Đề tài Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

1.1. Khái niệm và vai trò của đầm phá 2

1.1.1. Khái niệm của đầm phá 2

1.1.2. Vai trò của đầm phá 2

1.2. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên Thế giới và Việt Nam 4

1.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên thế giới 4

1.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại khu vực Nam duyên hải miền Trung 5

1.2.3. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại huyện Tuy An 9

1.3. Tổng quan về huyện Tuy An 10

1.3.1. Điều kiện tự nhiên 10

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 12

1.4. Tổng quan về đầm Ô Loan 14

1.4.1. Vị trí địa lí đầm Ô Loan 14

1.4.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết, khí tượng, thuỷ văn 14

1.4.3. Hệ thống điện 15

1.4.4. Hệ thống giao thông quanh đầm 15

1.5. Giá trị về môi trường của đầm Ô Loan 15

1.5.1. Môi trường sinh thái 15

1.5.2. Điều kiện thổ nhưỡng 16

1.5.3. Độ mặn (S ‰) 16

1.5.4. Độ ôxy hòa tan 16

1.5.5. Độ pH 16

1.5.6. Muối dinh dưỡng 16

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17

2.2. Mục tiêu nghiên cứu 17

2.3. Phương pháp nghiên cứu 17

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 18

3.1. Tiềm năng đa dạng sinh học và các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế tại đầm Ô Loan 18

3.1.1. Nguồn lợi sinh vật vùng triều 18

3.1.2. Thực vật nổi - thực vật phù du 18

3.1.3. Động vật nổi - động vật phù du 18

3.1.4. Động vật đáy 18

3.1.5. Các loài cá 18

3.1.6. Các loài tôm 19

3.1.7. Các loài giáp xác 19

3.1.8. Các loài nhuyễn thể 19

3.1.9. Sứa ăn 19

3.1.10. Thủy sản thực vật 19

3.2. Đầm phá Ô Loan với hoạt động du lịch 19

3.3. Tình hình khai thác thủy sản 21

3.3.1. Đối tượng, phương tiện khai thác 21

3.3.2. Sản lượng khai thác 23

3.4. Thu nhập của cư dân quanh đầm 23

3.5. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản 26

3.5.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản 26

3.5.2. Tình hình khai thác 28

3.6. Hình thức tổ chức, quản lý của các cấp chính quyền địa phương 28

3.7. Những vấn đề môi trường tại khu vực đầm Ô Loan 29

3.7.1. Vấn đề rác thải 29

3.7.2. Vấn đề nhà vệ sinh 31

3.7.3. Vấn đề nước sinh hoạt 32

3.8. Các hình thức gây suy thoái đầm Ô Loan 33

3.8.1. Đánh bắt thủy sản 33

3.8.2. Nuôi trồng thủy sản 33

3.8.3. Sử dụng kích thước mắt lưới, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản khai thác 34

3.8.4. Ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều 35

3.8.5. Quy hoạch các công trình chưa thích hợp 35

3.8.6. Năng lực quản lý môi trường bị hạn chế 36

3.9. Các giải pháp sử dụng, bảo vệ nguồn lợi đầm và đảm bảo kinh tế cho dân cư quanh đầm 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữa hai mùa trong năm trung bình 6,70 C. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,50 C (nhiệt độ trung bình cao nhất 29,50 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,50 C) [10]. 1.3.1.3. Sông ngòi Hệ thống sông ngòi Tuy An gồm có một sông chính là sông Kì Lộ dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Kong-Kboong cao 1209 mét ở phía tây tỉnh Bình Định, chảy qua huyện Đồng Xuân về Tuy An, qua cầu Ngân Sơn rồi đổ ra biển. Đoạn qua Tuy An có chiều dài 20 km với lưu vực trên 1900 km2, lưu lượng trung bình 30 – 40 m3 /s. Do độ dốc lớn nên dễ gây lũ lụt về mùa mưa và khô cạn vào mùa hè [9]. 