MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài .
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu .
3. Mục đích nghiên của đề tài .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
6. Phạm vi nội dung nghiên cứu .
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Hướng tiếp cận tư liệu .
9. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị - nguyên nhân và chính sách của Nhà nước.
1.1 Buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị
1.1.1 Khái niệm buôn bán hàng rong .
1.1.2 Đặc điểm của buôn bán hàng rong .
1.1.3 Tình hình buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị. .
1.2 Nguyên nhân của việc buôn bán hàng rong .
1.2.1 Nguyên nhân khách quan .
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan .
1.3 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động buôn bán hàng rong.
Chương II: Hiện trạng buôn bán hàng rong ở quân 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1 Sự tồn tại khách quan của hoạt động buôn bán hàng rong .
2.1.1 Nguyên nhân của sự tồn tại .
2.2 Kết quả khảo sát hiện trạng buôn bán hàng rong ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Phân tích kết quả khảo sát qua những câu hỏi đóng
2.2.2 Kết quả ghi nhận ý kiến .
2.2.3 Nhận xét và đánh giá .
Chương III: Giải pháp và khuyến nghị hạn chế các mặt tiêu cực của việc buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1 Giải pháp hạn chế các mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh. .
3.1.1 Gải pháp “sống chung”. .
3.1.2 Ban hành luật để quản lý hàng rong. .
3.1.3 Tăng cường đội ngũ quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng
3.2 Khuyến nghị với cơ quan chức năng để hạn chế các mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh .
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức kể cả người bán lẫn người mua.
3.2.2 Quy hoạch sắp xếp vỉa hè và xây dựng mô hình tự quản .
3.2.3 Cần nghiên cứu xây dựng một chương trình về việc làm và chính sách việc làm đảm bảo phát triển đô thị và trật tự đô thị.
3.2.4 Giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề.
C. KẾT LUẬN .
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất nhỏ.Các hộ nông dân sản xuất nhỏ ở các vùng quê phụ thuộc một cách đáng kể vào nhũng gánh hàng rong trên đường phố, thông qua việc bao tiêu sản phẩm của họ. Không ngẫu nhiên mà hoạt động kinh tế buôn bán hàng rong lại tồn tại cho đến bây giờ ở các đô thị Việt Nam, nó cũng phải có những sự tác động nào đó và những nguyên nhân khách quan dẫn tới có một bộ phận bán hàng rong tồn tại ở các đô thị lớn. Do Việt Nam đi lên từ điểm xuất phát thấp, tỉ lệ người dân nghèo còn nhiều. Dân số ngày càng đông trong khi để kiếm được một việc làm không phải là điều dễ dàng dẫn tới người thất nghiệp ngày càng tăng với lại do nhu cầu và thói quen mua hàng rong của người dân ở các đô thị lớn cũng rất lớn.Buôn bán hàng rong đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thiết yếu của người dân đô thị Viêt Nam.
Nguyên nhân chủ quan
Ở Việt Nam những người đi buôn bán hàng rong vì thấy ở nông thôn thu nhập thấp không đáp ứng đủ với nhu cầu tiêu dùng của họ, với lại ở quê không có công ăn việc làm, vì đất đai hạn hẹp, vì mất nghề truyền thống nên đã đổ xô ra thành phố kiếm sống. Vì vậy bán hàng rong trở thành một giải pháp, bán hàng rong cung cấp việc làm và là nghề duy nhất để kiếm sống của rất nhiều người không chỉ sống bằng nghề bán hàng rong mà cả những lao động khi nông nhàn hay ở những vùng đất đai khan hiếm hoặc do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây. Hơn nữa họ hi vọng ở thành phố sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với công việc này.Với lại người dân trong hoạt động buôn bán hàng rong chưa tha thiết với việc học nghề, học việc, mà hầu hết là họ đều hài lòng với công việc và khoản thu nhập có được trong hoạt động buôn bán hàng rong. Một nguyên nhân nữa là do thói quen ưa “tự do” về thời gian của người Việt Nam,vì họ có thể ngừng công việc và bắt đầu công việc của mình lại bất cứ lúc nào tùy thích, rồi lại phù hợp với năng lực, tuổi tác của những người dân nông thôn.
