Đề tài Khảo sát một số vấn đề về công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH Điện Stanley

Nội dung Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 2

I. Những khái niệm về tiền lương 2

1.1. Tiền lương danh nghĩa 3

1.2. Tiền lương thực tế 3

1.3. Tiền lương tối thiểu 3

II. Vai trò, chức năng của tiền lương 4

2.1. Vai trò của tiền lương 4

2.2. Chức năng của tiền lương 4

III. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 6

3.1. Những yêu cầu 6

3.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 7

IV. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 9

4.1. Hình thức trả lương cho lao động gián tiếp 9

4.2. Hình thức trả lương cho lao động trực tiếp sản xuất 9

V. Quỹ tiền lương và xây dựng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 13

5.1. Quỹ tiền lương 13

5.2. Các phương pháp xây dựng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 13

CHƯƠNG II : KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY 17

I. Sự ra đời và phát triển của công ty điện stanley 17

II. Những đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH Điện stanley 17

2.1. Đặc điểm về tình hình nhiệm vụ và chức năng của Công ty 17

2.2. Đặc điểm về bộ máy quản lý 18

2.3 Đặc điểm về cơ cấu lao động 20

2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 22

2.5 Đặc điểm về thị trường 23

III. Thực trạng quản lý tiền lương của Công ty TNHH điện Stanley 24

3.1. Những đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến hình thức trả lương 24

3.2. Đặc điểm về công tác xây dựng đơn giá tiền lương 25

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY 31

I. Mục tiêu, quan điểm của công ty về đãi ngộ tiền lương 31

1.1. Mục tiêu 31

1.2. Quan điểm 31

1.3. Về công tác quản lý và tài chính 32

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ tiền lương tại Công ty TNHH Điện Stanley 32

2.1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo chức vụ cho toàn bộ công nhân viên trong công ty 32

2.2. Tăng tiền lương cho người lao động trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 35

2.3. Nâng cao hiệu quả các hình thức khen thưởng 36

2.4. Công tác xây dựng đơn giá tiền lương phải gắn liền với lợi nhuận của công ty 37

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

 

