Ngày nay, trong nền kinh tế mở các Công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang phải đương đầu, cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ. Song bằng sự lỗ lực phấn đấu của tất cả các cán bộ Công Nhân Viên Chức trong toàn Công ty mà đặc biệt là sự lãnh đạo khéo léo vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật của ban Giám Đốc Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và ngày càng phát triển hơn.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Thương Mại Bắc Hà, là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập vào tháng 10/1999 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cập giấy phép kinh doanh số 0103000511, tên giao dịch quốc tế là Bac ha Joint Stock Company, Đây là một Công ty tư nhân lớn hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp do Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành tháng 9/1999 với tổng số vốn đăng ký 1.210.000.000 đồng.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 171/10 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình kinh doanh và công tác tuyển dụng nhân sự ở công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh
nghiệp TM.
Quan điểm về hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự.
Đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh hay hoạt động xã hội nào người ta đều phải nhác tới hiệu quả cua nó. Trong công tác tuyển dụng nhân sự cũng vậy, yếu tố hiệu quả mang tính quyết định có nên tuyển dụng hay không. Hiệu quả được hiểu theo nghĩa là kết quả của mọi hoạt động kinh doanh đạt được mang tính tích cực. Một vấn đề đặt ra là làm sao để đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng. Công tác tuyển dụng nhân sự mang tính trìu tượng, trong một vài trường hợp rất khó xác định hiệu quả của nó. Tuy nhiên hiệu quả của quy trình tuyển dụng được thể hiện thông qua một công việc cụ thể. Trong quá trình hoật động sản xuất kinh doanh có thể căn cứ vào năng xuất lao động của người công nhân. Năng suất lao động thể hiện chất lượng của công tác tuyển dụng nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định vì năng suất lao động tăng lên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện làm việc, môi trường bên ngoài tác động…Tuy nhiên công tác tuyển dụng ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả công việc. Trong một vài trường hợp, hiệu quả của công tác tuyển dụng không thể hiện ngay trực tiếp mà phải thông qua thời gian mới có thể khẳng định được. Ví dụ như hoạt động quản lý hành chính hay hoạt động quản lý khoa học không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Nhưng cho dù trong trường hợp nào thì để đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng đều phải dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Thể hiện qua việc so sánh giữa các ký với nhau để thấy được điều đó.
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tuyển dụng nhân sự.
Hiệu quả của công tác tuyển dụng suy cho cùng là thể hiện ở hiệu quả của năng xuất lao động, chính vì vậy mà chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự là các chỉ tiêu phản ánh năng xuấ lao động. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp phản ánh được kết quả sử dụng lao động. Trong doanh nghiệp chỉ tiêu năng xuất lao động thường được coi là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động lao động cũng như hiệu quả của công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, trong chỉ tiêu năng suất lao động cùng lựa chọn các đơn vị tính toán sao cho phản ánh chính xác nhất các chi phí lao động.
Chỉ tiêu năng suất lao động được đo bằng các loại đơn vị: hiện vật, giá trị và lượng lao động chi phí.
Chỉ tiêu hiện vật:
Dùng sản lượng bằng hiện vật để biểu hiện (m, m2 , m3 , lit, kg)
Công thức tính:
Q
W = -----
T
Trong đó:
W – Năng suất lao động
Q – Số lượng sản phẩm sản xuất ra (hiện vật)
T – Thời gian hao phí để sản xuất ra lượng sản phẩm Q
Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hiệu quả lao động, song không thể dùng tính cho nhiều loại sản phẩm hoặc đối với sản phẩm dở dang. Bởi vậy nó được sử dụng trong loại phạm vi hẹp. Để khắc phục nhược điểm trên người ta sử dụng đơn vị hiện vật quy ước tức là lựa chọn một loại sản phẩm làm đơn vị đo dược làm đơn vị chung.
Chỉ tiêu giá trị
Thực chất của chỉ tiêu này là dùng tiền để biểu hiện hiệu quả sử dụng lao động.
Công thức tính:
Q
W =
T
Trong đó:
Q – Giá trị sản lượng ( tiền )
Chỉ tiêu này được sử dụng tính toán cho tất cả các loại sản phẩm ( Căn cứ vào số lượng sản phẩm và giá trị tiền của một sản phẩm ) cho nên nó được coi là chỉ tiêu tổng hợp nhất để phản ánh hiệu quả sử dụng laqo động.