1.3.1.4. Biển và bờ biển Do ảnh hưởng và tác dụng bào mòn của Sông, biển nên bờ biển Tuy An rất quanh co, khúc khủy, tính theo mép nước đất liền có chiều dài 42,5 km. Bờ biển đẹp có nhiều danh lam thắng cảnh, là nơi nghỉ mát, du lịch rất tốt như đầm Ô Loan, Bãi Xép, gành Đá Đĩa,… Dọc theo bờ biển có hai loại biển điển hình. - Bãi cửa sông: nằm dọc theo cửa biển là đầm Ô Loan, đầm có chu vi rộng, nồng độ muối thấp. Đây là vùng có thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ nhất là tôm, cá,… - Bãi biển bờ đá: là bãi ngang và vũng bờ đá, đáy biển có độ dốc cao. Biển Tuy An thuộc hệ thống ven bờ, có độ sâu gấp, thềm lục địa hẹp, đáy biển gồ ghề, độ dốc đổ dồn từ bờ ra khơi. Chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu chính: - Mùa đông: do tác động của gió mùa Đông Bắc một dòng hải lưu chính do sự xáo trộn giữa hai dòng nước nóng và lạnh từ ngoài khơi phía Bắc biển Đông chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam suốt từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. - Mùa hè: do tác dụng của gió Tây nam, một dòng hải lưu chính từ phía Nam biển Đông, sau khi chạm bờ biển Nam bộ chia thành hai nhánh chính: 1 nhánh men theo bờ biển Trung Bộ đi lên phía Bắc, 1 nhánh về phía Đông, hoàn thành 1 dòng hải lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ suốt từ tháng 5 đến tháng 9 [10]. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Về kinh tế Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nền kinh tế của huyện Tuy An đã dần dần đi vào ổn đinh, từng bước tăng trưởng và hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi thành phần, mọi cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh. Những năm qua nền kinh tế của huyện được phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 10.1% năm). Giá trị tổng sản phẩm thu nhập trên địa bàn huyện (năm 2010): 1006,5 tỉ đồng ; thu nhập bình quân 7,36 triệu đồng/người/năm. Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: hệ thống lưới điện, giao thông nông thôn kiên cố hoá các hệ thống thuỷ lợi, trường học, quy hoạch xây dựng các khu tái định cư,… góp phần làm cho diện mạo huyện nhà ngày càng khởi sắc. Trong cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010), khối Nông Lâm Thủy Sản chiếm tỷ trọng tương đối thấp (32,73%) so với khối ngành Công nghiệp, Xây dựng và Thương mại, Dịch vụ, với giá trị sản xuất là 329,415 triệu đồng, đạt 73,3% so chỉ tiêu Nghị quyết và tăng 17,5% so với năm 2005 [10]. Bảng 1.1. Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010) Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (1994) triệu đồng Tỷ trọng cơ cấu theo giá trị(%) Tốc độ tăng bình quân hằng năm (%) Tổng giá trị sản xuất 1.006.500 100 10,1 Nông Lâm Thủy Sản 329,415 32,73 3,3 Công nghiệp, Xây dựng 364,000 36,16 13,8 Thương mại, Dịch vụ 313,085 31,11 14,5 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tuy An) Tốc độ tăng tưởng bình quân hàng năm của khối ngành Nông Lâm Thủy Sản là 3,3% năm. Khối ngành Thương mại, Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất với 14,5%. Điều này chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An đang có sự chuyển dịch đúng đắn, tăng dần tỷ trọng khối ngành thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành khối nông lâm thủy sản. 1.3.2.2. Về xã hội Tôn giáo: có 4 tôn giáo chính (Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài), với 4649 người (chiếm 3,4% dân số toàn huyện). Dân sinh: tỉ lệ hộ nghèo là 13,9%. 1.3.2.3. Giáo dục Thực hiện phương châm xóa nạn mù chữ trong cả nước huyện Tuy An đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục trình độ tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn toàn huyện. Hệ thống trường học: đáp ứng nhu cầu thực tế (trường tiểu học và trung học cơ cở có 31 trường, trung học phổ thông 3 trường) [10]. 