1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DLST : 5
1.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI 5
1.2.1. Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái: 5
1.2.2. Những nguyên tắc du lịch sinh thái : 6
1.2.3. Cơ sở của sự phát triển bền vững trong DLST: 7
1.3. CÁC HÌNH THỨC DLST BỀN VỮNG HIỆN NAY 7
1.3.1. DLST trong vườn quốc gia, khu bảo tồn : 7
1.3.2. DLST tại các khu bán tự nhiên, bán bảo tồn : 8
1.3.3. DLST tại các khu du lịch nhân tạo : 8
1.3.4. DLST tại các ku du tích lịch sử, văn hóa truyền thống: 8
1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH DLST BỀN VỮNG 9
1.4.1. Làng DLST ở Australia : 9
1.4.2. Du lịch bền vững ở Châu Âu ECOMOST : 10
1.4.3. DLST bền vững ở Hoàng Sơn – Trung Quốc : 12
1.5. NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH KHU DLST BỀN VỮNG : 14
1.5.1. Nguyên tắc thứ nhất : Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù : 14
1.5.2. Nguyên tắc thứ 2 : Yếu tố thẩm mỹ sinh thái : 14
1.5.3. Nguyên tác thứ ba : Yếu tố kinh tế : 14
1.5.4. Nguyên tắc thứ tư : Yếu tố xã hội : 14
1.6. SỬ DỤNG SỨC CHỨA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ : 15
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1 18
2.1.1 Giới thiệu làng du lịch Bình Quới : 18
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển : 19
2.1.3 Sơ đồ tổ chức : 22
2.1.4. Giới thiệu về khu du lịch Bình Quới 1 : 23
2.2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 23
2.2.1. Tài nguyên Khu du lịch Bình Quới 1: 23
2.2.1.1. Tài nguyên tự nhiên : 23
2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn: 25
2.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững : 27
2.2.3. Mô hình DL Bình Quới : 29
2.2.3.1. Mô hình tổ chức không gian: 29
2.2.3.1.1. Sơ đồ mô hình : 29
2.2.3.1.2 Phương thức hoạt động từng phân khu : 30
2.2.3.2 Mô hình sản phẩm du lịch : 32
2.2.4 Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. 33
2.2.4.1. Điều khoản 4.2 Chính sách môi trường : 33
99 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2862 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát mô hình du lịch sinh thái ở khu DLST Bình Qưới 1 nhằm đề xuất phát triển du lịch bền vững cho khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10%
0%
4
4%
84%
12%
5
64%
33%
3%
6
96%
0%
4%
7
84%
16%
0%
8
96%
4%
0%
9
100%
0%
10
56%
44%
0%
11
24%
55%
21%
12
64%
34%
13
100%
0%
14
80%
0%
20%
15
48%
20%
32%
Nguồn : Sinh Viên thực hiện
Nhận xét : Qua kết quả phiếu điều tra cho thấy mô hình KDL Bình Qưới 1 là rất phù hợp, đánh giá được sự hài lòng của du khách đối với điểm du lịch này là rất cao.
Về vị trí của khu du lịch : Bình Qưới 1 được đánh giá rất thuận lợi, nằm cách trung tâm TP.HCM 8 km, có hệ thống giao thông được du khách đánh giá là rất thuận lợi (90%).
Về vấn đề vệ sinh môi trường : Bình Qưới 1 đã tạo ra được môi trường thoáng mát, yên tĩnh và vô cùng sạch sẽ đã làm hài lòng đến 97% lượng du khách đã đến đây. Còn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì hầu hết những ai đặt chân đến Bình Qưới1 đều rất an tâm khi sử dụng các loại thực phẩm ăn, uống nơi đây.
Về các loại hình dich vụ : Được đánh giá là rất phù hợp với thị trường khách mục tiêu, đó là lượng khách nghỉ dưỡng trong ngày (96%) ( ngày cuối tuần hoặc thời gian rảnh rỗi trong tuần). Khách rất hài lòng về mô hình du lịch mà đơn vị đang áp dụng, đa số ý kiến du khách cho rằng không cần phải thêm hoạt đông hay một dịch vụ nào khác.
Về giá cả dịch vụ : Đây là mô hình DLSTBV giá các loại dịch vụ khá cao so với giá dịch vụ cùng loại vì phải tính thêm chi phí môi trường. Những theo kết quả khảo sát lượng khách thì có tới 66% nhận định là khá hợp lí so với 34% cho là khá cao, điều này cho thấy nhu cầu của du khách về chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao.
