Đề tài Khảo sát lỗi sai về phụ âm đầu: tr/ch, s/x, r/d/gi của học sinh Trung học cơ sở xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 0

1. Lí do chọn đề tài 0

2. Mục đích của bài báo cáo thực tập 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4. Phương pháp nghiên cứu 1

Chương I 3

CƠ SỞ LÍ LUẬN 3

I. Chữ viết Tiếng Việt và đặc điểm chữ viết tiếng Việt 3

II. Chính tả và chuẩn chính tả 4

1. Chính tả 4

2. Chuẩn chính tả 5

Chương II 7

KHẢO SÁT THỰC TẾ TÌNH HÌNH MẮC LỖI VỀ PHỤ ÂM ĐẦU TR/CH, S/X, R/D/GI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 7

I. Khái quát chung về địa bàn thực tập 7

1. Huyện Yên Dũng- Bắc Giang 7

2. Xã Lãng Sơn- Yên Dũng 8

3. Trường THCS Lãng Sơn 9

II. Kết quả khảo sát, phân tích và nhận xét 10

1. Khảo sát lỗi sai trong bài viết chính tả ở lớp 10

2. Khảo sát lỗi chính tả ở phiếu bài tập 15

3. Nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục 18

3.1. Nguyên nhân 18

3.2. Một số biện pháp khắc phục 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

MẪU BẢNG HỎI 23

PHỤ LỤC 24

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát lỗi sai về phụ âm đầu: tr/ch, s/x, r/d/gi của học sinh Trung học cơ sở xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại thông tin, không có chữ viết thì không thể có sách, các phát minh, các thành tựu không thể truyền lại. Âm thanh hay lời nói là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền đạt rộng rãi và chính xác, lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm thanh bị hạn chế về khoảng cách và thời gian theo kiểu "tam sao thất bản". Chữ viết khắc phục được những điểm trên là phương tiện hoàn hảo để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin, kích thích sự sáng tạo, là thành quả kỳ diệu, vĩ đại của loài người. Hiện nay, tiếng Việt dùng hệ chữ viết như ký tự Latin gọi là chữ Quốc Ngữ. Theo tài liệu của những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha lúc trước, chữ Quốc Ngữ phát triển từ thế kỷ thứ 17, do công của một nhà truyền giáo người Pháp tên là Alexandre de Rhodes (1591–1660). Sau cuộc xâm lăng của người Pháp giữa thế kỷ thứ 19, chữ Quốc Ngữ trở nên thịnh hành và hầu như tất cả các văn bản viết đều dùng nó. Trước đó, người Việt dùng hai loại chữ viết là chữ Nho (chữ Hán đọc theo cách Việt Nam – ngôn ngữ hành chính) và chữ Nôm (mô phỏng chữ Nho để viết chữ thuần Việt – ngôn ngữ dân gian).Ngày nay, chữ Nho và chữ Nôm không còn thông dụng ở Việt Nam; chữ Nôm đã bị mai một nhiều Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm, mỗi một tiếng hay một âm tiết, một hình vị được ghi thành một chữ rời, ranh giới để nhận diện các chữ là khoảng trống (space) giữa các tiếng (âm tiết, hình vị). Chú ý phân biệt chữ, với cách hiểu là tập hợp chữ viết của một âm tiết (hay một tiếng) như vừa nói ở trên, ví dụ: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", với chữ được hiểu là đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ (con chữ, chữ cái), ví dụ chữ "a, b, c..." và chữ được hiểu là hệ thống kí hiệu bằng đường nét được đặt ra để ghi lại tiếng nói của con người, ví dụ: chữ quốc ngữ, chữ Nôm, chữ A-rập, chữ Hán, chữ Latinh. Tiếng Việt có 41 âm vị: 23 âm vị phụ âm và 16 âm vị nguyên âm, 2 âm vị bán