Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 41,62%. Hiện tại thành phố có 1.700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năn gần đây phát triển rất mạnh với hàng loạt các khu công nghiệp được xây dựng và đưa vào hoạt động như: Đại An ( 603,82ha), Việt Hoà ( 46,4ha), Ngô Quyền, Cẩm Thượng với nhiều ngành nghề. Chính vì vậy, nước thải công nghiệp ở thành phố Hải Dương không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm từng ngành sản xuất: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm, làm bún, các cơ sở sản xuất bánh đậu xanh chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ cao. Nước thải của các nhà máy cơ khí chứa hàm lượng cao các KLN, dầu mỡ.
78 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình ô nhiễm và quản lý ô nhiễm nguồn nước thải trên địa bàn thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội 58km về phía Tây. Diện tích toàn bộ thành phố theo địa giới hành chính là 7.138,60 ha.
Phía Bắc của thành phố giáp huyện Nam Sách.
Phía Nam và phía Đông giáp với huyện Tứ Kỳ.
Phía Tây giáp với huyện Cẩm Giàng.
Phía Nam giáp với huyện Gia Lộc.
_ Địa hình
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng, thấp trũng, có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ cao độ +2,00 – 2,40m thấp dần xuống +1,50 – 1,00m, có vùng thấp trũng cao độ từ +0,50 – 0,80m, cụ thể từng khu vực như sau:
+Vùng có cao độ từ +2,10 – 2,40m rộng 450ha thuộc các phường Tứ Minh, Việt Hoà và các khu vực phi canh tác khác (dân cư , đường xá, mồ mả) có diện tích khoảng 1250ha.
+Khu vực có cao độ +1,50 – 2,00m rộng khoảng 400ha thuộc các phường Cẩm Thượng, Bình Hàn, khu vực phía Nam Bắc đường số 5 cũ của phường Thanh Bình.
+Khu vực có cao độ từ +1,00 – +1,40m rộng 150 ha tập trung ở các phường Ngọc Châu, Hải Tân và Thanh Bình.
+Khu vực có cao độ từ +0,80 – +1,00m rải rác ở các phường xã chủ yếu là các chân trũng.
Trong thành phố có nhiều ao hồ, kênh rạch nối liền nhau thành 1 hệ thống liên hoàn thông với các sông, chia cắt thành các lưu vực nhỏ.
Qua đó cho thấy địa hình, cốt đất Hải Dương trũng nên dễ bị ngập úng trong mùa mưa nhất là những nơi có cao độ thấp.
4.1.2. Đặc điểm khí hậu:
Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, thành phố Hải Dương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Theo tài liệu khí tượng của trạm khí tượng thuỷ văn cung cấp như sau:
+Nhiệt độ
Đặc trưng
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
Nhiệt độ tối cao trung bình tháng cao nhất
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất
Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng thấp nhất
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
Giao động trung bình ngày
Nhiệt độ tối cao
23,4
29,2 (tháng 7)
32,4 (tháng 7)
16 (tháng 1)
13,6 (tháng 1)
3,2 (1975)
5,6
38,2
Nguồn:Báo cáo quy hoạch chung thành phố Hải Dương
+Độ ẩm
Đặc trưng
Trị số (%)
Độ ẩm trung bình năm
Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất
Độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất
Độ ẩm tối thấp tuyệt đối
84
89 (tháng 4)
80 (tháng 11- 12)
21 (17/1/1961)
Nguồn:Báo cáo Quy Hoạch Chung Thành Phố Hải Dương
+Gió
Đặc trưng
Đơn vị
Trị số
Hướng gió thịnh hành tháng 1 và tần xuất
Hướng gió thịnh hành tháng 7 và tần xuất
Tốc độ gió trung bình năm
Tốc độ gió lớn nhất
%
%
m/s
m/s
35N; 28,2 SE
49,8 SE
2,3
>40 (23/7/1980)
Nguồn: Báo cáo Quy Hoạch Chung Thành phố Hải Dương.
+ Mưa là yếu tố thời tiết quan trọng, ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước và tính chất nước thải.
