MỤC LỤC
TÓM TẮT i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU viii
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1
1.1. Ô nhiễm môi trường 1
1.1.1. Ô nhiễm môi trường đất 1
1.1.2. Ô nhiễm không khí 1
1.1.3. Ô nhiễm môi trường nước 2
1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước 4
1.2.1. Trên thế giới 4
1.2.2. Tại Việt Nam 5
1.2.3. Các biện pháp khắc phục, xử lý 7
1.3. Ô nhiễm kim loại nặng trong nước 9
1.3.1. Giới thiệu chung về kim loại nặng 9
1.3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước 10
1.3.3. Xử lý kim loại nặng bằng chất hấp thụ sinh học 11
1.4. Giới thiệu về tảo spirulina 13
1.4.1. Phân loại 13
1.4.2. Hình thái 14
1.4.3. Cấu tạo 14
1.4.4. Đặc điểm sinh sản 15
1.4.5. Ứng dụng của tảo Spirulina trong xử lý môi trường 16
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 19
2.1. Nguyên liệu 19
2.1.1. Chủng giống nghiên cứu 19
2.1.2. Môi trường sử dụng 19
2.2. Tiến trình thí nghiệm 19
2.2.1. Nội dung thí nghiệm 19
2.2.2. Bố trí thí nghiệm 20
2.3. Cách thực hiện thí nghiệm 20
2.3.1. Nhân giống tảo Spirulina platensis 20
2.3.2. Thu sinh khối khô 20
2.3.3. Phương pháp khảo sát khả năng hấp thụ kim loại Cu2+: 21
3.1. Thời gian đạt tỷ lệ hấp thụ tối đa 23
3.1.1. Tảo chết 23
3.1.2. Tảo sống 25
3.2. Hiệu suất hấp thụ đồng cực đại và nồng độ sinh khối tảo tối ưu để đạt được hiệu suất hấp thụ cực đại 27
3.2.1. Khảo sát nồng độ tảo và hiệu suất hấp thụ đồng 27
3.2.2. Nồng độ kim loại 32
3.3. So sánh khả năng hấp thụ kim loại đồng của sinh khối tảo chết và sinh khối tảo sống 34
3.3.1. Nồng độ Cu2+ 160mg/l 34
3.3.2. Nồng độ Cu2+ 320mg/l 35
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 48
68 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát khả năng hấp thụ kim loại Đồng trên tảo Spirulina platensis, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chất hấp thụ sinh học [30,31,32], tập trung nhấn mạnh vào việc loại bỏ kim loại đồng [33].
Giới thiệu về tảo spirulina
Phân loại
Theo phân loại mới nhất, Spirulina platensis thuộc:
Chi Arthrospira.
Họ Phormidiaceae.
Bộ Oscillatoriales (phân loại theo hệ thống Bergey, 1994).
Lớp Chroobacteria.
Ngành Cyanobacteria.
Do hình dạng “lò xo xoắn” dưới kính hiển vi nên được gọi là Spirulina với tên khoa học là tảo Spirulina platensis (bắt nguồn từ chữ spire, spiral có nghĩa là “xoắn ốc”) và trước đây được coi là thuộc chi Spirulina.
Thực ra đây không phải là sinh vật thuộc tảo (algae) vì tảo thuộc sinh vật có nhân thật (Eukaryota). Spirulina thuộc vi khuẩn lam (Cyanobacteria) nên chúng thuộc sinh vật nhân sơ hay nhân nguyên thủy (Prokaryote).
Hình thái
Spirulina tồn tại dưới dạng thể đa bào, dạng sợi. Dưới kính hiển vi Spirulina là những sợi màu xanh lục hay xanh lam, tế bào dạng trụ tròn không phân nhánh, không dị bào, xoắn kiểu lò xo và không đều nhau, ở hai đầu xoắn thường hẹp. Những sợi tảo di chuyển bằng cách trượt dài dọc theo trục.
Tùy thuộc vào từng sợi tảo, hoặc từng giai đoạn phát triển mà có kích thước khác nhau. Đối với Spirulina platensis thì kích thước sợi tảo là 60µm/1 vòng xoắn, chiều rộng của sợi là 6 – 8µm. Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu tảo có thể dài đến 20mm.
Hình 1. 5 Hình thái tảo Spirulina platensis quan sát dưới kính hiển vi
Cấu tạo
Bằng lát cắt cực mỏng khi quan sát dưới kính hiển vi, thành tế bào của Spirulina có 4 lớp:
Lớp ngoài cùng: gọi là lớp thứ IV được sắp xếp đều nhau, song song với trục chính. Lớp này được xem như là thành tế bào của vi khuẩn gram âm.