Song vì tính bằng tiền nên nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Sự tăng giảm giá cả tư liệu sản xuất.
Sự tăng giảm sản phẩm hợp tác với bên ngoài.
Sự thay đỏi kết cấu mặt bằng sản xuất.
Bởi vậy để dánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng một cách chính xác cần phải phân tích để loại trừ các yếu tố trên.
Chỉ tiêu tính bằng lượng chi phí:
Thực chất của chỉ tiêu này là dùng lượng chi phí ( thời gian lao động ) để biểu hiện.
T
Công thức tính: W =
Q
Đẻ đánh giá chính xác lượng lao động chi phí T, người la phân loại ra thành các lượng lao động:
Lượng lao động công nghệ ( LCN )là chi phí lao động của công nhân chính.
Lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ (LPVq ) là lượng lao động của công nhânphục vụ trực tiếp phục vụ cho công nhân chính.
Lượng lao động phục vụ sản xuất ( LPVS ) là lượng lao động của công nhân phục vụ chung cho doanh nghiệp.
Lượng lao động quản lý ( LQL ) là lượng lao động của cán bộ lãnh đạo và nhân viên quản lý. Mỗi loại lượng lao động chi phí nói lên hiệu quả của từng loại lao động trong doanh nghiệp. Để cho gọn người ta nhóm lại thành các nhóm: lựong lao động chung ( Lch ), lưong lao động sản xuát ( LSX ) và lượng lao động đầy đủ ( Lđ.đ ).
Trong đó: Lđđ phản ánh chính xác, tổng hợp nhất lượng thời gian lao động chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Mỗi chỉ tiêu nêu trên có ưu nhược điểm riêng, phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà vận dụng cho phù hợp.
Như vậy ngoài các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác tuyển dụng thông qua các chỉ tiêu năng xuất lao động còn có một số chỉ tiêu khác như căn cứ vào hồ sơ…
Chương 2
Khảo sát tình hình kinh doanh và công tác tuyển dụng nhân sự ở Công ty cổ phần đầu tư thương mại bắc hà
I. Khái quát chung về Công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Ngày nay, trong nền kinh tế mở các Công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang phải đương đầu, cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ... Song bằng sự lỗ lực phấn đấu của tất cả các cán bộ Công Nhân Viên Chức trong toàn Công ty mà đặc biệt là sự lãnh đạo khéo léo vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật của ban Giám Đốc Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và ngày càng phát triển hơn.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Thương Mại Bắc Hà, là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập vào tháng 10/1999 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cập giấy phép kinh doanh số 0103000511, tên giao dịch quốc tế là Bac ha Joint Stock Company, Đây là một Công ty tư nhân lớn hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp do Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành tháng 9/1999 với tổng số vốn đăng ký 1.210.000.000 đồng.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 171/10 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Khi mới thành lập, số cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty còn rất hạn chế chỉ có 46 người cho đến nay nhờ có lòng nhiệt tình và sự năng động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong Công ty mà quan trọng hơn cả là nhờ có sự xác định đúng mục tiêu, phương hướng, chiến lược sản xuất kinh doanh của hội đồng quản trị nên Công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh, phạm vi hoạt động của Công ty đã trải rộng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội với hơn 100 cán bộ công nhân viên và 4 văn phòng đại diện đặt tại Hà Nội và một hệ thống kênh phân phối sản phẩm là các đại lý ở các tỉnh trên toàn miền Bắc.
Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là sản suất và kinh doanh cung cấp các sản phẩm như: Gas, Đồ gỗ mỹ nghệ, Máy vi tính, Hàng điện tử... đến tận tay người tiêu dùng. Với chức năng và nhiệm vụ như vậy thì đòi hỏi Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Bắc Hà cần có một cơ cấu bộ máy quản lý thích hợp cũng như có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, năng động, sáng tạo có lòng tâm huyết với nghề, trung thành với công ty. Một trong số các điều kiện tất yếu mà một Công ty muốn tồn tại và phát triển là phải xây dựng cho mình một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý, có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn và trình độ cao.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty.
a. Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị bao gồm có 3 thành viên, các thành viên cùng nhau góp vốn sáng lập ra Công ty theo tỷ lệ góp vốn là 40%, 30%, 30%, người có số vốn cao nhất là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan đầu não của Công ty, quyết định chiến lược kinh doanh đồng thời đề ra mục tiêu hoạt đông kinh doanh trong từng thời kỳ. Tất cả các quyết sách phát triển đều được hội đồng quản trị bàn bạc cụ thể sau đó thành lập văn bản sau đó đưa đến các bộ phận chức năng cụ thể là gửi đến Ban điều hành chiểu theo quyết định thi hành. Chủ tịch hội đồng quản trị là người góp vốn cao nhất, có nhiệm vụ theo rõi toàn bộ mọi hoạt động của Công ty, đồng thời chịu trách nhiện trước ban hội đồng quản trị về tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà hội đồng quản trị đã đề ra.
b. Chức năng, nhiệm vụ của ban Giám đốc.
Ban điều hành bao gồm 1 Tổng Giám Đốc và 2 Giám Đốc điều hành và 2 Giám Đốc dự án. Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra và là người đại diện pháp lý của Công ty, đồng thời Tổng Giám đốc Công ty có chức năng điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hội đồng quản trị đã đề ra, trực tiếp đôn đốc và giám sát tất cả những hoạt động của các phòng ban cũng như các đơn vị cơ sở trực thuộc Công ty.
Tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà có 2 Phó GĐ, 1Phó GĐ kinh doanh và 1 Phó GĐ tài chính. Cả 2 Phó GĐ đều có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc các cách thức hoạt động, các phương án kinh doanh, đàm phán với đối tác nước ngoài, thay mặt Giám đốc giám sát việc thực hiện các chiến lược kinh doanh mà hội đồng quản trị đề ra ở các cửa hàng các phòng ban.
c. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh tổng hợp.
Phòng kinh doanh tổng hợp của Công ty có 6 thành viên. Họ có nhiệm vụ giám sát trực tiệp các cơ sở trực thuộc Công ty hàng tháng phải báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị cho ban Giám đốc Công ty, đồng thời thực hiện cả chức năng và nhiệm vụ của các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính.
Chức năng chủ yếu của phòng là khai thác các nguồn vốn nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. Kiểm tra các số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản hàng hoá, chi phí ... Xác định lỗ lãi phân phối cho từng người của từng đơn vị.
Tất cả các bộ phận quản lý trên đều được đặt tại chủ sở chính của công ty . Mặc dù mỗi bộ phận đều có chức năng riêng nhưng các bộ phận này đều phối hợp với nhau rất chặt chẽ,tạo nên một hệ thống quản lý bền chặt.
- Chức năng,nhiệm vụ của các chi nhánh văn phòng và bán sản phẩm của Công ty.
Bên cạnh các bộ phận quản lý Công ty còn có các đơn vị trực thuộc đóng trên các địa bàn khác nhau. Mỗi đơn vị đều có cửa hàng trưởng,giám đốc trung tâm,đội trưởng đội thị trường. Các đơn vị cơ sở đều có nhiệm vụ thực hiện các mệnh lệnh,quyết định mà Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra. Cụ thể như tư vấn và trực tiếp trao đổi hàng hoá với khách hàng,trực tiếp tiếp cận với thị trường,tìn hiểu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng,lập kế hoạch tiêu thụ và kinh doanh trong kỳ.Hiện nay Công ty có các đơn vị và chi nhánh sau:
1- Văn phòng đại diện giới thiệuvà bán các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.
Đ/c:Phố Khâm Thiên-Đống Đa-Thành phố Hà Nội.
2- Văn phòng đại diện giới thiệu và bán sản phẩm:máy hút mùi, bình nóng lạnh ,bếp gas.
Đ/c:Đường Trần Đăng Ninh-Cầu Giấy –Hà Nội.
3- Trung tâm thương mại dịch vụ tin học .
Đ/c:Lý Nam Đế-Hà Nội.
4- Chi nhánh văn phòng Tôn Đức Thắng-Hà Nội.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau,mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc trưng riêng của nó.Để đánh giá thực trang hoạt động sản xuất kinh của Công ty tôi xin được trình bày khái quát tình hình hoạt động và sản xuất của Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một mô hình đang được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, các Công ty. Hoạt động theo mô hình này thì hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quyết sách mọi chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc và ban điều hành chỉ đạo trực tiếp các bộ phận chức năng làm nhiệm vụ. Mỗi bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng cụ thể là:
Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng.