docx46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát một số vấn đề về công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH Điện Stanley, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ỷ lại, dựa dẫm lẫn nhau trong một tập thể. Do đó, cách thức chia lương cho từng cá nhân trong tổ cần phải được cân nhắc cẩn thận. V. Quỹ tiền lương và xây dựng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 5.1. Quỹ tiền lương 5.1.1. Khái niệm Là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp mình phụ trách. 5.1.2. Thành phần quỹ tiền lương: bao gồm - Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước - Tiền lương trả theo sản phẩm - Tiền lương công nhật trả cho những người làm theo hợp đồng - Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ qui định, thời gian nghỉ phép đi học. - Các phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, thêm ca kíp - Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên - Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang 5.2. Các phương pháp xây dựng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 5.2.1. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa vào tiền lương bình quân và số lao động bình quân ký kế hoạch. Phương pháp này dựa vào tiền lương bình quân cấp bậc hay chức vụ thực tế kỳ báo cáo và tiến hành phân tích ảnh hưởng tới tiền lương kỳ kế hoạch sau đó dựa vào số lao động bình quân kỳ kế hoạch để tính ra quỹ tiền lương kỳ kế hoạch. QTLKH = TL1 x T1 Trong đó: QTLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch T1 : Số lao động bình quân ký kế hoạch TL1 : Tiền lương bình quân kỳ kế hoạch. Được tính như sau: TL1 = TL0 x ITL1 Trong đó: TL0 : Tiền lương bình quân kỳ báo cáo ITL1 : Chỉ số tiền lương kỳ kế hoạch, nó phụ thuộc vào hệ số cấp bậc kỳ kế hoạch, sự thay đổi cơ cấu lao động Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trước khi đổi mới, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để tăng dự tính quỹ tiền lương sau đó trình lên nhà nước, doanh nghiệp muốn tăng giảm quỹ lương là phải do cấp trên xét duyệt, nên gắn với cơ chế cho xin, không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó nó đã khuyến khích doanh nghiệp nhận nhiều người vào làm việc. 5.2.2. Phương pháp tính quỹ tiền lương dựa vào chi phí lao động. Phương pháp này dựa vào lượng chi phí lao động (tính theo giờ mức của từng loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch) và suất lương giờ bình quân của từng loại sản phẩm để tính quỹ lương cho từng loại. Công thức tính như sau: QTNKH = S Ti x SGT Trong đó: QTNKH: Tổng số giờ làm ra sản phẩm Ti : Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch SGT : Suất lương giờ của sản phẩm i Khi tính theo phương pháp này cần chú ý lượng chi phí lao động lấy theo kế hoạch (kế hoạch về biện pháp và kế hoạch lập lại theo mức). Suất lương giờ bình quân được tính căn cứ vào hệ số lương bình quân theo công việc và suất lương giờ bậc một. 5.2.3. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương theo mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm Phương pháp này dựa vào mức chi phí tiền lương thực tế cho một sản phẩm trong kỳ báo cáo, chỉ số tiền lương và chỉ số năng suất lao dộng trong năm kế hoạch để xây dựng mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch. Ta có công thức: QTL1 = MTL1 x S SL1 Trong đó: QTL1 : Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch SL1 ; Tổng sản lượng kỳ kế hoạch MTL1 : Mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch, được tính như sau: MTL1 = MTL0 x ITL1 / IW1 MTL0 = QTL0 / SSL0 Trong đó: MTL0 : Quỹ tiền lương kỳ báo cáo ITL1 : Chỉ số tiền lương kỳ kế hoạch IW1 : Chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch QTL0 : Quỹ tiền lương kỳ báo cáo SSL0 : Tổng sản lượng thời kỳ báo cáo Phương pháp này có ưu điểm là xác định được chính xác quỹ tiền lương của doanh nghiệp năm kế hoạch vì có tính đến chỉ số năng suất lao động và tiền lương kỳ báo cáo. Tuy nhiên trên thực tế khi cơ cấu sản xuất và điều kiện sản xuất thay đổi sẽ tác động đến năng suất lao động và tiền lương bình quân theo kế hoạch, do đó ảnh hưởng tới mức chi phí tiền lương. Vì vậy muốn sử dụng phương pháp này có hiệu quả đòi hỏi phải phân tích đầy đủ và chính xác ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng tiền lương bình quân trong thời kỳ kế hoạch. 