Nhận định chung : Khu du lịch Bình Qưới 1 thực sự đã làm thỏa mãn nhu cầu của du khách và khả năng họ quay trở lại khu du lịch này là rất cao (80% ý kiến quay trở lại so với 20% chưa quyết định).
2.3.2. Thị trường du khách qua các năm :
Bảng 9 : Thống kê lượng khách KDL Bình Qưới 1 qua các năm :
ĐVT : Lượt khách
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Khách quốc tế
9.341
13.731
17.482
28.263
31.365
Khách nội địa
87.173
112.631
227.797
250.119
267.151
Tổng
96.514
126.362
245.279
278.382
289.516
Nguồn : Khu du lịch Bình Qưới 1
Nhìn chung, khách đến với Bình Qưới 1 có tăng nhưng không đều qua các năm. Năm 2003 số lượt 126.362 có tăng nhưng không nhiều so với năm 2002 (96.514). Đến năm 2004 (245.279) lượt khách tăng gấp đôi so với năm 2003. Trong giai đoạn này đơn vị theo đuổi các chỉ tiêu môi trường để xây dựng ESM 14001 : 1996 và được chứng nhận vào năm 2005, lượt khách tăng ổn định qua các năm 2005 và 2006.
2.3.3. Doanh thu du lịch :
Bảng 10 : Thống kê doanh thu qua các năm :
ĐVT : triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
7.638,45
9.736,82
22.231,47
25.436,51
27.817,40
Nguồn : Khu du lịch sinh thái Bình Qưới 1
2.3.4. Hiệu quả cộng đồng :
2.3.4.1. Kinh tế :
Tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong vùng, có thu nhập ổn định, góp phần nâng cao mức sống cho người dân.
Thay đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế địa phương phát triển do nhu cầu tiêu dùng nhiều loại hàng hóa hơn.
Môi trường của địa phương ngày càng tươi đẹp hơn, không phải tốn nhiều khoảng chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, chính quyền có thể sử dụng khoảng lợi ích đó nhằm mục đích phát triển các mặt khác của kinh tế địa phương.
Đóng góp một khoảng tiền lớn cho ngân sách và nâng cao phúc lợi xã hội.
2.3.4.2.Xã hội :
Thúc đẩy văn hóa địa phương, phong trào đi tham quan, quan sát và yêu mến chính quê hương đất nước cho người dân.
Tăng cường giao lưu, học hỏi văn hóa phong tục tập quán giữa các nước, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ rào cảng về ngôn ngữ, về tôn giáo và chủng tộc . . . Nảy sinh những khả năng mới, lối sống nền văn hóa mới, góp phần làm phong phú hơn bản săc văn hóa của cả hai phái cũng như sụ hiểu biết hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống như : các lễ hội, chương trình ẩm thực văn hóa dân gian hóp phần khôi phục và giữ vững nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Giải quyết dược việc làm cho số lượng lớn lao đông địa phương, hạn chế tệ nạn xã hội, hóp phần giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
Đóng góp nhiều cho các hoạt động công ích như : trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, học bổng học sinh nghèo hiếu học, trợ cấp xóa đói giảm nghèo . . .
2.3.4.3. Môi trường :
Mô hình khu du lịch sinh thái Bình Qưới 1 góp phần làm cho môi trường địa phương ngày càng trong sạch hơn. Nó cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí,nước đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác.
Với những chương trình giáo dục môi trường và bảo vệ tài nguyên trong khu du lịch sinh thái này có tác đông mạnh mẽ đến du khách lẫn người dân trông vùng, từ đó sẽ nẩy sinh ý thức và quyết tâm bảo vệ môi trường nơi họ sống và làm việc.
2.4. KẾT LUẬN
Khu du lịch sinh thái Bình Qưới 1 đã tạo hình ảnh tốt, xây dựng niềm tin đối với khách hàng và các bên hữu quan nhờ vào việc cam kết tuân thủ các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác về quản lý môi trường và cam kết cải tiến liên tục.
Không những thế việc áp dụng và duy trì EMS theo ISO 14001 đã giúp cho KDL Bình Qưới 1 tiết kiệm được chi phí đầu vào (điện, nước, năng lượng, hóa chất, ...) và kiểm soát được chi phí đầu ra (chất thải rắn, nước thải, khí thải, . . .) giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường KDL cũng như môi trường xung quanh.