nguyên âm. Để ghi lại 41 âm vị này, tiếng Việt dùng 29 chữ cái (con chữ) sau (xếp theo trật tự abc..): a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y Ngoài ra, tiếng Việt du nhập thêm 4 chữ cái f, j, w, z để viết các từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài bằng phiên âm, và đặc biệt là để viết các thuật ngữ khoa học. Ví dụ: Flôbe (Flaubert), flo-rua (fluorur), juđô (judo), xe jip (jeep), jun (joule), watt, wolfram, Môza (Moza), zero, Zn, v.v. II. Chính tả và chuẩn chính tả 1. Chính tả Khái niệm chính tả là một khái niệm được rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.Chính tả” hiểu theo nghĩa thông thường là “ Phép viết đúng” . Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống các quy tắc về các âm vị, âm tiết, từ, cách dung dấu câu, cách viết hoa Như vậy có thể nói rằng: Chính tả bao gồm nhiều vấn đề cụ thể, từ cách viết các âm vị, âm tiết đến cách viết các đơn vị từ, cách dùng lối viết hoa các dấu câu… Chính tả là cách viết chữ được coi là chuẩn, nó có tính chất bắt buộc đối với toàn thể cộng đồng ngôn ngữ. Sự thống nhất chính tả biểu hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chuẩn chính tả, cũng như mọi chuẩn ngôn ngữ khác, không phải là cái gì nhất thành, bất biến. Có những chuẩn cũ đã trở thành lỗi thời, nhường chỗ cho những chuẩn mới ra đời hoặc thay thế nếu nó đáp ứng nhu cầu của đời sống, phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ và được xã hội chấp nhận. Chính tả tiếng Việt cũng không nằm ngoài cái quy luật đó. Do phát âm của tiếng Việt không thống nhất trong cả nước, phát âm của các miền, các địa phương có những mâu thuẫn khác nhau với chính tả, tạo ra những vấn đề chính tả khác nhau như vấn đề hỏi/ngã đối với miền Nam và phần lớn miền Trung, vấn đề ch-/tr-, s-/x- đối với miền Bắc, v.v. 2. Chuẩn chính tả Như chúng ta đã biết,chính tả đã được bàn bạc khá nhiều, song cho đến nay tình trạng không thống nhất về chính tả vẫn còn tồn tại trong nhà trường, trên báo chí và toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là muốn thống nhất chính tả thì phải có chuẩn chính tả và phải được quy định rõ ràng. Đặc điểm chính của chuẩn chính tả: - Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối của nó. Đặc điểm này đòi hỏi người viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể chưa hợp lí nhưng khi đã được thừa nhận là chuẩn chính tả thì người cầm bút không được tự ý viết khác đi. Ai cũng biết rằng viết "ghế", "ghen" không hợp lí và tiết kiệm bằng "gế", "gen" nhưng chỉ có cách viết thứ nhất mới được coi là đúng chính tả. Vì vậy nói đến chuẩn chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh. Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lí – không hợp lí, hay – dở mà chỉ có sự phân biệt đúng – sai, không lỗi – lỗi. Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống nhất trong mọi văn bản, mọi người, mọi địa phương. - Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối cho nên nó ít bị thay đổi như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như chuẩn ngữ âm, chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ pháp). Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính chất ổn định, tính chất cố hữu khá rõ. Sự tồn tại nhất nhất hàng thế kỉ của nó đã tạo nên ấn tượng về một cái gì "bất di bất dịch", một tâm lí rất bảo thủ. Chính vì thế mặc dù biết rằng cách viết "iên ngỉ" hợp lí hơn nhưng đối với chúng ta nó rất "gai mắt", khó chịu vì trái với cách viết từ bao đời nay. Mặt khác, do tính chất "trường tồn" này mà chính tả thường lạc hậu so với sự phát triển của ngữ âm. Sự mâu thuẫn giữa ngữ âm "hiện đại" và chính tả "cổ hủ" là một trong những nguyên nhân chính làm cho chính tả trở nên rắc rối. - Ngữ âm phát triển, chính tả không thể giữ mãi tính chất cố hữu của mình mà dần dần cũng có một sự biến động nhất định. Do đó, bên cạnh chuẩn mực chính tả hiện có lại có thể xuất hiện một cách viết mới tồn tại song song với nó, ví dụ: "phẩm zá", "anh zũng" bên cạnh "phẩm giá", "anh dũng", "trau dồi" bên cạnh "trau giồi", "dòng nước" bên cạnh "giòng nước", v.v... tình trạng có nhiều cách viết như vậy đòi hỏi phải tiến hành chuẩn hoá chính tả. Chương II KHẢO SÁT THỰC TẾ TÌNH HÌNH MẮC LỖI VỀ PHỤ ÂM ĐẦU TR/CH, S/X, R/D/GI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ I. Khái quát chung về địa bàn thực tập 1. Huyện Yên Dũng- Bắc Giang a) Về địa lý, Yên Dũng có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông-Tây. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu, phía Bắc giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp thành phố Bắc Giang. Chảy xuyên qua huyện Yên Dũng là con sông Thương uốn lượn cung cấp phù sa cho các xã Tân Tiến, Xuân Phú, Tân Liễu. Tỉnh Bắc Giang nối tiếng với ba con sông lớn chạy xuyên qua tỉnh là sông Lục Nam, sông Thương, và sông Cầu. Cả ba con sông này đều chảy qua huyện Yên Dũng và hội tụ tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 21.337,68 ha. Toàn huyện có 23 xã và 02 thị trấn. Dân số đến  năm 2006 là 165.631 người. Ngoài tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy sản, với vị trí nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh), Thái Nguyên, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, huyện Yên Dũng được xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong qui hoạch tổng thể  phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê – Nội Hoàng và một số cụm công nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có di tích văn hóa nổi tiếng là chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La) được xây dựng từ cuối thế kỷ  XIII. b, Về giáo dục. Tỉ lệ học sinh đỗ đại học cao đẳng: Năm 2007: 51 em học đại học cao đẳng chính quy. Năm 2000 trường tiểu học được công nhận chuẩn mức một. Năm 2007 trường tiểu học được công nhận chuẩn mức hai. Các cấp ủy chính quyền luôn quan tâm sâu sắc đến giáo dục. c, Về văn hóa- xã hội. Năm 2007 Yên Dũng đã làm tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa và được Bộ Văn Hóa- Thông Tin du lịch tặng cờ thi đua. Hiện nay Yên Dũng đã và đang đẩy mạnh thi đua xây dựng làng văn hóa xanh, sạch, đẹp. Ở Yên Dũng đã có trên 50 làng đã có số ngõ, số nhà. Nổi bật là làng Đông Thượng( Đông Loan xưa) trên 10 năm đạt làng văn hóa cấp tỉnh 2. Xã Lãng Sơn- Yên Dũng Xã Lãng Sơn nằm ở phía Đông Bắc huyện Yên Dũng, cách thị trấn huyện 6 km, cách thị trấn tỉnh 15 km, có: Diện tích :818 km vuông Dân số : 6500 khẩu- 1500 hộ gia đình. Lao động: 2810 người a, Về kinh tế: Là xã