5.2.4. Phương pháp tổng thu trừ tổng chi Thực chất của phương pháp này là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí (chưa có lương) phần còn lại chia làm hai phần: quỹ tiền lương và quỹ khác (quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng,…) trong đó quỹ tiền lương chiếm tỷ trọng chủ yếu. Công thức tính như sau: QTl + QK = (C + V + M) - [( C1 + C2 ) + Các khoản nộp ] Trong đó: QTl + QK : Quỹ tiền lương và các quỹ khác C + V + M : Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp C1 : Khấu hao cơ bản C2 : Chi phí vật tư, nguyên liệu, năng lượng Qua công thức tính quỹ tiền lương nêu trên ta thấy phương pháp này có nhiều bất hợp lý vì theo phương pháp này nhà nước chỉ quản lý đầu ra và đã gộp tất cả các thông số như tiền lương tối thiểu, tiền thưởng từ quỹ tiền lương, phụ cấp, làm thêm giờ,… và một thông số. Do đó đã dẫn đến việc lập quỹ lương có độ chính xác không cao, không tạo thành động lực trực tiếp, sát sườn cho người lao động phấn đấu. Chính vì lẽ đó mà phương pháp này không được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Nó chỉ được áp dụng ở một số doanh nghiệp vào những năm 1980 - 1990 và hiện nay không có doanh nghiệp nào áp dụng phương pháp này. CHƯƠNG II KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY I. Sự ra đời và phát triển của công ty điện stanley Công ty TNHH Điện Stanley thành lập dưới hình thức góp vốn hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép đầu tư số 1669/68 ngày 16/09/1996 với thời gian hoạt động là 10 năm. Tính đến nay: Công ty có tên giao dịch là: Việt Nam Stanley Electric Co…,Ltd Ngay từ những ngày đầu mới hoạt động, công ty có số vốn đầu tư là 21.000.000 USD. Vốn cố định 6.000.000 USD trong đó số vốn góp: * Công ty TNHH Điện Stanley Nhật Bản chiếm 50% * Công ty XNK và đầu tư xây dựng Hà Nội chiếm 30% * Công ty điện Thái stanley chiếm 20% Với hình thức kinh doanh là sản xuất các loại đèn và linh kiện đèn cho ôtô và xe máy. Sản phẩm của Công ty không chỉ được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Cơ sở sản xuất và trụ sở chính đặt tại Dương Xá- Gia Lâm - Hà Nội. Với diện tích xây dựng là 8600m2 trên tổng diện tích mặt bằng là 30.000m2 trong đó: khu văn phòng là 1.021m2, khu sản xuất là 7.579m2 . Hiện nay, công ty hoạt động với 6 phân xưởng chính và 25 dây chuyền. Với năng lực hiện nay công ty có thể sản xuất 1.000.000 bộ đèn/năm. Công ty mới thành lập được 10 năm nhưng với sự giúp đỡ về kỹ thuật và công nghệ của công ty thuộc tập đoàn Stanley nên công ty đã đáp ứng những yêu cầu về chất lượng đối với khách hàng khó tính như: Công ty HonDa Việt Nam, Công ty Suzuki, Công ty Yamaha Việt Nam… II. Những đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH Điện stanley 2.1. Đặc điểm về tình hình nhiệm vụ và chức năng của Công ty: Là một Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã có những chức năng và nhiệm vụ sau: Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của khách hàng để xây dựng chiến lược phát triển Công ty, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất kinh doanh. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, sản phẩm của Công ty là để xuất khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam, sản phẩm phải được đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng, mở rộng thị phần đưa Công ty ngày càng phát triển, có uy tín làm ăn có hiệu quả. Chấp hành pháp luật nhà nước, thực hiện chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác trong và ngoài nước. Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo pháp luật, chính sách của nhà nước. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Phải áp dụng các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp, phòng chống cháy nổ, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. 2.2. Đặc điểm về bộ máy quản lý: Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc hình thành và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy trình sản xuất, kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp trong từng khâu, từng bộ phận là điều hết sức quan trọng. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa doanh nghiệp vào ổn định kinh doanh, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay. Cơ cấu tổ chức của công ty áp dụng theo sơ đồ trực tuyến - chức năng, cơ cấu này đảm bảo phù hợp với quy trình sản xuất, kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp trong từng khâu, từng bộ phận là điều hết sức quan trọng. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Các phân xưởng TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng Giám Đốc Giám đốc hành chính Giám đốc sản xuất Phòng Hành chính nhân sự Phòng Kế toán Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch Phòng Quản lý chất lượng Tổng Giám Đốc: Quyết định chính xác mục tiêu chất lượng và quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. Định kỳ cùng đại diện lãnh đạo tổ chức cuộc họp xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó Tổng Giám Đốc: Cùng với Tổng Giám Đốc xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, tổ chức điều hành, kiểm tra hoạt động trong Công ty, liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết những công việc liên quan đến hoạt đông của Công ty. Phòng Hành chính nhân sự: Phụ trách các vấn đề về nhân sự hành chính, tổ chức thi tuyển cán bộ, công nhân viên vào Công ty, giải quyết những vấn đề cho người lao động. Phòng Kế toán: Làm công việc hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Stanley, tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chỉ đạo điều hành của Công ty, quản lý chặt chẽ tiền vốn, tìm biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn. Phòng Xuất nhập khẩu: Đảm bảo nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư thiết bị kịp thời cho quá trình sản xuất của Công ty. Tiến hành việc khấu trừ thuế tại các cục hải quan, theo dõi việc chính sách thuế mới của Chính Phủ. Phòng Kế hoạch: Quản lý việc kinh doanh, ký xác nhận bán hàng vào đơn hàng của khách hàng gửi tới, quản lý chất lượng nguyên vật liệu và hàng tồn kho. Đồng thời quản lý công nhân viên trong phòng kế hoạch và tồn kho. Phòng Quản lý chất lượng: Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm. Kiểm soát các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra lưu trữ các hồ sơ về chất lượng sản phẩm, thiết bị dụng cụ đo. Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến chất lượng. Các Phân xưởng: Mỗi phân xưởng có một nhiêm vụ giám sát, đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng của mình. Theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị trong phân xưởng và lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng khắc phục phòng ngừa cải tiến các thiết bị sản xuất. 2.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động. Là một công ty chuyên sản xuất các loại đèn và linh kiện đèn cho ô tô và xe máy với thời gian hoạt động là 11 năm. Đến nay Công ty TNHH Điện Stanley đã tạo dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo và có chất lượng cao. Cụ thể: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 2 năm 2005-2006 2005 2006 So sánh (%) 2006/2005 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (%) Tổng số lao động 282 100 415 100 133 47,16 Phân theo tính chất lao động: - Lao động trực tiếp. - Lao động gián tiếp 259 23 91,84 8,16 390 25 93,98 6,02 131 2 50,58 8,7 Phân theo giới tính: - Đại học và trên đại học. - Cao đẳng và trung cấp. - PTTH hoặc trung học cơ sở. 34 102 146 12,06 36,17 51,77 57 165 193 13,73 39,76 46,51 23 63 47 37,65 61,76 32,19 Phân theo độ tuổi: - Trên 45 tuổi - Từ 35-45 tuổi - Từ 25-35 tuổi - Dưới 25 tuổi 6 15 110 150 2,13 5,32 39 53,55 6 15 110 284 1,45 3,61 26,51 68,43 0 0 0 33 0 0 0 88,08 Phân theo giới tính: - Nam - Nữ 153 129 54,26 45,74 225 190 54,22 45,78 72 61 47,06 47,29 Theo bảng trên ta thấy: Tổng số lao động của Công ty thường xuyên có sự thay đổi. Cụ thể là năm 2006 tổng số lao động là 415 người, tăng 133 người so với năm 2005 (47,16%). Số lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động và gia tăng qua các năm. Năm 2005, số lao động trực tiếp của công ty là 259 người chiếm 91,84% tổng số lao động. Năm 2006, con số này là 390 người chiếm 93,98%. Tỷ lệ lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Tính đến năm 2006, số lao động nam là 225 người (54,22%) còn lao động nữ 190 người (45,78%). Đội ngũ lao động có trình độ ngày càng được nâng cao. Năm 2005, số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 12,06%, năm 2006 tăng lên 13,73%. Số công nhân viên có trình độ trung cấp Cao đẳng chiếm 36,17% năm 2005 (năm 2006 là 46,51%). Số lao động trên 45 tuổi của công ty năm 2005 chiếm 2,13% (năm 2006 là 1,45%). Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty là tương đối hợp lý. 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây, Công ty đã có kết quả khả quan, phản ánh sự tăng trưởng lành mạnh, ổn định và tiến bộ. Công ty luôn vượt mức kế hoạch đề ra với kết quả năm sau cao hơn năm trước, chúng ta có thể thấy rõ được kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây qua bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Stanley: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2004-2006 TT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Giá trị tổng sản lượng Tr đ 48.664 58.970 101.620 10.326 21 42.650 72 2 Doanh tu tiêu thụ Tr đ 88.980 133.620 195.873 44.640 50 62.253 47 3 Tổng số lao động Người 250 282 415 32 13 133 47 4 Tổng vốn kinh doanh - Vốn lưu động - Vốn cố định Tr đ 98.000 22.000 76.000 152.000 25.000 127.000 200.000 35.000 65.000 54.000 3000 51.000 55,10 13,64 67,11 48.000 10.000 38.000 31,58 40000 29,92 5 Lợi nhuận Tr đ 2.860 5.650 7.210 2.790 97 1.550 27 6 Nộp ngân sách Tr đ 10.029 27.727 43.264 17.698 76 15.537 56 7 Thu nhập bình quân (V) ngđ/ tháng 1.453 1.655 2.000 202 14 345 21 8 Năng suất lao động 1 CNV (W=1/3) Tr đ 195 209 245 14 7,17 36 17,2 Nhận xét: + Giá trị sản lượng năm 2005 so với 2004 tăng 10.362 triệu đồng (21%), năm 2006 so với năm 2005 tăng 42.650 triệu đồng (72%) + Lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với doanh thu. Doanh thu năm 2005 so với 2004 tăng 44.640 triệu đồng tương ứng 50%, lợi nhuận năm 2006 cũng tăng 127%. + Ngân sách nộp nhà nước của công ty không ngừng tăng lên từ 10.029 triệu đồng năm 2004 lên 27.727 triệu đồng năm 2005 và đến năm 2006 đạt 43.264 triệu đồng. Thu nhập bình quân của CBCNV cũng tăng từ 1.453.000 đồng năm 2004 lên 2 triệu đồng năm 2006. 2.5. Đặc điểm về thị trường. Chỉ trong một thời gian hoạt động, đến nay Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thương trường, trở thành một công ty độc quyền với mạng lưới trải rộng từ Bắc vào Nam. Với sản phẩm chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế được sản xuất tại Việt Nam trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhập từ Nhật Bản với giá thành rẻ do sử dụng lao động địa phương, sản phẩm của Stanley Việt Nam được sản xuất đáp ứng cho nhu cầu cho các công ty sản xuất xe máy lớn tại Việt Nam và dành một phần cho xuất khẩu ra nước ngoài. Đèn cho xe máy gồm: Đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, được cung cấp cho các công ty: + Công ty Honda Việt Nam (Vĩnh Phúc) + Công ty Suzuki Việt Nam (Đồng Nai) + Công ty Yamaha Việt Nam (Sóc Sơn) + Công ty liên doanh sản xuất phụ tùng xe máy (Hải Dương) và các đơn vị lắp ráp xe máy của Việt Nam. Đèn cho ôtô gồm: Đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan và đèn phản quang, được cung cấp cho các công ty: Honda, Ford, Toyota, Suzuki…Một phần sản phẩm sẽ được dành xuất khẩu cho các công ty sản xuất xe máy, ôtô tại các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Mỹ… III. Thực trạng quản lý tiền lương của Công ty TNHH điện stanley: 3.1. Những đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến hình thức trả lương. Trong lĩnh vực khai thác, đầu tư trong và ngoài nước đòi hỏi cầ đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ giỏi. Chính vì vậy, để hoạt động kinh doanh thì đòi hỏi một lực lượng lao động có chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác. Biểu số 1: Bố trí sử dụng lao động của công ty Đơn vị: Người TT Bộ phận Số người Tỷ lệ % Trong đó trình độ ĐH CĐ TH Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 