cập dịch vụ.
FRMR: Không tiếp nhận sự điều khiển.
LAP –B chủ yếu có hai khung:Khung lệnh và khung đáp ứng. Khung đáp ứng được phát để xác nhận công việc thu một lệnh. Khung S có thể là khung lệnh hoặc là khung đáp ứng.
Các khung S có 3 kiểu RR, RNR, REJ liên quan tới việc điều khiển luồng cho khung I và khắc phục lỗi truyền thông tin do lỗi bị hỏng khung.
Để phân biệt giữa hai trạm, địa chỉ của DTE và DCE được dùng như trên nghĩa là nếu DCE phát lệnh thì dùng địa chỉ A và DTE phát lệnh thì dùng địa chỉ B
Bảng 5: Phương thức truyền giữa hai trạm.
Địa chỉ
Hướng
DTE-> DCE
DCE-> DTE
Lệnh
Trả lời
01 hex (B)
03 hex (A)
03 hex (A)
01 hex (B)
LAP –B hoạt động ở chế độ dị bộ cân bằng với số thứ tự gửi và nhận mỗi lần là 3 bit hay cho phép gửi tối đa cửa sổ bằng 7. Tuy nhiên, nếu chọn chế độ mở rộng, 2 bytes cho trường điều khiển thì số thứ tự gửi và nhận được mở rộng thành 7 bit cho phép cửa sổ lớn hơn nhiều. Khi trường điều khiển có độ dài thay đổi thì nhiều thủ tục của X.25 không trợ giúp cho phương thức làm việc này.
Những mạch tích hợp có thể thực hiện LAP –B được lập trình trong bộ nhớ. Chúng thường được gọi ;à mạng X.25 mặc dù chúng chỉ thi hành giao thức LAP –B ở tầng hai của giao thức X.25 đầy đủ. Tuy nhiên ứng dụng truyền thông từ máy tính đến máy tính.
Do nhu cầu ứng dụng tăng, trong một vài trường hợp đặc biệt, số liệu truyền qua với chỉ một liên kết đơn không có khả năng để đáp ứng những yêu cầu nên phải sử dụng đa liên kết. Vì thế, để cho phép thực hiện điều này việc mở rộng LAP –B gọi là thủ tục đa liên kết (Multi Link Protocol).
đ Các vị trí liên quan đến lớp liên kết số liệu:
Hình 3.6a): Các vị trí liên quan đến lớp liên kết số liệu
DLL(Data Link Layer): Lớp liên kết dữ liệu.
DLP(Data Link Protocol): Giao thức liên kết số liệu.
MLP(Multi Link Procedure): Thủ tục đa liên kết.
Như đã trình bày ở hình 3.6(a), việc chuyển những khung qua mỗi liên kết vật lý được điều khiển bởi thủ tục liên kết đơn riêng biệt theo cách mô tả. Một MLP đơn giản hoạt động và xử lý đơn giản, tập trung của những biến đổi liên kết để truyền thông tin sử dụng. Điều này có nghĩa là phần mềm ứng dụng không nhận ra đa liên kết vật lý đang sr dụng. MLP đơn giản xử lý một tập hợp những thủ tục lien kết đơn như một liên kết chung, qua đó để chuyển các khung người sử dụng. Vì vậy nó hoạt động với tập số thứ tự và các thủ tục điều khiển luồng độc lập với mỗi thủ tục liên kết đơn (Simple Link Protocol –SLP). Do đó nếu một SLP không hoạt động thì MLP sẽ đánh dấu và truyền lại những khung nhưng có thể giảm các biến liên kết.
F
A
C MLC
DATA
FCS
F
Flag Address Control
I –Field
SLP/LAP –B
Hình 3.6b): Định dạng khung
MLC(Multi Link Control): Điều khiển đa liên kết.
Để thực hiện sơ đồ này, MPL thêm vào một trường điều khiển ở đầu mỗi khung một trường điều khiển đa liên kết MLC, thủ tục liên kết đơn SLP xử lý MLC như một trường thông tin và cộng thêm trường địa chỉ (A) và trường điều khiển (C) riêng của nó như ở phần 3.6(b) của hình. Cấu trúc điều khiển luồng và cấu trúc điều khiển lỗi trong MLP có tính chất như những cấu trúc đã dùng với LAP –B.
