CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.5.1. Phương pháp luận 3
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 3
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.6.1. Ý nghĩa khoa học 4
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
1.7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4
1.8. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2 7
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA II VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 7
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA II – TỈNH ĐỒNG NAI 7
2.1.1. Sơ lược về tỉnh Đồng Nai 7
2.1.2. Giới thiệu về khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa II 10
2.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH) 15
2.2.1. Các định nghĩa về CTNH 15
2.2.2. Phân loại CTNH 19
2.2.3. Tác động của CTNH đối với môi trường 25
2.2.4. Giới thiệu một số biện pháp xử lý CTNH 28
2.2.4.1. Xử lý cơ học 29
2.2.4.2. Xử lý hoá/ lý 29
2.2.4.3. Các quá trình sinh học 31
2.2.4.4. Các quá trình xử lý nhiệt 32
2.2.4.5. Bãi chôn lấp chất thải nguy hại 35
CHƯƠNG 3 37
85 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng vấn đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên hòa II - Tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn và phối trộn chất thải.
- Hệ thống cấp chất thải, chất lỏng, bùn và chất rắn.
- Buồng đốt sơ cấp.
- Buồng đốt thứ cấp.
- Thiết bị làm nguội khí hay nồi hơi chạy bằng nhiệt như để giảm nhiệt độ.
- Hệ thống rửa khí.
- Quạt hút để hút khí và không khí vào lò khi duy trì áp suất âm.
- Ống khói.
Những dạng lò đốt khác nhau thay đổi chủ yếu về buồng đốt sơ cấp, thông thường nhất là dạng lò quay và dạng của hệ thống xử lý khí được sử dụng.
Buồng đốt lò quay rất cơ động, những loại lò đốt sơ cấp khác là lò đốt cố định (chủ yếu dùng cho đốt các chất thải rắn, phần lớn là chất thải bệnh viện), lò bơm chất lỏng (tên của loại lò hàm ý là được thiết kế cho chất thải lỏng và bùn mịn) và loại lò tầng sôi.
Có hai dạng hệ thống rửa khí được sử dụng phổ biến là rửa khô và rửa ướt. trong hệ thống rửa khô, bùn vôi được bơm vào luồng khí lò nóng. Hơi nước sẽ bay đi, còn lại những hạt vôi sẽ hấp thụ và trung hoà các khí acid. Vôi sẽ được thu vào những túi lọc lớn mà ở đây chỉ có khí lò đi qua được, đồng thời tiếp tục quá trình trung hoà khí acid và tách hạt rắn.
Trong hệ thống rửa khí ướt, dung dịch kiềm sẽ được phun vào khí acid. Hệ thống rửa khí thông thường được kết hợp giữa venturi và tháp phun.
Các lò ximăng có hiệu quả cao đối với việc phân huỷ các chất hữu cơ nguy hại do nhiều tính chất quan trọng như sau :
- Sử dụng công nghệ lò quay.
- Nhiệt độ cao tới 2000oC.
- Thời gian lưu dài 4 – 6 giây ở 1800oC.
- Được thiết kế theo kiểu dòng xoáy -> trộn lẫn tốt (turbulence).
- Có môi trường kiềm trong buồng lò.
Những tính chất cơ bản khác là có một môi trường lò mang tính kiềm rất mạnh đảm bảo hấp phụ và trung hoà các khí acid với hiệu suất cao.
Chôn lấp cuối cùng mang tính hợp lý về môi trường là điều rất quan trọng bởi vì tất cả các quá trình xử lý bao giờ cũng tạo ra một lượng nhất định chất thải rắn cần phải đem chôn lấp cuối cùng. Đồng thời trong thực tiễn hoạt động công nghiệp cũng sản sinh khối lượng chất thải rắn và nhão chỉ có thể được phép đem chôn lấp mà không thể xử lý hoá lý hay đốt được.
Chất thải cần thiết trước khi được chôn lấp phải được ổn định hoá. Thiết bị ổn định hóa rắn dùng để ổn định về mặt vật lý những chất còn lại sau xử lý và những chất thải rắn khác trước khi đem chôn lấp.
2.2.4.5. Bãi chôn lấp chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại sau khi được xử lý sẽ được chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải nguy hại.