Các Tài liệu mưa cần được phân tích kỹ vì đây là đầu vào cho việc tính toán hệ thống thoát nước mưa. Lượng mưa trung bình năm từ năm 1990 đến năm 1999 được thống kê trong bảng sau:
Năm
Lượng mưa trung bình năm (mm)
1990
1712,8
1991
1146,5
1992
1495,5
1993
1302,3
1994
1924,1 (cao nhất)
1995
1157,5
1996
1208,1
1997
1695,2
1998
1220,6
1999
1246,8
Nguồn: Trung tâm dự báo KTTV Hải Dương.
4.1.3. Điều kiện thuỷ văn
Thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của các sông Thái Bình và sông Sặt.
Sông Thái Bình là một sông lớn ở Miền Bắc Việt Nam, là hợp lưu của ba sông: sông Cầu, sông Lục Nam và sông Thương vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông. Vì vậy, chế độ thuỷ văn của sông Thái Bình rất phức tạp. Theo các tài liệu đo ở cầu Phú Lương mức nước sông Thái Bình như sau:
+Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng 6 – 10 đều cao hơn nền thành phố; tháng 6: 2,60m; tháng 7: 3,09m; tháng 8: 3,54m; tháng 9: 3,14m; tháng 10: 3,54m.
+Mực nước cao nhất vào lúc chân triều trung bình tháng từ tháng 7 đến tháng 9 cũng vẫn cao hơn mức nước cần khống chế các hồ điều hoà tháng 7: 1,93m; tháng 8: 2,34m; tháng 9:2,10m.
+Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều tháng 7: 1,17m; tháng 8: 1,57 m; tháng 9: 1,34m
Qua các số liệu trên có thể thấy rằng có thể lợi dụng xả nước mưa tự chảy ra sông Thái Bình vào lúc mức nước thấp nhất lúc triều rút. Còn vào các thời điểm khác không thể tự xả được.
Sông Sặt là 1 sông nội đồng, một phần của hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Về mùa mưa: mực nước trên sông Sặt thường lớn hơn +2,00m. Mực nước lớn nhất là 3m. Mực nước trung bình 2,4 - 2,8m.
Về mùa khô: Hmax = 2m. Mực nước thường xuyên ở sông Sặt ; là 1,6 – 1,7m.
Các mức nước này đều lớn hơn cao độ trung bình của Thành Phố, vì vậy ven theo 2 sông này đều phải có hệ thống đê bảo vệ Thành Phố khỏi bị ngập lụt.
Qua đó thấy được: Đặc điểm thuỷ văn của Thành phố Hải Dương không thuận lợi cho việc thoát nước mà phải dùng biện pháp bơm cưỡng bức và rất dễ úng ngập khi có mưa lớn.
4.1.4. Điều kiện địa chất:
Địa chất ảnh hưởng đến việc thoát nước bằng cách thấm xuống dưới lòng đất và dựa vào điều kiện địa chất để xây dựng các công trình cấp thoát nước.
a/ Địa chất công trình:
Thành phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nền đất thuộc loại phù sa cổ sông Hồng và sông Thái Bình. Trong các lớp đất ở độ sâu đến 8-10 m là các lớp đất á sét, sét, sét pha, bùn sét có độ chịu lực dưới 1kg/cm2 .
b/Địa chất thuỷ văn:
Thành phố Hải Dương nằm ở vùng trũng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu bé từ 0,5 - 1m về mùa mưa và 1- 2 m về mùa khô.
Với độ sâu mực nước ngầm thấp như vậy mà nền đất lại thuộc loại phù sa nên nước ngầm rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại nước trên bề mặt khi ngấm xuống. Chính vì vậy nguy cơ ô nhiễm là rất cao nếu không có biện pháp phòng chống.
4.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực
4.1.5.1. Đặc điểm dân cư - xã hội.
a. Dân số và lao động.
_Dân số: Theo Báo cáo của Phòng Thống kê, dân số trung bình năm 2008 của TP Hải Dương là 195.466 người. Dân số trong độ tuổi lao động là 129.007 người, trong đó lao động nông nghiệp là 16.513 người ( 12,81%), lao động phi nông nghiệp là 112.494 người ( 87,19%).