Thêm vào đó hình ảnh “Xanh” của Bình Qưới 1 đã được nhiều người biết đến qua các bài báo, tạp chí cũng như từ bạn bè, người thân đã góp phần không nhỏ vào việc quản bá thương hiệu của Bình Qưới 1. Đấy có thể nói là một đông lực thay hay nói cách khác nó là một lợi thế giúp cho Bình Qưới 1 có doanh số cao và ngày càng phát triển hơn.
Mô hình phát triển du lịch của Bình Qưới 1:
Tiêu chuẩn lực chọn (đặc trưng)
Vị trí gần thành phố nhưng yên tĩnh.
Điển hình cho một vùng, sông nước, làng quê.
Không xây nhà cao tầng, sử dụng vật liệu gỗ, tre, lá.
Tiêu chuẩn sinh thái .
Nông – Lâm nghiệp : Cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất nông nghiệp.
Không làm gì gây hại cho sinh thái, tôn trọng khả năng tái tạo của hệ sinh thái, quan tâm đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên.
Kiến trúc : phù hợp hài hoà với cảnh quan.
Sử dụng chính sách tiêu thụ xanh : Ưu tiên sử dụng sản phẩm dịa phương, hạn chế bao bì không cần thiết, tránh sử dụng hàng hóa gây hại đến môi trường.
Chất thải : Điều được sử lý trước khi thải ra môi trường.
Chất lượng không khí tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép. Bãi xe được kiểm soát và nằm ở khoảng cách hợp lí đối với khu du lịch.
Tiêu chuẩn xã hội và du lịch
Không xâm phạm đến văn hóa và làm hỏng đến nền kinh tế văn hóa bản địa.
Giữ gìn và tôn tạo bản sắc văn hóa xã hội, văn hóa ẩm thực, lễ hội mang đậm nét truyền thống.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.
Tôn trọng khả năng tái tạo xã hội. Đảm bảo an ninh khu vực.
Đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Đóng góp ngân sách nhà nước.
Đội ngũ cán bộ nhân viên luôn được đào tạo và nâng cao tay nghề.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI LÂM VIÊN CẦN GIỜ – TP. HỒ CHÍ MINH
3.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI LÂM VIÊN CẦN GIỜ – TP.HỒ CHÍ MINH :
3.1.1.Lịch sử hình thành Huyện Cần Giờ :
Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử 300 năm Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh. Mảnh đất Rừng Sác Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm nhất của người Việt đi khai khẩn phương Nam. Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi hùng của đất nước : nơi Gia Long “tấu quốc” bị quân Tây Sơn đánh bại ở “Thất Kỳ Giang”, nơi tàu chiến nước Pháp đầu tiên tiến vào xâm chiếm Nam Bộ, một trong những địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là căn cứ kháng chiến của Việt Minh, của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống thực dân Pháp, của đoàn 10 anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ . . . Cùng với việc hình thành các cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản và khai thác các nguồn lợi thiên nhiên thông qua các hoạt động nông, lâm, diêm nghiệp, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây cũng ngày một phong phú, đa dạng, mang màu dấu ấn vừa chung lại vừa riêng với những tập tục mang đâm bản sắc dân tộc và tiêu biểu là lễ hội Nghinh Ông hằng năm vào rằm tháng tám, thờ cúng thần Nông, thờ người có công với làng, với nước. Cùng với các lễ hội là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơ ca, hò vè mang đậm màu sắc dân gian truyền thống.
Thuận lợi có nhiều nhưng khó khăn luôn luôn nhiều hơn, có những khó khăn trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua, vậy mà suốt 25 năm ấy (1975 – 2005) từ điểm xuất phát về kinh tế, xã hội thấp hơn nhiều so với các quận huyện khác của thành phố, Đảng bộ Cần Giờ đã vững tay chèo, lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, tiềm lực sẵn có, cộng với sự hỗ trợ từ thành phố và Trung ương, từng bước khôi phục, xây dựng và phát triển Cần Giờ trở thành Huyện có kinh tế ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trọng tâm hướng vào phát triển du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng kinh tế biển, hình thành rõ nét thế mạnh theo cơ cấu kinh tế ngư – nông – lâm – dịch vụ.
Những gì mà Cần Giờ đạt được trong 25 năm – ¼ thế kỷ qua “là kết quả của quá trình phấn đấu kiên trì, là kết quả của trí tuệ, phẩm chất, khí phách của Đảng bộ và nhân dân Huyện Cần Giờ. Những kết quả đó không chỉ đánh dấu chặng đường phát triển mới của Huyện mà còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo”.