Hình 5 : Bãi chôn lấp CTNH
Hình 6 : Bãi chôn lấp CTNH Giang Điền
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KCN BIÊN HÒA II
3.1. THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN BIÊN HÒA II
3.1.1. Lượng CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất
Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, sản lượng sản phẩm mà loại và lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các doanh nghiệp rất khác nhau. Qua thu thập số liệu tại một số nhà máy đang hoạt động (22/120) trong KCN Biên Hoà II cho thấy các nhà máy phải chịu áp lực chung về xử lý chất thải, nhất là đối với một số ngành công nghiệp có chất thải khó xử lý (chi phí cao) thì vẫn còn rất khó khăn để đạt được tiêu chuẩn qui định.
Bảng 3 : Các dạng công nghiệp chính trong KCN Biên Hoà II
STT
Dạng công nghiệp
Số doanh nghiệp
Nguyên liệu chính
1
Điện, điện tử
5
Bảng mạch, chì, linh kiện, bo mạch, vỏ nhựa,
2
Gia công cơ khí
28
Sắt, gang, nhôm, tôn tấm, kẽm, đồng, thau, nhôm, nhựa
3
Dược phẩm, liên quan đến hóa chất
15
Nhiều loại khác nhau
4
Chế biến thực phẩm
9
Các loại nguyên liệu
5
Gia công nhựa
11
Nhựa hạt
6
May mặc,da giày, dệt sợi
19
Vải sợi, da, vải, đế cao su, . . .
7
Khác
33
Nhiều loại khác nhau
Tổng
120
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai-2006
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy KCN Biên Hòa II tập trung ngành nghề đa dạng. Các ngành cơ khí, may mặc, dệt sợi, da giày, dược phẩm, ngành nghề liên quan đến hóa chất chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các ngành nghề đầu tư vào KCN.
Hình 7 : Các ngành công nghiệp trong KCN Biên Hòa II
Theo số liệu từ hồ sơ đăng ký CTNH của doanh nghiệp KCN Biên Hòa II trong năm 2006, thành phần và tổng khối lượng CTNH phát sinh được trình bày tại Bảng 4.
Bảng 4 : Thành phần, khối lượng CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II đã đăng ký hồ sơ quản lý CTNH
STT
Tên doanh nghiệp
Khối lượng CTNH (tấn/tháng)
Thành phần
1
Fujitsu
33.16
Bùn thải công nghiệp, xỉ chì, dầu nhớt, mực in, thùng đụng hóa chất, giẻ lau,
2
Muto
9.71
Bo mạch, xỉ chì, bóng neon, dung môi hữu cơ, dầu nhớt, cặn sơn, bao bì chứa dung môi, giẻ lau,
3
Mabuchi motor
2.49
Xỉ chì, dung môi hữu cơ, dầu nhớt, bột phủ sơn, bao bì, giẻ lau,
4
Tae Kwang Vina
14.2
Dầu nhớt, dung môi hữu cơ, bụi da, sơn PU, sơn nước, keo, giẻ lau dính hóa chất,
5
Sanyo
1.2
Hợp chất keo, Resin premix, dầu nhớt,
6
Dong Sung
2.95
Dầu mỡ khoáng, keo thải, nước vệ sinh bồn sản xuất keo, thùng chứa,
7
Shinkwang
17.18
Cặn dầu máy, cặn nhựa PU, da động vật, dung môi hữu cơ, cặn màu, cặn sơn, giẻ lau.
8
NM Bao bì CP
0.22
Bao bì, thùng chứa, giẻ lau.
9
Cty Vingal
15.38
Bùn thải công nghiệp, xỉ từ bể mạ, bao bì, thùng chứa, giẻ lau, dung dịch acid thải,
10
Philips
1.07
Chì vụn, bóng neon, dầu khoáng thải, bột huỳnh quang, mực in, giẻ vệ sinh công nghiệp, bao bì,
11
Shingpong Daewoo
35 lít
Dầu FO thải, dung môi hữu cơ không halogen hóa thải, các chất halogen hữu cơ thải, bao bì, thùng chứa hóa chất, giẻ lau.