Lớp thứ III: được tạo thành từ những sợi protein bao quanh cơ thể.
Lớp thứ II: chứa peptidoglycan, được xếp gấp lại hướng vào trong của sợi tảo.
Lớp thứ I: nằm sát vào lớp thứ II.
Vách tế bào được ví như cái đĩa mỏng, bao lấy phân bên trong cơ thể và được cấu tạo chủ yếu bằng peptidoglycan nên nhạy cảm với lysozyme và dễ dàng tiêu hóa trong ống tiêu hóa của người và động vật. Nhưng khi phân tích các hoạt chất muốn chiết xuất thì nhất thiết phải phá vỡ màng tế bào.
Tế bào có dạng hình trụ, liên kết lại thành chuỗi. Giữa các tế bào có vách ngăn, những vách ở đầu sợi thường dày hơn. Vì vậy, đây là cơ thể đa bào, mỗi sợi có khoảng 100 tế bào.
Các tế bào riêng rẽ thường có kích thước khoảng 5µm, rộng khoảng 2µm. Tế bào chưa có nhân điển hình, vùng nhân không rõ ràng.
Trong tế bào chất có chứa các túi không bào khí, có đường kính khoảng 0.065µm, dài khoảng 1µm. Nhờ các túi khí này mà tế bào nổi được trên mặt nước, tạo điều kiện thuận lợi cho thu vớt sinh khối.
Đặc điểm sinh sản
Spirulina sinh sản vô tính, từ những sợi trưởng thành bị gãy thành một số đoạn, mỗi đoạn mang một số vòng xoắn (hormogonia), trải qua giai đoạn hình thành các necridia từ sợi mẹ. Trong giai đoạn này tế bào bị lõm hai mặt và tạo nên sự phân cắt, tách khỏi sợi mẹ thành các đoạn hormogonia. Trong quá trình phát triển các đầu sợi hormogonia trở nên tròn, khi đó vách tế bào có chiều dày không đổi và các đĩa lõm được tách rời. Dần dần, các đoạn hormogonia dài ra, xoắn lại, rồi trưởng thành và vòng đời của Spirulina được khép lại. Trong giai đoạn sinh sản, lượng sắc tố ít hơn bình thường nên tế bào có màu nhạt hơn.
Trong môi trường tối ưu (nuôi phòng thí nghiệm), vòng đời của Spirulina là khoảng 1 ngày. Ở điều kiện không thuận lợi (phụ thuộc vào điều kiện thời tiết) thì vòng đời kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Ứng dụng của tảo Spirulina trong xử lý môi trường
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu khả năng xử lý nước thải bằng vi tảo, và kết quả thu được rất khả quan. Vi tảo không những loại bỏ hiệu quả các hợp chất của N, P mà còn có khả năng hấp thu tốt các kim loại nặng độc hại có trong nước thải. Đáng chú ý hơn là hiệu quả loại bỏ kim loại nặng trong các thí nghiệm này rất cao, từ 70% trở lên. Việc xử lý nước bằng vi tảo vừa có hiệu quả cao, vừa giảm chi phí thực hiện và không ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu và thử nghiệm các loại vi tảo khác nhau nhằm loại bỏ kim loại nặng trong nước. Kết quả họ thu được cũng rất khả quan, mở ra một triển vọng to lớn trong công nghệ xử lý môi trường nước. Năm 2004, Solicio và cộng sự đã thử nghiệm hấp thụ kim loại đồng trên sinh khối khô và sinh khối tái ngậm nước của tảo Spirulina platensis, kết quả là lượng đồng bị loại bỏ tối đa lên đến 95% trong thời gian từ 4h. Ở một thí nghiệm khác, Solicio và các cộng sự (2007) đã thay kim loại đồng bằng một kim loại khác độc hại hơn là Cadmium, hiệu quả loại bỏ Cadmium ra khỏi nước lên đến 98%. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học khác cũng tiến hành thí nghiệm trên nhiều loại tảo khác nhau như Spirogyra insignis, Chondrus crispus, Codium vermilara, Ascophyllum nodosum, Aaparagopsis armata, Chlorella vulgaris [35], Scenedesmus abundans [26], Chlamydomonas reinhardtii [34]… kết hợp với nhiều kim loại nặng khác nhau như Cd, Zn, Cu2+, Ni, Pb. Và khả năng hấp thụ của các loại tảo này đều không ít hơn 60%, đây thực sự là những kết quả triển vọng để có thể áp dụng phương pháp này rộng khắp trên toàn thế giới.