Ban Giám đốc Phòng TCHC Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng QLCL Xưởng sản xuất phụ Kho Bảo vệ 3 19 11 23 4 16 45 20 1,3 4,78 8,26 10 1,74 6,96 19,56 8,6 3 9 18 22 4 2 1 0 0 1 0 1 0 0 5 0 0 1 1 0 0 1 9 0 0 0 0 0 0 13 30 20 Nguồn: Phòng Tổ chức kinh doanh Nhìn vào bảng phân bố ta thấy việc sắp xếp, bố trí ở các đơn vị là phù hợp. Lực lượng cán bộ được bố trí vào các đơn vị chủ chốt tại các phòng ban chức năng, giúp công ty về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ. Trong bảng phân bố lao động thì xưởng sản xuất phụ là thiếu so với yêu cầu cần tuyển dụng thêm, đáp ứng cho việc sản xuất có hiểu quả hơn. Về trình độ CBCNV ta thấy chất lượng đội ngũ cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt 100% cán bộ quản lý điều có trình độ ngoại ngữ trong đó có 55% cán bộ biết hai ngoại ngữ. Đây là một thuận lợi và điều kiện để trao đổi với đối tác nước ngoài. Biểu số 2: Cơ cấu CBCNV theo độ tuổi của công ty Dưới 35 tuổi 35 - 45 tuổi Trên 45 tuổi Số người % Số người % Số người % 1. Cán bộ lãnh đạo 3 3,75 5 6,25 6 1,45 2. Cán bộ quản lý 21 26,25 15 5,32 6 1,45 Nguồn: Phòng Tổ chức kinh doanh Qua bảng trên ta thấy cơ cấu CBCNV theo độ tuổi của toàn công ty nhìn chung là trẻ. Trong đó, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo dưới 35 tuổi chiếm 3,75% và trên 45 tuổi chiếm 1,45% trong tổng số cán bộ quản lý của công ty. Sự kết hợp hài hòa giữa lớp trẻ năng động, tiếp thu những cái mới và lớp già có kinh nghiệm trong quản lý, đã tạo sự cân đối trong cán bộ quản lý, phát huy tính sáng tạo và tự chủ trong công việc. 3.2. Đặc điểm về công tác xây dựng đơn giá tiền lương. Công ty TNHH Điện Stanley áp dụng nguyên tắc về trả lương cũng như việc xây dựng đơn giá tiền lương đều theo quy định của Nhà nước, việc xây dựng đơn giá tiền lương của công ty là theo cấp bậc, chức vụ của cán bộ, công nhân viên. Với tất cả các đặc điểm về hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức... đã chi phối và ảnh hưởng đến công tác trả lương của Công ty. Đảm bảo sao cho trả lương hợp lý, đúng người, đúng bậc, đúng công việc. 3.2.1. Công tác tổ chức tiền lương Công tác tổ chức tiền lương được giao cho phòng Tổ chức hành chính, đây là 1 trong 6 phòng chức năng của công ty. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận này ngoài việc nghiên cứu tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc công ty và công tác tổ chức cán bộ, còn phải nghiên cứu các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của cấp trên về tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế. Để từ đó vận động, xây dựng cơ chế, chính sách tiền lương trong đơn vị phù hợp với tình hình hoạt động của công ty trong từng thời kỳ. Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiền lương hàng tháng, hàng quý, năm, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ đối với công nhân ở cơ sở. Tổng hợp làm báo cáo về lao động tiền lương hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình lên Công ty TNHH Điện Stanley. Với tính chất và nhiệm vụ kinh doanh của mình, lực lượng cán bộ công tác tổ chức tiền lương hiện có ở công ty được sắp xếp, bố trí hết sức gọn nhẹ. Việc theo dõi quản lý sử dụng lao động do Trưởng phòng Tổ chức cán bộ trực tiếp điều hành. Trong phòng bố trí một nhân sự chấm công, tính lương cho từng cán bộ, công nhân viên theo các văn bản hiện hành của Nhà nước và của Công ty. 3.2.2. Các hình thức và chế độ trả lương ở công ty * Hình thức trả lương theo chức vụ, bậc lương. * Tiền lương tháng (lương cứng). Tiền lương này được chi trả hàng tháng bao gồm lương cơ bản và phụ cấp theo lương (nếu có). Tiền lương tháng = (Hcb x TLmin) + PCcv (nếu có) Trong đó: Hcb: Hệ số lương cấp bậc theo thang lương quy định của Nhà nước ban hành. TLmin: Tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước (mức áp dụng hiện hành là 450.000đ) PCcv: Phụ cấp chức vụ (theo bảng lương quy định của Nhà nước) Công ty áp dụng bảng lương của viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành phục vụ ở công ty theo bảng lương của nhà nước. Riêng đối với Ban giám đốc Công ty và kế toán trưởng thì