12
Tung Kuang
40
Thùng chứa dầu nhớt
13
Nuplex Resins
27.56
Nước thải từ phản ứng trùng ngưng nhựa ankyd, bã nhũ tương từ công đọan lọc sản phẩm nhựa, bùn thải công nghiệp, Xylen/nước, bao bì, thùng chứa hóa chất, giẻ lau vệ sinh công nghiệp.
14
Boramtek
560 lít
Nhớt phế thải
15
Rooshing
0.22
Bao bì, thùng chứa
16
Nestle
0.62
Hóa chất thải, ăcqui thải, bóng huỳnh quang, dung môi thải, dầu nhớt, hộp đượng mực in, acid và kiềm thải, giẻ lau
17
Việt Tường
0.71
Vụn chì thải, dung môi hữu cơ, dầu thông, thùng chứa keo- dung môi, giẻ lau
18
Syngenta
5.2
Nước thải nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, bao bì nhiễm thuốc BVTV
19
Showpla
2.1
Pin, bùng ăcqui, bóng neon, dầu nhớt, cặn bã sơn, mực in, dung môi hữu cơ, bao bì, thùng chứa, giẻ lau
20
Thuốc lá ĐN
0.3
Bóng đèn điện tử, dầu nhớt, bao bì thùng chứa, giẻ lau
21
Chăn nuôi CP
1.11
Cặn dầu FO, hợp chất hữu cơ không halogen, dung dịch acid, kiềm thải, bao bì, thùng chứa, giẻ lau,
22
Cargill
0.42
Bóng neon, nhớt thải, dung môi hữu cơ, bao bì, giẻ lau, dầu khoáng,
Tổng cộng
176
Nguồn: Sở Tài nguyên và MT Tỉnh Đồng Nai, 2006
Từ các bảng số liệu trên cho thấy, chất thải nguy hại phát sinh từ các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II rất đa dạng và phức tạp, nguồn xuất phát chủ yếu từ các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất như sau :
- Điện, điện tử : 3 doanh nghiệp (Fujitsu, Việt Tường, Philips).
- Gia công cơ khí : 5 doanh nghiệp (Mabuchi, Sanyo, Vingal, Tung Kuang, Baramtek).
- Gia công nhựa : 3 doanh nghiệp (Muto, Bao CP, Showpla).
- Da, giày : 3 doanh nghiệp (Tae Kwang, Shinkwang, Rooshing).
- Dược phẩm, liên quan đến hóa chất : 4 doanh nghiệp (Dong Sung, Syngenta, Nuplex Resins, Shinpong Daewoo).
- Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc : 4 doanh nghiệp (Nestle, Thuốc lá ĐN, Chăn nuôi CP, Cargill).
Trong các loại CTNH, lượng bùn thải chứa kim loại nặng chiếm tỷ lệ lớn và khả năng tái chế, tái sử dụng là rất thấp do vậy đòi hỏi vấn đề đầu tư xử lý lớn hơn các loại CTNH khác.
Đối với CTNH là các dung môi hữu cơ, lượng CTNH phát sinh khá lớn nhưng do nhóm chất thải này có khả năng tái chế, tái sử dụng cao nên tỷ lệ chất thải đưa vào xử lý cuối cùng sẽ thấp hơn.
Qua kết quả khảo sát thực tế các doanh nghiệp, so sánh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước (đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân) thì cho thấy có sự khác biệt rất lớn về nhận thức đối với chất thải nguy hại, cũng như việc tuân thủ các yêu cầu theo Quy chế quản lý CTNH. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài có quy trình công nghệ hiện đại, công tác quản lý CTNH được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, người phụ trách công tác này được đào tạo cơ bản và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.