Tóm lại, kim loại nặng là một mối nguy lớn có trong nước. Tác hại của kim loại nặng không chỉ làm mất đi một số tính chất hóa lý đặc biệt, gây nhiễm độc đối với nước mà còn có thể gây nhiều bệnh tật lên con người và sinh vật tiếp xúc với nguồn nước đó. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới và ngay tại Việt nam, người dân vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt hàng ngày, trong khi đó một lượng nước lớn vẫn bị nhiễm độc và lãng phí. Do đó, việc loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước là một vấn đề hết sức cấp thiết và đầy ý nghĩa hiện nay.
Hầu hết các kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, As, Cu2+, Zn, Fe, Cr, Co, Mn, Se, Mo... tồn tại trong nước ở dạng ion với kích thước rất nhỏ, với số lượng rất lớn. Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp. Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong đa số trường hợp, các kim loại nặng khi đã phóng thích vào môi trường thì sẽ tồn tại lâu dài và không phân hủy. Chúng tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắt xích cuối cùng. Nước sau khi được xử lý bằng các phương pháp hóa lý hay hóa học vẫn còn lại một lượng kim loại nhất định và có thể tích tụ theo thời gian. Do vậy không thể sử dụng các phương pháp này để loại bỏ kim loại nặng.
Mặc dù phương pháp sinh học sử dụng thực vật thủy sinh hay vật liệu sinh học vẫn có khả năng hấp thụ kim loại nặng thành công, nhưng hiệu quả khi sử dụng vi tảo là vượt trội so với những nguyên liệu khác. Một số ưu thế đặc biệt khi sử dụng vi tảo so với tất cả các phương pháp khác:
Nhiều loại vi tảo có khả năng thu nhận kim loại nặng ở mức độ cao, nồng độ kim loại nặng tích lũy bên trong các cấu trúc tế bào của chúng có thể cao gấp hàng nghìn lần nồng độ trong tự nhiên.
Diện tích bề mặt riêng của sinh khối vi tảo vô cùng lớn làm cho chúng rất hiệu quả trong việc loại trừ và tái thu hồi kim loại nặng trong nước.
Sự hấp thu sinh học các ion kim loại nhờ tảo tốt hơn so với sự kết tủa hóa học ở khả năng thích nghi với sự thay đổi pH và nồng độ kim loại nặng; tốt hơn phương pháp trao đổi ion và thẩm thấu ngược ở khả năng nhạy cảm với sự hiện diện của chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, và sự hiện diện của các kim loại khác.
Có khả năng xử lý với một thể tích lớn nước thải với tốc độ nhanh.
Có tính chọn lọc cao nên nồng độ kim loại nặng còn lại sau xử lý sinh học có thể chỉ còn thấp hơn 1ppm trong nhiều trường hợp.
Hệ thống xử lý sinh học không cần các thiết bị hóa chất đắt tiền, dễ vận hành, phù hợp với các điều kiện hóa lý khác nhau nên giá thành thấp (chỉ bằng khoảng 1/10 giá thành của phương pháp trao đổi ion).
Trong hoạt động quang hợp của mình, vi tảo còn thu nhận một lượng lớn khí CO2, các muối dinh dưỡng, có tác dụng làm giảm hiệu ứng nhà kính, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng phì dưỡng (eutrophication) của môi trường nước.
Tuy nhiên, khi sử dụng vi tảo vẫn còn gặp phải một số thách thức như:
Việc thu hồi tảo từ môi trường xử lý khá khó khăn.
Một số loại nước cần xử lý có chứa các thành phần hóa học có thể gây độc và biến đổi cấu trúc của vi tảo.
Khả năng hấp thu kim loại nặng của các loài tảo khác nhau là rất khác nhau. Trong số hàng ngàn loài vi tảo đã được phân loại thì mới chỉ có rất ít loài được nghiên cứu về khả năng thu nhận kim loại nặng của chúng. Việc tìm kiếm, chọn lọc những chủng, loài tảo có khả năng hấp thu mạnh mẽ kim loại nặng là một nhiệm vụ to lớn của các nhà nghiên cứu hiện nay.
Spirulina platensis là một trong những loại tảo có khả năng hấp thụ kim loại nặng tốt nhất, đồng thời khả năng sinh sản của loại vi tảo này chính là những ưu điểm khiến Spirulina platensis được chọn để thực hiện đề tài này.
Nhiệm vụ của báo cáo đề tài luận văn bao gồm:
Trình bày rõ phương pháp xử lý (hấp thụ) kim loại nặng trong nước bằng cách sử dụng vi tảo (Spirulina platensis).
Khảo sát khả năng hấp thụ kim loại nặng (Cu2+) tại nhiều nồng độ khác nhau, ứng với các nồng độ tảo khác nhau. So sánh khả năng hấp thụ của tảo sống và tảo chết (đã sấy khô).