Trường điều khiển đa liên kết gồm hai octetcs và mỗi một chứa chuỗi 12 bit. Điều này cung cấp 4096 số thứ tự(0-4095) và do đó khích thước của cửa sổ lớn nhất là 4095, cho phép nhiều liên kết được sử dụng, hoạt động ở tốc độ số liệu cao. Ví dụ khi hai mạng chuyển mạch gói X.25 đang được kết nối với nhau.
III.1.5 Giao thức truy cập liên kết kênh D (LAP –D) –Link Access Protocol.
LAP –D là một phần của HDLC dùng cho mạng số đa dịch vụ ISDN (Intergrated Service Digital Network). Nó cũng được dùng trong dạng mở rộng để điều khiển luông thông tin qua một kênh người sử dụng gắn với một dịch vụ gọi là khung trễ.
ISDN giống như PSTN là mạng chuyển mạch trong như tế là một đường dẫn ảo phải được thiết lập trước khi bất kì thông tin nào được truyền bằng cách dùng sự phân chia kênh báo hiệu có giao thức khởi tạo riêng mà LAP –D là một bộ phận tạo thành. Dịch vụ kết nối định hướng được dùng để truyền cuộc gọi thiết lập giữa một bộ phận của thiết bị sử dụng điện thoại hoặc DTE và một tổng đài địa phương (chuyển mạch cục bộ).
a> Khuôn dạng bản tin:
Bảng 6: Khuôn dạng bản tin
1
Cờ
2
3
Địa chỉ (1)
Địa chỉ (2)
4
5
Trường điều khiển (1)
Trường điều khiển (2)
Dữ liệu
N –2
N –1
Khung kiểm tra (1)
Khung kiểm tra (2)
N
Cờ (01111110)
+> Trường địa chỉ có dạng như sau:
EA bit
SAPI
C/R
0
TEI
1
Một trong những điểm chính của LAP –D là cấu trúc trường địa chỉ và khả năng ghép một vài tuyến logic trên cùng một kênh vật lý. Địa chỉ được gọi là nhận dạng điều khiển truyền số liệu DLCL dài 13 bit, gồm hai dải con:
TEI (Terminal Identifier): Bộ nhận dạng điểm cuối của thiết bị đầu cuối.
SAPI (Service Access Point Identifier): Bộ nhận dạng điểm nhận vào của dịch vụ.
EA (Extanded Address): Bit mở rộng địa chỉ.
C/R (Command/Response): Bit trả lời để phân biệt khung lệnh và khung trả lời.
+> Trường FCS: Sử dụng phương pháp chia đa thức
+> Trường điều khiển: Xác định loại khung phát đi, giống như HDLC có 3 loại I, S, U.
Bảng 7a): Khung thông tin
Bảng 7b): Khung đánh số
0
1
1
P
1
1
1
1
0
0
0
F
1
1
1
1
0
0
0
P
0
0
1
1
0
1
0
P
0
0
1
1
0
1
1
F
0
0
1
1
1
0
0
F
0
1
1
1
SABME C
DM R
UI C
DISC C
UA R
FRMR R
C(Command): Bit lệnh.
R(Response): Bit trả lời
Có các thiết bị đầu cuối khác nhau - điện thoại, DTE hoặc hợp nhất cả hai loại – có thể chia kênh truy cập cơ bản (cũng là kênh D) giữa những phần mềm liên quan của khách hàn và tổng đài ISDN cục bộ. Tuy nhiên tất cả các thông báo thiết lập cuộc gọi được gửi đến thiết bị đầu cuối bằng cách dùng trường địa chỉ LAPD. Cơ chế của nguyên lý tương tự như cơ chế sử dụng trong Mode NRM ngoại trừ rằng với LAP-D không có cấu trúc bus vật lý và Master đi kèm theo với thiết bị đầu cuối truy cập các bus trong luồng, cấu trúcchính của mỗi khung LAP –D trình bày trong bảng 7. Hai octetcs được dùng cho trường địa chỉ gồm hai phần địa chỉ con SAPI và TEI (bộ nhận dạng điểm truy cập dịch vụ và bộ nhận dạng điểm kết thúc đầu cuối). SAPI nhận dạng dịch vụ liên quan đến đầu cuối – thoại, số liệu, thoại và số liệu, TEL là nhận dnạg đầu cuối duy nhất có trong lớp địa chỉ Broadcast (tất cả đều 1) cho phép gửi một thông báo đến tất cả đầu cuối trong một lớp. Ví dụ cho phép tất cả các điện thoại nhận thông báo yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến.