Thành phố Hải Dương có 19 đơn vị hành chính gồm 13 phường ( Bình Hàn, Cẩm Thượng, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Lê Thanh Nghị, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Thanh Bình, Tứ Minh, Hải Tân, Việt Hoà, Ngọc Châu) và 6 xã ( Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Thượng Đạt, Tân Hưng, Thạch Khôi) Mật độ dân số thành phố: 2.738 người/km2, trong đó mật độ dân số nội thành là 10.241 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các khu vực hành chính, chủ yếu tập trung ở nội thị.
Bảng: Hiện trạng phân bố dân cư TP Hải Dương.
STT
Phường, xã
Diện tích (ha)
Dân số( người)
1
Phường Thanh Bình
548,08
22.146
2
Phường Ngọc Châu
634,46
19.495
3
Phường Hải Tân
333,46
10.245
4
Phường Quang Trung
86,09
13.284
5
Phường Bình Hàn
243,24
16.460
6
Phường Cẩm Thượng
255,01
7.243
7
Phường Phạm Ngũ Lão
73,21
12.836
8
Phường Lê Thanh Nghị
83,94
8.323
9
Phường Trần Phú
44,61
9.155
10
Phường Nguyễn Trãi
57,77
10.056
11
Phường Trần Hưng Đạo
38,77
5.547
12
Phường Tứ Minh
712,37
11.055
13
Phường Việt Hoà
615,43
8.032
14
Xã Nam Đồng
889,62
9.503
15
Xã Ái Quốc
818,85
9.577
16
Xã An Châu
405,08
3.889
17
Xã Thượng Đạt
264,61
3.046
18
Xã Thạch Khôi
533,70
8.985
19
Xã Tân Hưng
500,03
6.589
Tổng
7138,60
195.466
Nguồn: Phòng Thống kê TP Hải Dương, 2008
_Lao động: Với nguồn nhân lực dồi dào do quá trình đô thị hoá của thành phố. Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động là 129.007 người, chiếm khoảng 66% tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố tăng bình quân khoảng 5.000 người nhưng chủ yếu là tăng cơ học. Lao động thành phố tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ.
Bảng: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố
STT
Ngành nghề
Tỷ lệ (%)
1
Nông nghiệp- Thuỷ sản
12,81
2
Công nghiệp- Xây dựng
41,62
3
Dịch vụ- Thương mại
45,57
Tổng
100
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch TP Hải Dương, 2008
4.1.5.2. Hiện trạng sử dụng đất:
Nông nghiệp
Hiện tại thành phố có 2 phường là Tứ Minh và Việt Hoà là sản xuất nông nghiệp nằm về phía Tây của thành phố với diện tích là 1.804 ha. Sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, ngoài ra còn phát triển chăn nuôi.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 khoảng 204ha chủ yếu là các diện tích ao hồ nhỏ ở ngoại thành, phân bố manh mún theo hộ gia đình.
Công nghiệp
Tính đến năm 2008 trên địa bàn thành phố đã co 2 Khu công nghiệp là KCN Đại An, KCN Việt Hoà. Có 3 cụm công nghiệp là Cẩm Thượng, Việt Hoà, và phía Tây đường Ngô Quyền. Ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở sản xuất, công ty nằm rải rác.
Cơ sở hạ tầng:
+ Y tế: Trên địa bàn thành phố hiện có 5 bệnh viện bao gồm: BV Đa khoa thành phố có 90 giường bệnh, BV Lao của tỉnh có 120 giường bệnh, BV Quân y có 300 giường bệnh, BV y học cổ truyền có 120 giường bệnh, BV Đa khoa của tỉnh có 500 giường bệnh. Ngoài ra mỗi phường lại có trạm y tế được xây dựng kiên cố để khám chữa bệnh cho dân.
+ Giáo dục: Thành phố Hải Dương có tổng số 36 trường học phổ thông. Các trường đều được xây dựng kiên cố đảm bảo công tác giảng dạy. Ngoài ra thành phố còn có 1 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 1 trường trung cấp được đóng trên địa bàn tỉnh và 2 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Hệ thống cấp thoát nước
+ Hệ thống cấp nước: thành phố hiện có 2 nhà máy cấp nước đang hoạt động là nhà máy nước Cẩm Thượng (công suất 21.000 m3/ngày đêm) và nhà máy nước Việt Hoà (công suất 10.200 m3/ngày đêm). Hai nhà máy này cung cấp nước cho cả thành phố.