Tìm ra nồng độ tối ưu của mỗi loại sinh khối mà tại đó hiệu suất hấp thụ đạt mức tối đa.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Nguyên liệu
Chủng giống nghiên cứu
Giống vi sinh vật sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là tảo Spirulina platensis, được cung cấp bởi Bộ môn Công nghệ sinh học – Khoa Kỹ thuật Hóa học – Trường Đại học Bách Khoa.
Môi trường sử dụng
Tảo Spirulina platensis được nuôi trong hai loại môi trường khác nhau:
Môi trường 1: môi trường Zarrouk [2]
Môi trường 2: môi trường SSM (Synthentic Spirulina Medium).
Lý do sử dụng 2 môi trường nuôi tảo Spirulina platensis khác nhau: nhằm tìm được môi trường phát triển tối ưu của tảo Spirulina platensis và phù hợp với các bước trong tiến trình thí nghiệm, từ đó có thể thu nhận sinh khối với số lượng lớn trong thời gian ngắn nhất, đồng thời có thể thực hiện các bước thí nghiệm theo cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Tiến trình thí nghiệm
Nội dung thí nghiệm
Nuôi cấy và thu nhận sinh khối sống và chết (khô) của tảo Spirulina platensis.
Khảo sát và so sánh khả năng hấp thụ kim loại Cu2+ của hai loại tảo ở cùng nồng độ và điều kiện. Hiệu suất hấp thụ tối đa cho từng loại sinh khối.
Khảo sát và tìm ra nồng độ tối ưu của hai loại sinh khối để hấp thụ được tối đa kim loại Cu2+.
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ kim loại lên khả năng hấp thụ của tảo Spirulina platensis .
Bố trí thí nghiệm
Giai đoạn 1: Nhân giống tăng sinh khối tảo Spirulina platensis. Thời gian nuôi tăng sinh khối tảo Spirulina platensis kéo dài khoảng 2 tháng thì thu được lượng sinh khối thích hợp để tiến hành thí nghiệm.
Giai đoạn 2: Thu sinh khối khô (chết) của tảo Spirulina platensis: lượng tảo sống được đem đi lọc (bằng giấy lọc) hoặc ly tâm để thu sinh khối, sau đó tiến hành sấy và thu được sinh khối khô.
Giai đoạn 3: Khảo sát khả năng hấp thụ kim loại đồng trên cả hai loại sinh khối tảo Spirulina platensis tại một số nồng độ tảo và ion Cu2+ khác nhau. Từ đó so sánh giữa hai loại sống và chết, xác định được nồng độ hấp thụ tối ưu và hiệu suất hấp thu tối đa cho từng loại sinh khối.
Cách thực hiện thí nghiệm
Nhân giống tảo Spirulina platensis
Tảo Spirulina platensis được nuôi cấy trong các bình nước biển 500ml, sau đó được nhân giống sang bình nhựa 5 lít. Thời gian nhân giống có thể kéo dài từ 1 tuần đến 2 tuần. Tảo Spirulina platensis chỉ phát triển trên bề mặt môi trường, nơi có nhiều ánh sáng để chúng phát triển. Quan sát bề mặt môi trường trong bình, khi thấy khối sinh khối tảo Spirulina platensis (vì cấu tạo dạng xoắn và di chuyển được) có màu xanh lục đậm và phủ kín bề mặt trên cùng thí tiến hành nhân giống sang bình khác.
Thu sinh khối khô
Tảo chết được thu từ cả hai môi trường nuôi cấy trên, và thu theo 2 phương pháp:
Lọc bằng máy hút và giấy lọc. Sau đó cạo tảo ra đĩa petri. Sấy tảo qua đêm ở 50oC và thu được tảo chết.
Lọc bằng vợt lưới (vì tảo có dạng sợi) cho vào đĩa petri và sấy như trên.
Qua quá trình ly tâm và cảm nhận bằng tay, nhận thấy độ nhớt của môi trường 2 cao hơn nhiều so với môi trường 1: môi trường 2 tiến hành ly tâm 15ml trong vòng 40 phút, tốc độ 6000 vòng/phút nhưng không có kết quả, trong khi đó môi trường 1 đã thu được dung dịch sạch tảo khi ly tâm 6000 vòng, trong 5 phút. Do đó chỉ tiến hành thu nhận tảo nuôi bằng môi trường 1 bằng phương pháp ly tâm. Đối với tảo nuôi bằng môi trường 2, đã thử thu nhận bằng phương pháp lọc sử dụng giấy lọc hoặc vợt lưới nhưng thời gian thực hiện lâu và hiệu suất thu nhận không cao (dịch sau lọc vẫn còn lẫn nhiều tảo).