Tóm lại là những người dân nghèo Việt Nam đều có những nguyên nhân khách quan, chủ quan nhất định để hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong.
1.3 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động buôn bán hàng rong.
Hoạt động buôn bán hàng rong đúng là rất khó quản lí nên Nhà nước chúng ta đã có đề ra những chính sách để nhằm quản lí nó. Một trong những chính sách đó là nghị định 39/ 2007/ NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh(buôn bán hàng rong) và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này.
Đối tượng chịu sự điều chỉnh của nghị định
Những đối tượng sau đây phải chịu sự trực tiếp của nghị định: Buôn bán hàng rong không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong, hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định; buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; thực hiện các dịch vụ. kinh doanh lưu động là các hoạt đông thương mại không có địa điểm cố định.
Những địa điểm cấm kinh doanh hàng rong
Nghị định nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây: Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp và hạng, các danh lam thắng cảnh khác, khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, doanh trại Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển,của khẩu quốc tế, bến tàu, sân ga và trên các phương tiện vận chuyển,khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo; nơi tạm dừng của các phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm,vỉa hè lòng đường, lề đường của đô thị,đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại.
Các tuyến đường, khu vực do UBND tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương
Hành vi không được phép thực hiện
Nghị định nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hoạt động bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng
xấu đến môi trường, sức khỏe, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng; sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân.
Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách; tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, còi kèn và các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm an toàn trật tự an toàn xã hội; rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động, gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
In, vẽ, viết lên tường, treo cờ, panô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung; sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh; đổ chất thải, vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng.
Nấu ăn,ngủ nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí vui chơi công cộng làm ảnh huongr xấu đên mỹ quan chung và trật tự, an toàn và xã hội; lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại.
Chương II: Hiện trạng buôn bán hàng rong ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1 Sự tồn tại khách quan của hoạt động buôn bán hàng rong.
Cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu hút hàng trăm nghìn người từ các tỉnh khác di chuyển đến học hành mưu sinh. Là một quốc gia đang phát triển, gần 80% dân số sinh ra và lớn lên ở nông thôn, do đó những người di chuyển từ các tỉnh khác đến Thành phố Hồ Chí Minh đều xuất phát từ những điều kiện sống thấp. Đặc biệt là trình độ học vấn tay nghề, thói quen, kỹ năng và kỷ luật lao động không cao. Do đó, khi đên Thành phố Hồ Chí Minh nhiều người đã làm các việc phi chính thức để mưu sinh, trong đó một bộ phận người dân đã tham gia vào những hoạt động buông bán hàng rong. Đó là ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, còn cụ thể là quận 10 một trong những quận có tỉ lệ người bán rong khá cao. Trên các con đường như Nguyễn Tri Phương, Tô Hiến Thành vv.. thì lực lượng này rất đông đảo, buôn bán trên các vỉa hè,rồi cho tới những chiếc xe đẩy đi trên đường làm cản trở giao thông.
Phải nhìn nhận rằng, trong nhiều năm liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao ( năm 2000: 9.5%, năm 2002: 10,2%, năm 2003: 11,2%, năm 2004 là 12%), và do đó nhu cầu tuyển lao động cũng khá lớn. Thế nhưng thực tế số tuyển được rất thấp so với nhu cầu. Lí do các đơn vị không tuyển được đủ số lao động cần thiết chủ yếu những ứng viên không đủ trình độ học vấn và tay nghề. Người không trúng tuyển roi vào tình trạng không hoặc chưa có việc làm và thất nghiệp tạm thời và cùng với lực lượng lao động khá lớn không tham gia các đợt tuyển lao động nữa mà dần dần tìm đến với hoạt động buôn bán hàng rong để mưu sinh.
Với nhiều hộ,cá nhân hoạt động buôn bán hàng rong, trong thời gian qua họ phải cảm nhận nỗi nhọc nhằn khi bị lực lượng công an khu vực rượt đuổi, nhưng do nhiều nguyên nhân đã nói ở trên, họ vẫn phải tiếp tục “tự thu xếp” với việc buôn bán này. Như vậy thì hàng rong luôn tồn tại với sự phát triển kinh tế của xã hội.