+ Hệ thống thoát nước Thành phố Hải Dương đang dùng hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải. Do cao độ thành phố phần lớn thấp hơn mực nước các sông về mùa mưa, vì vậy nước mưa và nước thải của thành phố phải bơm cưỡng bức từ các hồ điều hoà ra các sông Thái Bình, sông Sặt. Tổng cộng có 19 trạm bơm tưới tiêu trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho việc thoát nước của thành phố. Song thực tế chỉ có trạm bơm Ngọc Châu là trạm bơm chính phục vụ cho việc bơm tiêu nước thải của thành phố với công suất là 40.000m3/h. Tuy nhiên tình trạng úng ngập vẫn thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. Nước thải từ các ao hồ cống rãnh theo nước mưa tràn lên các phố, các khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, phát triển kinh tế và mất cảnh quan đô thị. Hiện tại thành phố chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, dự kiến sẽ xây dựng trong một vài năm tới.
4.2 Tình hình ô nhiễm và quản lý ô nhiễm
4.2.1. Chức năng, hoạt động của các cơ quan quản lý ô nhiễm nước thải.
Sở TN&MT Tỉnh Hải Dương quản lý chung về các mặt, là nơi tổng hợp các số liệu về chất lượng môi trường và đánh giá sự ô nhiễm môi trường của tỉnh.
UBND thành phố chịu trách nhiệm quản lý, giám sát diễn biến môi trường chung của thành phố.
Sở TN&MT và UBND giao cho Công ty Quản lý công trình đô thị quản lý nước thải về các mặt cụ thể như xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm…
4.2.2. Khảo sát hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố
4.2.2.1. Hiện trạng nền
- Thành phố Hải Dương hiện nay được xây dựng trên nền có cao độ từ +2,2 - +3,2. Độ dốc dọc các đường phố từ ±0,00% - +3,20%.
- Nền đô thị được tạo nên bằng biện pháp tôn nền trung bình từ 0,5 -1,00m.
- Nguồn đất đắp lấy từ bãi sông, hồ ao. Khu đất cao nhất, dự kiến phát triển mở rộng thành phố là khu dọc theo quốc lộ 5 cũng chỉ có cao độ từ +2,00 - +2,20. Các khu vực khác còn lại đều có cao độ dưới +2,00.
Với nền đất thấp như vậy rất khó khăn cho việc thoát nước tự nhiên khi lượng mưa lớn
4.2.2.2. Hiện trạng mạng lưới thoát nước trên địa bàn thành phố
Hiện trạng mạng lưới thoát nước tự nhiên (sông, hồ, ao, hào thành)
Trong thành phố có nhiều ao hồ, kênh mương, hào thành nối liền với nhau thành một hệ thống liên hoàn thông với các sông, chia cắt thành phố thành các lưu vực nhỏ. Các hồ ao nhỏ của hệ thống hào thành cũ và một số hồ tương đối lớn khác như hồ Bình Minh, hồ Bạch Đằng có diện tích khoảng 50ha nối liền với nhau bằng các kênh mương hở và các cống qua đường từ số 1 đến số 9 (xem bảng hiện trạng dưới đây).Các hồ ao, kênh mương, hệ thống hào thành đã bị bồi lấp do bùn đất, rác theo cống thoát nước mưa trôi xuống làm giảm khả năng điều hoà nước.
Ở nhiều đoạn hào thành bèo mọc dày, giữ rác lại…làm giảm vận tốc dòng chảy, ở nhiều đoạn hào dân xây dựng cầu dân sinh thu hẹp dòng chảy cũng làm ảnh hưởng đến việc thoát nước.
Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý tất cả đều được đổ xuống ao, hồ, hào thành… Do các điểm nối giữa các tuyến thoát nước hào thành và ao hồ là các cống có tiết diện nhỏ, hệ thống thoát nước mưa còn thiếu nhiều về khối lượng, cộng thêm trạm bơm cũ không đủ công suất thoát nước, nên dòng chảy bị hạn chế, gây úng ngập trong thành phố, nhất là ở các điểm như:
Ngã 6 (điểm giao nhau của các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, đại lộ Hồ Chí Minh)
Ngã tư Đông Thị (đường Quang Trung, Trần Hưng Đạo)
Sân vận động (Gần đại lộ Hồ Chí Minh)
Ngã tư đường Quang Trung - Canh Nông, Nguyễn Văn Tố…
Thêm vào đó việc giữ mực nước các ao hồ cao để nuôi cá cũng là một nguyên nhân ngập úng khi mưa to.
Hiện trạng mạng lưới thoát nước Thành phố Hải Dương
Thành phố Hải Dương hiện dùng hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải. Hệ thống thoát nước của Thành phố bao gồm 5km các đường ống BTCT được xây dựng từ thời Pháp thuộc cách đây gần 100 năm, với đường kính từ D.500 đến D.1500 và khoảng 35km các đường cống ngầm D.300 – D.400 được xây dựng theo kiểu chắp vá để giải quyết vấn đề thực trạng thoát nước 1 cách tạm thời.
Hiện tại tình hình ngập úng trong thành phố vẫn thường xuyên xảy ra. Nước thải từ các hồ, cống rãnh, mương theo nước mưa tràn lên đường phố, các khu ở… gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và mỹ quan đô thị.
Cao độ Thành phố đa số thấp hơn mức nước các sông về mùa mưa, vì vậy nước mưa và nước thải của Thành phố phải bơm cưỡng bức từ các hồ điều hoà ra các sông Thái Bình, sông Sặt. Tổng cộng có 19 trạm bơm tưới tiêu, trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho việc tiêu thoát nước của Thành phố. Đa số các trạm bơm tưới tiêu nông nghiệp, chỉ riêng trạm bơm Thành phố cũ Q = 18.000 m3/h là trạm thoát nước mưa. Với chế độ bơm tính toán để tiêu úng cho các khu ruộng lúa, cho phép các ruộng lúa này có thể ngập úng trong 1 thời gian vài ngày. Trong khi đó, yêu cầu thoát nước của Thành phố là nước mưa phải được bơm đi ngay không được gây ngập úng trong Thành phố và vì vậy các trạm bơm không phù hợp với yêu cầu thoát nước của Thành phố. Trước đây trạm bơm Thành phố có công suất Q = 18.000m3/h không đáp ứng được thoát nước mưa cho Thành phố. Hiện nay trạm bơm này đã được phá bỏ và được thay thế bằng trạm bơm thoát nước mưa Ngọc Châu Q = 40.000 m3/h đảm bảo tốt cho việc thoát nước mưa Thành phố. Như vậy việc thoát nước mưa cho Thành phố bằng bơm cưỡng bức coi như đã được giải quyết, việc còn lại chỉ cần bổ sung đủ chiều dài các tuyến thoát nước mưa trong thành phố, nạo vét, kè đá các dung tích điều hoà, khai thông dòng chảy…sao cho dòng chảy được lưu thông và khối lượng nước mưa trong Thành phố được thoát hết ra trạm bơm Ngọc Châu.
Hiện trạng các trạm bơm của Thành phố Hải Dương
Tên trạm bơm
Đơn vị
Công suất
1 máy
Số máy
Tổng công
suất
Trạm bơm Tứ Thông
m3/h
540
2
1080
Trạm bơm Thượng Đạt
m3/h
2500
2
500
Trạm bơm Lô Cương A
m3/h
1000
3
3000
Trạm bơm Lô Cương B
m3/h
2500
1
2500
Trạm bơm Thanh Bình B
m3/h
2500
2
5000
Trạm bơm Thanh Bình C
m3/h
2500
2
5000
Trạm bơm tới Thanh Bình A
m3/h
1000
1
1000
Trạm bơm Bình Lâu
m3/h
2500
2
5000
Trạm bơm Thái Bình
m3/h
1000
1
1000
Trạm bơm Phúc Duyên 1
m3/h
2000
2
4000
Trạm bơm Ngọc Đô
m3/h
1000
2
2000
Trạm bơm chính Ngọc Châu
m3/h
8000
5
40000
Trạm bơm Phúc Duyên 2
m3/h
1000
2
2000
Trạm bơm Nhị Châu
m3/h
1000
2
2000
Trạm bơm Bình Hàn
m3/h
1000
3
3000
Trạm bơm Sau Đá Mài
m3/h
540
1
540
Trạm bơm Cống Quang
m3/h
1000
2
2000
Trạm bơm Thái Bầu
m3/h
1000
1
1000
Trạm bơm Đồng Niên
m3/h
4000
4
16000
Hệ thống kênh, hồ điều tiết, công suất trạm bơm được tính toán theo phương pháp dòng chảy không ổn định.