thuần nông với 480 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm khác biệt: Lãng Sơn là một trong ba xã thuộc vùng đồng chiêm trũng, nằm ngoài đê, chịu ảnh hưởng của thời tiết nên chỉ làm được một vụ lúa, còn lại là ngập trong nước nhưng nhân dân luôn khắc phục khó khăn thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Đời sống văn hóa tinh thần được ổn định, bộ mặt nông thôn được đổi mới. Ngày nay công cuộc đổi mới của Đảng thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, xóa bỏ cơ chế quản lí quan liêu bao cấp. Sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương luôn đạt được những bước tăng trưởng vượt bậc, khai thác được nhiều tiềm năng sẵn có. * Về nông nghiệp: - Thu nhập từ nông nghiệp chiếm 50%. - Hệ số sử dụng đất nông nghiệp được nâng lên, đa dạng hóa cây trồng, đổi mới cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn, các trang trại ra đời. * Các ngành nghề khác: Chiếm 50% và rất phát triển từ khi có chính sách đầu tư và khuyến khích của Đảng. Cụ thể: 300 lao động làm nghề xây dựng. Khôi phục và phát triển làng nghề mộc truyền thống với hơn 200 lao động. Năm 2005 nhà nước đầu tư 5,1 tỉ đồng để phát triển làng nghề. b, Cơ sở hạ tầng: không ngừng được mở rộng, củng cố, đổi mới. - 9 thôn đã được xây dựng làng văn hóa. 8 trong 9 thôn đã xây dựng đường bê tông. 6 km đường chính được nhựa hóa, bê tông hóa. - Toàn dân sử dụng điện, nước hợp vệ sinh. - Trường, lớp học, trạm y tế kiên cố. - Các thiết chế văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa- tinh thần của nhân dân được xây dựng mới. Tỉ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 5 đến 10%, tỉ lệ hộ khá giả tăng nhanh. An ninh trật tự trong xã ổn định. Đời sống kinh tế- văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng cao đáng kể: 8/9 làng là làng văn hóa cấp huyện, 2/9 làng là làng văn hóa cấp tỉnh. 3. Trường THCS Lãng Sơn a, Thành tựu và phát triển: Trường có 17 lớp với 680 học sinh, hàng năm trường tuyển vào lớp đạt tỷ lệ từ 99 đến 100% đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em địa phương. Đến t háng 12 năm 2002 trường đã đạt các tiêu chuẩn về phổ cập THCS. * Về cơ sở vật chất: Trường có 14 phòng học trong đó có 8 phòng cao tầng và 6 phòng cấp 4. Các công trình khác gồm 1 văn phòng, 1 thư viện và 1 phòng đồ dùng. Diện tích trường là 4000m2. Cơ sở vật chất về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu cho dạy và học. * Thành tích nổi bật: 3 năm gần đây (từ 1999 đến 2002) được công nhận là trường tiên tiến. * Các hoạt động phong trào: Hoạt động đoàn đội nề nếp, phong trào văn nghệ - thể dục thể thao thường xuyên sôi nổi. II. Kết quả khảo sát, phân tích và nhận xét Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên và sự ủng hộ của học sinh chúng tôi đã thống kê được các lỗi sai chính tả về phụ âm đầu của học sinh qua bài viết chính tả và phiếu điều tra bài tập. Qua thống kê chúng tôi nhận thấy học sinh còn viết sai lỗi chính tả khá nhiều. Học cùng một thầy cô giáo nhưng có em viết sai ít, có em lai viết sai quá nhiều. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ dừng lại ở việc phân tích thống kê lỗi chính tả của học sinh sai về phụ âm đầu, cụ thể là phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d/gi. Sau khi tổng hợp lại tất cả các số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau: 1. Khảo sát lỗi sai trong bài viết chính tả ở lớp Qua khảo sát chúng tôi thấy thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh THCS rất đáng quan tâm. Chúng tôi chỉ khảo sát lỗi chính tả ở phụ âm đầu. Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu của mình là lớp 6, 7 với tổng số lớp là 6, ba lớp khối 6 và ba lớp khối 7( mỗi lớp từ 25 đến 45 học sinh). Số lượng học sinh khối 6 ít hơn khối 7. Cách thức làm việc của chúng tôi là khảo sát lỗi sai thông qua bài chép chính tả của các em. Bài chính tả này do chúng tôi tự chọn bất kì trong chương trình học của các em, cụ thể là một đoạn trong bài “ Sông nước Cà Mau”, sách ngữ văn 6, NXB Giáo dục. Như vậy tức là đối với các em lớp 6 bài viết này là khá mới mẻ, chưa được học đến trong khi đó các em lớp 7 đã được học trước đó 1 năm có như vậy chúng tôi mới có thể tiến hành khảo sát một phần nào đó đảm bảo tính khách quan. Kết quả cho thấy rằng cả hai khối đều mắc nhiều lỗi sai nhưng khối lớp 7 có lỗi sai chính tả ở phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d/gi nhiều hơn so với lớp 6. Theo chúng tôi lí do có thể là các em khối 6 chưa được học, khối 7 thì đã được biết đến bài viết đó. Khi học lên lớp cao hơn, các em không còn chịu ảnh hưởng của môn chính tả ngày học bậc tiểu học. Không chỉ thế do học lên lớp cao các em bắt đầu phải học theo cách học tự giác ghi bài nên không tập trung vào việc viết đúng chính tả mà chỉ chú ý làm sao ghi chép được nhiều bài và có hiệu quả. Điều này cho ta thấy một hiện trạng rất đáng lo ngại. Qua khảo sát chúng tôi thấy không có sự giảm bớt lỗi sai nào ở trên các lớp cao hơn. Khối 7 đáng lẽ phải ít sai hơn thế nhưng rõ ràng là ở lớp trên tỉ lệ mắc lỗi chính tả không những không giảm mà lại còn tăng lên. Đây chính là vấn đề mà ngành giáo dục chúng ta cần phải xem xét lai, cả việc dạy của giáo viên và học của học sinh. Một số ví dụ về lỗi sai chính tả theo phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d/gi. Viết đúng Viết sai kênh rạch kênh dạch, kênh giạch bủa giăng bủa răng, bủa dăng màu xanh màu sanh đen trũi đen chũi chung quanh trung quanh ..v..v.. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy học sinh THCS mắc khá nhiều lỗi sai ngoài lỗi sai theo phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d/gi nh ưng như đã nói khá nhiều ở trên, do thời gian không nhiều nên chúng tôi không thể nghiên cứu một cách toàn diện tất cả các lỗi chính tả theo phụ âm đầu, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Tuy nhiên theo nhan xét ban đầu củ chúng tôi thì các lỗi về phụ âm đầu chiếm số lượng nhiều nhất sau đó mới đến các lỗi khác. Bởi vậy sau khi thống kê và tập hợp lại chúng tôi đưa ra bảng tính so sánh lỗi về phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d/gi của các lớp và các khối. Bảng 1. Lỗi sai chính tả về phụ âm đầu của các lớp Tổng số lỗi sai PÂĐ Lỗi sai phụ âm đầu Khối 7 (120 học sinh) Khối 6( 82 học sinh) Lớp 7A (40 HS) Lớp 7B (43 HS) Lớp 7C (37 HS) Lớp 6A (28 HS) Lớp 6B (25 HS) Lớp 6C (29 HS) Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % 158 tr/ch 28 17.7 24 15.2 40 25.3 24 15.2 12 7.6 30 19 349 r/d/gi 