Ngoài ra, đồng thời tiếp tục nuôi cấy tăng sinh khối tảo nhằm có đủ lượng tảo sống đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh để tiến hành thí nghiệm.
Phương pháp khảo sát khả năng hấp thụ kim loại Cu2+:
Để đảm bảo số lượng tế bào tảo sống và tảo chết trong mỗi thí nghiệm tương tự nhau, đầu tiên cân chính xác khối lượng của tảo khô (tảo chết) ứng với các nồng độ xác định 0.2, 0.4, 0.6 g/l. Sau đó, đặt dung dịch lên bếp khuấy từ, tiến hành khuấy từ 3 đến 6 tiếng, sau khi khuấy dung dịch tảo có màu đồng nhất. Tiếp theo, đem dung dịch tảo chết đi đo OD bước sóng 678nm, mẫu trắng chuẩn là môi trường 1. Ghi nhận các giá trị OD ứng với các nồng độ tảo khô (mỗi nồng độ của tảo chết tiến hành đo 3 lần độc lập rồi lấy giá trị trung bình). Sau đó pha loãng các dung dịch tảo sống sao cho giá trị OD đo được bằng với các giá trị OD của tảo chết, khi đó sẽ thu được các dung dịch tảo sống và chết có số lượng tế bào tương đương nhau.
Bảng 2. 1 Giá trị OD tương ứng với các nồng độ tảo
Nồng độ tảo (g/l)
0.2
0.4
0.6
OD
0.138
0.220
0.294
Thí nghiệm khảo sát khả năng hấp thụ đồng
Trong các thí nghiệm hấp thụ, dung dịch tảo vào khoảng 500ml được đặt trên bếp từ, khuấy đều. Cân chính xác khối lượng CuSO4 ứng với các nồng độ 160, 320 và 640 (mg/l) cho vào dung dịch tảo, vẫn khuấy đều. Cứ mỗi 10 phút trong 1h đầu tiên và 30 phút trong mỗi giờ sau đó lấy ra 50 ml mẫu. Chia đều vào 3 ống ly tâm, ly tâm ở 4oC, tốc độ 6000 v/p, thời gian 5 phút thu được dịch sạch tảo. Hút 3 mẫu, mỗi mẫu 10ml vào erlen 250ml.
Chuẩn độ bằng dung dịch EDTA với chất chỉ thị màu là Bromocresol lục và P.A.N.
Nguyên tắc: chỉ thị bromocresol lục khi tác dụng với Cu2+ sẽ tạo ra dung dịch có màu tím. Khi EDTA dư tác dụng với chỉ thị sẽ cho dung dịch màu vàng chanh. Dựa vào thời gian dung dịch đổi màu, ta có thể xác định được lượng Cu2+ còn lại trong mẫu [3].
Thực hiện: Bổ sung vào erlen nước cất, dung dịch đệm pH 5, 3 giọt chỉ thi Bromocresol lục và 4 giọt chỉ thị P.A.N, rồi chuẩn độ bằng EDTA 0,01M. Dịch mẫu ban đầu có màu tím, khi chuẩn độ xong có màu vàng chanh. Ghi nhận các thể tích EDTA.
Tính kết quả
Nồng độ CuSO4 còn lại được tính như sau:
(2.1)
Hiệu suất hấp thụ đồng:
(2.2)
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Các số liệu được trình bày trong các bảng sau đây đều được lấy trung bình của 3 lần thí nghiệm độc lập.
Thời gian đạt tỷ lệ hấp thụ tối đa
Trong tất cả các thí nghiệm, tỷ lệ hấp thụ kim loại theo thời gian biến đổi tương đối giống nhau, đồng thời số lượng thí nghiệm tương đối nhiều, do đó trong phần kết luận này chỉ trình bày một số thí nghiệm tiêu biểu đại diện cho nhiều nồng độ tảo và đồng khác nhau.
Tảo chết
Hình 3. 1 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ Cu2+ bị hấp phụ (%) theo thời gian (phút) tại nồng độ tảo chết 0.4g/l và nồng độ Cu2+ 160mg/l
Tại nồng độ tảo 0.4 g/l – Cu2+ 160mg/l (Hình 3.1), tỷ lệ Cu2+ bị hấp phụ không có sự chênh lệch đáng kể giữa các lần lấy mẫu, cao nhất tại thời điểm 60 phút (50.83%) và thấp nhất tại thời điểm 10 phút đầu tiên (45.00%) (Bảng 3.1). Trong giai đoạn đầu của quá trình hấp phụ, tỷ lệ Cu2+ bị loại bỏ tăng dần trong khoảng 1 giờ đầu tiên (từ 45.00% đến 50.83%) rồi sau đó, tỷ lệ này gần như không thay đổi theo thời gian, quá trình hấp phụ kết thúc.