HĐQT
Ban điều hành
Ban kiểm soát
Phòng TC
Phòng kế toán - tài chính
Phòng KD
Các ĐV trực thuộc
Theo sơ đồ trên, Tổng giám đốc công ty là người chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các phòng ban và các đơn vị kinh doanh. Các bộ phận phòng ban thực hiện chức năng giúp việc giám đốc. Mô hình quản lý trên phù hợp một doanh nghiệp như Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà, mọi thông tin được phản hồi giữaTổng giám đốc với các phòng ban chức năng một cách chính xác nhanh chóng. Chính nhờ vào tài Hoặch định – Tổ chức – Lãnh đạo và kiểm soát của Tổng giám đốc mà Công ty đã thu được những thành công to lớn trong những năm vừa qua như sự tăng lên về quy mô, về doanh thu. Tuy nhiên vân còn những hạn chế như: Khi một mình Tổng giám đốc phải điều hành cả một hệ thống ( trực tuyến chức năng) làm việc của Công ty sẽ là quá sức khi Công ty ngày càng phát triển. Vì vậy trước tình hình phát triển của Công ty thì Hội Đồng Quản Trị cần phải lập ra ban điều hành cho phù hợp với sự phát triển của Công ty.
II. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua.
1. Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( Biểu 1 ).
Ta thấy tổng doanh thu năm sau của công ty luôn cao hơn năm trước. Năm 2000 đạt 4.361.462 nghìn đồng, năm 2001 đạt 14.868.555 nghìn đồng và năm 2002 đạt 23.752.310 nghìn đồng. Qua đó nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty là tốt.
- Chi phí: trong năm 2001 có mức chi phí tăng 279,46% số tiền là 1.126.800 nghìn đồng.Sang năm 2002 chi phí kinh doanh tăng lên 55,45% với số tiền là 848.651 nghìn đồng.
- Lợi nhuận thuần của công ty năm 2001 là 478,60% tương ứng 535.969 nghìn đồng. Sang năm 2002 tăng 33,73% với 218.564 nghìn đồng.
- Tỷ suất chi phí phản ánh mối quan hệ giữa chi phi và doanh thu nghĩa là để thực hiện một đơn vị doanh thu thì phải sử dụng bao nhiêu đơn vị chi phí. Tỷ suất chi phí trong ba năm thay đổi như sau: năm 2000 là 10,81%; năm 2001 là 9,71%; năm 2002 là 9,98%.
Ta thấy năm 2001/2000 thì tỷ sấut chi phí giảm, năm 2002/2001 tỷ suất chi phí tăng 0,27 với tỷ lệ 2,78 % Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2001/2000 tốt hơn 2002/2001.
- Số lao động của công ty đã thay đổi. Năm 2000 là 151 người, năm 2001 là 166 người và năm 2002 là 176 người.
- Năng suất lao động bình quân; năm 2001 năng suất lao động bình quân cao hơn so với năm 2000 là 60685,75 với tỷ lệ 210,1 ; năng suất lao động bình quân năm 2002 tăng là 45386,7 so với năm 2001 có tỷ lệ tăng là 50.67
- Khả năng tạo ra lợi nhuận của một nhân viên cũng tăng rất nhanh. So với năm 2001/2000 tăng 81%, sang năm 2002 là 26,13%.
Như vậy, tình hình kinh doanh của công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên công ty cũng phải cố gắng hơn vì năm 2002 tốc độ tăng doanh thu có giảm so với năm 2001.
2. Tình hình kinh doanh của các đơn vị trực thuộc (Biểu 2 ).
Qua biểu ta thấy tổng doanh thu năm 2000 là: 4.361..462nghìn đồng, năm 2001 là 14/868.555 nghìn đồng vượt năm 2000 là 10.507.093nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ vượt 240,9%. Sang năm 2002 doanh thu đạt 23.752.310nghìn đồng, so với năm 2001 thì doanh thu tăng 8.883.755nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 59,75%. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tăng năm 2002/2001 thấp hơn tỷ lệ tăng năm 2001/2000, điều đó khẳng định thị trường có biến động mạnh do có nhiều nhà cung cấp các mặt hàng như của công ty.