3.1.2. Lượng CTNH phát sinh từ KCN Biên Hòa II (phân theo nhóm CTNH)
Qua kết quả khảo sát hồ sơ đăng ký quản lý chất thải của doanh nghiệp: tổng số chất thải nguy hại được đăng ký tại KCN Biên Hoà II là 176 tấn/tháng. Chất thải nguy hại phát sinh từ các đơn vị công nghiệp trong KCN rất đa dạng, nguồn phát sinh chủ yếu từ các doanh nghiệp sản xuất giày da, điện-điện tử, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, ... Trong đó ngành cơ khí, giày da, điện - điện tử chiếm tỉ lệ rất lớn, cụ thể như sau :
- Nhóm 1: Mã số A1 từ A 1010 đến A1180 bao gồm các chất thải kim loại hay có chứa các kim loại nặng như Arsenic, Cadmium, Chì, Thủy ngân, Crôm ... và các chất thải (nước thải, bùn thải) từ các công nghệ sản xuất kim loại như mạ, điện phân, tẩy rửa bề mặt kim loại, tinh chế kim loại, sản xuất các chi tiết điện, điện tử, chất xúc tác đồng clorua và hợp chất cyanua thải, các thiết bị, chi tiết điện và điện tử chứa thuỷ ngân, thuỷ tinh, PCB... Tổng lượng phát sinh 64 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ 36,15%. Sở dĩ loại chất thải nhóm này chiếm tỷ lệ lớn là do chủ yếu từ lượng bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là từ công ty Fujitsu.
- Nhóm 2 : Mã số A2 từ A2010 đến A2050 bao gồm các chất thải vô cơ nhưng có thể chứa kim loại hay vật liệu hữu cơ như chất thải thủy tinh từ các đèn cathode và thuỷ tinh hoạt tính, hợp chất flo vô cơ, các chất xúc tác thải, amiăng thải ... Tổng lượng phát sinh 1,0331 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ thấp (0,59 %).
- Nhóm 3 : Mã số A3 từ A3010 đến A3170 bao gồm chủ yếu các chất thải hữu cơ từ quá trình sản xuất nhựa đường, dầu mỏ, các loại dầu khoáng thải, chất truyền nhiệt thải chứa PCBs, các chất thải chứa Cr6+ hoặc các chất diệt sinh vật, các loại hoá chất như phenol, dung môi thải hữu cơ, các chất thải từ quá trình sản xuất, đóng gói và sử dụng nhựa, mủ, chất hóa dẻo, keo và chất kết dính, cặn nhựa thải .. tổng lượng phát sinh 35 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ 19,77 %.
- Nhóm 4 : Mã số A4 từ A4010 đến A4160 bao gồm các chất thải có lẫn các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm các chất thải y tế, chất thải dược phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản gỗ, các chất thải từ quá trình sản xuất và sử dụng mực, phẩm nhuộm, chất màu, sơn, quang dầu, vecni... các chất thải có tính nổ, tính axit hoặc kiềm thải, các hóa chất độc hại...Tổng lượng phát sinh 77 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ 43,5 %. Lượng chất thải nhóm này chiếm tỷ lệ cao chủ yếu do các loại chất thải như thùng chứa hóa chất, cặn sơn, mực in, dầu nhớt thải, giẻ vệ sinh,
Hình 8 : Tỷ lệ các nhóm chất thải nguy hại.
3.1.3. Hệ số phát thải CTNH tại các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II
Trên cơ sở các số liệu thu thập được về việc phát sinh CTNH từ các đơn vị sản xuất kinh doanh tại KCN Biên Hòa II, có thể tạm tính hệ số phát thải CTNH phát sinh như sau :
Tổng lượng CTNH
Hệ số phát thải CTNH =
Công suất sản xuất
Nguồn : sinh viên thực hiện
Bảng 5 : Hệ số phát thải CTNH tại các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II.