82 23.5 48 13.7 70 20.1 57 16.3 39 11.2 53 15.2 95 s/x 30 31.6 8 8.4 22 23.1 14 14.7 6 6.3 15 15.8 Nhận xét: Ta có thể thấy rằng số học sinh của các lớp có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt là giữa lớp 6 và 7. Cả hai khối đều có số lượng nhiều các lỗi chính tả nhưng cụ thể thì tỉ lệ mắc lỗi của khối các lớp 7 lớn hơn nhiều so với lớp 6. Chẳng hạn như cùng các lỗi sai về phụ âm đầu là r/d/gi nhưng số lỗi sai của khối 7 có tới 200 trong khi đó của khối 6 là 149. Trong bài viết chính tả có những chữ các em có thể viết thành nhiều kiểu khác nhau. Lí do có thể vì người viết cẩu thả, không nghe rõ hoặc cũng có thể là do không biết quy tắc viết chính tả. Trong khi khảo sát chúng tôi nhận thấy có rất nhiều vấn đề chung quang vấn đề chính tả mà các em cùng gặp phải nhưng đơn vị khảo sát ở đây chỉ là sai về phụ âm đầu và đây cũng là kiểu sai thường gặp nhất trong bài tập này. Bảng 2. So sánh số lượng lỗi sai của học sinh hai khối Lỗi sai phụ âm đầu Tổng số lỗi Khối 7 Khối 6 Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Tr/ch 158 92 58.2 66 41.8 r/d/gi 349 200 57.3 149 43.7 s/x 95 60 63.2 35 36.8 Trong bài chính tả chúng tôi đã cố gắng lựa chon đoạn văn xuất hiện nhiều từ có phụ âm đầu là tr/ch, r/d/gi, s/x để đảm bảo tính khách quan.Trong bài tập này, từ “ bủa giăng” và từ “đen trũi” là 2 từ đặc biệt cần phải nói tới.Một số lượng lớn các em học sinh đều sai 2 từ này.chẳng hạn như từ “bủa giăng” ở lớp 7A chỉ có 3/40 em viết đúng, 37 học sinh còn lại đều viết từ này thành bủa răng hay bủa dăng. Tuy nhiên bên cạnh những từ như vậy vẫn có một số từ các em viết đúng hoàn toan. Số các từ còn lại đều có nhiều em sai. Trong bài chính tả này chỉ có khoảng 7/202 em viết đúng hết các phụ âm đầu tr/ch, r/d/gi, s/x trong cả bài. Hầu hết tất cả các em nếu đúng được từ này thì lại sai từ khác. Như vậy có nghĩa là, có tới 96.5% các em học sinh viết sai ít nhất là một lỗi.Bên cạnh đó có những chữ như: xanh, xuống, dãy, …các em vẫn viết thành sanh, suống, dãy,…Trong bài đọc chính tả này chúng tôi nhận thấy có hiện tượng một chữ các em viết nhiều lỗi khác nhau. Ví dụ: Viết đúng Viết sai Rì rào dì rào,dì dào, gì dào, gì rào Đổ ra đổ da, đổ gia Bủa giăng bủa răng, bủa dăng… Và để có thể nhìn một cách toàn diện hơn chúng tôi xin đưa ra bảng danh sách các lỗi sai và tỉ lệ phần trăm sai của các lớp cũng như khối Bảng 3: Danh sách từ ngữ khảo sát xuất hiện trong bài chính tả Lỗi sai PÂĐ Từ ngữ khảo sát Các lớp 7A 7B 7C 6A 6B 6C Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Số lỗi Tỉ lệ % Tr/ch Chi chít 2 5 0 0 2 5.26 0 0 1 4 2 6.89 Trên 2 5 0 0 0 0 2 6.89 0 0 0 0 Trời 0 0 0 0 1 2.63 1 3.44 1 4 0 0 Chung quanh 2 5 4 9.3 11 28.94 1 3.44 3 12 8 27.58 Cũng chỉ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trong 0 0 0 0 1 2.63 2 6.89 0 0 0 0 Đen trũi 17 42.5 15 34.88 20 52.63 11 37.93 6 24 12 41.37 trông 2 5 1 2.32 4 10.52 3 10.34 0 0 2 6.89 Trường thành 1 2.5 2 4.65 0 0 1 3.44 1 4 3 10,34 Trắng 2 5 2 4.65 1 2.63 3 10.34 0 0 3 10.34 r/d/gi Dần 1 2.5 0 0 4 10.81 0 0 0 0 1 3.44 Rạch 4 10 1 2.32 3 8.10 5 17.85 5 20 1 3.44 Bủa giăng 37 92.5 28 65.11 23 62.16 23 82.14 17 68 24 82.75 Dưới 1 2.5 0 0 1 2.70 0 0 0 0 1 3.44 Rì rào 12 30 5 11.62 14 37.83 10 35.71 5 20 