Trong quy hoạch định hướng tạm ước tính sơ bộ theo trận mưa 1 ngày có tần xuất 10% h = 235mm.
Các hồ chứa dự kiến mức nước khống chế lớn nhất +1,09m, mức nước khống chế thấp nhất trong mùa mưa 1,02m
Chiều sâu mức nước điều tiết + 0,7m
Dự kiến đáy hồ nạo vét đến cao độ - 0,5 ÷ - 1,2m
V ị trí
Chiều dài (m)
Diện tích (m2)
Bờ hồ, hào
Kích thước mương hồ
(M)
Ghi chú
Đã kè đá
Chưa kè đá
Từ Họng số 1 - Cống Trắng
800
8000
x
B=2.5
Bị bồi lấp gần hết
Từ cống Trắng - Họng số 2
600
17.000+4.000
x
1Æ=800
Cống sử dụng tốt
Từ Họng số 2 - Họng số 3
690
19.100
x
Æ=1000
Nhà xây đè lên cống
Từ Họng số 3 - Họng số 4
460
4.280
x
3v VòmÆ=800
Rác lấp lên cống
Từ Họng số 4 - Họng số 5
300
2.800
x
Æ=600
Bèo rau mọc lên miệng cống
Từ Họng số 5 - Họng số 6
430
5.000
x
Æ=1000
Rác, bèo mọc đầy
Từ Họng số 6 - Họng số 7
1050
14.000
x
2Æ=800
Bùn lấp hết miệng cống
Từ Họng số 7 - Họng số 8
800
11.800
x
B=3.000
Thoát tốt
Từ Họng số 8 - Họng số 9
1300
66.000
x
Æ=800
Thoát tốt
Hồ Cơ Khí + Vệ sinh
1660
21.000+17.000
x
Sông Sặt
5000
100.000
x
Hiện trạng cống thoát nước Thành phố Hải Dương
Thành phố Hải Dương nằm ở một khu vực có địa hình khá thấp và trũng, cao độ trung bình và nhỏ hơn +3,000m, thấp hơn mực nước các sông Thái Bình, sông Sặt bao quanh Thành phố. Về mùa mưa, nước mưa trong thành phố phải bơm cưỡng bức ra các sông xung quanh. Hải Dương trước kia đã có một hệ thống kênh, ao hồ tự nhiên rất rộng lớn, đảm bảo điều hoà nước mưa.
Nhưng đến nay, do yêu cầu phát triển đô thị, nhiều hồ đã bị lấp hoặc bị thu hẹp diện tích một cách đáng kể, không đảm bảo cho việc điều hoà nước mưa. Vì vậy hiện tượng ngập úng do mưa xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân cư, làm ngưng trệ các hoạt động đô thị, làm giảm sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chính vì vậy nhu cầu về thoát nước đã dần trở nên bức bách đòi hỏi một hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hoàn chỉnh, đồng bộ và hiệu quả.
Thành phố Hải Dương đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, đô thị hoá rất nhanh, nhưng chưa có 1 hệ thống thoát nước đồng bộ, hiệu quả. Việc xây dựng các đường ống thoát nước hiện nay ở các khu vực này cũng vẫn đang được tiến hành, để phục vụ các nhu cầu xây dựng trước mắt song chưa có quy hoạch cụ thể hoặc chưa có dự án, nên việc xây dựng mang tính chắp vá, đối phó, cục bộ. Nếu cứ tiếp tục hiện tượng này sẽ gây nên lãng phí, không đồng bộ gây khó khăn cho việc cải tạo sau này. Vì vậy có dự án Nghiên cứu khả thi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Hải Dương theo chiến lược phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phương án được lựa chọn là phương án dùng hệ thống thoát nước nửa riêng. Tức là nước mưa và nước thải được thu vào hệ thống thoát nước chung, dự kiến đặt giữa lòng đường. Khi trời không mưa, nước thải sinh hoạt được hệ thống cống bao và các trạm bơm nâng bậc đa về trạm xử lý nước thải. Khi trời mưa khối lượng nước mưa trong khoảng 5-10 phút đầu và lượng thải được các trạm bơm nâng bậc đa về trạm xử lý nước thải.