Tất cả các cửa hàng và các đại lý của công ty đều có doanh thu tăng cao. Cửa hàng trên quận Đống Đa có tốc độ tăng cao nhất của năm 2001/2000 là 283,675% tương ứng với 2.083.402 nghìn đồng, sau đó đến các cửa hàng trên quận Hoàn Kiếm tăng 259,67% tương ứng với 1.801.001nghìn đồng, tiếp theo là Tôn Đức Thắng với 255,31% tương ứng với 2.060.721 nghìn đồng, cuối cùng là các cửa hàng trên quận Cầu Giấy tăng 188,47% tương ứng 1.283.920 nghìn đồng.
Các đậi lý trên các tỉnh: Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương đều có mức doanh thu năm 2000 là 1.445.120 nghìn đồng, sang năm 2001 doanh thu đạt 4.732.169 nghìn đồng vượt so với năm 2000 là 3.287.049 nghìn đồng tương ứng với 227,45%.
Khi so sánh doanh thu của năm 2002 và 2001 ta thấy tất cả doanh thu của các cửa hàng đều tăng. Đứng đầu vẫn là quận Cầu Giấy với tỷ lệ tăng là 75,19% tương ứng 1.477.565 nghìn đồng. Tiếp theo là quận Đống Đa với 49% tương ứng 1.380.824 nghìn đồng, sau đó đến quận Hoàn Kiếm với 41,33% tương ứng 1.031.084 nghìn đồng, cuối cùng là các cửa hàng ở Tôn Đức Thắng với 40,06% tương ứng với 1.148.863 nghìn đồng.
Các đại lý trêncác tỉnh năm 2002/2001 tăng là 81,1% tương ứng là 3.837.419 nghìn đồng. Với tỷ lệ tăng này thì ta thấy các đại lý có tỷ lệ tăng cao nhất so với các cửa hàng.
So sánh tình hình doanh thu ở các đơn vị trực thuộc có thể rút ra các nguyên nhân sau : tất cả các cửa hàng có tốc độ tăng rất cao vào năm 2001 tại vì công ty nhập khẩu nguồn hàng từ nước ngoài với giá rẻ trong khi đó giá nội địa các mặt hàng này lại rất caolàm doanh thu của công ty tăng vọt. Sang năm 2002 vì thị trường có rất nhiều nhà cung cấp , công ty bị cạnh tranh quyết liệt nên doanh thu có giảm đi.
III. Phân tích cơ cấu lao động và hiệu quả sử dụng lao động một số năm.
Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2000 – 2002 ( Biểu 3 )
Nhìn vào số liệu tại biểu 4 ta thấy tổng số lao động của công ty năm 2000 là 151 người, đến năm 2001 là 166 người tăng 15 người chiếm 9,93%, đến năm 2002 số lao động là 176 người tăng 10 người chiếm 6,02%.
*Xét về hình thức tác động vào đối tượng lao động:
_ Lao động trực tiếp: chiếm phần lớn trong công ty. Năm 2000 là 120 người chiếm tỷ lệ 79,47%, năm 2001 là 133 người chiếm tỷ lệ 80,12% và năm 2002 là 139 người với 78,97%.
_ Lao động gián tiếp của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Năm 2000 là 31 người (20,53%), năm 2001 la 33 người (19,88%) tăng thêm 2 người với tốc độ tăng 4,45%, sang năm 2002 có 37 người (21,03%) tăng thêm 4 người với tỷ lệ tăng là 12,12%.
Như vậy số lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng, điều này phản ánh công ty tăng cường đội ngũ lao động để mở rộng thị trường và do đặc trưng của công việc kinh doanh đòi hỏi số lao động trực tiếp phải lớn hơn số lao động gián tiếp.
*Xét về giới tính ta thấy: số lao động nam ít hơn số lao động nữ, cụ thể năm 2000 số lao động nữ là 80 người chiếm 52,98%, nam là 71 người chiếm 47,02%; năm 2001 số lao động nữ là 90 người chiếm 54,21% tăng 10 người với 12,5%, nam là 76 người chiếm 44,89% tăng 5 người với 7,04%. Sang năm 2002 số lao động nữ là 97 người chiếm 55,11% tăng 7 người so với năm 2001 tương ứng 7,77%, còn nam là 79 người tăng 3 người tương ứng với 3,9%.