2.1.1 Nguyên nhân của sự tồn tại hàng rong.
Mỗi người đều có một lý do, một hoàn cảnh, nhưng cũng cần thấy rằng, hiện nay do nhu cầu và thói quen mua hàng của người dân ở khu vực Thành phố này cũng rất lớn. Thực vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn có hàng nghìn người làm việc với mức thu nhập quá thấp. Rồi đến hàng ngàn sinh viên, học sinh đang tạm trú tại thành phố cần có bữa ăn, đồ dùng hàng ngày. Và thực tế, loại hình hàng rong này từ nhiều năm qua đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua, bán nhanh, tiện lợi cùng với các loại hàng hóa giá rẻ cho họ. Xung quanh đó là khu nhà trọ của các công nhân lao động là những “ mảnh đất màu mỡ” để cho buôn bán hàng rong nảy sinh và tồn tại. Cả trong nội thành và ngoại thành, những buổi họp chợ chớp nhoáng với các mặt hàng tiêu dùng đa dạng, giá rẻ của những người buôn bán hàng rong đã cung cấp,đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đông đảo người dân. Hơn nữa mấy năm gần đây khi mà các chi phí cho các nhu cầu thiết yếu ở thành phố như thuê nhà ở, tiền điện, tiền nước và các thứ tiền khác luôn tăng, trong khi đó mức thu nhập của hàng nghìn hộ thu nhập thấp và nghèo không tăng bao nhiêu, nên nhu cầu mua sắm hàng hóa từng bữa,từng ngày với số lượng và chất lượng không cao và thực tế hoạt động buôn bán hàng rong trở nên rất sôi nổi.
Có thể nói, hoạt động buôn bán hàng rong trong thời gian qua ở thành phố dù ở nơi đâu, trên vỉa hè hay trong đường hẻm đều đã đáp ứng đều đã ứng được nhu cầu rất thực của đông đảo người dân. Và dù các hoạt động buôn bán hàng rong được nhìn nhận dưới góc độ nào, thì đến nay nó cũng là lĩnh vực kinh tế nảy sinh và tồn tại mang tính khách quan. Hơn nữa, nó còn được coi là “cứu cánh” đáp ứng nhu cầu mưu sinh của hàng nghìn hộ đân nghèo và thu nhập thấp đang sống ở thành phố. Hoạt động buôn bán hàng rong đến nay cũng rất thích hợp với nhu cầu ăn uống của hàng nghìn người công nhân lao động vì thường xuyên phải đi làm sớm về muộn do tăng ca. Chính vì những lý do như vậy mà hàng rong vẫn tồn tại cho đến bây giờ không thể mất được.
2.2 Kết quả khảo sát hiện trạng buôn bán hàng rong ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số phiếu phát ra: 120 phiếu
Địa điểm: Đường Tô Hiến Thành, Đường Hòa Hưng (gần chợ Hòa Hưng), Đường Cách mạng tháng Tám ( đoạn gần công viên Lê Thị Riêng) ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số phiếu thu về: 115
Số phiếu hợp lệ: 108
2.2.1 Phân tích kết quả khảo sát qua những câu hỏi đóng
Về thời gian buôn bán trên địa bàn quận 10
Bảng số liệu 1
Thời gian (năm) bán hàng rong
Số người lựa chọn
Tỷ lệ.
(%)
Dưới 1 năm
16
14.8
Từ 1 – 3 năm
35
32.4
Từ 3 – 5 năm
15
13.9
Trên 5 năm
42
38.9
Trên 5 năm
Từ 3 - 5 năm
Từ 1- 3 năm
Dưới 1 năm
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ về thời gian buôn bán trên địa bàn quận 10
Theo kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: Những người buôn bán hàng rong ở quận 10 đã đến đây buôn bán cũng đã được một thời gian khá dài. Với nhiều lứa tuổi khác nhau ở nông thôn từ các tỉnh lẻ ra thành phố kiếm sống mà chủ yếu là các tỉnh ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đây là một thực trạng khá phổ biến hiện nay. Bởi vì ở nông thôn để có được một công việc với mức thu nhập ổn định không phải là điều dễ dàng, chính nguyên nhân đó cũng đủ làm cho số lượng người đổ ra thành phố ngày một đông. Nhưng với trình độ hạn chế thì kiếm việc cũng khó và buộc họ phải đi bán dạo để nuôi sống bản thân rồi nuôi cả gia đình.
Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy những người có thời gian buôn bán dưới 1 năm và từ 3 đến 5 năm có tỷ lệ tương đương nhau. Dưới 1 năm chiếm 14,8% còn từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 13,9%. Nhưng số lượng người buôn bán trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%). Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động buôn bán hàng rong trên địa bàn quận 10 đã có từ trước đó và số lượng người buôn bán cũng khá đông.
Về các loại hình buôn bán
Bảng số liệu 2
Loại mặt hàng buôn bán
Số người lựa chọn
Tỷ lệ.
(%)
Ăn uống
57
52.8
May mặc
20
18.5
Giải trí
14
13.0
Các dịch vụ khác
17
15.7
Các dịch vụ khác
Giải trí
May mặc
Ăn uống
Biểu đồ về các loại hình buôn bán
Ở khía cạnh này thì chúng ta có thể thấy được buôn bán hàng rong rất đa dạng, không chỉ có một mặt hàng buôn bán nhất định mà có nhiều loại hình khác nhau đê đáp ứng những nhu cầu cần thiết của mỗi con người. Dựa vào biểu đồ ta cũng có thể nhận thấy được hiện trạng và loại hình buôn bán chủ yếu là dịch vụ ăn uống chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Chiếm tới 52,8% trong bốn loại dịch vụ đó( may mặc chiếm 18,5%, giải trí 13%, các dịch vụ khác 15,7% và số lượng người buôn bán về dịch vụ ăn uống đông đảo. Điều này chứng tỏ rằng ở quận 10 và ở cả Thành phố Hồ Chí Minh người dân có nhu cầu lớn về dịch vụ ăn uống nhanh như thế này, tiện lợi cho nhũng người có ít thời gian để làm công việc nội trợ này. Nhưng cũng chính vì thế mà tình trạng ô nhiễm, mất cảnh quan đô thị diễn ra ngày càng nhiều ở trên những vỉa hè như vậy, tình trạng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã có ảnh hưởng lón đến mỹ quan của thành phố. Cộng thêm với các dịch vụ buôn bán khác, với những chiếc xe đẩy xuống lòng đường cũng phần nào làm cản trở sự đi lại của các phương tiện giao thông khác.
Về thu nhập binh quân một ngày
Bảng số liệu 3
Thu nhập bình quân một ngày
Số người lựa chọn
Tỷ lệ.
(%)
Dưới 30 ngàn đồng
6
5.6
Từ 30 – 50 ngàn đồng
28
25.9
Từ 50 – 100 ngàn đồng
41
38.0
Trên 100 ngàn đồng
33
30.6
Những người buôn bán hàng rong tuy chỉ với những chiếc xe đẩy thô sơ, hay chỉ là nhũng gánh hàng nhỏ nhưng trong một ngày họ cũng có được thu nhập kha khá đủ cho công việc mưu sinh hàng ngày của họ.
Trên 100 ngàn
Tu 50 -100 ngàn
Từ 30 – 50 ngàn
Dưới 30 ngàn
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ về thu nhập bình quân một ngày
Những người buôn bán hàng rong tuy chỉ với những chiếc xe đẩy thô sơ, hay chỉ là nhũng gánh hàng nhỏ nhưng trong một ngày họ cũng có được thu nhập kha khá đủ cho công việc mưu sinh hàng ngày của họ. Cũng chính hoạt động buôn bán này có được thu nhập nói chung là có lãi. Dựa vào biểu đồ chúng ta có thể thấy rõ được điều đó. Rõ ràng là thu nhập dưới 30 nghìn đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 5,6%, và mức thu nhập có thể nói là phổ biến nhất từ 50 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng với số người chọn là 41 người chiếm tỷ lệ 38%. Bên cạnh đó mức thu nhập từ 100 nghin đồng cũng chiếm khá lớn tới 30,6%. Như vậy có thể khẳng định được rằng chính vì thu nhập có thể nói là khá cao này đã thu hút một lực lượng đông đảo người dân nghèo đi bán rong. Nhưng với giá cả ngày một tăng nhu hiện nay thì họ cũng chỉ kiếm đủ sống qua ngày, không có dư giả bao nhiêu.