III.1.6 Giao thức liên kết đường dữ liệu / giao thức liên kết điểm - điểm (Serial Line Internet Protocol / Point to Point Protocol –SLIP / PPP ).
Cùng với sự phát triển rất nhanh của mạng Internet bao gồm rất nhiều liên kết Point-to-Point giữa các mạng LAN hay các trạm đơn lẻ chạy trên nền vật lý khác nhau, sử dụng một số giao thức khác nhau. Một trong những môi trường truyền tương đối phổ biến là môi trường điện thoại công cộng, kết nối các trạm đơn lẻ hay các mạng LAN vào diện rộng, khai thác chạy trên các ứng dụng của Internet. Để thực hiện điều này, những người phát triển bộ giao thức TCP/IP đã xây dựng các giao thức SLIP và PPP quy định các qui tắc truyền dữ liệu TCP/IP qua môi trường trên.
SLIP/PPP cả hai giao thức này đều sử dụng đương dây thêu bao. Tốc độ truyền chỉ thuộc tốc độ giới hạn của đường truyền (đương dây điện thoại có tốc độ truyền từ 1,2Kb/sec đến 19,2 Kb/sec hoặc hơn). Vì hiện nay các Modem tốc độ cao có khả năng tự sửa lỗi nên có thể tăng tốc độ truyền một cách đáng kể, cải thiện được chất lượng truyền dữ liệu.
a> Giao thức liên kết đương dữ liệu (Serial Line Internet Protocol –SLIP):
Giao thức SLIP cho phép các trạm làm việc độc lập sử dụng TCP/IP nối qua mạng điện mạng điện thoại, SLIP cung cấp phương pháp đóng khung các gói dữ liệu trước khi truyền qua đường nối tiếp, nó gửi các gói dữ liệu đi theo dòng byte và sử dụng các ký tự đặc biệt để đánh dấu các nhóm byte là thuộc về một gói dữ liệu. SLIP khi nhận gói dữ liệu phát hiện ra kí tự END nghĩa là đã nhận toàn bộ gói dữ liệu và gửi lên lớp IP.
Các gói IP chuyển xuống đường SLIP gói vào trong khung SLIP rất đơn giản mà trong khung không bao gồm bất kỳ địa chỉ, kiểu gói, kiểm tra lỗi hay chức năng lõi nào và SLIP chỉ cho phép truền không đồng bộ các dữ liệu. Tuy nhiên ngày nay đã xuất hiện các Modem có khả năng tự kiểm tra lỗi và SLIP có thêm tính năng nén làm tăng hiệu suất truyền dữ liệu được sử dụng nhiều trong việc kết nối các trạm làm việc cô lập, nhưng trong môi trường truyền rộng lớn. (WAN), nó không có nhiều ưu điểm như PPP.
b> Giao thức PPP (Point – to –Point Protocol):
đ Chức năng:
Tương tự như SLIP nhưng nó cung cấp một số tính năng ưu việt hơn SLIP bao gồm kiểm tra, sửa lỗi, khả năng truyền đồng bộ và không đồng bộ. Giao thức PPP cung cấp một phương thức để truyền các gói dữ liệu đa giao thức trên đường kết nối điểm với điểm, và hỗ trợ bởi các giao thức sau:
Giao thức điều khiển lớp liên kết DLLP (Data Link Layer Protocol). Tương tự HDLC cho phép PPP hoạt động trong các môi trường sử dụng nhiều giao thức lớp mạng khác nhau (HDLC là chuẩn cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tin cậy qua các đường đồng bộ nối tiếp).