1.3.2.4. Y tế Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân rộng khắp, được đầu tư từ tuyền huyện thị đến làng xã. Đội ngũ y bác sĩ lành nghề, có trình độ học vấn và tâm huyết với nghề. Có bệnh viện đa khoa huyện: 02 phòng khám đa khoa khu vực, 16 trạm y tế xã, thị trấn (có 08/10 xã đạt chuẩn), 01 trung tâm y tế dự phòng [10]. 1.3.2.5. Giao thông Mạng lưới giao thông huyện tương đối phát triển. Có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua huyện theo hướng Bắc – Nam; có trục Đông - Tây, nhờ tỉnh lộ ĐT641, ĐT643 về các xã miền núi; có hệ thống giao thông thông suốt từ trung tâm huyện về các xã, đường liên xã; có đường cơ động (đường quốc phòng) chạy dọc tuyến biển từ phía Bắc huyện đến thành phố Tuy Hoà [10]. 1.4. Tổng quan về đầm Ô Loan 1.4.1. Vị trí địa lí đầm Ô Loan Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An là vực nước ven bờ biển, do lưu vực vùng cửa sông tạo nên. Hình dạng kéo dài song song với bờ biển và ngăn cách với bờ biển bởi một dải cát, tiếp nhận nước từ các sông Phượng Lụa, sông Gò Duối thông với biển qua cửa Tân Quy xã An Hải. Hình 1.2. Đầm Ô Loan chụp trên vệ tinh Đầm Ô Loan là loại đầm kín nằm ở vị trí toạ độ 13o13' - 13o19' vĩ độ Bắc, 109o14'- 109o17' kinh Đông. Cách thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An 6 km về phía Đông Nam, nằm gần đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam; diện tích 1570 ha, trải dài theo hướng Bắc - Nam, nơi rộng nhất 2,5 km, nơi dài nhất 8 km, chu vi tiếp giáp bởi năm xã của huyện đó là các xã An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hiệp và An Hoà [10; 11]. 1.4.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết, khí tượng, thuỷ văn Đầm Ô Loan nằm trong đới khí hậu Nam Trung Bộ, có điều kiện thuận lợi về khí hậu. Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến, có lượng bức xạ mặt trời phong phú. Hằng năm mặt đầm Ô Loan thu được nguồn năng lượng mặt trời từ 140 đến 150 Kcal/cm với trên 2400 giờ nắng. Nhiệt độ không khí đầm Ô Loan trung bình năm 26,5C cao nhất vào tháng 6, tháng 7 (trên 35C) và thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (trên 20C). Nhiệt độ nước trong đầm tương đối cao và ổn định, biến thiên đồng bộ với nhiệt độ không khí. Nhiệt độ nước đo được trung bình nhiều năm vào tháng 6 là 30,9C, vào tháng 4 là 30,1C, điều này phù hợp với xu thế nhiệt độ chung trong toàn vùng miền Trung. Nhiệt độ nước thấp nhất vào tháng 1 là 23,7 Nhiệt độ nước của đầm Ô Loan nằm trong giới hạn sinh thái phù hợp cho việc nuôi trồng các loại hải sản [10]. 1.4.3. Hệ thống điện Hiện tại các xã quanh đầm đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, hệ thống cung cấp điện hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, chưa có hệ thống phục vụ nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần phải xây dựng đường điện cao áp và lưới điện hạ thế đến từng điểm. Hướng phát triển tiếp theo là xây dựng lưới điện cao thế (15KV và hạ thế 0,4 KV) đến các vùng nuôi tôm chuyên canh và các vùng tập trung nhằm khép kín mạng lưới điện cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất và du lịch, bảo vệ môt trường [9]. 1.4.4. Hệ thống giao thông quanh đầm Trước đây, giao thông trong đầm có 2 tuyến đò phục vụ đi lại và tiêu thụ sản phẩm cho người dân: tuyến từ thôn Phú Tân xã An Cư đi thôn Phú Sơn xã An Ninh Đông và tuyến từ thôn Phú Tân xã An Cư đi thôn Tân Quy xã An Hải. Những năm 2005, hệ thống giao thông quanh đầm rất khó khăn đặc biệt đối với những người làm nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nhờ dự án “đầu tư chỉnh trang vùng nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan - giai đoạn 1”, đã đầu tư 5 tuyến đường ven đầm với chiều dài trên 15 km nên các vùng nuôi cơ bản đến nay đã có đường giao thông tới tận các ao hồ [9; 10]. 