4 13.79 Rừng 4 10 4 9.3 3 8.10 6 21.43 0 0 2 6.89 Gió 2 5 0 0 2 5.40 2 7.14 0 0 0 0 Dòng 5 12.5 0 0 5 13.51 3 10.71 3 12 4 13.79 Đổ ra 2 5 0 0 2 5.40 2 7.14 0 0 0 0 Giữa 5 12.5 0 0 2 5.40 2 7.14 2 8 3 10.34 Rộng 3 7.5 0 0 1 2.70 5 17.85 1 4 4 13.79 Dựng 7 17.5 10 23.25 7 18.92 1 3.57 6 24 8 27.58 Dãy 0 0 0 0 2 5.40 2 7.14 1 4 1 3.44 s/x Sông 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xanh 7 17.5 2 4.65 7 18.92 5 17.85 0 0 2 6.89 Sắc 4 10 0 0 1 2.70 2 7.14 0 0 1 3.44 Sóng 2 5 0 0 5 13.51 1 3.57 0 0 1 3.44 Xuống 11 27.5 3 6.97 6 16.21 4 14.28 5 20 9 31.03 xuôi 7 17.5 3 6.97 3 8.10 3 10.71 1 4 2 6.89 2. Khảo sát lỗi chính tả ở phiếu bài tập Bên cạnh việc khảo sát lỗi chính tả của học sinh trong bài viết chính tả chúng tôi còn đưa ra phiếu bài tập. Để dễ dàng cho việc phân tích đưa ra nhận xét và so sánh chúng tôi áp dụng cho cả hai khối cùng một mẫu phiếu bài tập. Phiếu bài tập bao gồm hai phần: một phần được trình bày dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, học sinh chỉ việc tích dấu X vào phương án lựa chọn; một phần là các em tự chọn phụ âm đầu có sẵn để điền vào chỗ trống của một đoạn văn, đoạn thơ. Chúng tôi có ghi lại dạng phiếu bài tập đầy đủ ở phần phụ lục của báo cáo Tổng phiếu phát ra và thu lại là 207 phiếu, khối lớp 6 có 80 phiếu, lớp 7: 127 phiếu. Dưới đây là bảng so sánh tỉ lệ vi phạm lỗi chính tả của học sinh lớp 7 và học sinh lớp 7 của trường THCS Lãng Sơn. Bảng 4: Bảng so sánh tình hình mắc lỗi của học sinh khối 6, 7 trường THCS Lãng Sơn trong phiếu bài tập Lớp Tổng số phiếu HS không mắc lỗi HS mắc lỗi Số HS mắc lỗi TTCH Đúng sai 1 2 3 4 5 6 7A 44 0 44 Đúng 17 32 35 26 32 3 Sai 27 12 9 18 12 41 7B 43 3 40 Đúng 16 36 32 27 18 7 Sai 24 4 8 13 22 33 7C 40 0 40 Đúng 2 30 33 21 18 10 Sai 38 10 7 19 22 30 6A 29 0 29 Đúng 5 16 18 12 8 0 Sai 24 13 11 17 21 29 6B 26 0 26 Đúng 10 21 18 14 13 0 Sai 16 5 8 12 13 26 6C 25 0 25 Đúng 4 16 20 16 10 4 Sai 21 9 5 9 15 21 Trong phiếu bài tập,câu hỏi 1 thì “r”trong “rổ rá” rất hay bị các em viết là “rổ giá”.Cụ thể là, ở khối 6 có 61 trường hợp (trong 80 trường hợp sai) viết sai từ này, ở khối 7 thì có 89/124 trường hợp sai.Tương tự như vậy các từ khác các em cũng viết sai rất nhiều. Đặc biệt,Trong phiếu bài tập này thì tính hình mắc lỗi giữa hai khối hoàn toàn ngược lại so với bài viết chính tả. Qua bảng đã trình bày chúng tôi thấy học sinh lớp 7 chọn đáp án ít sai hơn rất nhiều so với học sinh lớp 6.Hơn thế, ở khối 7 có 3/ 127 làm đúng cả 6 câu hỏi, không sai một lỗi nào.Ở khối 6, không có học sinh nào làm đúng hoàn toàn. Vì thời gian không cho phép nên chúng tôi không đi sâu vào việc phân tích về vấn đề này, xin dành cho một dịp khác. Bảng 5. Bảng so sánh tình hình mắc lỗi của học sinh hai khối 6 và 7 Tổng số phiếu Học sinh không mắc lỗi Học sinh mắc lỗi Khối 6 Khối 7 Khối 6 Khối 7 Số học sinh mắc lỗi Thứ tự câu hỏi Khối 6 Khối 7 Khối 6 Khối 7 Đúng Sai Đúng Sai 80 127 0 3 80 124 1 19 61 35 89 2 53 27 98 26 3 56 24 100 24 4 42 38 74 50 5 31 49 68 56 6 4 76 20 104 Trên đây là một số nhận xét bước đầu về lỗi sai chính tả theo phụ âm đầu mà chúng tôi thu được không chỉ thế trong quá trình khảo sát chúng tôi còn nhận thấy rằng có rất nhiều các lỗi sai khác như viết sai hoàn toàn từ, sai âm