Tóm lại do đặc trưng của công việc cần số lao động nữ để bán hàng nhiều hơn lao động nam do đó số nhân viên nữ trong công ty nhiều hơn nam nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sự bố trí lao động như vậy là hợp lý và đạt hiệu quả cao.
2. Hiệu quả sử dụng lao động.
2.1 Tình hình phân bổ lao động của công ty ( Biểu 4 )
Nhìn vào biểu ta thấy đối với ban giám đốc và các phòng ban thì số lao động trong ba năm không có sự biến động, số người vẫn giữ nguyên. Nhưng số lao động ở các đơn vị trực thuộc có sự biến động làm cho số lao động trong năm 2001 tăng thêm 15 người so với năm 2000 tương ứng với 9,9%, và sang năm 2002 tăng thêm 10 so với 2001 với tỷ lệ 6%.
Tại các cửa hàng, đại lý năm 2001/2000có sự tăng giảm. Tại phân xưởng lắp giáp tăng 3 người (18,75%), tại cửa hàng quận Đống Đa tăng 1 người (8,3%), tại cửa hàng quận Cầu Giấy tăng 1 người (7,1%), tại cửa hàng quận Hoàn Kiếm tăng 3 người (27,27%), tại cửa hàng Tôn Đức Thắng tăng 1 người (7,69%), tại đại lý Hà Tây tăng 1 người (11,1%), tại đại lý Nam Định giảm 1 người (10%), tại đại lý Hải Phòng số lao động giữ nguyên, tại đại lý Vĩnh Yên tăng 4 người (50%), tại đại lý Hải Dương tăng 2 người (25%).
Sang năm 2002so với năm 2001 thì số lao động có thay đổi như sau: tại các phòng ban vẫn giữ nguyên, tại phân xưởng lắp giáp tăng 4 người (21,05%), tại cửa hàng quận Đống Đa giữ nguyên, tại cửa hàng quận Cầu Giấy tăng 1 người (6,66%), tại cửa hàng quận Hoàn Kiếm giữ nguyên, tại cửa hàng Tôn Đức Thắng tăng 1 người (7,1%), tại đại lý Hà Tây và Hải Dương số lao động giữ nguyên, tại đại lý Nam Định tăng người (22,2%), tại đại lý Hải Phòng số lao động tăng 1 người (12,5%). Tại các tổ độc lập như tổ lái xe, bảo vệ, bốc xếp, kho số lao động tăng thêm 2 người tương ứng 7,4%.
Tóm lại, qua việc phân tích số liệ trên cho thấy sự phân bố lao động của công ty là tương đối hợp lý. Số lao động ở các phòng ban, các cửa hàng và các đại lý luôn ổn định. Việc này giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty không bị ứ đọng do thiếu người.
2.2 Trình độ lao động của công ty ( Biểu 5 ).
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Về lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng không lớn so với tống số lao động. Năm 2000 có 19 người chiếm 12,58%, năm 2001 co 20 người chiếm 12,04% sang năm 2002 số lao động có trình độ đại học giảm 1 người còn 19 người chiếm 10,79%.
- Lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2000 là 14 người chiếm 9,27%, năm 2001 là 13 người chiếm 7,83% giảm 1 người và năm 2002 là 16 người chiếm 9,09% tăng 3 người với tỷ lệ tăng là 23%.
- Lao động có trình độ trung cấp: năm 2000 có 23 người chiếm 15,23%, năm 2001 có 25 người chiếm 15,06% tăng 2 người với tỷ lệ 8,69%. Sang năm 2002 có 26 người chiếm 14,77% tăng thêm một người với tỷ lệ 4%.
- Lao động công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng không lớn. Năm 2000 có 20 người chiếm 13,24%, năm 2001 có 20 người chiếm 12,04%, sang năm 2002 có 22 người chhiếm 12,5%
- Các lao động khác : chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn công ty . Năm 2000 là 75 người chiếm 49,68%, năm 2001 là 80 người chiếm 53,03% tăng 5 người ( tăng 5,68%) , sang năm 2002 có 93 người chiếm 52,85% tăng 13 người (tăng 17,33% ).