1.5. Giá trị về môi trường của đầm Ô Loan 1.5.1. Môi trường sinh thái Đầm Ô Loan với đặc thù riêng là một đầm kín, diện tích 1570 ha, là một đầm có diện tích cỡ trung bình ở khu vực miền Trung, nhưng nổi tiếng nhờ cảnh quan đẹp, môi trường sinh thái khá thuận lợi. Chính vì vậy, ở đây nguồn lợi hải sản khá đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều hải sản quý, đặc biệt là sò huyết. Về địa hình đầm có độ dốc từ Bắc và Nam dồn về giữa đầm, từ Tây sang Đông hướng ra biển. Độ sâu trung bình từ 0,8 đến 1 mét, nơi cạn nhất phía Nam đầm, nơi sâu nhất vùng giữa đầm và cửa đầm. Vùng cửa đầm tương đối hẹp và trải dài, đặc biệt cửa không ổn định do vùng ven biển là vùng bãi ngang. Do vậy, đã ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi nước giữa đầm và biển, dẫn đến môi trường đầm không ổn định. Ngoài ra ngày nay rất nhiều tác động do con người gây nên: từ hoạt động nuôi trồng thủy sản (đào đắp ao hồ mất diện tích tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến nơi cư trú của các loài thủy sản ở giai đoạn nhỏ; thuốc, hóa chất, chất xả thải chưa qua xử lí trong quá trình nuôi,…); từ rác thải trong sinh hoạt; từ sự bồi lắng tích tụ tự nhiên do lũ lụt;… ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái [11]. 1.5.2. Điều kiện thổ nhưỡng Chất đáy chủ yếu là bùn cát (ở phía giữa đầm về phía Nam và phía Tây); cát bùn (ở phía Bắc và Đông Bắc). Thuận lợi cho giáp xác và nhiều loài cá sống đáy (tôm, cua, ghẹ, cá bống, cá mú, cá đuối, cá trai,và các loài nhuyễn thể: sò, điệp, hầu) [9]. 1.5.3. Độ mặn (S ‰) Độ mặn của đầm biến đổi theo mùa rất rõ rệt. Vào mùa khô nồng độ là 29.91 ‰ – 38.98 ‰ , vào mùa mưa là 1.07-2.78 ‰.. Biên độ giao động rất lớn giữa các tháng trong năm, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật trong đầm. Từ năm 1997 đến nay do cửa đầm cạn, hẹp di chuyển xa về phía đông bắc, các đìa nuôi tôm xây dựng không có định hướng quy hoạch gây cản trở dòng chảy làm hạn chế việc trao đổi nước giữa đầm và biển nên độ mặn vào mùa khô tại một số vùng như vũng Lân, vũng Ốc tăng cao trên 40 ‰ [10]. 1.5.4. Độ ôxy hòa tan Độ ôxy hòa tan thay đổi theo các tháng trong năm và theo năm phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của đầm. Vài năm gần đây do sự ô nhiễm hữu cơ của đầm Ô Loan đã làm biến động rất lớn đến ôxy hòa tan. Số liệu đo thực địa ngày 20/6/1998, chỉ số đo buổi sáng là 1.2ml/ lít, nhưng vào buổi trưa lớn hơn 10 ml/lít, đã gây chết cá hàng loạt [10]. 1.5.5. Độ pH Biên độ dao động của pH nước từ 6.6-10.6, chính sự dao động lớn này làm ảnh hưởng đến sinh thái đầm Ô Loan: giảm sự phân hủy chất hữu cơ, làm giảm thành phần loài, làm tăng hoạt tính của nấm, dễ phát sinh dịch bệnh và có thể làm tôm cá chết. Vì vậy, các biện pháp điều chỉnh độ pH trong nuôi trồng thủy sản cho phù hợp là rất cần thiết. 1.5.6. Muối dinh dưỡng Hàm lượng muối phốt phát dao động trong năm từ 0.5 – 5.67 mg P/l. Hàm lượng nitrat từ 1.89 – 2.27 mg N/l. Hàm lượng muối dinh dưỡng trong đầm thấp do sự hấp thụ của thực vật phù du trong đầm gây ra. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng vệ sinh môi trường, hoạt động sử dụng nguồn lợi, hình thức quản lý tại đầm Ô Loan. - Phạm vi nghiên cứu: đầm Ô Loan thuộc 5 xã An Cư, An Hải, An Ninh Đông, An Hiệp, An Hòa huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên - Thời gian nghiên cứu: từ 21 tháng 2 đến 30 tháng 4 năm 2011 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu các hoạt động phụ thuộc vào nguồn lợi của đầm Ô Loan. + Đánh bắt thủy sản + Nuôi trồng thủy sản + Thu nhập của ngư dân quanh đầm - Những hoạt động sống của người dân tại đây. + Vấn đề rác thải + Vấn đề nhà vệ sinh + Vấn đề nước sinh hoạt - Tình hình quản lý nguồn tài nguyên tại đây. + Hình thức tổ chức + Phương thức quản lý 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu số liệu: thu thập số liệu sơ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương. - Phương pháp phỏng vấn nhanh: có sự tham gia của cộng đồng trong đó có sử dụng các công cụ như: bảng hỏi, bản đồ,… - Quan sát trực tiếp kết hợp với thu thập hình ảnh bằng máy ảnh. - Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. Tiềm năng đa dạng sinh học và các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế tại đầm Ô Loan 3.1.1. Nguồn lợi sinh vật vùng triều Thủy sinh vật dinh dưỡng là một khâu rất quan trọng trong chu kì sống của tôm, cá. Số lượng thức ăn giàu nghèo là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phân bố của giống loài và trữ lượng của chúng. Trong đó thực vật phù du và động vật đáy có tầm quan trọng bậc nhất [2]. 3.1.2. Thực vật nổi - thực vật phù du Thực vật nổi là những loài vi tảo có đời sống trôi nổi, là thức ăn giàu dinh dưỡng của ấu trùng, nhiều loài hải sản, là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Thực vật phù du phát triển mạnh, có hơn 100 loài đã được tìm thấy trong đầm. Trong năm có hai lần thực vật phù du phát triển cao nhất, một vào tháng 6, tháng 7 và một vào tháng 12. Trong đầm nuôi, do điều kiện sống nên khu hệ tảo có nhiều nhóm ưu thế thay nhau phát triển và ít sai khác với ở vùng sông [2; 13]. 3.1.3. Động vật nổi - động vật phù du Động vật phù du là một trong những khâu quan trọng trong mắt xích thức ăn của các loài tôm, cá trong thủy vực. Động vật phù du trong đầm Ô Loan có tới 82 loài, phần lớn có nguồn gốc từ biển. Lượng động vật phù du rất cao, trung bình đạt đến 2064 con/m3, cao hơn 4 – 5 lần các đầm khác trong nước. Đây là lượng thức ăn đáng kể cho các loài thủy sản trong đầm, nhất là tôm con. 3.1.4. Động vật đáy Động vật đáy vùng triều chủ yếu gồm các loài ăn lọc, ăn cặn vẩn và ăn tạp tạo nên một nhóm tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong chuỗi xích thức ăn phế liệu của vùng triều. Một số loài chủ yếu thường gặp có giun nhiều tơ (Polychaeta), ốc (Gastropoda), cua còng (Brachyura), thân mền, giáp xác, da gai, sò huyết, khối lượng dao động trong khoảng 0,82 – 17,97 g/m 2, với mật độ 20 – 50 con/m2. 3.1.5. Các loài cá Có 72 loài cá thuộc 51 giống và 39 họ, trong đó có 24 loài ở biển, 48 loài sống ở biển - cửa sông, 5 loài cho sản lượng cao là cá Đối, cá Căng, cá Mối, cá Dìa và cá Bống. Sản lượng cá cho phép khai thác hàng năm trên 100 tấn. Các loài cá đặc trưng cho vùng nước lợ ở đây có cá Vược, cá Đối Mắt Đỏ, cá Bống Bớp [2]. 3.1.6. Các loài tôm Tôm có trên 10 loài, chủ yếu thuộc họ tôm he. Có hai loài chiếm ưu thế trong vùng là tôm rảo đất (Metapenaeius) sản lượng khai thác 200-250 tấn/năm, tôm vàng (M.joyneri), sau đó là tôm lớt bạc thẻ (Penaeus mergueensis) và tôm sú (P. monodon). Tôm lớt và tôm sú chiếm tỉ lệ không nhiều trong quần đàn đặc bệt là tôm sú [13]. 3.1.7. Các loài giáp xác Cua, ghẹ những năm trước đây có thể khai thác 10-20 tấn/năm. Ở đây loài cua lớn nhất có giá trị kinh tế cao là loài cua xanh (Seylla senata). 