Về thời gian bán hàng trong một ngày.
Bảng số liệu 4
Thời gian dành cho việc buôn bán (1 ngày)
Số người lựa chọn
Tỷ lệ.
(%)
Dưới 8 tiếng
18
16.7
Từ 8 – 10 tiếng
32
29.6
Từ 10 – 12 tiếng
40
37.0
Trên 12 tiếng
18
16.7
Trên 12 h
10 – 12 h
8 – 10 h
Dưới 8h
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ về thời gian bán trong một ngày
Theo kết quả khảo sát thì thời gian buôn bán của những người bán hàng rong thì dưới 8h là 16,7%, từ 8 – 10h là 29.6%, từ 10 – 12 là 37% và trên 12h là 16,7%. Có thể giải thích sự chênh lệch này dựa vào mặt hàng mà những người đó buôn bán. Hàng rong thì có những mặt hàng chỉ bán một phần nhỏ thời gian ban ngày và đến chập tối lại tiếp tục bán, những mặt hàng như thế thì bán dưới 8h. Còn những loại mặt hàng khác như đồ áo thì có thời gian bán lâu hơn. Chính vì thế mà thời gian buôn bán của mỗi người khác nhau cũng là tùy thuộc vào loại mặt hàng mà người đó bán.
Về địa điểm buôn bán
Bảng số liệu 5
Địa điểm buôn bán
Số người lựa chọn
Tỷ lệ.
(%)
Lòng lề đường
58
53.7
Bệnh viện
5
4.6
Trường học
9
8.3
Tất cả
36
33.3
Tất cả
Trường học
Bệnh viện
Lòng lề đường
Biểu đồ về địa điểm buôn bán hàng rong
Để có thể nhanh chóng bán được hàng thì những người bán rong không thể đứng ở những nơi không có người đi lại, mà là những nơi tấp nập, người đi lại thường xuyên, hoặc là trước các cổng trường học, cổng bệnh viện, hay ở long lề đường, ngõ hẻm khu vực đông dân cư. Và theo kết quả khảo sát và dựa vào biểu đồ thì chúng tôi thấy những người bán rong chủ yếu là bán ở lòng lề đường, nơi mà có nhiều người đi lại nhất, lại tiện lợi cho người bán và người mua. Những người buôn bán ở lòng lề đường chiếm tỷ lệ 53,7%, cao hơn hẳn so với nhũng địa điểm khác. Và người bán rong không chỉ bán một địa điểm cố định mà là bán ở khắp mọi nơi, đó là những người thuộc nhóm kinh doanh lưu động, không có địa điểm cố định, thường là sử dụng những chiếc xe để đẩy hàng đi bán. Cũng chính vì địa điểm buôn bán không cô định này chúng tôi đã khảo sát được có 59,3% là thuộc nhóm kinh doanh lưu động và 40,7% thuộc nhóm kinh doanh cố định. Những người thuộc nhóm kinh doanh lưu động vì không có một địa điểm cố định để bán nên họ đành phải đi bán như vậy. Hơn nữa lực lượng này thường bị công an trật tự bắt phạt vì hay vi phạm nhất. Cũng chính vì thế mà có sự khác nhau về địa điểm buôn bán như vậy.
Về sự lựa chọn nghề bán hàng rong
Bảng số liệu 6
Lí do chọn hoạt động trong lĩnh vực này
Số người lựa chọn
Tỷ lê.