Bảng 3. 1 Hiệu suất hấp phụ theo thời gian – Tảo chết 0.4g/l – Cu2+ 160mg/l
Tảo chết 0,4g/l – Cu2+ 160mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp phụ
45.00
46.67
46.67
47.50
49.17
50.83
50.83
49.17
48.33
Bảng 3. 2 Hiệu suất hấp phụ theo thời gian – Tảo chết 0.2g/l – Cu2+ 320mg/l
Tảo chết 0,2g/l – Cu2+ 320mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp phụ
20.83
22.92
25.42
25.42
25.00
25.42
25.42
25.00
25.83
Hình 3. 2 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ Cu2+ bị hấp phụ (%) theo thời gian (phút) tại nồng độ tảo chết 0.2g/l và nồng độ Cu2+ 320mg/l
Tương tự, tại nồng độ tảo 0.2g/l – Cu2+ 320mg/l (Hình 3.2), mặc dù nồng độ tảo giảm đi một nửa và nồng độ Cu2+ tăng lên 2 lần. Trong khoảng 30 phút đầu tiên của thí nghiệm, tỷ lệ Cu2+ bị hấp phụ có xu hướng tăng lên nhưng không lớn (từ 20.83% lên 25.42%) (Bảng 3.2). Sau thời điểm 30 phút, thì tỷ lệ này duy trì ổn định tại 25% cho đến Cu2+ối thí nghiệm.
Các thí nghiệm còn lại trong thí nghiệm với tảo chết như (tảo 0.2g/l – Cu2+ 160mg/l; tảo 0.6g/l – Cu2+ 160mg/l; tảo 0.4g/l – Cu2+ 320mg/l và tảo 0.6g/l – Cu2+ 320mg/l) cũng cho kết quả giống với 2 thí nghiệm trên đây. Quá trình hấp phụ xảy ra trong khoảng 30 đến 60 phút thì kết thúc.
Tảo sống
Hình 3. 3 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ Cu2+ bị hấp thụ (%) theo thời gian (phút) tại nồng độ tảo sống 0.4g/l và nồng độ Cu2+ 160mg/l
Đối với tảo sống, ở thí nghiệm ở nồng độ tảo 0.4g/l – Cu2+ 160mg/l (Hình 3.3), quá trình hấp thụ diễn ra trong khoảng 60 phút (20.00%) thì kết thúc. Sau khi kết thúc thì tỷ lệ Cu2+ bị hấp thụ nhìn chung vẫn không thay đổi nhiều, tuy nhiên lại có xu hướng giảm (18.33% - 240 phút) (Bảng 3.3). Trước khi quá trình hấp thụ kết thúc (60 phút đầu tiên), hàm lượng Cu2+ bị loại bỏ thay đổi khác so với thí nghiệm trên tảo chết. Khoảng 20 phút đầu tiên, tỷ lệ hấp thụ tăng đều và không lớn (từ 12.50% lên đến 22.50%) giống như các trường hợp tảo chết, tuy nhiên sau đó thì hàm lượng đồng lại giảm (19.17% - 40 phút). Trong giai đoạn đầu này, nhìn chung hàm lượng Cu2+ bị hấp thụ không ổn định và lên xuống bất thường.
Trong trường hợp tảo 0.4 g/l – Cu2+ 320mg/l (Hình 3.4), quá trình xảy ra có khác đôi chút so với thí nghiệm trên. Trong giai đoạn đầu, tỷ lệ Cu2+ vẫn không ổn định và thay đổi liên tục. Điểm khác trong trường hợp này là sau thời điểm 60 phút, hàm lượng kim loại hấp thụ đã không còn ổn định. Từ thời điểm 60 đến 120 phút, tỷ lệ hấp thụ tăng (từ 37.08% lên đến 41.25%), nhưng sau thời điểm này, tỷ lệ hấp thụ lại giảm nhẹ (37.08% thời điểm 240 phút) (Bảng 3.4).
Bảng 3. 3 Hiệu suất hấp thụ theo thời gian – Tảo sống 0.4g/l – Cu2+ 160mg/l
Tảo sống 0,4g/l – Cu2+ 160mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp thụ
12.50
23.33
22.50
19.17
22.50
20.00
20.00
19.17
18.33
Hình 3. 4 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ Cu2+ bị hấp thụ (%) theo thời gian (phút) tại nồng độ tảo sống 0.4g/l và nồng độ Cu2+ 320mg/l
Nhìn chung, đối với trường hợp tảo sống quá trình hấp thụ diễn ra không ổn định so với tảo chết, nhưng tỷ lệ hấp thụ trong suốt quá trình vẫn khá tương đồng và không quá chênh lệch.