Giao thức điều khiển liên kết (Link Control Protocol –LCP)
Giao thức điều khiển mạng (Network Control Protocol –NCP): Cung cấp thông tin về cấu hình và điều khiển ơ lớp mạng như việc gán quản lý địa chỉ IP, nén hay không nén phần Header của TCP/IP và gói dữ liệu IP.
Ngoài ra, PPP có những ưu điểm so với SLIP:
Dịch vụ thiết lập kết nối động để giảm cước điện thoại trong thời gian tạm ngưng.
Hỗ trợ các đường kết nối tốc độ cao.
Giao thức PPP hoạt động ở chế độ hai chiều đồng thời và ngày càng được phát triển trong phần mềm mạng hỗ trợ cho phần lớn các trạm làm việc, các bộ chọn đường (Router), các bộ phận bắc cầu (Brigde). Phương pháp đóng gói PPP cho phép sử dụngcác phương thức mạng khác nhau cung một lúc.
đ Khuôn dạng PPP:
Dạng các khung PPP cũng giống như chuẩn HDLC nhưng có thêm trường Protocol.
Cờ 01111110
Trường địa chỉ
Điều khiển
Giao thưc điều khiển
Thông tin
Khung kiểm tra
Cờ 01111110
1
1
1
2
2
1 byte
Cờ: Xác định giới hạn khung.
Trường địa chỉ là địa chỉ quảng bá (Broadcast)
Vùng điều khiển nhận dạng I khung thông tin loại U của HDLC.
Giao thức điều khiển thường là hai byte quyết định kiểu gói trong trường thông tin, trường thông tin là các gói giao thức điều khiển liên kết (LCP –Link Control Protocol), hoặc là các gói giao thức điều khiển mạng.
Khung kiểm tra dùng để kiểm tra lỗi trong khung dùng phương pháp kiểm tra độ dư vòng CRC.
đ Phương thức hoạt động:
Để thiết lập cuộc nối điểm - điểm, mỗi trạm của liên kết PPP đầu tiên phải gửi các gói LCP để cấu hình và kiểm tra tầng Data Link. Sau đó, các máy có thể có những yêu cầu cụ thể. Tiếp theo gửi NCP cho phép chọn lựa và cấu hình các giao thức ở lớp mạng (IP, Appletalp) khi giao thức ở lớp mạng đã được xác định, các ứng dụng thực sự của người dùng sẽ được yêu cầu PPP bắt đầu trao đổi các gói dữ liệu lớp mạng. Kết nối sẽ được duy trì cho đến khi LCP, NCP gửi các gói yêu cầu kết thúc cuộc nối.
III.2 Các giao thức tầng mạng.
Các giao thức tầng mạng được nhiều chuyên gia đánh giá là phức tạp nhất trong các tầng của mô hình OSI. Tầng mạng đảm bảo truyền tin End –to –End, bởi vậy nó phải đáp ứng nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau.
Nhiệm vụ của tầng mạng là:
Trên cơ sở cấu hình mạng chọn đường và chuyển tiếp.
Thực hiện việc cắt hợp dữ liệu khi qua mạng.
Thực hiện liên kết mạng khi có nhiều mạng nối với nhau.
Để thực hiện những nhiệm vụ đó chúng ta khảo sát qua các giao thức mạng cụ thể:
III.2.1 Giao thức X.25:
Có hai loại liên kết logic:
Liên kết ảo có tính tạm thời.
Liên kết ảo thiết lập vĩnh viễn.
a> Dạng gói tin X.25.PLP:
Bảng 10:Định dạng gói yêu cầu thiết lập liên kết
0 0 0 1
Số thứ tự nhóm
Số thứ tự kênh logic
Type
Control(1)
Độ dài địa chỉ DTE yêu cầu (1/2 byte)
Độ dài địa chỉ DTE yêu cầu (1/2 byte)
Địa chỉ nguồn DTE (Ghi lần lượt các DTE khai báo ở trên)
Địa chỉ đích DTE (Ghi lần lượt các DTE khai báo ở trên)
Độ dài vùng khai báo thủ tục phụ (1 byte)
Khai báo lần lượt các thủ tục sử dụng
Dữ liệu phụ có tính chất thông báo
(độ dài tối đa 16 byte)
0 0 0 1
Group 4 bits
Số liệu của liên kết logic (Channel) 8 bits
Loại thông tin (Type)
Control (1)
Thông tin bổ sung
1 8
Bảng 11: Định dạng gói điều khiển
1 8
Q
D
0
1
Group 4 bits
Số liệu của liên kết logic (Channel) 8 bits
Số liệu gói gửi P(S)
M
Số liệu gói đang chờ để nhận P (R)
Control (0)
Dữ liệu
Trong đó:
M (More)=0 thì còn tin và 1 là báo hiệu.