STT
Tên doanh nghiệp
Công suất
CTNH phát sinh (tấn/tháng)
Định mức phát sinh CTNH
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn vị
Ngành điện, điện tử
1
Fujitsu
2511618
sp/th
33.16
0.0132
tấn CTNH/ 1.000 sp
2
Việt Tường
2000000
sp/th
0.71
0.0003
tấn CTNH/ 1.000 sp
3
Philips
375000
sp/th
1.07
0.0028
tấn CTNH/ 1.000 sp
Ngành cơ khí
4
Mabuchi motor
16666667
sp/th
2.49
0.0014
tấn CTNH/10.000 sp
5
Sanyo
21667
sp/th
1.2
0.0571
tấn CTNH/ 1.000 sp
6
Boramtek
445000
sp/th
560 lít
0.0012
lít CTNH/sp
7
Tung Kuang
417
tấn sp/th
40
0.0960
tấn CTNH/tấn sp
8
Cty Vingal
833
tấn sp/th
15.38
0.0184
tấn CTNH/tấn sp
Ngành nhựa
9
Showpla
5416667
sp/th
2.1
0.0004
tấn CTNH/ 1.000 sp
10
NM Bao bì CP
204
tấn sp/th
0.22
0.0010
tấn CTNH/tấn sp
11
Muto
300000
sp/th
9.71
0.0323
tấn CTNH/ 1.000 sp
Ngành giày, da
12
Tae Kwang Vina
500000
sp/th
14.2
0.0284
tấn CTNH/ 1.000 sp
13
Shinkwang
10.000
sp/tháng
17.18
0.0017
tấn CTNH/sp
14
Rooshing
200000
sp/tháng
0.22
0.0011
tấn CTNH/ 1.000 sp
Dược phẩm, hóa chất
15
Nuplex Resins
1192
tấn sp/th
27.56
0.0231
tấn CTNH/tấn sp
16
Dong Sung
500
tấn sp/th
2.95
0.0059
tấn CTNH/tấn sp
17
Shingpong Daewoo
3000
sp/tháng
35 lít
0.0035
lít CTNH/sp
18
Syngenta
123330
lít/tháng
5.2
0.0422
tấn CTNH/1000 lít sp
Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc
19
Nestle
634
tấn sp/th
0.62
0.0009
tấn CTNH/tấn sp
20
Thuốc lá ĐN
23333333
gói/th
0.3
0.0001
tấn CTNH/10.000 sp
21
Chăn nuôi CP
25000
tấn sp/th
1.11
0.0444
tấn CTNH/ 1.000 sp
22
Cargill
25000
tấn sp/th
0.42
0.0168
tấn CTNH/ 1.000 sp
Nguồn: Sinh viên thực hiện
Kết luận : Qua Bảng 5 cho ta thấy hệ số phát thải CTNH khác nhau giữa các đơn vị cùng nhóm ngành nghề, điều này chứng tỏ sự khác nhau về phát sinh CTNH phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất càng hiện đại thì lượng Chất thải nguy hại thải ra càng giảm và ngược lại (trường hợp công ty Fujitsu và Việt Tường, công ty Chăn nuôi CP và Công ty Cargill, ). Sự phát sinh chất thải nguy hại còn phụ thuộc vào loại hình sản phẩm, phương thức sử dụng nguyên vật liệu,
3.1.4. Dự báo khối lượng phát sinh CTNH tại KCN Biên Hòa II
Qua các nội dung đã trình bày ở phần trên, chỉ có 22/120 doanh nghiệp KCN Biên Hòa II đăng ký hồ sơ quản lý CTNH, do đó chưa thể đánh giá chính xác lượng CTNH phát sinh thực tế tại KCN. Trên cơ sở hệ số phát thải đã được tính toán tại Bảng 5 và công suất sản xuất của các doanh nghiệp, có thể tính toán khối lượng CTNH phát sinh tại KCN Biên Hòa II của các doanh nghiệp bằng công thức như sau:
Tổng lượng CTNH = Công suất sản xuất x Hệ số phát thải CTNH
Nguồn : sinh viên thực hiện
Kết quả tính toán khối lượng CTNH của các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II được trình bày tại Bảng 6.
Bảng 6 : Tổng khối lượng CTNH tại các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II.