tính lương theo bảng lương chức vụ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Biểu số 3: Bảng lương nhân viên gián tiếp Đơn vị tính: Đồng TT Chỉ tiêu Hệ số Lương cơ bản Phụ cấp chức vụ Tổng lương (1) (2) (3) (4)=450.000x(3) (5)x450.000 (6)=(4)+(5) 1 Giám đốc 6,31 2.839.500 0,6 3.109.500 2 Phó giám đốc 5,65 2.542.500 0,5 2.767.500 3 Trưởng phòng 4,2 1.890.000 0,4 2.070.000 4 Giám đốc phân xưởng 5,32 2.394.000 0,4 2.575.000 5 Nhân viên: - Trình độ Đại học - Trình độ Cao đẳng - Trình độ Trung cấp 2,96 2,65 2,15 1.332.000 1.192.500 967.500 0 0 0 1.332.000 1.192.500 967.500 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính * Tiền lương bổ sung: Công ty đã thực hiện cơ chế phân chia thành các phòng ban nghiệp vụ và các phòng quản lý, đồng thời với mục đích để cho các phòng tự chủ trong kinh doanh tức là tự chủ trong việc tìm kiếm thị trường, bạn hàng buôn bán, và mặt hàng trên cơ sở định hướng của Ban giám đốc và phòng quản lý. Chính vì thế, lợi nhuận làm được của các phòng nghiệp vụ chính là cơ sở để tính tiền lương bổ sung cho các phòng ban + Tính tiền lương bổ sung cho từng phòng. Lương bổ sung của công ty căn cứ cho từng phòng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty trong quý. Tuy nhiên số tiền lương bổ sung này không vượt quá quy định của công ty nói riêng và của nhà nước nói chung. + Tính tiền lương bổ sung cho từng cá nhân. Do tiền lương bổ sung được tính chung cho cả công ty dựa vào kết quả kinh doanh của Công ty đó làm ra trong quý. Chính vì thế phải thực hiện việc tính cụ thể cho từng cá nhân trong công ty. Để tiến hành chia lương bổ sung cho từng cá nhân, Công ty đã xây dựng nên bảng hệ số công việc và bảng thời gian trong năm bình quân của một số cán bộ, công nhân viên, đảm bảo của các chức danh và căn cứ vào bảng này để tính lương bổ sung cho từng cá nhân cụ thể. Biểu số 4: Bảng hệ số công việc và bảng thời gian trong năm bình quân Chỉ tiêu Đơn vị tính KH TH TH/KH I. Số ngày theo lịch Ngày 365 365 100% Nghỉ lễ và chủ nhật - 52 52 100% II. Vắng mặt trong công tác - 1. Nghỉ phép năm - 2, Nghỉ thai sản - 19 15 78,9% 3. Ốm đau - 4. Nghỉ hoàn thành công việc xã hội, tập thể - III. Số ngày làm việc thực tế theo chế độ - 303 303 100% IV. Độ dài bình quân của ngày làm việc - 8 8 100% 1. Tổn thất trong ca - 0,5 2. Thời gian nghỉ cho con bú - V. Thời gian làm việc thực tế bình quân ngày (V=IV-1-2) Giờ 8 7,5 VI. Quỹ thời gian làm việc bình quân của 1 CBCNV (VI=VxIV) - 64 60 93,75% * Phương pháp tính lương bổ sung hoặc căn cứ vào hệ số: - Hệ số công việc đảm nhận: K1 - Hệ số thành tích: K2 - Hệ số thực lĩnh: K = K1 x K2 Tiền lương bổ sung = K x số tiền lương bổ sung (LBS) co một hệ số của cá nhân (thực lĩnh). ∑ Số tiền LBS phòng ∑ hệ số thực lĩnh Số tiền LBS cho một hệ số = Khi tính lương bổ sung, công ty đã cân nhắc một số điểm cần lưu ý trong tính lương bổ sung cá nhân dưới đây: Việc xây dựng chức danh trong bảng quy định hệ số đảm nhận công việc của cá chức danh được quy định. + Chức danh Giám đốc là người đứng đầu Công ty và được xếp vào bộ phận quản lý. + Chức danh Phó giác đốc là người đứng thứ hai sau Giám đốc và được sắp xếp vào bộ phận quản lý. + Chức danh trưởng phòng là trưởng phòng Hoạt động kinh doanh, Trưởng phòng Tổ chức hành chính. + Chức danh Phó phòng hoạt động kinh doanh. + Chức danh chuyên viên các phòng có trình độ đại học trở lên. + Chức danh nhân viên đảm nhận các công việc như văn thư, đánh máy, lễ tân, bảo vệ, lái xe, vệ sinh... Quy định về hệ số lương bổ sung một số trường hợp đặc biệt: + Người cán bộ đang trong thời gian thử việc. Ký hợp đồng, sinh viên mới ra trường phải trải qua thời gian tập sự: 18 tháng đối với trình độ trung cấp: không quá 3 tháng đối với trình độ đại học. Quy định này không áp dụng đối với chức danh nhân viên. + Người đi học theo kế hoạch tiền lương bổ sung được hưởng 80% nếu đi học dưới 1 tháng, hưởng 60% nếu thời gian học từ 1 đến 3 tháng và từ 6 tháng trở lên được hưởng 20%. + Nghỉ ốm, nghỉ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKhảo sát một số vấn đề về công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH Điện Stanley.docx
Tài liệu liên quan