Bảng 3. 4 Hiệu suất hấp thụ theo thời gian – Tảo sống 0.4g/l – Cu2+ 320mg/l
Tảo sống 0,4g/l – Cu2+ 320mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp thụ
38.75
42.92
37.08
40.83
39.58
37.08
39.17
41.25
37.08
Tóm lại, quá trình hấp thụ kim loại đồng trên tảo Spirulina platensis diễn ra trong 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu quá trình hấp thụ diễn ra, tỷ lệ hấp thụ hoặc tăng (tảo chết) hoặc tăng giảm (tảo sống) nhưng không đáng kể, thời gian của giai đoạn này vào khoảng 30 đến 60 phút. Giai đoạn thứ hai quá trình hấp thụ kết thúc, tỷ lệ Cu2+ bị loại bỏ duy trì ổn định theo thời gian (rất ít thay đổi). Do đó, có thể kết luận rằng thời gian để sinh khối tảo đạt mức hấp thụ tối đa vào khoảng 30 đến 60 phút.
Hiệu suất hấp thụ đồng cực đại và nồng độ sinh khối tảo tối ưu để đạt được hiệu suất hấp thụ cực đại
Khảo sát nồng độ tảo và hiệu suất hấp thụ đồng
Tảo chết
Quan sát đồ thị ta có thể thấy, khả năng hấp phụ của tảo tăng tỷ lệ thuận với nồng độ tảo có trong dung dịch. Tại nồng độ Cu2+ 160mg/l (Hình 3.5), khả năng hấp phụ của dung dịch chứa nồng độ tảo 0.2g/l có giá trị thấp nhất trong 3 nồng độ khảo sát là xấp xỉ 40%, tiếp theo tại nồng độ tảo 0.4g/l hiệu suất thu được vào khoảng gần 50%, còn giá trị tại nồng độ tảo 0.6g/l có giá trị cao nhất trong 3 nồng độ khảo sát đạt 65% (Bảng 3.5).
Hình 3. 5 Đồ thị so sánh khả năng hấp phụ tại nồng độ Cu2+ 160mg/l tại các nồng độ tảo chết khác nhau
Hình 3. 6 Đồ thị so sánh khả năng hấp phụ tại nồng độ Cu2+ 320mg/l tại các nồng độ tảo chết khác nhau
Tương tự như vậy, trong các thí nghiệm với nồng độ Cu2+ 320 mg/l (Hình 3.6), thứ tự các giá trị hấp phụ của 3 nồng độ tảo vẫn không thay đổi. Cao nhất là thí nghiệm trên nồng độ tảo 0.6 g/l (đạt giá trị 71%), tiếp theo lần lượt các nồng độ 0.4 và 0.2g/l với các giá trị tương ứng là 45% và 25% (Bảng 3.6).
Như vậy đối với tảo chết, hiệu suất hấp phụ kim loại Cu2+ đạt được tỷ lệ cao nhất trong 3 nồng độ khảo sát ở các nồng độ tảo 0.6g/l, và giá trị hấp phụ cao nhất đạt được là 71% tại nồng độ Cu2+ 320mg/l.
Bảng 3. 5 Hiệu suất hấp phụ đồng của tảo chết – Cu2+ 160mg/l
Tảo chết – Cu2+ 160mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp phụ
0.2g/l
41.67
40.00
39.17
39.17
40.00
39.17
43.33
42.50
45.83
0.4g/l
45.00
46.67
46.67
47.50
49.17
50.83
50.83
49.17
48.33
0.6g/l
53.33
63.33
65.00
65.00
62.5
67.5
65.00
65.83
63.33
Bảng 3. 6 Hiệu suất hấp phụ đồng của tảo chết – Cu2+ 320mg/l
Tảo chết – Cu2+ 320mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp phụ
0.2g/l
20.83
22.92
25.42
25.42
25.00
25.42
25.42
25.00
25.83
0.4g/l
45.00
49.58
46.25
45.83
45.83
46.25
46.67
46.67
46.25
0.6g/l
60.83
64.58
62.08
61.67
62.08
62.08
62.50
62.92
62.92
Tảo sống
Mặc dù tỷ lệ hấp thụ của tảo sống có những biến đổi không ổn định trong giai đoạn đầu của quá trình hấp thụ (theo 3.1.2), dẫn đến một số thời điểm trong quá trình hấp thụ hiệu suất của thí nghiệm có nồng độ tảo cao hơn có thể bằng hoặc thấp hơn so với thí nghiệm có nồng độ tảo thấp hơn (thời điểm 10 phút tại nồng độ tảo 0.2 và 0.4g/l – Cu2+ 160mg/l). Tuy nhiên, nhìn chung trong suốt quá trình sự chênh lệch về tỷ lệ hấp thụ giữa các nồng độ tảo vẫn khá lớn và tỷ lệ này vẫn đảm bảo tăng tỷ lệ thuận theo nồng độ tảo có trong dung dịch. Trong trường hợp nồng độ Cu2+ 160mg/l (Hình 3.7), tại nồng độ 0.2g/l tỷ lệ hấp thụ đạt mức khoảng 14%, tại nồng độ 0.4 g/l hiệu suất thu được là 19%, và hiệu suất này đạt giá trị cao nhất trong 3 nồng độ thí nghiệm tại 0.6g/l (37%) (Bảng 3.7). Ngoài ra, tỷ lệ hấp thụ tại nồng độ 0.2 và 0.4g/l có giá trị không quá chênh lệch, trong khi ở 0.6g/l giá trị này cách xa so với 2 nồng độ còn lại.