STT
Tên doanh nghiệp
Công suất
Đơn vị tính
Hệ số phát thải
Đơn vị
Lượng CTNH (tấn/tháng)
Ngành điện, điện tử
1
Oriental
39,000
sp/tháng
0.0028
tấn CTNH/1000 sp
1.09
Ngành cơ khí
1
Ống thép Sài Gòn
5,833
sp/tháng
0.0571
tấn CTNH/ 1.000 sp
0.33
2
Yng Hua
45,833
sp/tháng
0.0571
tấn CTNH/ 1.000 sp
2.62
3
JFT Metecno
500
tấn/tháng
0.0960
tấn CTNH/tấn sp
48.00
4
Gia công và DV Thép SG
200
tấn/tháng
0.0960
tấn CTNH/tấn sp
19.20
5
AMC
50
tấn/tháng
0.0960
tấn CTNH/tấn sp
4.80
6
Bluescope Lysagt
319
tấn/tháng
0.0960
tấn CTNH/tấn sp
30.62
7
Sun Netsuren
100
tấn/tháng
0.0960
tấn CTNH/tấn sp
9.60
8
Lắp máy 45-4
627
tấn/tháng
0.0960
tấn CTNH/tấn sp
60.19
Ngành nhựa
1
Arkema
882
sp/tháng
0.0004
tấn CTNH/ 1.000 sp
0.0004
2
Mica
235
tấn/tháng
0.001
tấn CTNH/tấn sp
0.24
3
Lucky Star
95
tấn/tháng
0.001
tấn CTNH/tấn sp
0.10
4
Furniweb
25
tấn/tháng
0.001
tấn CTNH/tấn sp
0.02
5
Tajan
543,333
sp/tháng
0.0004
tấn CTNH/ 1.000 sp
0.22
Ngành giày, da
2
Bely
6,666
sp/tháng
0.0284
tấn CTNH/ 1.000 sp
0.19
3
Rostaing
83,333
sp/tháng
0.0284
tấn CTNH/ 1.000 sp
2.37
Ngành dược phẩm, hóa chất
1
Nippon Paint
2,916
tấn/tháng
0.0231
tấn CTNH/tấn sp
67.36
2
Urai Pharnich
2,362
tấn/tháng
0.0231
tấn CTNH/tấn sp
54.56
3
Intertrade
63
tấn/tháng
0.0231
tấn CTNH/tấn sp
1.44
TỔNG
302.95
Nguồn : Sinh viên thực hiện
Kết luận: Tổng khối lượng chất thải nguy hại của các doanh nghiệp KCN Biên Hoà II phụ thuộc vào công suất sản xuất của từng doanh nghiệp và hệ số phát thải của ngành nghề mà doanh nghiệp đó sản xuất.
3.2. HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KCN BIÊN HÒA II.
3.2.1. Quy định chung về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý CTNH, tỉnh Đồng Nai đã triển khai tập huấn quy chế và thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH đến các doanh nghiệp theo biểu mẫu của Quy chế.
Trên cơ sở các biểu mẫu do doanh nghiệp đăng ký, Sở Tài nguyên và môi trường tiến hành kiểm tra và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc quản lý CTNH tại đơn vị theo đúng quy chế đã ban hành. Đến nay, số lượng doanh nghiệp được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH tại KCN Biên Hòa II là 22/120 doanh nghiệp. Các đơn vị này cũng thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quản lý CTNH tại cơ sở hàng năm.
Qua quá trình thực hiện và nắm bắt được các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Quy chế quản lý CTNH đối với các doanh nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị, tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành Quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH (Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND Tỉnh) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng Quy chế quản lý CTNH. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng dự án xử lý CTNH (100 ha) tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý CTNH tại tỉnh Đồng Nai.
Dự án xử lý CTNH của tỉnh Đồng Nai được UBND Tỉnh giao cho công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) triển khai thực hiện dự án thử nghiệm 2,1 ha xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp, bao gồm cả chất thải công nghiệp nguy hại. Nội dung dự án bao gồm cụm xử lý hóa lý và lò đốt đặt tại nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa II (Tp. Biên Hòa) và khu xử lý chất thải công nghiệp với diện tích 100 ha đặt tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, trong đó bao gồm kho lưu giữ, khu chôn lấp, cụm xử lý chất thải mở rộng, phòng thí nghiệm. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động sẽ tiếp nhận CTNH như bùn, cặn, tro xỉ công nghiệp, các chất thải có chứa kim loại nặng, chất thải chứa amiăng, dung môi, hóa chất không có khả năng tái chế và các loại CTNH khác. Hiện nay, công ty Sonadezi đã tiến hành nhận lưu giữ CTNH cho các đơn vị có nhu cầu trên địa bàn tỉnh với số lượng khoảng 400 tấn CTNH/năm.