Như vậy qua số liệu trên ta thấy số lao động của công ty thay đổi không đáng kể trong suốt ba năm, trình độ lao động hầu như tăng ở mức thấp, số lao động có trình độ cao còn chiềm một tỷ lệ nhỏ.
IV. Đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự ở Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà
Phân tích tình hình tổ chức tuyển dụng lao động
Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm mà ban giám đốc sẽ họp thống nhất và lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo công nhân viên trong năm và thành lập hội đồng tuyển dụng.
Sơ đồ 3 : Quy trình tuyển dụng của công ty CPĐTTM Bắc Hà
Chuẩn bị tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
Thu thập, nghiên cứu hồ sơ
Phỏng vấn
Khám sức khoẻ
Ra quyết định
a . Chuẩn bị tuyển dụng
Thành lập hội đồng tuyển dụng gồm Giám đốc công ty kiêm chủ tịch hội đồng, trưởng phòng hành chính và một số nhân viên khác. Chuẩn bị kinh phí mời giáo viên các trường cùng phỏng vấn như giáo viên tiếng Anh, giáo viên Tin học… và một số văn bản liên quan đến công tác tuyển dụng lao động theo quy định của nhà nước.
b . Thông báo tuyển dụng
Do trưởng phòng tổ chức đảm nhận, có thể thông báo bằng miệng hoặc bằng văn bản chính thức. Nội dung gồm:
Số người cần tuyển
Chức vụ, công việc của người được tuyển
Trình độ văn hoá
Đối với nhân viên bán hàng ở các đơn vị trực thuộc thì cần thêm tiếng anh, vi tính
Quy định tuổi đời với nam, nữ và từng công việc cụ thể
Một số yêu cầu về hồ sơ
c . Thu nhận, kiểm tra hồ sơ
Căn cứ vào tiêu chuẩn của các chức danh, từng vị trí công tác mà thực hiện việc chọn hồ sơ theo yêu cầu của công ty. Nếu chưa đủ thì đề nghị bổ sung hoặc huỷ bỏ còn hồ sơ đạt yêu cầu thì tiến hành thẩm tra độ tin cậy của hồ sơ. Còn đối với các ứng cử viên đã làm việc tại cơ quan, công ty khác thì tìm hiểu rõ hơn mối quan hệ của ứng cử viên với đồng nghiệp.
d . Phỏng vấn
Hội đồng tiến hành tiếp xúc phỏng vấn từng ứng cử viên để có thể biết được họ là người có hội đủ các yêu cầu cần tuyển không. Trong cuộc phỏng vấn thì hội đồng luôn tạo mọi điều kiện để ứng cử viên biểu đạt khả năng của mình. Trong quá trình phỏng vấn công ty thường đưa ra một số câu hỏi như:
Hãy cho tôi biết về bản thân bạn?
hãy cho tôi biết về đời sống xã hội của bạn?
Ai giới thiệu bạn vào công ty chúng tôi?
Hãy nói cho tôi biết bạn biết gì về công ty chung tôi?
Hãy nói cho tôi biết về điểm mạnh, điểm yếu của bạn?
Bạn có cá tính gì ảnh hưởng đến công việc?
Bạn chắc chắn bạn có thể làm được việc này không?
Bạn làm thế nào để thuyết phục tôi răng bạn có khả năng làm công việc này?
Ngoài một số câu hỏi trên, công ty còn đưa ra một số câu hỏi về trình độ chuyên môn với từng công việc cụ thể, kiểm tra tiấng anh, vi tính…
e . Khám sức khoẻ
Khi ứng cử viên hội đủ các tiêu chuẩn cần thiết, công ty mời bác sỹ đếan tận nơi để đảm nhận công việc khám sức khoẻ cho từng ứng cử viên rồi công ty mới ra quyết định tiếp theo. Như vậy, sau khi phỏng vấn đạt yêu cầu thì việc khám sức khoẻ luôn là một điều kiện cầ và đủ để trở thành một thành viên của công ty.
f . Ra quyết định
Sau khi đã qua các bước trên thì công ty sẽ ra quyết định và như vậy ứng cử viên đó đã là một thành viên của công ty và sẽ được hưởng mọi quyền lợi như các thành viên cũ của công ty.
Phân tích tình hình nhân sự ở Công ty (Biểu 6 )
Qua bảng số liệu về tình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100751.doc