3.1.8. Các loài nhuyễn thể Cũng rất đa dạng, theo số liệu điều tra năm 1978 thì thành phần nhuyễn thể ở đầm Ô Loan bao gồm: Sò huyết, ngao dầu, xút, hàu, điệp, vẹm vỏ xanh,... Ở một số vùng nhuyễn thế nhiều đến mức nhân dân trong vùng gọi là: Bãi Ngao ở An Hiệp, bãi Sò ở An Ninh Đông, Sò huyết là đặc sản của đầm Ô Loan. Những năm trước đây Sò huyết phân bố rộng hàng 100 ha nằm khu vực trung tâm giữa đầm, sản lượng hàng năm khoảng 20 tấn. Sò huyết ở đầm Ô Loan có tên khoa học Anadara gransona sống ở vùng triều, độ sâu thích hợp cho loài này từ 1m-3m, đáy bùn nơi có nguồn nước ngọt đổ vào, độ mặn từ 19-20‰ [2]. 3.1.9. Sứa ăn Cũng là loại đặc sản của đầm Ô Loan, mà một thời là một trong những sản phẩm khai thác chính của ngư đân, sản lượng có thể đạt hàng trăm tấn/năm. Nhưng do môi trường nước thay đổi nên sản lượng hiện nay không đáng kể. 3.1.10. Thủy sản thực vật Có 3 loài rong. Trong đó có loài rong câu chỉ vàng có giá trị xuất khẩu cao. Rong phát triển tự nhiên vào mùa đông - xuân và tàn lụi vào mùa hè. Sản lượng tự nhiên không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết từng năm bình quân thu hoạch 20 tấn khô/năm. 3.2. Đầm phá Ô Loan với hoạt động du lịch Đầm phá là khu vực du lịch sinh thái hết sức quý giá. Trên Thế giới và ở Việt Nam, những năm gần đây hệ thống đầm phá được đầu tư phục hồi, khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng,… Chính vì thế nguồn lợi ngành du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên. Đầm Ô Loan là một thắng cảnh của tỉnh Phú Yên và đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia (Theo Quyết định số 2410-QĐ/VH ngày 27 tháng 09 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin) [10]. Hình 3.1. Di tích thắng cảnh cấp quốc gia đầm Ô Loan (Nguồn: camnangdulich.com ) Hằng năm, vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch, lễ hội đua thuyền truyền thống đầm Ô Loan được tổ chức tại cầu Long Phú xã An Cư, thể hiện nét đẹp văn hoá dân gian truyền thống của Phú Yên. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đến tham dự [10]. Hình 3.2. Lễ hội đua thuyền trên đầm Ô Loan (Nguồn: Dương Thanh Xuân, my.opera.com ) Tại khu vực này còn được gắn với các điểm du lịch hấp dẫn khác quanh vùng như đền thờ danh nhân văn hóa Lê Thành Phương tại thôn Mỹ Phú xã An Hiệp, một vị anh hùng dân tộc thời Cần Vương; Gành Đã Đĩa thôn Phú Lương xã An Ninh Đông huyện Tuy An, cũng đã được công nhân là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; các di tích lịch sử cấp quốc gia: Thành An Thổ xã An Dân huyện Tuy An, Chùa Đá Trắng xã An Dân huyện Tuy An,… Sau này nếu được đầu tư khai thác theo đúng tầm giá trị của các điểm này, đầm Ô Loan sẽ là một điểm đến hấp dẫn trong tua du lịch tại Tuy An nói riêng và khu vực duyên hải nam trung bộ nói chung. 3.3. Tình hình khai thác thủy sản 3.3.1. Đối tượng, phương tiện khai thác 3.3.1.1. Đối tượng khai thác Đối tượng khai thác của ngư dân nơi đây là các loài hải sản có sẵn trong đầm với các đối tượng chính là tôm, cá, cua, ghẹ, sò huyết, hầu, rau câu,… 3.3.1.2. Phương tiện khai thác Phương tiện khai thác, chủ yếu là các nghề chính sau: Bảng 3.1. Số hộ và nghề khai thác trong đầm năm 2010 Xã Số hộ khai thác Nghề chính Chấn Đáy Chài Lưới An Cư 270 620 - 117 790 An Hải 150 502 30-79 - 50 An Hòa 225 1602 - - 150 An Hiệp 88 567 - - 35 An Ninh Đông 204 1224 - - 120 Tổng Cộng 937 5515 30-79 117 1145 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An) a. Nghề Chấn, đây là nghề có số lượng lớn và là nghề chủ lực để khai thác tôm trong