D (Delivery Confirmation Bit): Để chỉ thị về cơ chế báo nhận gói tin.
D =0 à Giá trị P(R) biểu thị sự báo nhận có ý nghĩa trong mạng cục bộ (giữa DCE và DTE)
D =1à Giá trị P(R) biểu thị sự báo nhận gói tin dữ liệu từ mút tới mút có ý nghĩa giữa hai DTE qua mạng.
Q (Qualifer bit): Dùng để định tính thông tin chứa trong gói tin.
Type: Là loại thông tin điều khỉên.
Group và Channel: Tạo 12 bit để đánh số mạch ảo.
Bit Control: Bằng 1 là gói điều khiển, bằng 0 là gói dữ liệu.
b> Trao đổi gói tin X.25.PLP:
thiết lập, xoá, khởi động lại liên kết.
Truyền dữ liệu thường, khẩn.
Khởi động lại một giao diện.
III.2.2: Giao thức liên mạng (Internet Protocol –IP)
Mục đích của IP là cung cấp khả năng kết nối mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. Tất cả các hệ thống thành viên của liên mạng đòi hỏi phải cài đặt IP ở tầng mạng. IP là giao thức không kết nối. Bản tin ở lớp giao vận có độ dài 64 KB được chuyển xuống lớp mạng. IP cắt thành các gói nhỏ gửi đi. Khi đến nơi nhận chúng được gộp lại bởi lớp giao vận để tạo lại bản tin ban đầu.
a> Khuôn dạng bản tin:
* Địa chỉ nguồn /đích của IP có thể là một mạng hay làm một máy tính cụ thể, gồm 32 bit, được chia thành 5 lớp: A, B, C, D, E
01 7 8 15 16 31
0
Lớp A : 7bit cho mỗi mạng:128 mạng và 24bit: =16 triệu host trên mỗi mạng
1
0
Lớp B: 16.282 mạng và mỗi mạng có 65.534 máy chủ
1
1
0
Lớp C: Hơn 2triệu mạng mỗi có tối đa 254 máy.
1
1
1
0
Multicast address
Lớp D: Cho phép bất kỳ một máy chủ liên kết vào mạng hay huỷ bỏ liên kết một cách linh động. Khi một thông báo được gửi đến địa chỉ Multicast thì các máy chủ trong nhóm đều nhận được thông báo này. Một trong những ứng dụng quan trọng của Multicast là thiết lập các nhóm tin. Một thành viên có thể tham gia nhiều nhóm.
1
1
1
1
0
Dùng cho tương lai
Lớp E: Được sử dụng dành cho tương lai.
Cần lưu ý các địa chỉ IP
+ Cần lưu ý các địa chỉ IP dùng ở tầng mạng của OSI và chúng không phải là các địa chỉ vật lý của các trạm đó trên một mạng cục bộ. Như vậy vấn đề đặt ra là phải thực hiện ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bit) và địa chỉ vật lý (48bit) của một trạm đối với mạng Internet. Giao thức ARR(Address Resolution Protocol) được xác định để chuyển đổi từ địa chỉ vật lý khi cần thiết nghĩa là giúp tìm địa chỉ vật lý (địa chỉ card mạng) và giao thức RARP (Revrt Address Resolution Protlcol) chuyển đổi ngược lại nghĩa là giúp tìm địa chỉ ảo (địa chỉ mạng)
+ IP cung cấp dịch vụ gói tin không tin cậy nên có thể xay ra lỗi. Khi đó sẽ được thông báo bởi thủ tục điều khiển thông báo ICMP (Internet Control Message Protocol)
+ Phần mềm giao thức liên mạng hoạt động trong những máy chủ và những bộ định tuyến IP. Thông thường một phần mềm giao thức liên mạng IP của máy tính sẽ cho phép nó có thể hoạt động như là một máy chủ IP, hay một bộ định tuyến IP, hoặc cả hai, hầu hết các tổ chức thích dùng thiết bị Router được chuẩn hoá hơn để gia nhập vào những mạng. Tuy nhiên rất thuận lợi nếu chúng ta sử dụng một máy tính chuyên làm việc như là mốt Router (chưa được sử dụng vào dịch vụ bởi một Router).