chính, sai âm đệm, sai về thanh điệu. Chẳng hạn như trường hợp của từ “ kênh”, có rất nhiều em viết từ này thành “cênh”… 3. Nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục 3.1. Nguyên nhân Tiếng Việt là một ngôn ngữ âm tiết tính, luôn luôn có tình trạng không khớp nhau hoặc ít, hoặc nhiều giữa âm và chữ. Chữ viết ghi âm được đặt ra là để ghi lại ngôn ngữ âm thanh. Tuy nhiên ngôn ngữ âm thanh của con người luôn biến đổi theo thời gian trong khi đó chữ viết lại có xu hướng bảo thủ, đây chính là nguyên nhân gây khó khăn cho việc hình thành nên một chính tả thống nhất. Để làm được điều này đòi hỏi phải có những cải cách hợp lí để hoàn thiện chính tả trong từng thời kì khác nhau. Nước Việt Nam ta phân chia thành 3 vùng rõ rệt: Bắc, Trung, Nam, do vậy nước ta có nhiều phương ngữ khác nhau với những cách phát âm khác nhau dựa trên cơ sở một chính tả chung. Điều này dẫn đến lỗi đặc trưng của từng vùng. Ví dụ khi phát âm người Nghệ Tĩnh không phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã nên họ thường viết nhầm các dấu đó; đối với phương ngữ Bắc cũng vậy. Phát âm của người miền Bắc không phân biệt được ch/tr, s/x, r/d/gi nên không chỉ học sinh mà ngay cả người lớn cũng dễ viết lẫn lộn các chữ đó. Tất cả các âm nói trên đều được phát âm với đầu lưỡi bẹt. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng ít nhiều đến lỗi chính tả của học sinh khi chúng sống trong môi trường có sự phát âm lẫn lộn như vậy Ví dụ Viết Đọc Rì rào Dì dào Rực rỡ Dực dỡ Rập rờn Dập dờn Ra vào Da vào Rổ rá Dổ dá Bên cạnh đó giáo viên có ảnh hưởng rất lớn việc viết đúng chính tả của học sinh. Nếu cô giáo phát âm không chuẩn sẽ tác động không tốt đên chữ viết của học sinh. Chính vì thế, giáo viên cần có sự điều chỉnh hợp lí trong quá trình truyền thụ kiến thức để học sinh có thể viết đúng và chuẩn cả việc đọc lẫn viết. Việc giáo viên đọc nhanh, nói nhanh trong giờ giảng khiến các em không kịp ghi bài cũng làm cho học sinh viết sai chính tả bởi lẽ đọc nhanh làm cho các em bỏ chữ viết và viết sai vì chưa đoán được chữ gì Một nguyên nhân khác nữa mà chúng tôi muốn nói đến đó là do các em học sinh THCS đang trong giai đoạn phát triển tâm lí lứa tuổi vẫn còn khuynh hướng ghi nhớ theo khuôn mẫu, một cách máy móc từng câu từng chữ trong văn bản nên khi tách khỏi văn bản quen thuộc sẽ dễ dàng dẫn đến việc ghi nhớ thiếu chính xác và mắc phải những lỗi chính tả thường gặp 3.2. Một số biện pháp khắc phục Để viết đúng được chính tả trước hết chúng ta phải phát âm đúng theo hệ thống phát âm chuẩn của tiếng Việt hiện đại. Cụ thể như: + Phát âm đúng + Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng + Chú ý phân biệt các phụ âm đầu ch/tr, s/x, r/d/gi… Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn nội dung bài dạy sát với đối tượng mình dạy, có thể lược bớt nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa không phù hợp với học sinh khu vực mình đang dạy, đồng thời bổ sung những nội dung dạy cần thiết. Trong giờ học cũng như trong tiếp xúc cố gắng uốn nắn cách phát âm của học sinh mà học sinh hay lẫn lộn; đưa ra các dạng bài tập để học sinh phân biệt các lỗi mà mình hay mắc phải ví dụ phân biệt ch/tr, s/x,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (1).doc