3.1.2 .Đặc điểm tự nhiên :
3.1.2.1.Vị trí địa lý :
Cần giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của TP.Hồ Chí Minh, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
Hình 8 : Sông nước rừng ngập mặc Cần Giờ
Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía Đông và Đông Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang) về phía Tây. Phía Nam giáp với biển Đông.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106046’12’’ đến 107000’50’’ Kinh độ Đông và từ 10022’14’’ đến 10040’00’ vĩ độ Bắc.
Huyện Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha bằng 32% diện tích đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5000 ha diện tích lúa trồng, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phàn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặc độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm . . .
3.1.2.2. Điều kiện khí hậu :
Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 250C đến khoảng 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C.
Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió chính là Bắc – Đông Bắc. Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trong về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trong của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.
Biển là nguồn lợ to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển Kinh tế – Xã hội.
Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển Kinh tế – Xã hội là quỹ đất còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh – Một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
Dân số Cần giờ tính đến năm 2000 khoảng 60.000 người, mật độ 82người/km2 (thấp nhất so với các quận huyện khác của thành phố). Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55%.
Về hành chính, Cần Giờ có 7 xã và thị trấn : Cần Thạch, Long Hoà, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
3.1.2.3. Giá trị đa dạng sinh học ở Cần Giờ :
Khu du lịch sinh quyển Cần Giờ nằm ở vùng ven biển vịnh Gềnh Rái và cửa sông Đồng Nai với hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) điển hình có diện tích gần 4.000 ha. RNM được xem là hệ sinh thái quan trọng, điển hình của vùng ven biển nhiệt đới không chỉ cung cấp lâm sản có giá trị mà còn là nơi cư trú của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cư và một số loài động vật lưỡng cư, trên cạn.
RNM Cần Giờ là một trong những khu rừng ngập mặn ở Việt Nam mang tính chất rừng nhiệt đới cổ và phong phú về số loài thực vật di cư. Theo số liệu điều tra, RNM Cần Giờ có khoảng 35 loài thực vật, phổ biến là Đước đôi (Rhizophora apiculata), Đước bộp (Rhizophora micronata), Mấm quăn (Avicennia lanata), Mấm trắng (Avicennia alba), Bần (Sonneratia evata ), Chà là (Phoenix paludosa), Dừa nước ( Nipa fruticans) . . .
Cùng với sự phục hồi về thảm thực vật rừng, nhiều loài động vật tưởng chừng như đã biến mất cùng với sự tàn phá của chiến tranh đã hồi sinh và phát triển lại nhanh chóng ở RNM Cần Giờ như khỉ, lợn rừng, chồn, trăn, rái cá . . . trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như Cá sấu hoa cà, Rắn hổ mang chúa, . . . Đặc biệt, nhờ có sinh cảnh thuận lợi, các sân chim tự nhiên đã và đang hình thành trở lại với số loài đã chiếm tới 43% tổng số loài chim nước ở Việt Nam, trong đó có tới 9 loài quí hiếm được ghi trong Sách Đỏ Thế Giới.
Các loài cây thường thấy là :
Đước đôi (Rhizophora apiculata).
Đưng (Rhizophora mucronata).
Đước vòi (Rhizophora styloza).
Bần đắng (Sonneratia griffithii).
Bần ổi (Sonneratia ovata).
Vẹt dù (Bruguiera gymnorhita).
Vẹt đen (Bruguiera sexangula).
Xu ổi (Xylocarpus granatum).
Giá (Excoecaria agallocha).
Cóc đỏ (Lumnitzera littorea).
Dà quánh (Ceriops decandra).
Dừa lá (Nypa fruiticans).
Trang (Kandelia candel).
Tra biển (Thespesia populnea).
Ô rô (Acanthus ebracteatus).
Chùm lé (Azima sarmentosa).
Muôi (Suaeda maritima).
Chùm gọng (Clerodendron inerne).
Me (Tamarindus indica).
Mấm trắng (Avicennia alba).
Mấm đen (Avicennia oflicinalis).
Mấm quăn (Avicennia latana).
Vẹt tách (Bruguiera paviflora).
Xu (Xylocarpus mekongensis).
Sú (Aecigera corniculatum).
Cóc vàng (Lumnitzera racemosa).
Dà vôi (Ceriops tagal).
Chà là (Phoenix paludosa).
Ráng đại (Acrostichum aurerum).
Lứt (Pluchea indica).
Cóc kèn (Derris trifoliata).