b>. Hoạt động của giao thức liên mạng IP:
Nếu đích cần truyền của Datagaram không nằm trên cùng một mạng với máy chủ nguồn thì giao thức IP trong máy chủ (host) hướng Datagaram đến một bộ định tuyến nội bộ. Nếu bộ định tuyến này không được nối đến mạng đích, Datagaram phải được gửi đến một bộ định tuyến khác, cứ như thế cho đến được trạm đích.
Việc qui định truyền theo theo đường truyền nào của Router dựa trên bảng đường truyền Router Table.
+ Những bộ định tuyến có thể phát hiện những sự kiện như là :
Một mạng mới đã được thêm vào liên mạng.
Đường dẫn tới trạm đích đã bị hư.
Một bộ định tuyến mới đã được thêm vào. Bộ định tuyến này cung cấp một đường dẫn tới những đích ngắn hơn.
Sự trao đổi thông tin giữa hai bộ định tuyến Router –Router được điều khiển của tổ chức gọi là hệ thống tự quản (Autonomous System). Tổ chức này có thể chọn vài giao thức để thông tin giữa các Router.
w Các bước thực hiện bởi một thực thể IP như:
- Đối với thực thể IP ở trạm nguồn, khi nhận được một Primitive send từ tầng trên, nó thực hiện các bước sau:
+ Tạo một IP Datagaram dựa trên các tham số của Primitive send.
+ Tính checksum và ghép vào phần đầu của Datagaram
+ Ra quyết định chọn đường hoặc là trạm đích trên cùng một mạng, hoặc là một Gateway sẽ được chọn cho chặng tiếp.
+ Chuyển Datagaram xuống tầng dưới.
- Đối với Gateway khi nhận được Datagaram quá cảnh, nó thực hiện các tác động sau:
+ Tính checksum nếu không đúng thì loại bỏ Datagaram
+ Giảm giá trị trí của tham số thời gian tồn tại. Nếu thời gian đã hết thì loại bỏ Datagaram.
+ Ra quyết định chọn đường.
+ Phân loại Datagaram nếu cần.
+ Kiến tạo lại phần đầu IP bao gồm giá trị mới của vùng: Time to Live, Fragmentation, Checksum.
+ Chuyển Datagaram xuống tầng dưới để truyền mạng.
w Cuối cùng, khi một Datagaram được nhận bởi một thức thể IP ở trạm đích, nó sẽ thực hiện các công việc sau:
Tính Cheksum: Nếu không đúng thì loại bỏ Datagaram.
Tập hợp các đoạn của Datagaram.
Chuyển dữ liệu và các tham số điều khiển lên tầng trên.
Tóm lại: Do Datagaram IP không sửa lỗi, đơn giản nên hiệu suất đường truyền nhanh. Vì Datagaram IP cung cấp dịch vụ giao nhận gói tin cậy nên cần có ICMP (Internet Control Massage Protocol) để hỗ trợ, các bản tin ICMP được đóng gói và chuyển tải trong các gói IP. Tất cả các biện pháp nhằm đảm bảo các Datagaram được truyền đến đích một cách an toàn và đầy đủ do tầng TCP đảm nhận. Việc khôi phục dữ liệu bị mất cũng đều do TCP đảm nhận.
III.2.3 Frame Relay:
Trong X.25 chức năng dồn kênh đối với các liên kết ảo chỉ đảm nhận sự kiểm soát lỗi cho các khung gửi đi qua giao tiếp DTE/DCE cục bộ. Điều này làm tăng độ phức tạp trong việc phối hợp các thủ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3503.doc