(%)
Ít vốn
52
48.1
Không cần chuyên môn
30
27.9
Giờ giấc thoải mái
19
17.6
Không có nhà mặt tiền
7
6.5
Không cần
nhà mặt tiền
Giờ giâc
Thoải mái
Không cần
Chuyên môn
Ít vốn
60
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ về lý do chọn lĩnh vực kinh doanh hàng rong
Lĩnh vực kinh doanh hàng rong là rất khả phổ biến ở các thành phố lớn hiện nay. Mà có một bộ phận dân nghèo kiếm sống trong lĩnh vực này. Theo biểu đồ thì chúng ta có thể thấy được lý do chính mà dân nghèo chọn hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong là do ít vốn không cần đầu tư nhiều. Do ít vốn có 48,1% số người lựa chọn, do không cần chuyên môn có 27,8 số người lựa chọn, giờ giấc thoải mải có 17,6 số người lựa chọn, không có nhà mặt tiền có 6,5 người lựa chọn. Điều đó có thể nói lên được rằng những người chọn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này muốn có công việc nhẹ nhàng, không cần đầu tư nhiều, không cần nhiều chuyên môn hơn nữa lại tự do về thời gian, không bị ràng buộc có thể nghỉ lúc nào mình thích đó cũng là nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Và qua biểu đồ ta thấy được số người chọn lý do không có nhà mặt tiền chiếm tỷ lệ thấp nhất, bởi vì những người buôn bán hàng rong không quan tâm đến vấn đề đó. Sở dĩ như vậy là do người buôn bán hàng rong ở thành phố này là những người nhập cư phi chính thức.
2.2.2 Kết quả ghi nhận ý kiến
Bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở thì nhóm nghiên cứu đã thu được một số ý kiến từ những người hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong
Nhận xét về tình hình buôn bán hàng rong hiện nay
Bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở thì nhóm nghiên cứu đã thu được một số ý kiến từ những người hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong
Hầu hết mọi người đều công nhận một điều rằng, hàng rong hiện nay đang là một vấn đề nan giải rất khó giải quyết. Họ còn có ý kiến là buôn bán hàng rong bây giờ khá phức tạp, rất khó khăn với nền kinh tế thị trường khi mà giá cả ngày một tăng như thế này.
Những người buôn bán hàng rong đều là từ các tỉnh lẻ ra thành phố kiếm sống, bởi vì ở quê mức thu nhập quá thấp. Với lại vào thành phố họ không nghề không nghiệp nên buôn bán hàng rong là công việc phù hợp nhất với họ.
Một số ý kiến cho rằng hàng rong sẽ còn tồn tại và có thể phát triển nhanh chóng nếu Thành phố không có được biện pháp quy hoạch cụ thể, rõ ràng. Thì hình thức kinh doanh này sẽ có tác động không nhỏ tới sự phát triển của xã hội.
Đề xuất đối với hoạt động buôn bán hàng rong
Qua quá trình đi khảo sát nhóm nghiên cứu cũng nhận được một số đề xuất của những người buôn bán hàng rong đối với công việc của mình.
Có tới 80% số người được khảo sát họ dều muốn có một nơi buôn bán ổn định để không còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm cản trở giao thông, gây mất mỹ quan của một đô thị lớn.
Mong được chính quyền quan tâm , hỗ trợ kinh phí trong việc chuyển đổi nghề.
Không nên cấm hoạt động buôn bán hàng rong vì nó sẽ tồn tại với xã hội của chúng ta.
Mong Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển ở các tỉnh để họ có thể trở về quê hương kiếm được một công việc ổn định.
2.2.3 Nhận xét và đánh giá
Vấn đề buôn bán hàng rong hiện nay không phải là một vấn đề đơn giản để có thể nắm rõ ràng được thông qua việc nhìn nhận thực tế mà đó là cả một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc.
Bên cạnh những mặt tiêu cực của nó, thì dưới một góc độ nào dó hoạt động buôn bán hàng rong có những lợi ích nhất định nào đó. Buôn bán hàng rong có thể góp phần ổn định cuộc sống của đa số hộ dân nghèo và những người có thu nhập trung bình.
Có thể nói rằng buôn bán hàng rong đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống của những người dân, là kế mưu sinh của những người nghèo, dù cho nó có ảnh hưởng không tốt đến đời sống con người, làm mất đi nét văn minh của thành phố.
Với cuộc sống ngày càng khó khăn như hiện nay thì bán hàng rong là một công việc có thể nói là kiếm được nguồn thu để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.