đầm. Hình thức khai thác mang tính thụ động, lợi dụng tính hướng quang của các loài giáp xác bằng cách dùng ánh sáng dẫn dụ tôm, cua, cá đi vào phần đụt lưới để thu hoạch. Từng miệng chấn được đóng cố định một chỗ và sắp xếp có tổ chức theo hàng, theo địa giới hành chính từng địa phương. Nghề này khai thác quanh năm, nhưng trong năm có hai mùa cho hiệu quả nhất là vào các tháng 3 đến tháng 5 khi trữ lượng hải sản trong đầm đạt ngưỡng cao trong năm và thời điểm đầu mùa mưa khi tôm bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngọt. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An: nếu lấy số miệng chấn chia cho diện tích mặt đầm thì số lượng nghề trên một đơn vị diện tích (3.5 miệng/ ha) là quá nhiều. Do vậy nghề này cần phải được khống chế không cho phát triển thêm. b. Nghề Đáy, chỉ khai thác ở vùng cửa đầm thuộc xã An Hải. Cấu tạo lưới đáy là dạng hình phễu, hình thức khai thác là hướng miệng phễu ngược với dòng nước chảy từ đầm ra biển để hứng lấy tôm cá. Do vậy chỉ khai thác được khi nước thủy triều rút (khoảng 3-5 giờ trong một con nước thủy triều) sản lượng cho cao nhất là vào đầu mùa mưa, khi đó do tác động bởi nguồn nước ngọt nên tôm, cá có hướng di cư ra vùng cửa nơi có độ mặn cao hơn. c. Nghề Chài, đây không phải là nghề chính, tập trung chủ yếu xã ở An Cư. Họ đi theo nhóm 3 đến 5 sõng, dàn hàng ngang để đi tới. Đối tượng khai thác chính là cá Mai, cá Móm, cá Đối,… d. Nghề Lưới, chủ yếu sử dụng lưới cước, ngoài ra còn có các loại lưới cá, lưới ghẹ, lưới 3 màng,… hoạt động quanh năm nhưng chủ yếu hoạt động về đêm. Ngoài ra còn các nghề thủ công khác như: lượm rau câu chỉ vàng, mò sò, điệp, đục đẽo hầu,… Trong quản lý khai thác điều đáng quan tâm là một số nghề đã bị cấm nhưng vẫn lén lút hoạt động như các nghề dùng xung điện (lưới điện, xiếc điện, châm điện), bóng Thái Lan, lưới 3 màng,… Do các nghề này khai thác không có chọn lọc, mang tính tận diệt, hủy hoại môi trường nên nguồn lợi thủy sản trong đầm ngày càng cạn kiệt. Thành phần tham gia cũng như đánh bắt những loại nghề vi phạm này phần đông là người dân nghèo, hoạt động khai thác chỉ phục vụ cho cuộc sống mưu sinh trước mắt. Hình 3.3. Nghề chài Hình 3.4. Nghề lưới Hình 3.5. Ngư dân đánh Hình 3.6. Dụng cụ khai thác thủy sản 3.3.2. Sản lượng khai thác Bảng 3.2. Sản lượng khai thác thủy sản đầm Ô Loan qua các năm 2006-2010 Đơn vị tính: tấn STT TÊN SẢN PHẨM NĂM GHI CHÚ 2006 2007 2008 2009 2010 1. 2. 3. 4. 5. - Tôm (các loại) - Cá (các loại) - Cua, ghẹ - Nhuyễn thể + Hầu + Điệp + Sò huyết + Ngao dầu - Rau câu chỉ vàng 195 100 70 32 20 10 0 2 18 190 95 70 31 20 10 0 1 19 195 98 72 30 18 10 0 2 20 190 95 70 35 20 13 0 2 20 210 100 80 35 20 11 2 2 50 TỔNG CỘNG 415 405 415 410 475 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An) Nhìn tổng thể sản lượng khai thác tự nhiên trong đầm Ô Loan giao động từ 400 đến 500 tấn sản phẩm/năm. Những năm có lụt lớn thì năm tiếp theo sẽ cho sản lượng cao hơn do môi trường được cải thiện, cụ thể năm 2009 có 2 trận lụt lớn nên năm 2010 sản lượng tôm, cá, rau câu chỉ vàng đạt cao hơn. Riêng nguồn lợi sò huyết sau nhiều năm không xuất hiện hoặc cho sản lượng quá ít. Đến năm 2010 xuất hiện trở lại nhờ dự án phục hồi và bảo vệ nguồn lợi sò huyết đầm Ô Loan do Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản tỉnh Phú Yên thực hiện. Tháng 12 năm 2009 đã nhập 535 kg sò huyết cùng loài (Anadara granosa và A. nodifera) có nguồn gốc từ Bến Tre về thả. Mặc dù vào mùa mưa khi nước ngọt xuống đã bị hao hụt lớn ở những nơi đáy cạn, nhưng ở những nơi đáy sâu sò vẫn tồn tại và phát triển. Đến nay nguồn lợi sò huyết trong đầm được sinh sản phát tán trên diện rộng và đã cho thu hoạch. Đây là tín hiệu tốt cho việc phục hồi và phát triển nguồn lợi sò huyết tại khu vực này [2; 4; 13]. 