Các khu vực thường xuyên ngập úng của Thành phố Hải Dương
4.2.3. Các nguồn nước thải và tình hình xử lý ô nhiễm
_ Các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng nước Thành phố Hải Dương
Trên cơ sở tìm hiểu các áp lực tới môi trường nước mặt thành phố Hải Dương, nhận thấy môi trường chịu áp lực của các tác nhân sau:
Sự gia tăng dân số và nhu cầu dùng nước sạch ngày càng tăng.
Nước thải sinh hoạt ở các đô thị, khu dân cư chưa được xử lý được thải trực tiếp ra sông và các ao, hồ, đầm.
Ô nhiễm nước mặt do sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học trong nông nghiệp. Nước thải sản xuất công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn.
Gánh chịu hậu quả do ô nhiễm phía thượng nguồn sông chảy xuống
4.2.3.1. Nước thải công nghiệp
Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 41,62%. Hiện tại thành phố có 1.700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năn gần đây phát triển rất mạnh với hàng loạt các khu công nghiệp được xây dựng và đưa vào hoạt động như: Đại An ( 603,82ha), Việt Hoà ( 46,4ha), Ngô Quyền, Cẩm Thượng…với nhiều ngành nghề. Chính vì vậy, nước thải công nghiệp ở thành phố Hải Dương không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm từng ngành sản xuất: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm, làm bún, các cơ sở sản xuất bánh đậu xanh…chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ cao. Nước thải của các nhà máy cơ khí chứa hàm lượng cao các KLN, dầu mỡ.
Các tác nhân gây ô nhiễm chính trong nước thải của một số ngành công nghiệp đang và sẽ có ở thành phố Hải Dương
Công nghiệp
Chất ô nhiễm chính
Chất ô nhiễm phụ
Bánh đậu xanh (lưu lượng nước thải không đáng kể), chủ yếu là nước rửa.
BOD, SS, độ đục, N, P
Chế biến đồ hộp
BOD, COD, pH, SS, TDS
Màu, Nts, Pts , nhiệt độ
Chế biến bia, rượu
BOD, pH, SS, dầu mỡ, chất rắn có thể lắng, N, P
TDS, màu, độ đục, NH4+, P
Chế biến thịt
BOD,Ph, SS, dầu mỡ, độ đục, kim loại
NH4+, TDS, P, Màu
Đá mài
SS, độ đục
Dầu mỡ
Cơ khí
SS, CN ˉ, Cr, Zn, Ni, Pd, Cd, COD, dầu mỡ
Ph, Độ đục, nhiệt độ
Gốm sứ
SS, độ đục, kim loại
Màu, COD
Dệt, nhuộm
BOD, COD, KLN
Ph, độ đục, SS
Thuộc Da
BOD, Cr, SS, dầu mỡ
Độ đục, pH, vi sinh
Nguồn: Nghiên cứu quy hoạch tổng thể MT và KHHĐ BVMT TP Hải Dương, năm 2007
Hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp này không có hệ thống xử lý nước thải, ngoài ra có KCN Đại An có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa vận hành. Toàn bộ nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp này được đổ thẳng vào hệ thống cống thải chung của thành phố rồi xả ra nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông. Trong đó chủ yếu là đổ thẳng vào hào thành, các hồ như hồ Bình Minh, hồ Bạch Đằng biến chúng thành các thuỷ vực chứa nước thải. Hiện nay hồ Bạch Đằng còn kết hợp loại hình vui chơi giải trí trên mặt hồ vừa kinh tế lại làm sạch môi trường nước thông qua việc tăng hàm lượng oxy hoà tan trong nước.