Chưng III: Giải pháp và khuyến nghị hạn chế các mặt tiêu cực của việc buô bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1 Giải pháp hạn chế các mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh.
Buôn bán hàng rong đang là một vấn đề nan giải hiện nay đã làm đau đầu các nhà quản lý. Hoạt động buôn bán này nếu không đi vào quy củ thi nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội trong đó có ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố. Chính vì thế mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế phần nào việc buôn bán hàng rong làm ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.1 Giải pháp sống chung
Chủ trương “dẹp bỏ” các hoạt động buôn bán hàng rong đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định từ khi có nghị định 36/CP của Chính phủ(1995) và các Chỉ thị 02/2001/CT- UB (tháng 3/2001), Chỉ thị 13/2001CT- UB(tháng 6/2001)..do Ủy ban nhân dân Thành phố trực tiếp ban hành. Đặc biệt, thành phố cũng đẩy mạnh việc lập lại trật tự hoạt động buôn bán hàng rong trong các kế hoạch “12 chương trình/ công trình trọng điểm (2001- 2005)”, “năm trật tự đô thị”, “trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị”.
Theo đó,cụ thể thành phố đã chỉ thị cho các quận huyện, phường xã triển khai và thực hiện nhiều các giải pháp nhằm ngăn cấm hoạt động buôn bán hàng rong với các hình thức xử phạt như thu gom, phạt tiền, đặc biệt là giải pháp “giải tỏa trắng” kết hợp giúp dân “chuyển đổi nghề”. Và trên thực tế giải pháp phạt tiền được áp dụng nhiều hơn các giải pháp khác như là chuyển đổi nghề.
Tại hầu hết các phường xã, những nỗ lực để chuyển đổi nghề của chính quyền và của cá nhân, rất ít hiệu quả như mong đợi (do nhiều khó khăn chủ quan lẫn khách quan, phía người dân lẫn chính quyền). Mong muốn của chính quyền là khi giải tỏa những người có hoạt động buôn bán hàng rong và sau đó có triển khai cho vay vốn chuyển đổi nghề, tổ chức lớp dạy nghề, động viên đi học nghề, hoặc nhờ các trung tâm giới thiệu việc làm mới…Thực tế, chủ trương giúp đỡ chuyển đổi nghề của chính quyền được nguời dân rất hưởng ứng nhưng do tuổi tác, trình độ, khả năng lao động… phần lớn những người hoạt động buôn bán hàng rong đã không thể tham gia ( hoặc có ít nhưng không đến cùng). Ở một số phường, con em của các hộ liên quan cũng được ưu tiên đi học nghề hoặc được giới thiệu việc( nhằm nâng thu nhập cho gia đình), nhưng lại gặp khó khăn do nhu cầu của nghề cần học và khả năng tổ chức đào tạo kinh phí.. của phường lại chưa gặp nhau. Theo ý kiến của nhiều cán bộ phường, việc giải quyết được cho 1/3 trong số người trước đây hoạt động buôn bán hàng rong chuyển đổi nghề, ổn định thu nhập từ việc làm khác, quả là chuyện không dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ.
Tuy vậy, phải thừa nhận rằng, với hàng loạt những cố gắng và nỗ lực của chính quyền các cấp và người dân và người dân, đến nay những kết quả đạt được trong lĩnh vực hoạt động buôn bán hàng rong là rất lớn: người dân mặc dù vẫn còn phải chiếm dụng lề đường, trong hẻm, khu dân cư để buôn bán nhưng họ đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; có ý thức tránh buôn bán vào các giờ cao điểm, tránh các tuyến giao thông đông đúc, tránh việc cãi cọ, xô xát hay tranh giành địa điểm bán hàng. Vào các ngày lễ lớn, họ đã nghỉ bán để tạo đường thông lề thoáng và giữ vệ sinh sạch đẹp cho các tuyến đường, khu dân cư.. Ở mỗi phường, mỗi khu dân cư, mỗi con hẻm, dường như người dân đã quy định th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện trạng buôn bán hàng rong ở quân 10, Thành phố Hồ Chí Minh.doc