3.4. Thu nhập của cư dân quanh đầm Đầm Ô Loan với nguồn lợi thủy sản phát triển phong phú và đa dạng đã giúp cho nhiều người dân tại đây có cuộc sống tốt hơn, thậm chí nhiều người có thu nhập tiền triệu hằng tháng. Nhưng không phải nghề nào trên đầm cũng có thu nhập như nhau, ví dụ như thu nhập giữa các nghề chấn đáy, chài, lưới,…. được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3. Thu nhập các nghề chính của dân cư năm 2010 Thu nhập của các nghề khá bấp bênh, từ 450000 đến 1800000. Nghề chấn có thu nhập cao nhất, nhưng hình thức khai thác mang tính thụ động. Nghề lưới có thu nhập thấp do chủ yếu hoạt động về đêm, thời gian hoạt động ít. Các nghề này có mức thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào sự chênh lệch và ảnh hưởng của chế độ thủy triều, dòng nước. Từng nghề có mức thu nhập không cao nhưng mỗi hộ gia đình đã biết kết hợp một lúc nhiều nghề với nhau, thu nhập của mỗi hộ được thể hiện như sau: Bảng 3.4. Thu nhập bình quân của dân cư năm 2007, 2008 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An) Bảng 3.5. Thu nhập bình quân của dân cư năm 2009, 2010 Những năm 2007, 2008 thu nhập bình quân của mỗi hộ khai thác ổn định và cao hơn những năm 2009 và 2010. Theo thống kê năm 2007, 2008 mỗi hộ gia đình chỉ kết hợp một hoặc hai nghề để kiếm sống nhưng thu nhập đạt kết quả cao, có tháng đạt gần sáu triệu đồng. Những năm 2009, 2010 tuy mỗi hộ gia đình đã thêm nghề khai thác mới nhưng thu nhập lại ít hơn trước, tháng cao nhất cũng chỉ được gần năm triệu. Mức thu nhập này ảnh hưởng đến đời sống của dân cư khá lớn. Những tháng có thu nhập cao cũng chỉ đủ để trang trải cho những tháng có thu nhập thấp, đời sống của ngư dân nơi này còn nhiều bấp bênh. Có những tháng trong năm mức thu nhập không ổn định, các tháng 5, 6, 7 mức thu nhập của các thấp do bị ảnh hưởng bởi khí hậu nắng nóng nên sản lượng hải sản trong đầm giảm sút. Ngư dân đánh bắt kém hiệu quả, dẫn đến thu nhập thấp. Các tháng 10, 11, 12, 1 thì thu nhập cao do những tháng này nước lớn, các sinh vật trong đầm sinh sôi phát triển nhiều, ngư dân đánh bắt được nhiều, mang lại thu nhập cao. Sự bất ổn định trong thu nhập của ngư dân quanh đầm trong thời gian gần đây đã phản ánh thực trạng sản lượng thủy sản trong đầm bị giảm sút. Vì tình trạng này kéo dài nên các thanh niên của các xã đã lần lượt bỏ nghề và có xu hướng đến các thành phố lớn để lập nghiệp. Như vậy dễ gây nên hiện tượng bùng nổ dân số ở các thành phố lớn. 3.5. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản 3.5.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản Trước đây nghề sống chính của ngư dân ven đầm chỉ dựa vào khai thác nguồn lợi tự nhiên, cá biệt chỉ có một hai đầm tự nhiên do đắp chặn các eo vịnh nhỏ như đầm Ông Sạn thôn Tân Long xã An Cư với diện tích khoảng 2 ha, hình thức nuôi quảng canh. Theo thống kê thì năm 1989 có 26 hộ nuôi, năm 1999 có 607 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản. Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhiều hộ dân, đến nay diện tích nuôi ở khu vực này là 360,73 ha, đối tượng nuôi chính là tôm thẻ, tôm sú [10]. Bảng 3.6. Diện tích nuôi tôm Năm Diện tích nuôi (ha) 1995 63,5 1996 151 1998 324 1999 360,73 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An) Năm 1998 đầm Ô Loan b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững.doc