Dây mủ (Gymnanthera mitida).
Gõ biển (Intsia bijuga).
Điên điển (Sesbania paludosa).
Sam biển (Sesuvium protulacastrum).
Bảng 11 : Bảng phân bố một số loài điển hình theo độ ngập thủy triều :
Tên loài cây
Vị trí mọc trung bình so với mực nước thủy triền
Mấm trắng (Avicennia alba)
Bần đắng (Sonerratia griffithii)
0m – 1m
Đước đôi (Rhizophora apiculata)
Vẹt tách (Bruguiera paviflora)
1m – 1,5m
Đước vòi (Rhizophora styloza)
Sú (Aecigeara corniculatum)
1,5m – 2,5m
Chà là (Phoenix paludosa).
Vẹt dù (Bruguiera gymnorhita).
2,5m – 3m
Cóc đỏ (Lumnitzera littorea).
Chà là (Phoenix paludosa).
Giá
3m – 4m
Mức độ so sánh cụ thể như sau :
Tại Camphuchia có 26 loài trên tổng số 35 loài của nước ta, tại Philipines có 37 loài trên tổng số 35 loài của nước ta, tại Pakistan thì chỉ có tổng cộng 5 trên 35 loài của nước ta. Cá biệt như New Zealand thì chỉ có 1 loài trong tổng số 35 loài của nước ta.
Bên cạnh đó số loài cây gia nhập vào rừng ngập mặn lên đến 120 loài và nếu so sánh với khu vực miền Đông nam Bộ thì số lượng này hầu như là gần đầy đủ.
Thảm thực vật tại rừng ngạp mặn Cần Giờ được cấu thành bởi 15 loại quần xã tạo nên. Điều này tạo nên sự đa dạng và phong phú cho sinh cảnh của rừng ngập mặn. Các kiểu sinh cảnh này bao gồm các loại như sau :
Quần xã Đước thuần loại phân bố trên các vùng đất cao tương đối ổn định hoàn toàn, kiểu quần xã này đang chiếm ưu thế cho hệ sinh thái toàn vùng và trở thành kiểu rừng quan trọng với diện tích tương đối lớn chiếm đến 21.000ha. các quần xã tự nhiên đang dần dần bị thay thế bởi rừng trồng.
Quần xã Đước (Rhizophora apiculata) – cây bụi phân bố trên các vùng đất cao hơn, các loại cây thân gỗ nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây Đước. Quần xã Đưng (Rhizophora mucronata) phân bố trên vùng đất bãi bồi cao, toàn bộ quần xã này là rừng trồng.
Quần xã Bần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố ở vùng đất mới bồi bọc bờ sông nước lợ. Quần xã Bần chua có thể mọc chung với quần xã Mấm trắng hoặc Mấm đen tuỳ theo độ cao của đất.
Quần xã Mấm trắng (Avicennia alba) phân bố trên vùng đất mới bồi và bùn lỏng. Quần xã Mấm trắng mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Bần chua và Mấm đen.
Quần xã Mấm trắng và Bần trắng (Sonneratia alba) phân bố ở các vùng cửa sông và ven sông rạch bùn nhão.
Quần xã Mấm trắng và Mấm đen phân bố ở các vùng đất ổn định hơn.
Quần xã Mấn đen và Đước phân bố trên vùng đất ổn định ít bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều.
Quần xã Đước – Mấm đen phân bố khu vực có địa hình cao hơn và quần xã Đước đang dần chiếm ưu thế.
Quần xã Đưng (Rhizophora mucronata) phân bố trên vùng bãi bồi khá cao trong đó toàn bộ hầu hết là rừng trồng.
Quần xã Mấm Quăn (Avicennia latana) phân bố ở các vùng đất bồi chặc và thường xuyên bị thủy triều ảnh hưởng. Đặtc biệt tại các vùng trước đây là ruộng muối nay bỏ hoang thì quần xã Mấm quăn đã xuất hiện một cách tự nhiên.
Quần xã Chà là nước (Phoenix paludosa) phân bố trên vùng ca, sét chặt, ít ngập triều, quần xã này mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Ráng Đại, Lức và Tra Lâm Vồ ( Thespesia populnea).
Quần xã Ráng phân bố khá rộng trên vùng đất cao chỉ bị ngập khi triều cường. Quần xã này phân bố khá rộng trên vùng đất đang chuyển từ ngập mặn sang lợ.
Quần xã Dà (Ceriops tagal, Ceriops decandra) – Cóc – Giá (Excoecaria agallocha) phân bố trên vùng đất sét chặt, ngập khi triều cao.