Theo thống kê của Sở TN&MT Tỉnh Hải Dương lượng nước thải công nghiệp chiếm trên 2/3 lượng nước thải chung của Thành phố. Đây là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt thành phố Hải Dương.
Bảng : Nhu cầu sử dụng nước và ước lượng tính lượng nước thải của một số nhà máy, công ty trên địa bàn thành phố
STT
Tên nhà máy
Vị trí
Lượng nước sd (m3/ tháng)
Lượng nước thải (m3/ tháng)
1
NM1
Phường Bình Hàn
500
400
2
NM2
Phường Bình Hàn
6000
4800
3
NM3
Phường Ngọc Châu
1750
1400
4
NM4
Phường Bình Hàn
170
136
5
NM5
Phường Bình Hàn
23000
18400
6
NM6
Phường Thanh Bình
108
86,4
Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường, Sở TN&MT Tỉnh Hải Dương
Lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp
Ghi chú: Tên nhà máy được trình bày trong phụ lục
Nước thải của các cơ sở sản xuất này chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm được đổ trực tiếp ra môi trường. Phần lớn các công ty này không có hệ thống xử lý nước thải, nồng độ các chỉ tiêu trong nước thải đổ ra nguồn tiếp nhận vượt quá chỉ TCCP nhiều lần. Đặc biệt tại NM5 nồng độ COD vượt đến gần 50 lần, BOD5 vượt gần 40 lần TCCP.
Bảng : Nồng độ một số chỉ tiêu trong nước thải của một số công ty, nhà máy trên địa bàn thành phố
Thông số
Kết quả
TCVN
5945 – 2005 (Loại B)
NM1
NM2
NM3
NM4
NM5
NM6
TSS (mg/l)
74
178
23
316
193
95
100
COD (mg/l)
103
74
54
46
3875
820
80
BOD5(mg/l)
67
30
50
55
1984
430
50
Nts(mg/l)
-
143
123
31
183
132
30
Pts(mg/l)
-
34
29
-
12
9,1
6
Coliform
(MNP/100ml)
11000
9000
2000
930
24000
21000
5000
Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường, Sở TN&MT Tỉnh Hải Dương, 2008.
Ghi chú: Tên nhà máy được trình bày trong phụ lục
Tại KCN Đại An kết quả phân tích nước thải cho thấy rất nhiều các chỉ tiêu đều vượt quá TCVN 5945 – 2005 (Loại B). Các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, Nts, Pts và tổng Coliform vượt quá TCCP từ 1,08 lần đến 15 lần. Các chỉ tiêu về KLN vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng : Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Đại An
STT
Chỉ tiêu
Kết quả
TCVN 5945-2005
(Loại B)
N1
N2
1
pH
8,0
8,4
5,5 – 9
2
TSS (mg/l)
108
110
100
3
COD (mg/l)
116
114
80
4
BOD5(mg/l)
57
56
50
5
Nts(mg/l)
43
48
30
6
Pts(mg/l)
6,8
6,4
6
7
Mn (mg/l)
0,04
0,06
1
8
Cd (mg/l)
0,0026
0,0026
0,01
9
Pb (mg/l)
0,0018
0,0020
0,5
10
Cu (mg/l)
0,0102
0,0098
2
11
Cr (mg/l)
0,005
0,006
0,1
12
As (mg/l)
0,01
0,01
0,1
13
Hg (mg/l)
<0,001
<0,001
0,01
14
Zn (mg/l)
0,34
0,39
3
15
CNˉ (mg/l)
<0,001
<0,001
0,1
16
Dầu mỡ
(mg/l)
2,8
2,6
5
17
Colifrom
(MNP/100ml)
75.000
75.000
5000
Nguồn : Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường, Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, 2008.
Ghi chú: N1 (nước thải tại mương thoát)
N2 (nước thải tại cửa xả ra sông Sặt)
Trong các ngành công nghiệp phát triển ở thành phố Hải Dương thì ngành công nghiệp sản xuất bia là ngành có lưu lượng nước thải nhiều nhất.
Theo kết quả phân tích chất lượng nước của công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương cho thấy: Nồng độ các chất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp.doc