Hình 3. 7 Đồ thị so sánh khả năng hấp thụ tại nồng độ Cu2+ 160mg/l tại các nồng độ tảo sống khác nhau
Hình 3. 8 Đồ thị so sánh khả năng hấp thụ tại nồng độ Cu2+ 320mg/l tại các nồng độ tảo sống khác nhau
Từ hình 3.8, có thể thấy rằng tỷ lệ hấp thụ của tảo tăng theo nồng độ tảo có trong dung dịch, ở 0.2, 0.4 và 0.6g/l có giá trị lần lượt là 34%, 39% và 73% (Bảng 3.8). Ngoài ra, cũng giống như trường hợp tảo sống với nồng độ Cu2+ 160mg/l (Hình 3.7), giá trị hiệu suất hấp thụ tại nồng độ 0.2 và 0.4g/l không quá chênh lệch, trong khi tỷ lệ hấp thụ tại nồng độ 0.6g/l có sự chênh lệch lớn so với 2 nồng độ còn lại.
Bảng 3. 7 Hiệu suất hấp thụ đồng của tảo sống – Cu2+ 160mg/l
Tảo sống – Cu2+ 160mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp thụ
0.2g/l
10.83
15.83
14.17
14.17
13.33
13.33
14.17
13.33
14.17
0.4g/l
12.50
23.33
22.50
19.17
22.50
20.00
20.00
19.17
18.33
0.6g/l
31.67
40.83
33.33
32.50
37.50
38.33
35.00
35.83
34.17
Bảng 3. 8 Hiệu suất hấp thụ đồng của tảo sống – Cu2+ 320mg/l
Tảo sống – Cu2+ 160mg/l
Thời gian (phút)
10
20
30
40
50
60
90
120
240
% Cu2+ bị hấp thụ
0.2g/l
10.83
15.83
14.17
14.17
13.33
13.33
14.17
13.33
14.17
0.4g/l
12.50
23.33
22.50
19.17
22.50
20.00
20.00
19.17
18.33
0.6g/l
31.67
40.83
33.33
32.50
37.50
38.33
35.00
35.83
34.17
Nhìn chung, ở các nồng độ tảo 0.6g/l tỷ lệ loại bỏ kim loại luôn đạt giá trị cao nhất so với các thí nghiệm khác, mặc dù tỷ lệ hấp thụ này của tảo sống không đồng đều như tảo chết, nhưng hiệu suất cao nhất của tảo sống trong các thí nghiệm đã thực hiện cũng đạt đến 73% tại nồng độ 0.6g/l – Cu2+ 320mg/l.
Từ các thí nghiệm trên 3 nồng độ tảo đã thực hiện, có thể kết luận rằng khả năng hấp thụ kim loại của tảo Spirulina platensis tăng lên khi tăng nồng độ tảo có trong dung dịch, có nghĩa là tại nồng độ 0.6g/l tảo đạt tỷ lệ hấp thụ cao nhất, và hiệu suất loại bỏ kim loại (ứng với mỗi loại tảo) đạt giá trị cao nhất đều thuộc thí nghiệm với nồng độ Cu2+ 320mg/l với các giá trị lần lượt là 71% cho tảo chết và 73% cho tảo sống.
Nồng độ kim loại
Nhận thấy tại nồng độ tảo 0.6g/l (sống và chêt) lượng kim loại bị hấp thụ cao hơn so với nồng độ 0.2 và 0.4g/l (theo 3.2.1), tiến hành khảo sát khả năng hấp thụ tại nồng độ tảo này (sống và chết) với nồng độ Cu2+ được tăng lên 640mg/l. Kết quả của 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát khả năng hấp thụ kim loại đồng trên tảo spirulina platensis.docx