Quần xã Cóc vàng (Lumnitzera racemosa) phân bố trên vùng đất sét chặt, cao. Đôi khi còn mọc ngay trên cả vùng đất xưa kia là ruông muối bỏ hoang.
Quần xã Dừa nước (Nypa fruiticans) phân bố dọc theo kinh rạch có độ mặn thấp, nơi đất phù sa bồi đắp nay đã ổn định và nén chặt. Quần xã dừa nước có thể mọc hỗn giao với Mái dầm, Ô rô, Lác, Cói . . .hoặc mọc thuần loại.
Về hệ động vật của rừng ngập mặn kể từ sau chiến tranh tàn phá đến nay rừng ngập mặn Cần Giờ có số lượng các cá thể và số lượng loài đều tăng lên đáng kể. Hiện nay theo thống kê sơ bộ của dự án khu bảo tồn rừng ngập mặn cho ta kết quả như sau :
Khu hệ động vật thủy sinh không có xương sống có trên 700 loài thuộc 44 họ, 19 bộ, 6 lớp, 5 ngành. Đại diện là con Sâm đất sinh sống trong vùng đất nhiễm mặn có giá trị cao về dinh dưỡng và trị bệnh.
Khu hệ cá có trên 137 loài thuộc 39 họ và 13 bộ. Đại diện là các loài cá như cá kìm, cá bống . . .
Khu hệ chim có trên 130 loài thuộc vào 47 họ, 17 bộ. Trong số đó có khoảng 51 loài chim nước và 79 loài không phải là chim nước sinh sống trong sinh cảnh khác nhau. Với số lượng 130 loài chim kể trên, Cần Giờ có khu hệ chim phong phú hơn so với rừng ngập mặn Cà Mau và các vườn chim khác tới hơn 47 loài. Các loài tập trung như Diệc, Cò, Mòng, Bồ Nông . . .
Khu hệ động vật trên cạn có trên 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát. Trong số 31 loài bò sát trên thì có đến 11 loài có tên trong sách đỏ của Việt Nam như : Tắc kè (Gekko gekko), Kỳ Đà Nước (Varanus salvator), Trăn đất (Python molurus), trăn gấm (Python reticulatus), Rắn Cạp Nong (Bungarus fasciatus), Rắn Hổ Mang (Naja naja), rắn Hổ Chúa (Ophyphagus hannah), Vích (Chelonia mydas), cá Sấu Hoa Cà (Crocodylus porosus) . . . hiện đang cư trú và được nuôi dưỡng tại khu vực Lâm Viên Cần Giờ và sông trong môi trường thiên nhiên hoang dã trong Lâm Viên.
Từ những số liệu thống kê kể trên ta thấy rằng nếu so sánh với các khu rừng ngập mặn trong nước và ngoài nước như ở vùng Châu Á Thái Bình Dương thì rừng ngập mặn Cần Giờ mang tính đa dạng sinh học cao hơn và phong phú hơn nhiều.
3.1.3. Tài nguyên môi trường nhân văn :
3.1.3.1. Vùng đất và con người huyện Cần Giờ :
a.Vùng đất Cần Giờ :
Với lịch sử hào hùng hơn 300 năm hình thành và phát triển, cùng với những kỳ tích oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, con người Cần Giờ bền bỉ như cây đước, cây bần cắm sâu bộ rễ chắc khoẻ vào lòng đất mặn để chắt chiêu từng giọt khoáng chất nuôi sống màu xanh quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
Ngày nay, địa danh Cần Giờ đã trở nên thân quen với người dân Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh và nhân dân cả nước bởi nơi đây là huyện biển duy nhất của TP. Hồ Chí Minh, huyện lỵ cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Đông Nam. Cần Giờ có diện tích tự nhiên 70.421ha (bàng 1/3 diện tích toàn thành phố) trong đó đất rừng chiếm trên 38.000ha, sông rạch chiếm 22.850ha, phần còn lại là đất nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn trái, làm muối và đất chuyên dùng.
Hình 9 : Đánh bắt thủy sản ở huyện Cần Giờ
Cần Giờ có tiềm năng to lớn về rừng và biển, môi trường trong lành, nhiều cảnh quan hấp dẫn. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã chính thức gia nhập mạng lưới quốc tế các khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là khu rừng sinh thái tự nhiên và hơn 30.000ha rừng được trồng mới, làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoan chinh 1.doc
- Phuc Luc.doc