3.2.2. Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý CTNH (thu gom lưu giữ) tại các doanh nghiệp KCN
Phần lớn các CTNH phát sinh đều được phân loại và thu gom ngay từ nguồn. Tại một số doanh nghiệp, chất thải lỏng (chủ yếu là hóa chất thải) được thu gom theo từng nhóm riêng, các thùng chứa hóa chất nguyên liệu sau khi sử dụng hết được dùng để chứa các hóa chất thải và có xóa nhãn nguyên liệu in trên bao bì hoặc bùn thải công nghiệp được thu gom và các thùng chứa hoặc bao nhựa.
Hình 9 : Thùng chứa CTNH
Hình 10 : Khu vực chứa CTNH
Chất thải sau khi thu gom từ nguồn được các chủ nguồn thải lưu giữ tạm thời trong khuôn viên nhà máy trước khi được giao cho đơn vị xử lý dưới nhiều hình thức khác nhau : bùn thải được thu gom và các thùng chứa hoặc bao nhựa và để ngoài trời, có che phủ bên trên, hóa chất thải sau khi thu gom được lưu giữ và kho chứa có tường bao và mái che hoặc cho vào container trống, biển báo ghi rõ khu vực chứa chất thải cụ thể, nhân viên làm việc tại khu vực này cũng được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân như đồ bảo hộ, thiết bị cứu hỏa, thiết bị vệ sinh cá nhân và các thiết bị an toàn khác và có các tài liệu chi chép cụ thể về lượng chất thải này.
3.2.3. Về hoạt động thu gom vận chuyển chất thải nguy hại
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 03 cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 05 đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại đăng ký tại Tp. Hồ Chí Minh đang hoạt động trên địa bàn KCN Biên Hoà II nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung : Công ty TNHH Môi trường Xanh, Công ty TNHH Tân Đức Thảo, DNTN Lê Hoàng Tuấn, Công ty TNHH Thảo Thuận và Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc. Các đơn vị này thu gom và vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh phân loại, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Trong quá trình kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II, nhận thấy có đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTNH nhưng chưa được cơ quan chức năng cấp phép (trường hợp công ty Quốc Việt thu gom CTNH tại công ty Tung Kuang).
Định kỳ hàng năm, các đơn vị đều được Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận và nghiệm thu về môi trường đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Tuy các đơn vị này đều chưa xảy ra sự cố nghiêm trọng về môi trường trong quá trình hoạt động nhưng đa số vẫn chưa thực hiện nghiêm túc trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.
3.2.4. Về hoạt động lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 03 doanh nghiệp : Xí nghiệp dịch vụ Khu công nghiệp SONADEZI, DNTN Tân Phát Tài và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đồng Nai có chức năng về thực hiện công tác lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH (riêng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đồng Nai chỉ có chức năng xử lý chất thải y tế). Về cơ bản, các đơn vị này đều đã thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, chương trình giám sát chất lượng môi trường.
Tuy nhiên, các đơn vị nêu trên còn nhiều tồn tại bất cập như công đoạn phân loại, thu gom, vận chuyển, chất thải nguy hại chưa được xử lý triệt để, quá trình hoạt động xử lý, tiêu hủy không hoàn toàn đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Ngoại trừ trường hợp Xí nghiệp dịch vụ Khu công nghiệp Sonadezi chỉ thực hiện chức năng thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTNH.
Việc phát triển công nghiệp với tốc độ cao sẽ phát sinh lượng chất thải nguy hại ngày càng nhiều. Trong khi đó năng lực thu gom và xử lý còn rất hạn chế, chất thải sinh hoạt hiện đang còn phải xử lý chung với chất thải công nghiệp không độc hại. Hiện nay giải pháp xử lý đối với hầu hết chất thải nguy hại của các doanh nghiệp là giao cho các cơ sở tái sinh tái chế hoặc cho các đơn vị có chức năng xử lý. Nhìn chung, về mặt quản lý và xử lý chất thải hiện nay tại các doanh nghiệp KCN đã có sự chuyển biến rõ rệt, đáng kể trong những năm gần đây.
3.2.5. Về công tác quản lý nhà nước trên địa bàn
3.2.5.1. Công tác thẩm định và cấp Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH
Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã tiến hành thẩm định các doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất, tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van CTNH.doc